Bà Sành là mẹ cô Sứ. Cô Sứ có đứa con gái tên Lê Nguyễn Thị Pha Lê. Tên nghe choang choang cỡ đó, vậy mà đây lại là một gia đình làm cái nghề rất kín tiếng, nghề thợ may. Bạn đã bao giờ may tay thử chưa, cây kim cứ lầm lũi dẫn theo sợi chỉ, chẳng nói chẳng rằng. Và nếu có may máy thì máy may cũng nói năng mỏng mảnh, không gắt như máy nổ.Bà Sành làm thợ may ở chợ Cái Gáo, dưới miền Tây mà quen biết tới Ngọc Giàu, Lệ Thủy trên Sài Gòn. Chẳng là có lần ca sĩ Ngọc Giàu về diễn dưới này, sáng đi chơi chợ, nổi hứng, rẽ vào tiệm bà Sàng may thử cái áo dài "nhà quê". Sáng đặt hàng, tối lên sân khấu đã có áo mới bận. Thấy may khéo quá, sáng hôm sau cô Ngọc Giàu đặt may thêm một lần cả chục áo dài, lại còn giới thiệu với các bạn diễn. Vậy là đoàn hát nào về miền Tây, cũng có người ghé tiệm bà Sành may áo. Có nghệ sĩ đã xuất ngoại, qua hát cải lương bên Tây, bên Mỹ, vẫn gửi ni tấc về nhờ bà Sành may áo gửi qua.Nhờ vậy, chuyện gì của mấy cô cải lương, cái Lê cũng biết. Cả chuyện bên truyền hình nó cũng rành. Sáng nay đang chơi nhà chòi, nó hỏi: Tao đố chúng mày biết, tại sao cô Bạch Liên đài truyền hình tỉnh mình chỉ ngồi chứ không đứng bao giờ?Đợi cho cả bọn trả lời trật lấc trật lơ nó mới vào chuyện Bữa ấy cô Bạch Liên tới gặp má tao nói là đài cho cô tiền may hai cái áo dài để mặc thay đổi mỗi khi lên màn hình. Chỉ hai bộ, sợ bà con coi riết đâm chán, lại thấy mình nhỏ con, cô mới hỏi má tao, tiền ấy có thể may ba áo không! Má tao đo đi đo lại mấy lần, tính toán dữ lắm rồi nói thầm gì đó vào tai cô Bạch Liên.Nói gì? cả bọn nhao nhao hỏi dồn, còn cái Lê vẫn thủng thẳng.Ai biết má nói gì! Chỉ thấy cô Bạch Liên tròn mắt hỏi lại:Vậy là em mua mấy màu vải hả chị?Ba màu hả Lê? lũ trẻ lại góp chuyệnKhông phải ba mà bốn! Má tao may cho cô Bạch Liên bốn áo dài. Chúng mày coi ti vi mỗi tối thấy đẹp không? Khỏi chê! Có điều mặc áo dài ấy mà đứng lên thì áo dài liền biến thành áo ngắn bà ba, loại bà ba quên may hai cái túi. Cho nên cô Bạch Liên cứ ngồi mà nói?Vung kéo lên hô biến, áo ngắn thành áo dài! Đúng là tiên thợ may.Con nhà tiên, cái Lê tỏ ra có khiếu may vá, có thể theo nghề của ngoại, của má. Xống áo của hết trơn búp bê trong hẻm Chùa, chợ Cái Gáo này, nó may đó!