Chương 6

Từ vùng kinh tế mới trở về, tôi thấy gì kể đó.
Vào thời điểm mà ly cà phê đen trộn bắp giá 150 đồng (năm 1981) thì trên các vỉa hè, góc phố bán đầy rẫy những quán hàng bán phở ruột bò 50 đồng một bát. Cứ mỗi buổi sáng, tại chợ Cầu Ông Lãnh những người lao động nghèo sống bằng đủ thứ nghề vặt vãnh, từ những anh em thương phế binh mua bán nhang đèn rong dạo, những quả phụ mua bán áo quần cũ ở những chợ trời, đến những em cô nhi, những người ăn xin và những người làm nghề khuân vác, đạp xe ba bánh, xích lô cùng những phu phụ hồ, v.v... thường xúm quanh những hàng quán phở ấy. Họ xì xụp ăn húp ngon lành những bát phở ruột bò, có người ăn hai ba bát mà vẫn còn thèm. Cơ khổ mới rõ điềm trời, nhiều người vừa mới ăn xong thì ngay lát sau bụng đã kêu đói lại rồi.
Anh em phế binh chúng tôi chú ý đến các em cô nhi, vì trong lúc mà chúng tôi ăn bát phở giá 50 đồng, có vài lát ruột bò xắt mỏng như giấy, thì các em cô nhi hoặc nhịn đói, hoặc kêu ăn những bát phở giá 30 đồng chỉ có nước lèo mùi ruột bò và bánh phở. Ăn xong, anh em phế binh ngồi trên ghế cóc phì phèo điếu "Hoa Mai" hay "Đà Lạt", thứ thuốc lá đen phế phẩm loại 3, bên ly cà phê đen trộn bắp, định hướng chia nhau khu vực bán nhang. Các em nhỏ cũng ngồi bệt dưới đất chia khu đi... lượm bọc ny lông, ve chai ở các thùng rác chợ và giấy vệ sinh ở những nhà cầu công cộng trên những "ao cá Bác Hồ".
Thời ấy người ta có phong trào lấy tên vị lãnh tụ "vĩ đại" đặt tên cho các công trình công cộng, những ao cá cũng vậy. Vì lúc ấy cái gì cũng có thể bán được cả, từ những bao ny lông tái sinh đen thủi đen thui đến những loại giấy vệ sinh tái sinh đi tái sinh lại đều có thể cân kí lô bán cho vựa ve chai nên các cán bộ có nhiệm vụ quản lý ao cá cũng tranh thủ làm... kinh tế. Vì thấy nguồn giấy "chùi" đáng kể ở các nhà cầu công cộng nên các em thường ngồi chầu chực đợi người ta vừa "vệ sinh" liền tranh nhau vào nhặt. Giấy vệ sinh vừa "dùng" xong liền đem ra sông giặt sạch, phơi khô, cân ký bán lấy tiền ăn cơm trưa. Nhưng nguồn giấy đó cũng là "tài sản của nhà nước", cán bộ giữ ao dọa nạt ngăn cấm các em không được vào nhặt. Một hôm cán bộ giữ ao túm được một em gái đang vào trộm "tài sản nhà nước xã hội chủ nghĩa" quăng xuống ao, trút sạch bao giấy của em vào giỏ đựng của nhà cầu công cộng "của" ông ta. Lúc bò lên bờ, chân nó bị mẻ chai cắt đứt nhiều chỗ, máu chảy đầm đìa. Người đi "vệ sinh" thường quăng mẻ chai xuống chỗ đi cầu dưới ao vì sợ cá tra tranh nhau ăn cứt, quậy nước dơ bắn lên người, do đó dưới ao toàn là mẻ chai.
Chiều hôm ấy các em có vẻ buồn buồn, chúng nó lo âu vì không biết làm sao để có tiền ăn cơm. Nếu đi xin thì dễ bị công an bắt và đưa đi "nuôi" ở mấy "trường cải tạo" giáo dục thiếu nhi, huấn luyện cho chúng biết "lao động là vinh quang". Người ta thường bảo "cái khó nó bó cái khôn" nhưng đối với các em trai thì không vậy, "cái khó nó ló cái khôn". Chúng bàn nhau chung sức để dành tiền rồi góp lại mua sắm những bình điện ắc quy loại 6 vôn. Chúng lượm những cái căm xe đạp rồi mài cho thật nhọn, gắn vào những khúc tre, từng cặp một chúng chờ đêm tối xuống cùng nhau mở những nắp cống thoát nước dọc các vệ đường quanh chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, An Đông, Hòa Bình và Bình Tây chui xuống rọi đèn đâm chĩa cá.
Có một thời dân chúng thành phố đổ tội cho những em này ăn cắp những nắp cống bằng gang đem bán. Thật sự thì cũng có chuyện đó, nhưng không phải mấy em này ăn cắp mà là người khác. Vì nắp cống quá nặng các em không khiêng nổi nên chỉ đủ sức nạy lên rồi đẩy qua một bên. Những "bạn hiền" đạp xích lô sáng sớm đi ngang thấy tiện "bợ nhẹ" đi luôn mà không cần biết hậu quả xảy ra cho người đi sau vô ý lọt xuống. Sau khi xảy ra nhiều tai nạn sụp lỗ cống, công an và dân quân canh gác ngày đêm những miệng ống cống, các em buộc phải mở những nắp cống ở xa để tránh dòm ngó, có khi phải khui những miệng cống từ các đường Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giảng cũ), Hùng Vương, An Bình, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi... Mỗi lần chui xuống, các em cẩn thận đậy nắp miệng cống lại để tránh gây tai nạn. Vào lúc giữa khuya hay tờ mờ sáng, khi muốn lên các em cũng mở he hé miệng cống nhìn dáo dác chung quanh rồi mới vội vàng nhảy lên.
Đường cống dài, luồn lách quanh co và tối om, nhưng nhờ những cái bóng đèn nhỏ gắn ở trên đầu, ở trước trán, chúng lùng sục, săn tìm được cá. Nguồn cá khá nhiều nên các em nhỏ không những có ăn mà còn dư đem ra chợ bán nên chúng có vẻ rủng rỉnh tiền bạc. Kể từ đó, vào mỗi buổi sáng chúng cũng gọi những bát phở loại 50 đồng ăn đàng hoàng, cũng "bắt chước" những nhà "trí thức" phế binh (chúng gọi chúng tôi như vậy, vì hay hóng nghe những chuyện anh em phế binh kể về cuộc đời lính tráng) ngồi uống cà phê và hút thuốc lá cho đỡ lạnh. Nhờ đồng tiền kiếm được, chị và em gái của chúng cũng sắm thêm vài manh áo mới mua ở các chợ trời bán quần áo cũ, mặt mũi trông sạch sẽ hơn.
Thằng Nô (12 tuổi) và Phát (14 tuổi) thì không thấy mua sắm gì, các bạn gọi chúng nó là "trùm sô". Cả hai quê ở Long An, là con của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận, cùng mẹ đi vùng kinh tế mới ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười, nhưng đời sống quá cực nhọc và không đủ ăn, bà dẫn hai con về Sài Gòn sống lang thang. Một hôm hay tin mẹ mất, bà gởi hai đứa nhỏ cho một gia đình phế binh rồi về quê luôn, bà sống bằng nghề đi mót lúa và ở tạm nhà người bà con. Nô và Phát thường khoe với chúng tôi rằng cha chúng đi lính mặc áo "hoa rừng" (nhảy dù) chết vào mùa mưa năm 1972. Mẹ chúng đã khóc như mưa lúc nhận xác cha nên mỗi khi thành phố vào mùa mưa, chúng cảm thấy buồn buồn. Gần đến ngày giỗ cha rồi chúng cố "làm ăn" cho có nhiều tiền để về Long An thăm mẹ. Trong khi các bạn đồng lứa bắt đủ cá xong trở lên mặt đường ngủ đêm thì chúng tiếp tục lặn lội dưới các ống cống để tìm thêm cá. Có những buổi sáng chúng tôi thấy hai anh em rét run vì ngâm người dưới nước quá lâu.
Vào một đêm nọ, chúng tôi sùắp đi ngủ thì thấy hai anh em thằng Phát lặng lẽ mở nắp cống chui xuống. Khoảng vài ba giờ sau thì sấm chớp ầm ầm, chúng tôi choàng thức dậy tìm chỗ trú mưa. Một trận mưa như vũ bão đổ ào xuống thành phố và kéo dài đến sáng sớm. Các ống cống rút nước không kịp làm nước mưa tràn lên các đường phố, ngập gần đến gối những bạn hàng dọn chợ đêm. "Bình thường hai anh em thằng Phát ở lâu hơn bạn bè cùng lứa dưới cống để đâm thêm cá, nhưng giờ này trời đã gần sáng mà sao lạ chúng vẫn chưa lên?", tôi lo âu tự hỏi. Thôi rồi, tôi hốt hoảng chợt hiểu ra mọi sự. Anh em chúng tôi báo động với nhau, kẻ đi tìm người đi hỏi những đám nhỏ còn ngủ gà ngủ gật cạnh những đống rác "giữ chỗ" trước cho buổi sáng hôm sau, nhưng không ai thấy hai anh em thằng Phát đâu cả. Chúng tôi buồn bã bàn tán với nhau, hình dung cảnh tượng nguồn nước mưa tuôn ồng ọc vào các cống rãnh, hai đứa nhỏ mãi mê bắt cá không biết bên ngoài trời mưa lớn, đến khi thấy nước dâng lên quá nhanh thì đã quá muộn, dòng nước đã bít các lối chui lên và cuốn trôi hai xác thân nhỏ bé. Ôi, cuộc đời thật quá mong manh.
Cho đến một hôm, 33 ngày sau, một em bé trai khác đang lội bì bõm dưới các ống cống gần chợ Cầu Ông Lãnh tìm cá, bất ngờ đụng phải cái gì giống như "trái dừa", nó nhặt lên soi nhìn trước ánh đèn thì liền hét lên bỏ chạy, nó chui đại lên miệng cống ngay gần chợ trước sự kinh ngạc của những bạn hàng, mặt mày tái xanh. Nó vừa lượm một cái đầu lâu. Cả chợ hay tin đó liền kêu đội dân quân gác chợ và ban quản lý cho người mở nắp cống dọi đèn tìm kiếm xác hai đứa nhỏ, nhưng chỉ nhặt được một khúc đùi đã thối rữa và một nửa thân người còn lại. Người ta biết là thân xác còn lại của hai đứa trẻ bất hạnh và bọn trẻ nhận ra cái quần đùi màu đỏ của thằng Phát, bên trong còn ít tiền gài kim băng cẩn thận. Tiền đó thằng Phát để dành về quê giúp mẹ làm đám giỗ cha.
Kể từ đó bọn trẻ ở các chợ Cầu Ông Lãnh, Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Bình Tây và các chợ nhỏ khác không dám chui xuống những đường cống thoát nước của thành phố để kiếm cá nữa, chúng sợ ma. Từ đó biết bao nhiêu chuyện đồn đại về những xác người bị giết và bí mật quăng xuống cống để phi tang. Không còn em nào dám mạo hiểm xuống các cống nước để kiếm cá dù có đói. Thế là bọn trẻ tiếp tục chia nhau đi lượm bọc ny lông, giấy vệ sinh và xin ăn trên hè phố. Không có ánh sáng ở cuối đường hầm cho những cô nhi.

Truyện Những Mảnh Đời Rách Nát Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 nhằng trong ngày. Cảm ơn, chân thành cảm ơn.
Mừng biết bao khi những món quà hiện kim đến thật đúng lúc. Con em chúng tôi đang lâm bệnh không tiền cứu chữa, nhờ quí ân nhân đã được hồi sinh. Quí vị như là cha mẹ của chúng vậy vì chúng được tái sinh trong tình người. Sức mạnh vô song của tình người không sao kể siết, không biết chừng nào ơn này mới đền đáp được. Phật Tiên đã hóa thân thành người.
Đối với chúng tôi quí ân nhân là Phật là Tiên, đã ra tay cứu độ những người khốn khổ trên miền đất khó Việt Nam. Làm sao tin được trên đời này vẫn còn những người nhân từ đến thế? Không có liên hệ gia đình, không quen biết nhau mà tận tâm giúp đỡ nhau như tình ruột thịt. Chỉ Tiên và Phật mới có thể làm được việc này.
Quí vị là ai? Chúng tôi không biết. Cho dù cố gắng lắm, nặn óc mài tâm, cũng không sao biết được. Chúng ta không có liên hệ máu mủ ruột thịt, chúng ta cũng chưa lần nào gặp nhau trong đời, vậy mà quí vị đã giúp chúng tôi hơn tình ruột thịt. Chúng tôi chỉ chia sẻ cùng quí vị dòng máu Việt Nam, dòng máu đã chảy ra cho quê hương này được sống. Có lẽ quí vị đã thương yêu chúng tôi vì đã yêu thương đất nước này.
Hai chữ Việt Nam sao quá thiêng liêng. Nhà báo Nguyễn Văn Huy thường nói, yêu thương đất nước trước hết phải yêu đồng bào thương dân tộc. Lời nói tuy tầm thường nhưng đầy sức mạnh, chứa chan tình người, chúng tôi vô cùng cảm kích. Đồng bào là ai, dân tộc là ai nếu không phải những người đang bị thua thiệt trong cuộc sống, rất cần sự bao che đùm bọc của quí vị. Anh nói quí vị đang giành trên tay những người lãnh đạo đất nước hiện nay quyền chăm lo đồng bào, nghĩa cử này vừa đẹp vừa hào hùng. Thật vậy, những người trong chế độ cộng sản chỉ lo củng cố và bảo vệ chế độ cộng sản, đời sống những người khốn khó hoàn toàn bị bỏ rơi. Những người tàn tật xuất thân từ chế độ cũ như chúng tôi không những bị bỏ rơi mà còn bị hành hạ, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Chúng ta đã thua sức mạnh của bạo lực nhưng chúng ta sẽ thắng trên mặt trận tình thương, chúng tôi tin chắc như vậy bởi vì đất nước này đang thiếu tình thương, con người nơi đây đối xử với nhau tệ bạc vô cùng. Không riêng gì chúng tôi những người đã thua trận, mà ngay cả những người đứng dưới màu cờ "giải phóng" chẳng may bị thương tật hay già cả đều bị đối xử bạc bẽo. Nhiều lúc nhìn những "bà mẹ chiến sĩ" có mấy người con trai bị hy sinh trong cuộc chiến bị chính những người đã từng hô hào "giải phóng" hất hủi họ, chúng tôi cũng tiếc thương giùm.
Nói sao cho vừa nỗi khổ của những người bị lường gạt xương máu của cả hai bên. Ác quả ác báo, món nợ này có ngày phải trả. Nỗi hận này đang dâng cao, chỉ chờ một sự đổi đời sẽ bộc phát như cơn bão bất trị, chính những người đã từng tham gia "cách mạng" chứ không phải chúng tôi sẽ có lời nói cuối cùng, chắc chắn nó sẽ không câm lặng và hiền hòa như chúng tôi, nỗi hờn bị gạt ra ngoài sự sống không bao giờ lịm tắt.
Chiến dịch đền ơn đáp nghĩa do chế độ hiện nay phát động cũng chỉ quanh quẩn nơi những người cầm quyền. Thử đi về vùng quê mà xem, những bà mẹ, những vị cha già, đàn con cháu "cách mạng" đau đớn và căm hận đến chừng nào chế độ này. Một anh bạn miền Bắc đang "tị nạn" trong nghĩa địa Phú Lâm nói cuộc nổi dậy sau này nếu có sẽ tanh mùi máu, máu của những người phản bội. Không nỗi đau nào bằng nỗi đau bị lường gạt cuộc sống và xương máu.
Riêng chúng tôi, những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nỗi đau bị đày đọa cũng đã nguôi ngoa theo những tháng năm, chúng tôi chỉ muốn được sống bình thường. Chúng tôi không phải là ân nhân của quí vị để mong đền ơn đáp nghĩa như bác sĩ Phan Minh Hiển thường nói, mà ngược lại. Chính hơi ấm từ những tấm lòng vàng ở hải ngoại đã giúp chúng tôi tìm lại nhân phẩm. Con cái chúng tôi đã thấy được tương lai, chúng tôi đang sống trong hy vọng. Niềm hy vọng được hồi sinh từ những hoang tàn và đổ nát.
Có thể quí vị là một người mẹ có con hy sinh trong cuộc chiến, người vợ có chồng, người con có cha, người em có anh hay người anh có em và bạn bè từng là chiến sĩ đã tham gia cuộc chiến vừa qua, bất kể quí vị là ai, đến với anh em chúng tôi bằng tình cảm nào, chúng tôi đều ghi lòng tạc dạ.
Cầu xin Trời Phật biến nỗi đau thương của chúng con thành ân phúc đền đáp những người có lòng nhân ái cứu giúp chúng con. Họ đã kéo chúng con ra khỏi tối tăm nhục nhằn đến chốn ánh sáng bao dung và danh dự. Chúng con chỉ biết cầu nguyện, mặc dù từ lâu lắm rồi đã mất thói quen cầu nguyện, cho gia đình những người đã cứu độ đời chúng con luôn luôn an khang, thái hòa. Quí ân nhân của chúng con là những người kiên trinh, chung thủy với quê hương và dân tộc, đã không quên phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những người đã hy sinh một phần thân thể còn sống sót sau cuộc chiến.
Cầu mong Trời Phật đền đáp xứng đáng ân đức của quí ân nhân chúng con, vì họ là ngọn đuốc soi sáng quê hương này đang chìm trong bóng tối. Toàn thể những người bất hạnh, trong đó có anh em phế binh chúng con ở quê nhà, đang chờ bầu trời sáng lại sau cơn mưa. Đó là định luật của thiên nhiên, của đấng tạo hóa. Không phải ai muốn mà được. Giờ đây ngọn gió tình thương đang thổi vào đất nước này, tin rằng bầu trời Việt Nam trong sáng trở lại.
Ở hải ngoại quí ân nhân cố gắng tìm gặp những chí lớn trong hành trình tìm sức sống mới cho quê hương, cho dân tộc. Nơi quê nhà những người cùng khổ chúng tôi, giới người đông đảo nhất Việt Nam, sẽ làm hậu thuẫn. Quí ân nhân hãy can đảm đi thêm bước nữa, góp phần viết lên trang sử mới, trang sử của tự do và nhân quyền, trong đó Việt Nam sẽ là quốc gia của tình anh em tìm lại. Chúng tôi mong tìm lại danh dự, đòi lại những gì đã bị tướt đoạt: quyền được sống bình thường và bình đẳng như mọi công dân khác, quyền được sống hạnh phúc và quyền được tôn trọng.
Cách đây không lâu tôi có hân hạnh tiếp chuyện với hai người Việt từ Pháp về thăm đất nước. Cả hai đều nói bác sĩ Phan Minh Hiển là một người tuy còn trẻ, 42 tuổi, nhưng có tinh thần phục vụ xã hội rất cao. Bác sĩ Hiển đã dành phần lớn thì giờ cho những công tác xã hội hơn là lo cho bản thân, gia đình. Gương sáng này khiến anh em chúng tôi rất kính phục và tâm nguyện chúc bác sĩ thành công trong bước đi đó. Xã hội và chính trị gắn liền với nhau như trái tim và hơi thở. Cổ nhân nói: "Hổ thác lưu bì, nhân thác lưu danh". Xin kính tặng bác sĩ bài thơ:
Chờ mong
Tượng đá đứng im khóc cho đời
Dân Nam tâm trí nát tơi bời.
Cơ trời vận nước đang thay đổi
Quốc gia ngày ấy đã xa rồi.
Người xa có hiểu hãy ra tay
Cứu đời, cứu đạo bồi công sức.
Giúp người cơ khổ chút cầm hơi,
Ơn này ghi dạ mãi không thôi.
Qua lá thư này, tôi muốn quí ân nhân cùng bác sĩ Hiển hiểu rằng quí vị cùng những người cùng khổ, trong đó có những anh em phế binh, ở quê nhà là bạn đồng hành tri kỷ, tâm đầu ý hợp. Chúng ta có thể kết nghĩa và trao đổi với nhau những điều hiểu biết. Tôi tin rằng chúng ta có thể cùng nhau kết hợp thành một cánh chim mang thông điệp tự do, hạnh phúc và niềm vui, bay khắp bầu trời Việt Nam phân phát cho những người thiếu thốn.
Hơn hai mươi hai năm qua, quê hương này đang mòn mỏi chờ đợi cánh chim cứu khổ. Chỉ cần một tiếng hô vang lên muôn vạn bàn tay sẽ vung lên sang bằng bất công và áp bức.
Soạn và viết lại theo lời của Lưu Tử
(hết)
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: A22
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 21 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!--