Hồi 6
Quan quân

Chiều hôm ấy, trước trại lính phủ Từ Sơn, người lính, nón sơn, quần áo chẽn,
mỗi người cầm một cây tre dài bịt vải đứng xếp hàng chữ nhất. Khi đã tập một lúc
về đủ các miếng đâm trên, đánh dưới, phạt ngang thì người đội chọn từng cặp sức
tương đương cho ra dấu với nhau.
Biết rằng có viên phân suất đứng trên mặt thành nhìn xuống, thầy đội, làm ra
bộ ta đây giỏi võ, nắm tay người này, kéo chân kẻ khác hò hét, dạy bảo, mắng
nhiếc luôn miệng:
- Chú đứng tấn trống quá. Mũi roi chúc xuống thế này thì người ta khẽ bẩy
một cái cũng băng cả roi đi, còn đánh chác gì...
Viên phân suất từ trên thành đi xuống, lại gần đội cơ ban lời khen ngợi. Được
thể, đội ta càng lên mặt:
- Bẩm ông lớn, với năm mươi tên lính giỏi võ, tôi có thể chống nổi mấy trăm
quân Ô hợp, chẳng nói đâu xa, giá tối hôm qua năm người canh phòng trong tửu
quán đều là lính tôi luyện tập thì có đâu đến nỗi bị giặc giết như ngoé thế? Đấy,
ông lớn cứ tin lính trấn giỏi?
Phân suất hỏi:
- Ngày mai bản chức thân giải Thị Kim lên trấn lỵ, vậy anh tính nên cho bao
nhiêu lính hộ tống cũi tội nhân?
- Bẩm chỉ cho mười tên đi là chắc chắn lắm rồi - mười tên với tôi nữa là mười
một thì dẫu giặc mang trăm binh đến đánh giải vây cũng không lo.
Phân suất gật đầu, mỉm cười:
- Anh nên hết lòng làm việc quan. Thế nào ta cũng tự thăng thưởng cho... à?
Hai mươi tên lính mới mộ này đã biết gì chưa?
- Bẩm ông lớn, khá lắm rồi, xin ông lớn đứng coi.
Liền hô cho bọn lính tập các miếng trông rất đều và ngoạn mục. Phân xuất vẫy
tay cho bọn lính vào trại nghỉ, rồi hỏi đội cơ:
- Anh có dạy tập đoản côn, đoản đao đấy chứ?
- Bẩm, có cả. Cả bắn cung nữa. Còn bắn súng hỏa mai thì vì ở phủ này quan
hiệp trấn phát cho có năm cây, nên tôi đã chọn mười người giỏi nhất, nhanh nhẹn
nhất mà dạy tập thôi.
Phân suất mỉm cười:
- Ta cũng không tin gì ở hiệu quả súng hỏa mai. Trong tận Tiên đế đánh nhau
với Tôn Sĩ Nghị, bên địch có tới hàng nghìn cây súng còn bên ta chỉ dùng toàn dáo
dài, mã tấu, thế mà quân kia thua chạy không còn một mảnh giáp thì đủ biết đoản
binh vẫn lợi hại hơn trường binh nhiều.
- Bẩm ông lớn, nhưng giữ thành thì súng hỏa mai được cái lợi bắn xa lại trúng
hơn cung, nỏ nhiều. Còn như bấn cây súng thần công đặt bốn góc thành, thì thực là
vô ích, xoay xở đã chậm mà bắn lại không trúng. Chỉ được cái tiếng to để dương
oai với bên địch.
- Kể ra khi có quân giặc kéo đến hàng nghìn hàng vạn thì súng thần công cũng
có lợi: Bắn bừa vào đám đông người, thế nào chẵng trúng. Nhưng phủ này thì trừ
khi trấn Kinh Bắc có thất thủ, địch quân mới kéo binh đến vây. Mà nếu Kinh Bắc
đã thất thủ, thì Từ Sơn cũng chẳng cố thủ với ai được. Thành thử súng thần công
có đó cũng như không. Còn như súng hỏa mai thì một trận Ngọc hồi đủ chúng tỏ
rằng đó là những binh khí vô dụng.
- Bẩm, nghe đâu ông lớn cũng có dụ chiến trận ấy?
- Có Ta theo Tiên đế ngay sau trận Cẩm Thủy. Bấy giờ, ta ở trong toán nghĩa
quân của nhà Lê. Tiên đế vừa sang sông thì quân nhà Lê vỡ lở ngay. Ta cùng vài
bạn đồng chí đến xin hàng Tiền đế mà bấy lâu nay ta vẫn mộ tiếng anh hùng, ao
ước được gập long nhan, nhất từ ngày ta đem lòng khinh bỉ Chiêu Thống đã rước
quân ngoại quốc về giầy xéo người đồng bang. Thế là ta theo Tiên đế đến đánh
Phú Xuyên, đến vây Hà Hồi. Trận Hà Hồi cũng như trận Phú Xuyên không có chi
là đáng kể. Tiên đế đến, giặc trông thấy bóng cờ là đem hết quân lương, binh khí
ra hàng răm rắp, chẳng phải đánh chác gì.
- Bẩm, còn trận Ngọc Hồi? Nghe nói trận ấy đánh hăng hái lắm.
- Phải, hăng hái lắm là vì quân Tàu có rất nhiều súng hỏa mai.
Đôi cơ mỉm cười:
- Đó, ông lớn coi, súng hỏa mai vẫn lợi hại.
Phân suất cau mày:
- Ta đã bảo không ăn thua gì mà lại. Sáng tờ mờ ngày mồng năm, quân ta tiến
lên tới làng Ngọc Hồi, quân tàu bắn súng ra như mưa. Đến đây, anh mới nhận thấy
mưu lược Tiên đế. Ngài sai lấy những mảnh ván, ghép ba bốn mảnh vào làm một,
quấn một lần rơm ướt ở phía ngoài rồi truyền một toán quân kiêu dõng, cú hai
mươi người khiên một bức, mỗi người dắt một con dao nhọn, lại hai mươi người
cầm khí giới theo sau. Ta cũng tình nguyện nhập bọn này nên mới biết rất tường
tận Đạn bên địch bắn ra vẫn vun vút rào rào, nhưng chỉ trúng bồm bộp vào ván
quấn rơm chứ không thiệt một mạng người. Anh coi đó, súng có ích lợi gì đâu.
Khi đến gần cửa đốn toán quân ta liền bỏ ván xuống đất, rút dao ra, xong lại chém
giết, quân đi sau kéo ùa vào trợ lực, còn vua ta thì cười voi theo sau đốc chiến.
Quân Tàu địch không nổi, vút cả súng mà chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh
tràn đi, lấy được đồn, giết quân Thanh, thây rải khắp đồng. Sau điểm binh khí bắt
được thì số súng hỏa mai có trên năm trăm cây.
Lúc đó, một tên lính lệ hầu trà chạy ra nói với phân suất:
- Bẩm, phủ đường cho ra mời đại nhân vào phòng khách xơi nước.
Phân suất lật đật theo tên lính đi vào nhà trong. Sau khi vui vẻ chào mời, hỏi
thăm qua loa về cách việc binh lương, phân phủ truyền cho hết cả người nhà ra
ngoài rồi thì thầm bảo phân suất:
- Về việc bắt được Lê hoàng phi họ Nguyễn, ngài có ý kiến gì không?
Phân suất ngẫm nghĩ, trả lời:
- Thưa ngài, không. Vả ta chỉ việc giải tù nhân lên trấn lỵ là xong.
Phân phủ mỉm cười:
- Thế là ngài thiển cận quá. Ngài nên biết tù nhân nào phải người tầm thường.
Nàng Nguyễn thị Kim này xưa kia được Chiêu Thống sủng ái vì có tấm nhan sắc
nghiêng nước nghiêng thành. Buổi sinh thời đức Tiên đế ta nóng đánh trấn Tuyên
Quang làm loạn biết đâu không phải vì ở đó có bực mỹ nữ ấy ẩn núp. Nhưng khi
ngài bắt được Duy Chí thì Lê hoàng phi lại trốn được. Nay viên ngọc quý ấy lọt
vào tay ta, mà ta không biết lợi dụng thì thực cũng uỗng.
- Vậy ý ngài tính ra sao?
- Tôi thiết tưởng chúng ta đã trải qua bao khó nhọc mới tới được chức này, tôi
thì nhờ có Bình phái hầu Ngô Thị Lang tiến cử, còn ngài thì nhờ sự xông pha mũi
tên hòn đạn tại trận tiền. Thế mà dịp này còn bằng mấy lời tiến cử cùng là những
sự hiểm nghèo ở nơi chiến địa, có thể nhảy ngay đến chức trấn thủ, hiệp trấn cũng
chưa biết chừng. Nhưng...
- Nhưng sao nữa, thưa ngài?
- Nhưng nếu chúng mình chỉ sơ ý một tí là làm cỗ sẵn cho kẻ khác ăn mà thôi.
Thí dụ bây giờ chúng mình nộp tù nhân lên trấn lỵ để quan trấn thủ áp giải về
kinh, thì thế nào họ chẳng nhận hão rằng chính họ đã bắt được Lê hoàng phi mà
bao nhiêu công trạng họ nghiễm nhiên toạ hưởng kỳ thành. Chi bằng một mặt ta
hãy bí mật giam Lê hoàng phi vào một nơi, một mặt ta sai một tên cận tính tức tốc
mang tờ sớ về kinh tâu rằng hai chúng ta đã lao tâm khổ tứ bày mưu lập mẹo trong
nửa năm trời mới bắt nổi Lê hoàng phi Nguyễn thị Kim. Việc này là việc rất quan
trọng nên có sớ về triều để hỏi xem phải giải Thị Kim tới trấn Lỵ hay về kinh đô,
như thế thì huân nghiệp của mình không ai làm mai một nổi.
Phân suất cả mừng:
- Ngài thực có mưu trí hơn người.
- Lại còn điều này nữa: Tạ đệ một bức mật thư lên thái sư, ca tụng cái nhan sắc
tuyệt thế của Lê hoàng phi. Thái sư vốn...
Phân suất cười:
- Tôi hiểu rồi. Vậy ngài nên thảo ngay sớ viết kíp thư đi mới được.
- Việc đó tôi xin cáng đáng, nhưng việc giải Lê hoàng phi ngài chưa tiết lộ
cho ai hay đấy?
- Tôi mới ngỏ với tên đội Nhất, nhưng hắn là tay tùy tòng trung thành của tôi,
tôi bảo được hắn giữ bí mật.
- Thế thì được rồi. Vả lại không cứ người ngoài mà ngay trong phủ cũng ít
người biết ràng ta bắt được hoàng phi, vì lúc giải nàng về đây, đêm đã khuya lắm.
Mà tôi lại giam nàng ở một cái buồng nhỏ trong tư thất, chẳng ai biết hết... Kể
nàng đẹp lắm đấy chứ, ngài nhỉ.
Hai người đương nói chuyện, bỗng một tên lính ở ngoài chạy vào có vẻ hấp
tấp, kinh hãi. Viên phân suất đứng dậy hỏi:
- Có việc gì thế bay?
Tên lính cất giọng run run nói:
- Bẩm... Yên Phụ đến báo có giặc.
Phân suất tỏ vẻ lo sợ, chau mày gắt:
- Sao nó không báo ở trấn ly? Đâu? gọi nó vào đây.
Một lát sau, tên lính đưa tối một người nhà quê hiền lành, thực thà, run như
cầy sấy và nói lắp bắp không ra tiếng, lí nhí không ra hơi.
Phân suất thét lớn hỏi:
- Mày ở đâu? ở đâu? ở làng nào? Sao hỏi lại không nói?
Tên kia chớp mắt luôn, đưa tay lên gãi mang tai, luống cuống đáp:
- Bẩm... Bẩm quan lớn, con người làng Yên Phụ ạ.
- Tín bài đâu?
Người nhà quê quay ra phía ngoài, vắt vạt áo nâu lên vai, rồi thong thả cởi hầu
bao lần mãi mới lấy ra được một cái bìa nhỏ bằng bàn tay và cuộn tròn. Trong khi
ấy phân suất thì thầm bảo phân phủ:
- Phải cẩn thận lắm mới được. Biết đâu nó không là một tên trong bọn cướp.
Phân phủ phì cười:
- Cướp? Thằng ốm đói kia mà là cướp được. Ngài đa nghi quá đỗi.
Người nhà quê cúi đầu, hai tay dâng tín bài, phân suất đỡ lấy ngắm nghía, xem
xét từng ly, từng tí, rồi khi áp ngón tay người kia thấy đúng vạch điểm chỉ, liền
giao trả cái thẻ mà nói rằng:
- Mày trình gì?
- Bẩm... Bẩm hai quan lớn, có một bọn cướp đông lắm đến đóng ở bến đò Kim
Lũ.
- Đông độ bao nhiêu?
- Bẩm con khng tưởng Quang Ngọc này không làm nổi thơ. Chẳng qua chí
ngu huynh còn để cả chổ khác, có tĩnh tâm mới làm được thơ hay, chứ làm bậy
làm bạ chỉ tổ bị phạt rượn?
Lê Báo thấy Quang Ngọc riễu mình thì tức giận nói bướng:
- Chẳng qua hiền huynh nói khoác. Có giởi cứ hoạ thơ đi đã nào?
Phạm Thái mỉm cười:
- Lại xin phạt Lê hiền đệ một chén rượn về tội xúc phạm huynh trưởng.
- Có phải nhị vị đại huynh về bè với nhau để công kích ta chăng?
Phạm Thái vẫn tươi cười:
- Lê hiền đệ có lẽ say rượn.
Thấy Lê Báo có tính lỗ mãng, Quang Ngọc liền giải hoà:
- Thôi xin hai hiền đệ, lỗi tại ngu huynh cả. Vậy cố nhiên là ngu huynh phải kể
câu truyện đã hứa.
Lê Báo hết giận, vỗ tay reo:
- Ư, có thế chứ? Nếu không, ta băt đấu võ liền, mà đấu võ thì ta chấp hai anh
một bên.
Quang Ngọc biết Lê Báo say lắm rồi, liền vui vẻ cười vang nói đùa:
- Lê hiền đệ nên để dành lực lượng với võ nghệ, có lẽ tối hôm nay phải dùng
đến. Bây giờ hãy xin lắng tai nghe câu truyện khôi hài của ngu huynh.
Lê Báo cười:
- Truyện khôi hài chắc là nhạt thếch.
Phạm Thái đỡ lời:
- Thì cứ để Trần đại huynh kể đã nào.
Quang Ngọc giốc cạn chén rượn đầy, rồi nói rằng:
- Ba năm trước đây, một khách chinh phu niên thiếu lang thang trên con đường
gió bụi. Chàng ta đi xa cửa xa nhà tìm chốn trú thân.
"Cha chàng vừa qua đời, mà lúc qua đời, chàng không gặp mặt, qua đời một
cách thảm khốc đầu bị rời mình nơi pháp trường...
Lê Báo ngắt lời:
- Thì cứ nói ngay là bị chém có giản dị hơn không!
Nhưng thấy Quang Ngọc ngồi yên, cặp mắt đỏ ngầu dữ tợn, đăm đăm nhìn nơi
chân trời xa tắp, thì chàng lấy làm sợ hãi im ngay. Bỗng Quang Ngọc cười sằng
sặc một hồi, rồi kể tiếp:
- Một buổi chiều, tâm hồn ngây ngất, chàng thiếu niên bỏ lỏng dây cương để
mặc ngựa theo con đường hẻm, cỏ rậm, muốn mang đi đâu tuỳ ý. Chàng đưa cặp
mắt mỏi mệt nhìn sắc trời tà đỏ ửng mà đoái tưởng lại thời oanh liệt theo cha tung
hoành trong hai trấn Đông, Bắc.
"Cái vỏ kiếm lách cách đập vào yên ngựa lại nhắc tới những bài ca chàng
thường hát để tự phấn khởi tâm hồn trong khi thất vọng. Chàng liền kìm cương.
Rút thanh kiếm báu giơ lên múa. Toan cất lời ca thì xa xa có tiếng chuông rời rạc,
buồn tẻ, như gieo vào lòng chàng sự hư vô chán nản. Chàng thong thả tra kiếm
vào vỏ rồi theo tìm nơi có tiếng chuông.
"Trời nhá nhem tối, thiếu niên tới chân một quả đồi. ở lưng chừng có một ngôi
chùa. Tiếng chuông đổ hồi từ trên cao gieo xuống, gieo vào lòng khách chính phu,
làm cho tắt hẳn ngọn lửa đương bùng bùng cháy.
"Thiếu niên xuống yên, buộc ngựa ở cửa tam quan. Chờ lâu vẫn không thấy có
người ra, mà gọi cửa cũng không ai thưa. Mãi sau, khi chàng quay đi mới có một
nhà sư ở gian phòng trai bước tới. Người ấy nói mình chỉ là sư bác, còn sư cụ thì
chơi vắng phương xa. Chàng liền nhờ sư bác cho ở trú một đêm, sáng hôm sau lại
xin đi sớm, nhưng sư bác nhất định không thuận, nói không có phép sư cụ thì
không thể tự tiện để khách thập phương ngủ trọ trong chùa được. Ngôn ngữ, cử
chỉ, nhất là sức vóc của nhà sư khiến chàng trẻ tuổi phải nghĩ thầm: "Quái? Sao đi
tu mà hỗn xược dữ tợn đến thế?"
"Chẳng muốn nói khó, chàng tuổi trẻ lẳng lặng xuống đồi, ra cửa tam quan.
Nhưng, ôi thôi? Con ngựa buộc đó đã biến đâu mất, mà lạ nữa, nghe xa xa có tiếng
ngựa phi nước đại về phía làng Nỗi duệ. Chàng biết dẻ trộm vừa tốn thoát. Bực tức
uất người, nhất là từ trên chùa lại ném xuống những tiếng cười mai mỉa. Chàng lộn
tiết chạy một mạch lên đồi, lại gần sư bác sừng xộ hỏi:
- "Sao ngươi biết ta mất ngựa lại cười?
- "Ta cười thì có can dự gì đến ai?
"Chàng tuổi trẻ mắm môi trợn mắt, giọng đe dọa:
- "Có can dự đến ta. Nếu ngươi không bảo cho ta biết đứa nào bắt trộm ngựa
của ta thì ta thề xin đưa linh hồn người lên Nát bàn ngay lập tức.
"Nhà sư cười ha hả đáp lại:
- "Mi làm như Nát bàn của nhà mi gần lắm? Dẫu sao, xuống địa ngục vẫn đễ
dàng hơn, vậy nếu mi muốn xuống thì cứ việc ỡm ờ đứng lại.
"Chẳng nói chẳng rằng, chàng tuổi trẻ tuốt ngay kiếm ra. Nhà sư ý chừng đã
phòng bị trước, cũng giơ ngay cây búa dấu sẵn trong vạy áo ra. Hai người đánh
nhau được một hồi, thì nhà sư biết sức không chống nổi quay đầu chạy. Chẳng
may chân vướng cỏ khô, vấp ngã bổ chửng. Chàng trẻ tuổi liền nhanh nhẹn dẫm
chân lên ngực hắn rồi dí mũi kiếm vào ngực hắn mà dọa rằng:
- "Ai lấy trộm ngựa ta?
"Bất giác nhà sư kêu rống lên. Tức thì ba chú tiểu lực lưỡng ở nhà trai chạy ra.
Chàng tuổi trẻ cả tiếng thét lớn:
- "Nếu chúng mày lại gần hay kêu cầu cứu thì trước hết tao hãy thí cho thày
chúng mày một mũi kiếm đã, rồi tao giết chết hết chúng mày như giết một đàn
ngoé.
"Bọn tiểu thất kinh quỳ cả xuống lạy van xin "công tử" xá cho sư bác. Còn lão
sư thì luôn mồm kêu: "Nam vô a di đà phật? Lạy ngài tha tội cho bần tăng, bần
tăng thứ hết, Nam vo a di đà phập? "
"Chàng tuổi trẻ lộn ruột vì mấy tiến Nam vo a di đà phập của lão ác tăng, đã
toan đưa lưỡi kiếm vào cổ hắn, nhưng nghĩ đến con ngựa bị mất trộm chàng lại
thôi
Lê Báo vui vẻ giốc cạn chén rượn rồi vỗ tay reo:
- ồ? Ngộ lắm nhỉ? Ngu để tưởng như trông thấy ở trước mắt một tráng sĩ dẫm
chân lên ngực một nhà sư, gần đấy, ba chú tiểu quỳ gối chắp tay van lơn. Thực là
một bức tranh linh hoạt của một họa sĩ đời Chiến quốc.
Phạm Thái thì lâm râm cầu nguyện, có vẻ cảm động xót thương. Mãi sau,
chàng mới ôn tồn bảo Quang Ngọc:
- Nếu trang thiếu niên kia không là hiền huynh thì ngu đệ xin bảo chàng ta là
một người lỗ mãng, dám quý con ngựa hơn mạng một nhà sư, dù là một nhà sư ăn
trộm.
Quang Ngọc cười đáp:
- Nhưng hằn ta có lấy trộm ngựa của chàng tuổi trẻ đâu?
- Vậy ai lấy?
- Không ai lấy cả. Nhà sư sợ hãi thú thật với chàng tuổi trẻ rằng giữa lúc chàng
lên chùa thì sư cụ đi ra cửa sau vòng ra tam quan thấy có con ngựa tốt, liền mượn
tạm vì có chút việc cần. Nhà sư lại mời chàng tuổi trẻ hãy vaò nghĩ trong phòng
quan cư để chờ một lát nữa sư cụ về.
"Chàng tuổi trẻ đoán rằng nhà sư muốn cạm bẫy mình để trả thù cho bỏ ghét,
nhưng đấng trượng phu ngang tàng há sợ chì? Vả chàng cũng muốn dò xét ngôi
chùa còn giấu diếm những sự bí mật ghê gớm gì nữa chăng, vì cứ ngắm cái cử chỉ
bất chíng của vị sự cụ mượn ngựa bắng một cách hơi khác thường để đi chơi đêm,
chàng cũng đoán biết rằng chùa này không phải là một nơi tu hàng của các bậc đồ
đệ tôn sùng đức Thích Ca.
"Chàng bèn theo sư bác vào phòng trai. Tức thì các chú tiểu xúm xít hầu hạ, kẻ
lấy thau, người pha nước. Nhưng chàng không dám uống nước, sợ trong đó có
thuốc mê. Và lúc nào chàng cũng nhăm nhăm cầm thanh kiếm tuốt trần ở tay để
phòng ngừa sự phản trắc.
"Chờ mãi tới cuối giờ Tuất cũng không thấy gì, chàng liền đóng cửa phòng tắt
đèn đi ngủ. Kỳ thực chàng vẫn thức, nằm nghe ngóng...
"Bỗng vào khoảng nửa đêm, nghe có tiếng ngựa hí. Chàng rón rén đứng dậy,
ghé mắt nhòm ra cửa, thấy dưới ánh trăng suông lờ mờ hiện ra hai cái bóng đen từ
chân đồi đi lên: một bóng nhà sư lực lưỡng to lớn và một bóng người thiếu nữ rất
yểu điệu, thướt tha..."
Lê Báo vỗ tay cười:
- Sư cụ hổ mang, tối rước gái về chủa rồi?
Phạm Thái buồn rầu chắp tay nói:
- Nam VÔ a di đà phật, nhưng rồi sau nữa, thưa hiền huynh?
Quang Ngọc kể tiếp:
- "Chàng tuổi trẻ toan cầm kiếm xông ra thì lại nghe có tiếng - tiếng sự cự -
hỏi một người thứ ba vừa đi tới:
- "Hắn ta ra sao?
"Tiếng trả lời của sư bác:
- "Bạch cụ, hắn ta nằm trong buồng quan cư. Xin cụ nên đề phòng, hắn ta giỏi
võ lắm kia đấy? "
"Hai người còn nói nhiều, chàng trẻ tuổi không nghe rõ, vì họ nói nhỏ, nhưng
ý chừng sư bác thuật lại cuộc đánh nhau vừa xảy ra, vì thấy người thiếu nữ khúc
khích cười có dáng chế nhạo. Bỗng sư cụ lớn tiếng:
- "Được? Để nó đấy, ta đây sẵn lòng đưa nó về cực lạc thế giới.
"Bấy giờ ba người đi ngay sát cửa phòng chàng thiếu niên. Sư bác thì thầm
bảo sư cụ:
- "Hắn ta ở trong này, nhưng chắc đương ngủ say.
"Thiếu nữ không biết thích chí điều gì, vỗ tay cười vang, cười ngã cả vào cánh
cửa phòng đến rầm một tiếng. Sư bác vội vàng xua tay bảo:
- "Se sẽ chứ? Háng ta thức dậy thì nguy bây giờ.
"Thiếu nữ vẫn cười:
- "Sư cụ sợ gì thằng nhãi ranh ấy, phải không bạch sư cụ?
"Sư cụ được gái khen, phỗng mũi:
- "Phải, ái khanh nói phải. Ngữ ấy vị tất đã chịu nổi nửa chùy này.
"Vừa nói vừa giơ ra một cái chùy đồng nặng. Sư cụ lại nói:
- "Nhưng ái khanh ạ, bây giờ ta hãy cùng nhau hưởng cuộc ái ân đã..."
"Thiếu nữ nũng nịu:
- "Không. Bao giờ sư cụ giết được tên hỗn xược ấy, em mới chịu nghe lời.
"Tức thì cánh cửa phòng mở toang, chàng trẻ xông ra, tay múa kiếm, miệng
thét:
- "Có ta đây?
"Sư cụ cũng khoa chùy lên đối địch. Trong khi ấy thì, lạ lùng xiết bao, thiếu
nữ nhân lúc bất ngờ rút ngay dao dấu ở trong bọc ra thí cho sư bác một nhát trúng
ngay cửa họng, nằm vật xuống đất chết tươi. Rồi nàng quay lại giúp sức chàng
tuổi trẻ Thấy nàng trong tay chỉ có một cây đoản đao, không đỡ nổi cái chùy nặng
của sư cụ, chàng tuổi trẻ vội kêu:
- "Cô lùi ra, cứ một mình tôi cũng đủ giết nổi thằng sư hổ mang này rồi.
"Nhân lúc chàng để ý đến thiếu nữ, giữ mình không được kín, nhà sư nhằm584&chuongid=14')">Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49(hết)
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---