Nhắc lại vua Quang Trung mất rồi, đình thần bèn phò Thái tử Toản mới mười tuổi lên ngôi vua. Quang Toản xưng đế hiểu là Cảnh Thịnh. Vua Cảnh Thịnh tuổi còn nhỏ chỉ nghe lời cậu ruột của mình là quan nội thị Bùi Đắc Tuyên, phong Tuyên làm Thái sư đứng đầu ba quan trong triều. Tuyên mừng rỡ về nhà hỏi Vũ Tâm Can: - Ta này được chức Thái sư là nhờ ấu quân ta phong nhưng e lòng người không phục. Vậy nên là thế nào để khiến chúng được. Vũ Tâm Can cười đáp: - Nếu Thái sư biết dùng nanh vuốt của mình thì quyền nghiêng thiên hạ đó. Tuyên lấy làm lạ hỏi: - Thế nào là biết dùng nanh vuốt? Can đáp: - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân gọi Thái sư là chú ruột. Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân xưa mang ơn nhà họ Bùi của Thái sư, họ đều là đại tướng anh hùng cả. Nếu Thái sư dùng họ làm nanh vuốt củng cố thế lực thì ai dám không nghe. Tuyên lắc đầu hỏi: - Diệu, Xuân dù cháu ta nhưng chưa hẳn đã lôi kéo được, làm thế nào sai khiến họ đây? Vũ Tâm Can hiến kế: - Thái sư cứ làm như vậy... như vậy... ắt bá quan sợ thế lực của Diệu, Xuân mà phải đến chúc mừng Thái sư. Ấy là kế cáo mượn oai hùm. Bùi Đắc Tuyên mừng rỡ khen: - Thật là diệu kế! Nói rồi liền theo kế ấy thi hành. Hôm sau vợ chồng Diệu, Xuân nhận được chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh vời đến tư dinh của Bùi Đắc Tuyên. Diệu ngạc nhiên hỏi Xuân: - Vua gọi ta thì phải gọi vào ngự điện, sao lại gọi đến tư dinh Thái sư là cớ gì. Bùi Thị Xuân đáp: - Vua còn nhỏ chưa tháo triều nghi. Vả lại Thái sư là chú ruột của thiếp có gì mà chẳng phải ngại. Diệu nghe xuôi tai liền theo vợ đến nhà Bùi Đắc Tuyên. Bá quan trọng thấy bảo nhau rằng: - Thái sư là cậu ruột của vua lại là chú ruột của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bùi Thị Xuân và chồng là quan thiếu phó thượng tướng Trần Quang Diệu đang nắm giữ binh quyền lại theo về với Bùi Thái sư. Vậy bọn ta nên đến chúc mừng Thái sư mới được. Bàn rồi bá quan văn võ liền đến nhà riêng của Bùi Đắc Tuyên chúc mừng và dâng tặng vật. Khách về cả rồi, Vũ Tâm Can nói với Bùi Đắc Tuyên rằng: - Tôi bày kế món cáo mượn oai hùm mà trăm quan thảy đều khiếp oai của Thái sư. Vậy Thái sư ban thưởng cho tôi vật gì đây? Tuyên mặt dàu dàu đáp: - Trăm quan đến chúc mừng ta không vui. Có mấy người chưa đến làm ta lo lắm. Can liền hỏi: - Mấy người ấy là ai. Tuyên đáp: - Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân đang trấn thủ Bắc Hà thì chẳng nói làm chi. Con anh em Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, anh em Đặng Văn Long, Đăng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong và hai tướng thuỷ binh là Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Tuyết không thấy đến. Họ đều là danh tướng cùng Trần Quang Diệu Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân nổi danh là Tây Sơn thập hổ. Nay bọn họ không đến tức là không phục nên ta vẫn lấy làm lo lắm. Vũ Tâm Can cười nói: - Ta dùng kế cáo mượn oai hùm đe doạ chồn cáo, chứ hùm sao doạ được hổ. Nay Thái sư hãy làm như vậy... như vậy... tất đưa được bảy tướng ấy ra khỏi kinh thành và gọi Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về làm vây cánh cho mình. Bùi Đắc Tuyên khen: - Ấy thật là diệu kế. Hôm sau đến hạn thiết triều, vua Cảnh Thịnh hạ lệnh: - Tiên đế vừa băng hà e rằng Nguyễn Phước Ánh nghe tin ấy thừa cơ đem thuỷ binh ra đánh các trấn dọc theo bờ biển của ta. Vậy nay ta lệnh cho Đặng Văn Long ra trấn thủ Nghệ An. Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Văn Tuyết trấn thủ Thanh Hoá. Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong trấn thủ Thuận Hoá. Võ Văn Dũng và Võ Đình Tú ra trấn thứ Bắc Hà thay cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Vũ Văn Dũng bước ra thưa: - Tâu Hoàng thượng, địa hình nước Nam ta các trấn phủ đều nằm dọc theo bờ biển nên chia tướng trấn thủ đề phòng Nguyễn Phúc Ánh đem thuỷ binh ra đánh là rất đúng. Còn riêng Bắc Hà đã có Sở và Lân hùng tài trấn thủ sao lại phải thay anh em tôi. Cảnh Thịnh lấp lửng đáp: - Việc này trẫm không rõ. Thử hỏi Thái sư xem. Bùi Đắc Tuyên xen vào nói: - Tiên đế băng hà, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ở Thăng Long chưa về chịu tang. Vậy tướng quân ra thay để hai tướng ấy về chịu tang Tiên đế. Vua đã có lệnh tướng quân lại chẳng tuân sao. Vũ Văn Dũng nghe vậy chẳng biết nói sao đành cùng các tướng nhận lệnh mà đi. Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân được triệu hồi kính. Ba quan trong triều lại bảo nhau rằng: - Đại tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân trước kia mang ơn nhà họ Bùi của Thái sư cũng Trần Quang Diệu. Bùi Thị Xuân là anh em kết nghĩa. Nay hai người này được triệu về kinh còn các tướng khác bị đổi đi xa. Vậy quyền thế của Thái sư đã lớn làm rồi. Bọn ta nên về theo Thái sư mới là kẻ thức thời. Từ ấy Bùi Đắc Tuyên làm việc gì cũng mượn danh thiên tử, Cảnh Thịnh còn nhỏ nhất nhất tuân theo, các quan lại a dua theo, Bùi Đắc Tuyên quyền uy tột đỉnh. Ngày kia Bùi Đắc Tuyên nghe người thân tín về báo: - Thưa Thái sư, thiên hạ trong thành bàn tán rằng Thái sư đầu độc Tiên đế. Tuyên sửng sốt hỏi: Đoạn vua bảo quân: - Mau mang đao đến đây. Hai tên quân khệ nệ khiêng đến một cây đao to lớn khác thường. Vua nhấc bổng đao lên hỏi Võ Đình Tú: - Cây đao này có nặng bằng cây đao thời Quan Vân Trường trong nhà của Đình Tú ở Tây Sơn hay chăng. Đình Tú đáp: - Thưa nặng hơn thế nữa ạ. Vua Quang Trung hoành đao bỏ bộ mà múa. Đao đi như chớp, hơi gió vi vu, khí lạnh rợn người. Múa xong vua dựng đao hỏi Đình Tú: - Sức khỏe của ta có còn như lúc trước múa đao cầu Đình Tú đánh thành Quy Nhơn chăng? Đình Tú mừng rỡ đáp: - Sức khỏe Hoàng thượng vẫn như xưa. Vua cười bảo: - Chưa diệt xong Phúc Ánh ở Gia Định, chưa đo xong đất Lưỡng Quảng về cho nước Nam, ta sao có thể yên đi được. Thôi các khanh hãy về ăn nghỉ, ngày mai đến hạn thiết triều cùng bàn việc quốc gia. Mọi người ra rồi, Trần Quang Diệu gọi Bùi Đắc Tuyên đến hỏi nhỏ: - Từ lúc tôi theo Hoàng thượng đến nay chưa bao giờ thấy người hưng phấn như thế cả. Thật là lạ! Chú là quan nội thị nên trông nom Hoàng thượng cho cho đào. Nếu thấy càn thì gọi quan ngự y đến trực bên giường ngự. (Tuyên là chú ruột của Bùi Thị Xuân nên Diệu gọi Tuyên bằng chú). Dặn dò xong Điều mới ra về. Đêm ấy trong cảnh ba đã điểm. Vua Quang Trung vẫn ngồi bên ngọn nến giở bài thơ của Nguyễn Thiếp ra xem. Vừa lầm bầm rằng: "Trời Nam mau gầy cây Sơn giống Đất Bắc hãy còn cột Phúc Ba!" Không có điều binh Nam, Bắc tiến. Thật là lạ! Bỗng Bùi Đắc Tuyên đến bên vua tâu: - Xin dâng Hoàng thượng chén trà ngon để cơn buồn ngủ. Vua Quang Trung hỏi: - Hôm quá ta đánh ngươi hai mươi roi, người không giận ta sao. Bùi Đắc Tuyên đáp: - Thưa, làm tôi không được giận vua. Vua bảo: - Tự hậu ngươi không được đem đại thần ra là trò vui cho Thái tử nữa! Nói xong vừa bưng chén trà nhấp một miếng. Vua hỏi: - Trà thơm ngon nhưng sao lại ngọt thế. Tuyên đáp: - Mỗi lúc thần làm việc khuya buồn ngủ hoặc trong người uể oải, thần thường uống trà đường cho tinh thần tỉnh táo. Nay thấy Hoàng thượng thức khuya nên thần mới dâng trà đường cho Hoàng thượng dùng. Vua Quang Trung bên bưng chén trà đường uống cạn. Nói về Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, đâm ấy đang ngồi bên ngọn đèn may áo, bỗng dưng cơn buồn ngủ từ đâu ập đến. Không cưỡng được Hoàng hậu gục xuống án mà ngủ. Đang mơ màng Hoàng hậu nghe có người lay mình dậy và gọi: - Hoàng hậu! Hoàng hậu! Lê Hoàng hậu giật mình choàng tỉnh, thấy một người con gái mặt đẹp như hoa, xiêm y lộng lẫy đang đứng trước mặt mình. Hoàng hậu hỏi: - Ngươi là ai đang đem đêm đến đây quấy rầy ta? Người con gái ấy đáp: - Ta cũng là công chúa con vua, về sau thành vợ vua, cũng làm Hoàng hậu như nàng. Thương nàng cùng cảnh ngộ nên mới đến thăm. Ngọc Hân cười nói: - Từ xưa đến nay ở nước Nam ta công chúa về sau làm Hoàng hậu chỉ có Trần Huyền Trân công chúa đã mất cách đây mấy trăm năm. Chẳng lẽ ngươi lại là Huyền Trân công chúa? Người con gái ấy đáp: - Phải! Ta chính là Huyền Trân công chúa đã chết mấy trăm năm nay, tiêu diêu miền cực lạc. Nhân đi ngang qua thấy Hoàng hậu còn thức may áo nên ghé thăm! Ngọc Hân hoảng hốt toan sụp lạy, Huyền Trân đỡ dậy hỏi: - Việc may vá đã có bọn a hoàn, sao Hoàng hậu lại thức khuya mà may áo vậy. Ngọc Hân đáp: - Hoàng thượng sắp vào Nam đánh Phúc Ánh và mùa gió Bấc. Vì vậy tôi may áo này tặng Hoàng thượng mặc khi trái giờ trở trời. Trần Huyền Trân vùng cười lớn, cười đến chảy nước mắt rằng: - Thương thay may áo lạnh cho chồng! Nhưng Hoàng thượng không vào Nam đánh giặc đâu. Hoàng hậu đừng quá lo như thế. Ngọc Hân giận hỏi: - Chồng ta là bậc anh hùng trong thiên hạ, mà lời đã nói bốn ngựa khó theo. Huống hồ người đã sai các tướng chỉnh đốn binh mã định ngày đánh Phúc Ánh, sao Huyền Trân công chúa lại bảo chồng ta không vào Nam đánh giặc. Hoá ra chồng ta là thiên tử lại nói đùa ư? Huyền Trân đáp: - Theo kế hoạch của Hoàng thượng trước diệt Nguyễn Phúc Ánh, sau lấy lại đất Lưỡng Quảng ngoài thì thao luyện binh sĩ, trong thì nghiêm pháp an dân. Vậy chẳng bao lâu nữa nước Nam ta sẽ hùng cường nhất trong bốn cõi. Nhưng tiếc thay không có điều binh Nam, Bắc tiến. Ngọc Hân ngạc nhiên hỏi: - Lời công chúa giống như lời Phu tử. Xin công chúa hãy cho biết vì sao lại như vậy? Huyền Trân đáp: - Vận nước chưa hùng, thiên cơ bất lậu. Lát nữa Hoàng hậu sẽ rõ! Nói xong Huyền Trân nhẹ nhàng bước ra ngoài cửa mất dạng. Ngọc Hân giật mình thức dậy. Thì ra ấy là một giấc mơ! Còn đang bàng hoàng, bỗng a hoàn chạy vào báo: - Hoàng hậu đi! Nguy rồi! Ngọc Hân giật mình hỏi: - Việc gì mà nguy. A hoàn hổn hển đáp: - Hoàng thượng làm bạo bệnh thình lình, mê mà bất tỉnh đang năm nơi ngự điện. Ngọc Hân hoảng hốt vội chạy sang ngự điện. Đến nơi thấy các đại thần quây quần cạnh long sàng, Vừa Quang Trung nằm thiêm thiếp. Ngọc Hân phủ phục bên long sàng vừa khóc vừheight:10px;'>
- Bọn họ suy luận thế nào mà dám nói lão như vậy? Quần thân tín đáp: - Họ bảo Thái sư đầu độc Tiên đế để nương theo ấu quân nên từ chức quan nội thị quèn nhảy lên làm Thái sư dễ dàng như Võ Đình Tú nhảy quá nóc nhà vậy. Tuyên vỗ án quát: - Bọn này láo! Mau đi tìm xem đứa nào nói bậy chém chết cho ta. Vũ Tâm Can vội vã can: - Chém người này thì con người khác nói, chẳng lẽ đem chém hết hay sao. Tôi có một kế dùng một mũi tên mà trúng hai con nhạn. Tuyên hỏi: - Kế thế nào. Can đáp: - Thái sư cho người phao tin rằng Thái hậu Lê Ngọc Hân đầu độc Tiên đế, rồi đem mẹ con Thái hậu ra làm tội. Ấy là đã rửa tiếng nhơ cho mình, lại trừ được đối thủ, chẳng phải là nhất cử lưỡng tiện hay sao? Bùi Đắc Tuyên khen rằng: - Ấy mới thật là tuyệt diệu kế. Đến hạn thiết triều, Bùi Đắc Tuyên rước vua Cảnh Thịnh ngự triều rồi sai quân đi mời Thái hậu Lê Ngọc Hân. Lê Thái hậu đến, Tuyên hỏi: - Mới đây nghe bá tánh trong thành đồn rằng Tiên đế vì dứt nhà Lê, đuổi Lê Chiêu Thống chạy sang Mãn Thanh rồi lên ngôi Hoàng đế nên Thái hậu là công chúa nhà Lê mới oán hận đầu độc vua để trả thù. Thần trộm nghĩ không có lửa làm sao có khói nên vời Thái hậu đến hỏi cho ra lẽ. Lê Thái hậu sửng sốt, nghẹn lời không nói được, Phan Văn Lân nổi nóng xen vào hỏi: - Việc quy tội phải có tang chúng, sao lại tin vào lời đồn mà kết án người ta. Bùi Đắc Tuyên quay lại bảo quân: - Mau vời nhận chứng vào đây! Quân đưa một người đến dưới bệ. Tuyên vỗ án hỏi: - Tên kia? Ngươi quan hệ thế nào với Thái hậu. Mau khai ra. Tên ấy đáp: - Thần tên Hồ Bật, là người nấu bếp của Tiên đế. Thái hậu bảo thần đầu độc Tiên đế, thần lỡ dại nghe lời. Xin Bệ hạ giáng tội! Bùi Đắc Tuyên quay sang hỏi Lê Thái hậu: - Thái hậu còn chối cãi nữa chăng. Lê Thái hậu khóc ngất, nghẹn ngào không thốt lên câu: - Xin cho giấy bút viết lời tường thuật. Tuyên mừng rỡ bảo: - Quân mau đem giấy bút cho Thái hậu viết lời thú tội. Quân đem giấy bút đến. Lê Thái hậu vừa khóc vừa viết liền một mạch xong bài thú tội. Bùi Đắc Tuyên cầm lấy bảo Trần Văn Kỷ: - Quan Trung thu lệnh văn hay chữ tốt hãy đọc cho mọi người cùng nghe Thái hậu nhận tội thế nào? Trần Văn Kỷ đón lấy đọc. Thơ rằng: "Gió hắt hiu phòng tiêu lạnh lẽo. Trước thềm lan hoa héo don don. Cầu tiên khói toả đỉnh non. Xe rồng thăm thẳm bóng loan dàu dàu!. Nỗi niềm đau dễ hầu than thở. Trách nhân duyên lỡ vỡ cớ sao?. Sầu sầu thảm thảm xiết bao. Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời!. Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc. Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương. Xe duyên vâng mệnh Phụ hoàng. Thuyền lan chèo quế thượng đường vu quy. Trăm ngàn dặm quản chi non nước. Chữ nghi gia mừng được phải duyên. Sang yêu muôn đợi ơn trên. Rõ ràng vẻ thuý, nỗi chen tiếng cầm!. Lượng che chở vụng lắm nào kê. Phận đinh ninh cặn kẽ mọi lời. Dẫu rằng biển đổi non dời. Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là. Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội. Khắp tôn thân cũng đội ơn sang. Miếu đường Lê vẫn tế thường. Tùng thu còn rậm mấy hàng xanh xanh. Nhờ hồng phúc đôi cành hoè quế. Đượm hơi dương dây rễ cùng tươi. Non Nam lấn chục tuổi trời. Dâng câu đại thọ, ngỏ lời an khang. Những ao ước trập trùng tuổi hạc. Nguyện trăm năm ngõ được vầy vui. Nào hay sông cạn biển vùi. Lòng trời tráo trở. lòng người biệt ly!. Đọc đến đây Trần Văn Kỷ lệ tuôn lã chã, đặt giấy lên án nói: - Thần nghẹn lời không đọc được nữa. Xin người khác đọc thay cho! Các quan đều ứa nước mắt nói: - Thương thay cho Thái hậu! Bùi Thị Xuân gạt lệ nói: - Trần tiên sinh là văn sĩ nên lòng mềm yếu. Tôi xin đọc thay. ...Đoạn Xuân đọc tiếp rằng: "Từ nắng Hạ, mưa Thu trái tiết.Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên…". Thị Xuân vùng khóc kêu lớn: - Tiên đế ơi! Tiên đế! Người định đến cuối Hạ sang Thu sẽ đem quân đánh Phúc Ánh thì đến lúc ấy người đã ra người thiên cổ. Ôi! Nắng hạ mưa thu trái tiết. Tiên đế ơi! Tiên đế! Các quan nghe Thị Xuân nói thế cũng sụt sùi ngấn lệ. Bùi Thị Xuân cắn răng đọc tiếp: "Từ nắng Hạ, mưa Thu trái tiết. Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên. Xiết bao kinh sợ lo phiền. Miêu thần đã đảo thuốc tiên lại cầu. Khắp mọi chốn thầy hay tìm rước. Phương pháp nào đổi được cùng chăng. Ngán thay mày tạo bớt bằng. Bóng mây thoắt đã ngất chừng xe loan!. Cuốc tụ tán bi hoan kíp bấy.