Tử Nha thấy Hồng Cẩm bị trói từ trên sa xuống biết là Long Kiết công chúa đã bắt được đem về. Chẳng bao lâu, Long Kiết công chúa vào phủ, Tử Nha đứng dậy thưa:- Nhờ công chúa cứu độ, xã tắc và muôn dân đều mang ơn.Long Kiết công chúa nói:- Từ lúc tôi xuống Tây Kỳ đến nay chưa lập được công chi, nay bắt Hồng Cẩm về đó, tùy ý Thừa tướng xử trí.Nói rồi vào phòng an nghỉ. Tử Nha truyền dẫn Hồng Cẩm đến và nói:- Những tướng nghịch mạng như ngươi chẳng tướng nào trở về được.Liền truyền Nam Cung Hoát đem ra pháp trường xử trảm. Nam Cung Hoát vâng lệnh vừa dẫn ra, bỗng có một ông già vừa chạy đến thở hổn hển, la lớn:- Hãy khoan chém đã.Nam Cung Hoát thấy ông lão ấy dung mạo như một đạo sĩ, nên không dám trái lời, vội chạy vào phủ thưa với Tử Nha:- Có một vị đạo nhân đến ngăn cản, không cho chém Hồng Cẩm, xin Thừa Tướng quyết định lẽ nào? Tử Nha truyền mời đạo sĩ vào. Ðạo sĩ nói với Tử Nha:- Tôi là Nguyệt Hiệp lão nhân Nguyệt lão đến đây vì Phù Nguyên tiên ông có nói Long Kiết công chúa và Hồng Cẩm trời định mối lương duyên và Thừa Tướng sẽ có thêm một tướng phá năm ải, vì vậy lão phu đến đây, xin Thừa Tướng chớ cãi lời.Tử Nha nghĩ thầm:- Long Kiết công chúa là một vị tiên cô trên thượng giới, lẽ nào sánh duyên với một kẻ phàm tục? Nghĩ rồi truyền Ðặng Thiền Ngọc đến kể hết mọi điều, và dạy Ðặng Thiền Ngọc trao lời lại với Long Kiết công chúa, xem Long Kiết công chúa quyết định như thế nào. Ðặng Thiền Ngọc tuân lệnh, mời công chúa qua phòng mình đàm đạo. Long Kiết công chúa hỏi Ðặng Thiền Ngọc:- Cô nương mời ta qua đây nói chuyện chi? Ðặng Thiền Ngọc nói:- Nay Nguyệt lão đến đây bảo Long Kiết công chúa có nhân duyên với Hồng Cẩm, vì tơ duyên đã buộc chân, Thừa Tướng và Nguyệt lão đang bàn luận trong trướng.Long Kiết công chúa hỏi:- Vì sao cô nương lại nói chuyện ấy với ta? Ðặng Thiền Ngọc nói:- Thừa Tướng cho đòi tôi đến, bảo tôi thưa lại với công chúa, xem ý kiến Long Kiết công chúa quyết định lẽ nào cho niết.Long Kiết công chúa than:- Vì ta phạm tội, bị đày xuống núi Phụng Hoàng không được về cung Diêu Trì hầu hạ mẹ ta là Vương mẫu. Nay xuống đây giúp Thừa Tướng chinh Ðông, lập công chuộc tội để sớm được về cõi tiên, không ngờ lại mắc dây oan nghiệt!Ðặng Thiền Ngọc không dám nói nữa. Bỗng có Tử Nha và Nguyệt lão bước tới, Long Kiết công chúa và Ðặng Thiền Ngọc ra chào. Nguyệt lão nói:- Bởi công chúa vương chút duyên trần nên phải đọa vào cảnh tục, nợ trần thế xong rồi thì mai sau cũng trở về tiên. Vả Tử Nha cũng gần bái tướng đăng đàn, vào lấy Ngũ quan, Long Kiết công chúa và Hồng Cẩm đều có sức giúp đỡ, lưu tiếng ngàn thu, cũng nên lập một chút công cho tiêu tội, mai sau Diêu Trì kim mẫu sẽ có chiếu chỉ rước về. Số trời định như vậy chẳng lẽ trái được. Bần đạo tuân lệnh Phù Nguyên tiên ông đến đây tác hợp, nếu trễ chút nữa, Hồng Cẩm bị chém đầu thì cuộc nhân duyên lỡ làng, chúng tôi mang tội và công chúa vẫn còn dai dẳng nợ hồng trầnLong Kiết công chúa nói:- Không ngờ dây oan trái tìm đến vấn vương. Tiên ông là người coi việc nhân duyên trong thiên hạ, ta làm sao cãi được.Nguyệt lão và Tử Nha mừng rỡ, liền tha Hồng Cẩm, đem thuốc tiên đơn xức các vết thương, định ngày phối ngẫu. Hồng Cẩm được xe duyên cùng Long Kiết công chúa, còn gì sung sướng hơn, vội ra ngoài thành bảo Quý Khương đem binh đến hàng Châu. Ðêm Hồng Cẩm và Long Kiết công chúa động phòng hoa chúc vào ngày mồng ba tháng ba, năm thứ hai mươi của niên hiệu vua Trụ. Rạng ngày Võ Vương lâm triều, bá quan chầu chực, Tử Nha dâng biểu như sau:" Tôi dâng sớ là Thừa tướng Khương Thượng, trôm nghe trời đất là cha mẹ muôn loài, con người khôn ngoan hơn vạn vật. Làm vua trị nước, làm thầy dạy dân, giúp Thượng Ðế trấn bốn phương, vỗ an trăm họ.Nay Ân Thọ bỏ nghiệp Thành Thang, bá tánh không an, trời đất đều giận. Trụ Vương giết tôi can gián, bỏ đạo luân thường, xa kẻ trung lương, mê đường tửu sắc, cứ việc ăn chơi, sống trên đau khổ của trăm họ. Tám trăm chư hầu quyết hội nơi Mạnh Tân. Cầu chúa thượng kéo binh hùng qua Tị Thủy. Người vô đạo phải trị, dân bất hạnh cũng nên thương, xin chọn ngày tốt buông cương kẻo chư hầu hoài vọng.Xin trên xuống lệnh để dưới thi hành.Nay sớ. " Võ Vương nghe xong, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:- Thượng phụ kết tội Trụ vương vô đạo, bất nhân, cũng nên chinh phạt, song Tiên vương lúc chết có di ngôn: Làm con không được cãi cha, làm tôi không được đánh chúa. Ta không thể trái lời tiên vương được. Vậy chư hầu ai muốn phạt Trụ mặc họ, ta với Thượng phu cũng nên giữ lời di chúc cho tròn đạo là hơn.Tử Nha tâu:- Tôi không dám cãi lời Tiên vương di chúc, song hiện nay chư hầu đều họp mặt tại Mạnh Tân, quyết mời chúa công d='height:10px;'>
- Nay Khổng Tuyên đón đường, phải cây đến hiền hầu giúp sức. Tôi thật mang ơn.Sùng Hắc Hổ yêu cầu Tử Nha đưa đến ra mắt Võ Vương. Võ Vương tiếp đãi Sùng Hắc Hổ rất trọng. Sùng Hắc Hổ nói:- Nay đại vương đem binh phạt Trụ, cứu dân ơn đức vô cùng. Khổng Tuyên đón đường chỉ là chuyện nhỏ.Võ Vương nói:- Ta tài mọn, đức mỏng, được các vị đại vương khuyên bảo nên mới cất nghĩa binh. Nay đi chưa khỏi nước đã có sự ngăn trở. Ta chắc lòng trời chẳng thuận, nên muốn lui binh để sửa mình tu nhân tích đức.Sùng Hắc Hổ nói:- Ðại vương nghĩ sai rồi. Nay Trụ vương đáng tội thiên hạ đều oán thán, tám trăm chư hầu đều ước vọng có một minh quân, sá gì Khổng Tuyên mà làm ngã lòng các tướng, thất vọng mọi người.Võ Vương nghe nói mừng rỡ vội rót rượu đãi Sùng Hắc Hổ. Sùng Hắc Hổ uống thêm ít chén rồi ra ngoài. Hôm sau Sùng Hắc Hổ họp lực cùng ba tướng ở núi Phi Phụng kéo binh ra trận gọi tên Cao Kế Năng ra ứng chiến.Khổng Tuyên nghe quân báo liền sai Cao Kế Năng ra trận.Cao Kế Năng thấy mặt Sùng Hắc Hổ nổi giận mắng:- Sao ngươi lại trợ Tây Kỳ? Té ra chúng bay muốn gom lại một chỗ để ta dễ bắt.Sùng Hắc Hổ nói:- Thất phu! Không biết lợi hại. Nay bốn cõi đều một lòng bỏ Trụ, ngươi tài năng gì mà dám chống mệnh trời? Có phải hôm trước ngươi đâm chết Hoàng Thiên Hóa không? Cao Kế Năng cười lớn:- Chẳng phải một Hoàng Thiên Hóa không đâu, chúng bây cũng không có đứa nào khỏi rơi đầu.Nói rồi đâm một thương, Sùng Hắc Hổ đưa búa ra đỡ. Ðánh được ít hiệp, Văn Sinh cầm chĩa ba lướt tới, Thôi Anh, Trương Hùng vào trợ lực, vây Cao Kế Năng vào giữa.Bấy giờ Tử Nha nghe binh ó, gọi Hoàng Phi Hổ đến nói:- Sùng quân hầu đến giúp ta sao tướng quân chẳng ra trợ chiến? Hoàng Phi Hổ thưa:- Tôi buồn bực đứa con nên quên mất công việc.Nói rồi cỡi thần ngưu ra trận gọi lớn:- Sùng quân hầu! Có tôi trợ chiến đây, quyết giết cho được cừu nhân.Nói rồi xông vào hỗn chiến.