Con trưởng vua Linh vương nhà Chu tên là Tấn, tên tự là Tử Kiều, vốn người thông minh trời phú, hay thổi ống sinh, theo tiếng chim phượng hoàng. Chu Linh vương lập làm thái tử. Năm mười bảy tuổi, đi chơi sông Y và sông Lạc, lúc về ốm chết. Linh vương thương xót vô cùng. Có người báo rằng:- Chúng tôi trông thấy thái tử cưỡi con hạc trắng, đang thổi ống sinh, lại nhắn bảo cư dân nói lại với thiên tử rằng thái tử the Phù Khâu (một vị tiên) đi chơi Tung Sơn, vui vẻ lắm, thiên tử chớ nên thương nhớ.Chu Linh vương sai đào mộ lên xem thì chỉ thấy có áo quan không, mới biết là đã lên tiên rồi. Mấy năm sau, Linh vương nằm một thấy thái tử Tấn cưỡi hạc đến đón; khi tỉnh dậy, còn nghe văng vẳng có tiếng sinh ở ngoài cửa. Linh vương nói:- Con ta đã đến đón thi ta nên đi!Bèn truyền ngôi cho con thứ là Quí, rồi không bệnh mà chế. Qúi lên nối ngôi, tức là Chu Cảnh vương. Năm ấy, Sở Khang vương cũng chết. Quan lệnh doãn là Khuất Kiến liền lập người em cùng mẹ với Sở Khang vương lên làm vua. Chưa được bao lâu Khuất Kiến cũng chết. Công tử Vi thay làm lệnh doãn.Lại nói chuyện quan tướng quốc nước Tề là Khánh Phong từ khi chuyên giữ quyền chính, càng sinh ra hoang dâm vô độ. Một hôm, uống rượu ở nhà Lư Bồ Miết. Lư Bồ Miết sai vợ ra mời rượu. Khánh Phong trông thấy làm vừa ý, liền cùng với vợ Lư Bồ Miết tư thông, rồi gia cả quyền chính cho con là Khánh Xá, đem vợ cùng nàng hầu và của cải sang ở nhà Lư Bồ Miết. Khánh Phong tư thông với vợ Lư Bồ Miết. Lư Bồ Miết cũng cùng với vợ và nàng hầu của Khánh Phong tư thông, hai bên không kiêng kỵ gì nữa, nhiều khi họp nhau uống rượu đùa bỡn, khi đã say thì chung chạ lăng nhăng, các người xung quanh ai cũng phải bưng miệng mà cười. Lư Bồ Miết nói với Khánh Phong xin triệu nguời anh là Lư Bồ Quí ở nước Lỗ về, Khánh Phong thuận cho. Khi Lư Bồ Quí về đến nước Tề, Khánh Phong để cho theo hầu người con là Khánh Xá. Khánh Xá sức khoẻ hơn người, thấy Lư Bồ Quí cũng có sức khoẻ và lại khéo nói, nên có lòng yêu, bèn gả con gái là Khánh Khương cho Lư Bồ Quí. Lư Bồ Quí chỉ dốc một lòng báo thù cho Tề Trang công, nhưng không biết ai là người cùng lòng, mới nhân khi theo Khánh Xá đi săn, hết sức khen tài vũ dũng của Vương Hà. Khánh Xá hỏi:- Vương Hà bây giờ ở đâu?Lư Bồ Quí nói:- Hiện đang ở nước Cử.Khánh Xá sai nguời đi triệu Vương Hà về, Vương Hà về nước, Khánh Xá cũng có lòng yêu. Từ khi Thôi Trữ và Khánh Phong nổi loạn, hai người sợ bị ám sát, nên đi đâu cũng có quân sĩ cầm giáo hộ vệ, sau thành ra lệ quen. Khánh Xá tin yêu Lư Bồ Qúi và Vương Hà, mới dùng hai người ấy cầm giáo theo hầu ở bên cạnh.Theo lễ cũ, nhà công dọn bữa ăn cho các quan khanh và đại phu thì mỗi ngày dùng hai con gà. Bấy giờ Tề Cảnh công hay ăn chân gà, một bữa hết mấy chục con; các quan đại phu cũng đều bắt chước, thành ra gà là một món ăn quí, giá mua vọt lên, nhà bếp chi tiêu không đủ, phải sang nói với Khánh Xá để xin thêm.Lư Bồ Quí muốn tỏ điều ác của Khánh Xá, mới xui Khánh Xá không cho, bảo rằng:- Đồ ngự thiện (món ăn của vua) tuỳ ý mà làm, cứ gì phải gà!Vì vậy nhà bếp lấy thịt vịt thế vào. Lũ nhà bếp lại tưởng thịt vịt không phải là đồ ngự thiện nên đã ăn vụng đi cả. Ngày hôm ấy, quan đại phu là Cao Mại (tên tự là Tử Vĩ) và Loan Táo (tên tự là Tử Nhã) ngồi hầu cơm. Tề Cảnh công trông thấy mâm cơm không có món chân gà, chỉ có xương vịt mà thôi bèn nổi giận nói rằng:- Họ Khánh cầm quyền chính mà dám bớt ngự thiện, khinh ta đến thế là cùng!Nói xong liền bỏ ăn mà đi ra. Cao Mại toan đến trách Khánh Phong. Loan Táo can ngăn mãi, Cao Mại mới thôi. Sau có người nói chuyện với Khánh Phong. Khánh Phong bảo Lư Bồ Miết rằng:- Cao Mại và Loan Táo có ý giận ta, biết làm thế nào?Lư Bồ Miết nói:- Giết thì giết đi, can chi mà sợ!Lư Bồ Miết đem chuyện nói với anh là Lư Bồ Quí. Lư Bồ Quí bàn mưu với Vương Hà rằng:- Cao Mại và Loan Táo đang giận nhau với họ Khánh, ta có thể nhờ sức được.Đêm hôm ấy, Vương Hà đến yết kiến Cao Mại, nói với Cao Mại rằng:- Họ Khánh đang muốn trị họ Cao và họ Loan.Cao Mại nổi giận nói:- Khánh Phong ngày xưa đồng mưu với Thôi Trữ để giết Trang công, nay họ Thôi đã diệt rồi, chỉ còn có họ Khánh, ta nên báo thù cho tiên quân.Vương Hà nói:- Tôi vẫn có chí ấy! quan đại phu mưu việc ngoài, tôi mưu việc trong, làm gì mà không nổi!Cao Mại liền đi bàn mưu với Loan Táo định thừa cơ khởi sự. Bọn Trần Vô Vũ, Bão Quốc (cháu Bão Thúc Nha) và Án Anh đều biết cả, nhưng ai cũng ghét họ Khánh chuyên quyền, không ai chịu nói. Lư Bồ Quí và Vương Hà bói việc đánh họ Khánh, trong quẻ có câu rằng:- "Con hổ dời huyệt con bưu thấy huyết".Lư Bồ Quí đem đến hỏi Khánh Xá rằng:- Có người muốn đánh kẻ thù, bói được quẻ này không biết tốt hay xấu?Khánh Xá nói:- Đánh được! Hổ cùng bưu là cha con, đã phải dời huyệt và thấy huyết, còn gì mà không đánh được! chẳng hay kẻ thù là ai?Lư Bồ Quí nói:- Một người trong đám hương lý.Khánh Xá không nghi hoặc gì cả. Tháng tám năm ấy Khánh Phong đem Khánh Tự và Khánh Di đi săn bắn ở Đổng Lai; lại cho Trần Vô Vũ đi theo. Trần Vô Vũ từ bi0px;'>
- Cái bảng nầy có ý nghĩa gì vậy?Tử-Hàm nhìn Thạch-hậu, rồi mỉm cười đáp:- Ðó là lời của Tiên-vương tôi dạy, và Chúa-công tôi ghi nhớ.Thạch-hậu nghe nói, lòng bớt nghi ngờ, quay lại đón Chu-hu vào.Vừa vào đền nơi, Chu-hu toan cúi mình thi lễ, thì bông có tiếng Tử-hàm hét lớn:- Ta phụng mệnh vua nhà Châu, bắt hai tên loạn tặc Chu-hu và Thạch-hậu, còn các đồ-đảng đều được tha tội.Tức thì quân giáp-sĩ áp lại bắt Chu-hu và Thạch-hậu trói lại lập tứcLúc bấy giờ, Tử-hàm mới đem bức thư của Thạch-thác đọc cho mọi người nghe. Rõ ra đó là mưu của Thạch-thác muốn trừ loạn, ai nầy đều hài lòng. Kế đó, Trần hoàn-công định đem Chu-hu và Thạch-Hậu ra chém, nhưng các quan can gián: - Thạch-hậu là con của Thạch-thác, chưa biết ý kiến của Thạch-thác thể nào, xin Chúa-công mời sang nước Vệ nghị tội mới tránh khỏi điều oán trách sau nầy.Xét thấy câu nói ấy có lý, Trần hoàn.Công truyền đem giam Chu-hu nơi Bộc-ấp, Thạch-hậu nơi Trần-đô để khối liên lạc với nhau. Ðoạn cho người sang nước Vệ báo tin cho Thạch-thác biết.Thạch-thác từ khi cáo quan dưỡng lão, không đi đâu nửa bước, nay được thư nước Trần vội vã vào triều thương nghị. Lúc đó bá quan đủ mặt, Thạch-thác mở thư ra đọc, mới biết Chu-hu và Thạch-hậu đều bị bắt chỉ còn đợi người sang Trần quyết định mà thôi. Các quan đều nói:- Ðấy là việc lớn cùa quốc-gia, chúng tôi một lòng trông cậy vào ý kiến của Ngài cả.Thạch-thác nói:- Hai đứa phản-loạn nầy không thể nào dung thứ được. Tội đáng chém đầu. Vậy ai có thể vì nước mà cán-đáng việc nầy?Quan Thái-tể Xủ bước ra thưa:- Kẻ loạn tặc ấy ai cũng có thể giết được . Tôi tuy phận hèn song cũng lấy làm ức. Xin cứ giao việc ấy cho tôi.Các quan đều đồng thanh nói:- Phải! Việc ấy mà giao cho quan Hữu-tế là phải lắm! Nhưng xét ra Chu-hu mới là chánh-phạm, còn Thạch-hậu là kẻ a-tùng tưởng nên châm chế.Thạch-thác nghe nói, nổi giận, hét:- Chu-hu phản nghịch, chính tại đứa con tôi mà ra. Nay các quan nghị như thế là nghi tôi có tình riêng với nó hay sao. Thôi, tôi phải thân hành đến đó mà chém đứa loạn thần ấy thì mới dám nhìn vào lăng miếu của tiền nhân tôi! Nhụ-dương-Kiên nói:- Thôi, thôi, xin lão-quan chớ giận, để cho tôi đi thay cho.Thạch-thác liền sai Thái-tể Xủ qua Bộc-ấp mà chém Chu-hu, còn Nhụ-dương-kiên thì sang Trần-đô mà chém Thạch-hậu. Rồi lại sai người sắm xe giá sang nước Hình mà rước công-tử Tân về.Thái-tể Xủ và Nhụ-dương-kiên qua đến nước Trần, vào ra mắt Trần hoàn-công, đoạn thi hành sứ mạng mình.Khi Thái-tế Xủ đến Bộc-ấp, truyền quân dẫn Chu-hu đến.Trông thấy Thái-tể Xủ, Chu-hu kêu lớn:- Có phải người đến đây để cứu ta chăng?Thái-tể Xủ lắc đầu đáp:- Không phải để cứu, mà để giết.Chư-hu trợn mắt hỏi:- Ngươi làm tôi của ta, sao dám phạm đến ta?Thái-tể Xủ mĩm cười, đáp:- Nước Vệ trước kia có ngươi bề tôi mà dám giết vua. Vì vậy, hôm nay ta bắt chước!Nói xong, truyền quân chém đầu.Còn Nhụ-dương-kiên khi đến Trần-đô cũng đem Thạch-hậu ra chém.Thạch-hậu nói:- Muốn chém ta cũng được, song hãy đưa ta về nước để ta trông thấy mặt phụ thân ta đã.Nhụ-dương-kiên nói:-Ta vâng lịnh phụ-thân của ngươi mà đến đây giám-sát. Nếu ngươi muốn thấy mặt cha ngươi thì để ta chém xong, xách đầu về nước Vệ, hẳn ngươi được gặp mặt.Nói xong, vung gươm chém phứt.Nhà chép sử về sau có thơ khen Thạch-Thác:Tình nhà, nợ nước giữa hai đường,Thà bỏ tình riêng cứu nước non.Khí phách còn lưu trong sử sáchTấm gương đại-nghĩa kẻ trung-thầnKế đó, công-tử Tân được rước về vào nhà Thái-miếu làm lễ cáo tế, rồi tức vị chư-hầu, xưng hiệu là Tuyên-công, và phong cho Thạch-thác làm quốc-lão, coi giữ việc triều-chính. Từ ấy, nước Trần và Vệ càng thêm thân mật hơn trước.Ðây nhắc qua Trịnh trang-công thấy năm nước đã rút binh về, bèn sai người đến Trường-các dò xem tin tức của Công-tử Bằng.Bỗng nghe tin Công-tử Bằng vừa trốn về, xin vào yết kiến.Trịnh trang-công lật đật cho vào, hỏi thăm duyên cớ. Công-tử Bằng tâu:- Trường-các đã bị binh Tống chiếm đoạt thành trì, nên tôi mới trốn về đây, xin hiền-hầu đoái tưởng.Nói xong, Công-tử Bằng khóc oà. Trịnh trang-công tìm lời an ủi rồi khiến Công-tử Bằng ra tạm trú nơi quán dịch, và cấp bỗng lộc rất nhiều.Chẳng bao lâu, Trịnh trang-công được tin Chu-hu bị giết. Vệ-tuyên-công lên thay, bèn họp triều thần bàn bạc. Trịnh trang-công nói:- Trước đây Vệ sang đánh Trịnh là do Chu-hu chứ không can chi đến Vệ tuyên-công. Còn Tống, thì cố tình đánh Trịnh, nay ta muốn trả thù. Các quan nghĩ sao? Tế-Túc tâu:- Trước kia năm nước cùng cử binh một lượt đánh Trịnh, tuy không cố tình song hành-động có liên-quan. Nếu ta cử binh đánh Tống, thể nào bốn nước kia cũng sợ vạ lây mà đem binh giúp Tống. Vậy trước nhất, phải sang hòa-hiếu nước Trần nước Lỗ rồi sẽ đánh Tống.Trịnh trang-công nghe theo lời bàn ấy, liền cho người sang nước Trần giảng hòa. Trần hoàn-công không chịu nhận. Công-tử Ðà thấy thế hỏi:- Kết thân với một nước láng-giềng là việc tốt, cớ sao Chúa-công lại từ chối.Trần hoàn-công nói:- Trịnh trang-công mưu trí khó lường. Tại sao Tống và Vệ là hai nước lớn mà Trịnh không đến cầu hòa, lại đến cầu hòa với Trần. Hẳn là có một dụng ý nào rồi! Vả lại trước kia ta giúp Tống đánh Trịnh, nay lại chịu hòa với Trịnh thì Tống sẽ giận ta. Ðược lòng Trịnh, mất lòng Tống, nước ta cũng không lợi gì.Nói xong, từ khước không chịu tiếp sứ.Trịnh trang-công nghe được, nổi giận nói với các quan:- Nước Trần cậy vào Tống và Vệ. Nay nước Vệ mới dẹp loạn chưa đả sức giúp đỡ ai. Nay ta giảng hòa với nước Vệ và Lỗ, rồi cứ binh sang đánh Tống và Trần ắt nên chuyện.Tề-Túc quỳ tâu:- Tâu Chúa-công, nước ta mạnh, nước Trần yếu, nay vô cớ chúng ta đến giảng-hòa, Trần nghi là ta có mưu kế mà không dám nhận. Vây xin Chúa-công cho quân tràn qua bờ cõi cướp giựt, rồi cho một sứ-giả có tài ăn nói đem những đồ đạc cướp được trả lại, tỏ tình thân mật, thì Trần sẽ chịu hòa. Trịnh trang-công cho là hữu-lý, liền phái năm đạo quân đến cướp phá nơi biên-thùy nước Trần, cướp được hơn một trăm xe lương thực chở về kinh đô nước Trịnh.Trần hoàn-công, nghe biên thùy bị quân Trịnh đến cướp, bèn họp các quan bàn bạc. Các quan còn đương luận kế, thì bỗng nghe có sứ-giả nước Trịnh là Dĩnh khảo-thúc đem các đồ bị cướp sang trả, và dâng thư của Trịnh trang-công. Trần hoàn-công lấy làm lạ, hỏi Công-tử Ðà: - Ðã đem binh cướp phá, lại cho sứ sang là ý gì vậy?Công-tử Ðà tâu: - Tâu Chúa-công đó là nước Trịnh muốn tỏ sự thật tâm của họ xin Chúa-công chớ nên khước từ.Trần hoàn-công cho Dĩnh khảo-thúc vào yết-kiến, và mở bức thư của Trịnh trang-công ra xem. Trong thư đại lược nói:Ngộ-sanh nước Trịnh, kính dâng thư nầy cho Trần hiền-hầu nhã-giám.Tôi cùng hiền-hầu thảy đều là bề tôi của nhà Châu, vì vậy trước đây tôi có sai sứ đến giao hảo. Chẳng ngờ hiền-hầu từ khước nên quân sĩ nơi biên thùy ngỡ hai nước có điều xích mích, mới tự tiện xâm phạm bờ cõi hiền-hầu. Hay được việc ấy tôi lấy làm áy náy, vội sai Dĩnh-khảo-thúc đem các vật bị cướp trả lại mà tạ tội. Mong từ đây hai nước kết nghĩa anh em, chắc hiền-hầu không nỡ từ chối. Trần hoàn-công xem thư xong, liền tiếp đãi Dĩnh khảo-thúc rất niềm nỡ.Ðoạn cho Công-tử Ðà sang đáp lễ.Hai nước bắt tay giao hảo. Lúc bấy giờ Trịnh trang-công mới hỏi Tề-túc:- Nay đã hòa với Trần rồi, thế thì ta làm cách nào để đánh Tống?Tế-Túc tâu: - Tâu Chúa-công, nước Tống là một nước lớn lại được vua Châu trọng đãi, chớ nên đánh vội. Trước kia Chúa-công đã muốn vào chầu triều Châu nhưng vì mắc đi phó-hội với nước Tề tại Thạch-môn, sau đó bị Chu-hu dấy loạn, mà phải bỏ dở dự tính. Nay Chúa-công hãy vào triều Châu, rồi trở về dối, xưng là có mạng vua, họp quân nước Tề và Lỗ sang phạt Tống. Như vậy ắt thắng đặng.Trịnh trang-công cho lời của Tề-túc là hợp lý. Bèn giao việc triều chính cho Thế-tử Hốt, rồi cùng Tề-Túc lên đường sang triều Châu.Chu-công Hắc-Kiên nghe tin, khuyên Châu hoàn-vương nên tiếp đãi Trịnh trang-công cho tử-tế, để làm gương cho các chư hầu.Tuy nhiên, Châu hoàn-vương vốn ghét Trịnh trang-công, nhất là nhớ đến việc Trịnh sang cướp lúa, lòng vẫn chưa nguôi. Lúc Trịnh trang-công vào chầu, Châu hoàn-vương hỏi:- Sao bên nước Trịnh năm nay mùa màng ra thế nào?Trịnh trang-công tâu: - Tâu Bệ hạ, nhờ hồng-phước của Bệ-hạ, năm nay không bị thiên-tai hạn-hán.Châu hoàn-vương cười lớn, nói:- Thật là may! Nước Trịnh có được mùa thì nhà Châu mới còn lúa đất Ôn, đất Thành mà ăn chứ!Thấy Châu hoàn Vương nói nhiều điều gay gắt, Trịnh trang-công bèn bái tạ lui ra. Châu hoàn-vương không thết đãi chi hết, chỉ sai người đem ra ban cho Trịnh trang-công mười xe lúa và dặn: - Cho lúa nầy để dành ăn lúc mất mùa .Trịnh trang-công nói với Tề-túc:- Tại ngươi khiến ta vào chầu vua, nên phải hứng lấy những lời mỉa-mai cay đắng. Nay vua lại còn ban mười xe lúa để ngạo ta, ý ta không muốn lãnh, vậy phải đùng lời chi mà từ chối.Tề-Túc tâu:- Các nước chư-hầu kính trọng nước Trịnh là vì đã mấy đời nước Trịnh làm Khanh-sĩ nơi triều Châu. Nay vua đã cho, nếu chúa-công không lãnh, ắt các chư hầu đều biết Chúa-công không thuận với vua nữa. Mà vua đã không ưa Trịnh, các chư hầu còn trọng gì đến Trịnh?Trong lúc đương thương nghị, xảy có Châu-công Hắc-kiên đến thăm, lại cho riêng hai xe vàng lụa.Trịnh trang-công hỏi Tề-Túc. - Châu-công Hắc-kiên chẳng biết có ý gì mà lại kính-trọng ta như thế?Tề-Túc tâu:- Vua nhà Châu có hai người con trai: người lớn là Ðà, người nhỏ là Khắc. Vua Hoàn-vương yêu con thứ, muốn gởi gắm cho Châu-công Hắc-kiên mưu việc lập con thứ sau nầy vì vậy Châu-công Hắc-kiên muốn mua lòng Chúa-công. Chúa-công nên nhận vàng lụa ấy mà dùng vào việc khác. Trịnh trang-công hỏi:- Ý ngươi muốn dùng vào việc chi?Tề-Túe tâu: - Chúa-công vào triều Châu, các chư hầu đều biết. Nay đem lúa của Châu-công Hằc-kiên chia làm mười xe, lấy gấm gói lạe='height:10px;'>