Hôm ấy là hôm mồng ba tháng bảy... Bên nhà bà Nghè Thuyên, mấy mẹ con vừa ăn cơm sáng xong đang ngồi nói chuyện với nhaụBà Cụ nói:- Tôi tính sửa soạn mai tốt ngày thì dọn về, hai người nghĩ saỏ- Sao má nôn về thế? Oánh trả lờị Tôi tưởng chẳng có việc gì gấp ta ở lại chơi đến rằm cũng được.- Trước sau mươi ngày cũng nỏ làm chị Ta vào đây tính ra chỉ còn vài hôm nữa là vừa chẵn hai tháng, chơi như vậy đã vừa lắm. Vào đây là cốt để cho con Tư hắn dưỡng cho khỏe thì nay nhờ trời mười phần hắn đã khá được năm sáu rồị Bỏ vắng nhà lâu quá không nên và rốn lại ngày nào là tội cho con Hai ngày ấỵ Tội cả đêm khi hôm chẳng hề ngủ được vì nhớ sáp nhỏ quá.- Đã thế thì về là phải rồị Nhưng tôi lại tính cậy người mua giùm một ít cá thia và ít cùi phật thủ, nếu mai nay về thì sợ không kịp vì còn đi chào mấy chỗ quen đã.Bà Nghè đang dọn lại mấy cái chén đồ trà, nghe thế liền lắc đầu nói:- Thôi đi, mấy người thật hay bày vẽ lắm. Đi đâu thì đi có phải nhẹ nhàng hơn không, cứ mua chác cho hết tiền lại mang mang xách xách cho thêm chuyện. Cái khỏe không muốn cứ đòi cho được mệt, thật tôi không hiểu các ngườị Còn đi thăm anh em, cái đó là bổn phận rồị- Các ông bạn làm việc như ông Hồng đều ở công sở cả, đến tối mới thăm được, bây giờ thì hẳn đến thăm anh Trang vì anh ấy ở gần đây rồi luôn tiện đến chào ông Cửu một thể.Oánh vươn vai, đứng dậy đi lấy áo mặc.Nga nãy giờ ngồi nghe mẹ và anh bàn chuyện về thì nàng bỗng sinh ra vơ vẩn, không biết nên buồn hay vuị Đi chơi đâu thì cũng về, sự ấy rất thường, nàng tự nhỏ đến lớn cũng đã từng đi thăm các cô chị lấy chồng ở tận các tỉnh xa, đến khi về có buồn chăng nữa là chỉ vì tình chị em lưu luyến nhau thôị Giờ thì khác hẳn thế. Nàng nghe có một sự biến đổi gì nó sắp xẩy ra trong đời nàng, sự biến đổi ấy cơ hồ là bất lợị Trang! Cái tên ấy Oánh vừa mới gieo vào tai nàng mà trả lời cho những câu hỏi bề bộn trong lòng nàng vậỵ Nga biết rằng mình sẽ phải xa người thiếu niên, xa có lẽ không bao giờ còn lại gặp. Từ bữa tối chợ đêm thì không hề thấy mặt chàng một lần nàọ Nga lo ngại, nghĩ rằng không dè cái kế hoạch của nàng có hiệu quả mau như thế. Nhưng một người dễ giận hờn như chàng chắc là ngay thật lắm.Nàng bèn tưởng tượng Trang với thằng bé con theo ở, hai thầy trò lăn lộn với công việc làm ăn trên con đường thiên lý; ban đầu Trang còn thỉnh thoảng nhớ đến nàng, nhưng mỗi ngày đến sẽ xóa nhòa cái hình ảnh nàng một ít cho đến hồi chàng quên biệt. Rồi biết đâu chẳng có người hiểu biết chàng hơn sẽ đền đáp cho chàng một tấm tình trọn vẹn. Nghĩ đến đó, nàng nghe lạnh toát cả lòng.- Tư, mầy có đồ đạc gì cũng nên gói gắm bỏ vào rương hòm lần địNghe bà Cụ bảo thế, Nga vùng choàng dậy, uể oải đáp rằng:- Má nhất định mai về thật saỏ- Về thì về, còn thật với không gì nữạ Nhưng mầy nghĩ làm sao lại hỏi thế?- Không, con có nghĩ làm sao đâụNga làm mặt thản nhiên đứng dậy đi dọn dẹp chăn chiếu, nhưng kỳ thật là để cho được theo đuổi cái ý nghĩ riêng mình.Oánh thay quần áo xong đã bước ra sân ton tả đi đến nhà trọ của Trang. Đến nơi thấy bạn hai tay thủ túi, đang thơ thẩn dưới giàn mướp trong vườn, chàng liền cất tiếng gọi:- Anh Trang làm gì đó? Lại thôi xao chớ gì?Trang nghe tiếng, mừng rỡ, chạy ra chào và cầm tay Oánh giắt vàọTrong khi chàng xếp lại mấy tờ báo xáo lộn trên bàn, Oánh cứ nhìn theo chàng rồi bỗng nói:- Tôi trông anh hôm nay hư đi nhiều lắm. Mấy bữa đây không thấy anh ra bể chơi, hay là anh có cảm lãm gì chăng?Trang vin ngay vào câu hỏi bạn, đáp:- Vâng, tôi cũng có mệt xoàng, vì mấy bữa rày ít ngủ quá nên mất ngon miệng ăn uống có hơi kém. Sáng nay thì đã khỏe ra nhiềụChàng ngừng một lát, lại vui cười nói tiếp:- Nằm khểnh ở nhà mấy hôm chán quá, chiều nay tôi sẽ ra tắm.Oánh nghe bạn nói thế sực nhớ đến câu chuyện của mình liền hỏi:- Anh còn ở chơi đây lâủ- Vâng, tôi cũng chưa định khi nào về.- Tôi qua đây là để chào anh, vì mai nầy bên tôi phải dọn về Huế; tôi tính đi chuyến xe tốc hành.Nghe vừa dứt lời, Trang bỗng biến sắc mặt phải vờ cúi xuống lượm một mảnh giấy gì dưới gậm bàn cho bạn khỏi trông thấỵ Khi ngẩng đầu lên, chàng đã giữ được nét mặt tự nhiên như thường. Trang vội hỏi:- Anh không ở lại chơi đã, tôi tưởng trời còn nóng bức lắm kia mà!- Tôi cũng nghĩ như thế, nhưng má tôi lại sợ bỏ nhà lâu nên chỉ muốn về gấp. Vì vậy bên tôi hôm nay phải xếp đặt hành lý và giao trả lại nhà lại, còn tôi phải đi chào ít chỗ thân bằng nữạOánh đứng dậy bắt tay Trang:- Thôi, anh ở lại sức khỏe, khi nào về Huế có rộng thì giờ hãy lên tôi chơi, anh biết chỗ rồi thì phảỉTrang tiễn bạn ra cửa nói:- Vâng, anh ở địa đầu làng Cư chánh?- Phải rồi, anh cứ đi đến Cầu Lim rồi thẳng tới chừng nửa cây số sẽ đến một cái rẫy nằm phía bên tay mặt và cách đường cái không bao xa, bên ngoài toàn rào bằng gai bốm, ấy chính tôi ở đấỵ Nhưng miễn anh đi đến Cầu Lim rổi cứ hỏi mấy bác điền phu là tự khắc biết.- Vâng, và tôi xin kính lời hầu thăm cụ bên nhà.- Cám ơn!- Mạnh giỏi nhé!Chờ cho Oánh đi ra khỏi con đường hẻm rồị Trang mới trở về phòng nằm nghĩ ngợị Gia đình Oánh dọn về! Nga về! Cái đoạn gặp gỡ của chàng và cô em gái bạn đến đó là liễu kết rồị Còn có khi nào gặp nhau nữa chăng? Có lẽ không bao giờ vậỵ Nhưng gặp để làm gì? Trang tự hỏi mà không kiếm ra câu trả lờị Vì chàng chưa hề có ngỏ bày với Nga một lời tâm sự. Tuy bao nhiêu cử chỉ của chàng đã để lộ cái cảm tình chàng ra một cách rõ rệt nhưng chắc gì Nga trông thấy, hoặc là nàng trông thấy mà không sá bận lòng đến thì saỏ Có lẽ cái ức thuyết sau nầy đúng hơn, một người con gái bao giờ cũng soi thấy được nỗi khổ tâm của những kẻ thổn thức vì mình. Trang nhớ lại cái đêm Nga đi với Hồng thì nỗi thất vọng lẩn với sự căm hờn làm cho chàng rất khốn đốn. Từ hôm chàng thề tuyệt giao với Nga thì chàng đã giữ lời hứa không ra bể lần nàọ Vậy bây giờ Nga đi chính là hợp với ý muốn của chàng còn phải nghĩ suy gì nữảTrong đạo bằng hữu, Oánh đã đến thăm chàng, lẽ phải là chàng cũng nên đáp lễ lạị Nhưng làm như thế thì Trang sẽ để cho Nga trông thấy vẻ mặt sầu thảm của mình, - chàng không muốn cho cô ta hưởng sự đắc thắng ấy - thứ nữa là chàng liệu có đè nén được sự cảm xúc trong khi từ biệt chăng? Trang không có một chút tự tin về điều đó. Vả chàng nghĩ rằng Oánh là người có độ lượng, dẫu không đến chắc bạn cũng chẳng chấp trách nàọĐến sáng mai nhằm ngày chủ nhật, bên nhà bà Nghè còn đang sửa soạn lên tàu thì Hồng và ông Cửu Bạch đã đến thăm mà đi đưa luôn thể.Nga có ý mong đợi Trang và lấy làm lạ sao chàng không đến. Nàng đếm từng phút thì giờ đi qua mà sốt ruột. Nga không ngờ mình đối với người thiếu niên lại nặng tình đến thế. Bây giờ sắp xa cách thì bao nhiêu nỗi niềm hiềm tị nàng tuyệt nhiên không còn nữạ Trang dẫu thế nào cũng là một con người hiếm có.Mỗi một tiếng động, mỗi một lời nói của khách đi qua trước nhà đều làm cho nàng giạt mình chú ý, chạy ra cửa nom dòm. Nhưng chàng chưa đến! Mỗi lẫn như thế là mỗi cái hy vọng tan tành. Trang tình tệ thật, lại không bằng những kẻ như ông Cửu Bạch, ông Tham Hồng. Trang giận nàng đến thế chăng? Chàng bị điều gì ngăn trở chăng? Càng gần đến giờ, mấy câu hỏi ấy lại càng làm cho tâm thần nàng rối loạn.Đến khi ai nấy đã đều giục giã ra đi, Nga tưởng chừng như bị ai giầy xéo lên trên lòng. Nàng mới hay từ thuở Thạch mất rồi, mấy tháng ở Mỹ Khê chính là những ngày tốt đẹp nhất trong cái đời vô vị của nàng, những ngày ấy, khốn nỗi! Nàng đã thờ ơ để nó đi qua rất vô vị! Nga muốn kêu cầu Thạch đến giúp đỡ nàng, nhưng người tình cũ bấy giờ như lùi hẳn vào trong cái ký vãng mù mịt xa xăm, không còn gọi được. Nga tưởng tượng mọi người đều lìa bỏ mình mà rất đỗi kinh hoàng.ở trên xe lửa, sau khi một hồi còi đã rúc, Nga vẫn còn sững sờ quên đáp lại cái chào sốt sắng của Hồng, nó ngụ biết bao tình quyến luyến. Hồng thấy vậy liền yên trí rằng nàng hoặc vì hổ ngươi, hoặc vì cảm kích quá mà giả lờ đi vậỵ Kẻ chưa từng gặp sự thất bại ở đời vẫn thường có những cái lý luận lạc quan ấỵXe đã mở máy sình sịch chạỵ Giây phút, ngồi trông cây cối vùn vụt đưa qua trước mắt nàng, những ý tưởng của Nga nó cũng thốt nhiên quay cuồng như chong chóng. Những kẻ qua lại, chào xáo hai bên nàng, nàng tuyệt không nghe thấy gì. Uể oải, hai mắt nàng dần dần ríu lạịBãi bể Mỹ Khê, dưới một buổi chiều tà rực rỡ bỗng hiện ra trong trí nhớ nàng như một cảnh thần tiên. Khi nàng gặp Trang lần thứ nhất, khi hai người đang đụt mưa trong xóm thuyền chài, khi chàng đánh bạo đến thăm nàng ốm, khi ăn hàu, bao nhiêu chuyện ấy hầu như là một giấc chiêm baọTrong khi đó, một người cũng khắc khoải vì nàng đang lủi thủi trên con đường núi Tiên Sa là Trang vậỵ Sự giận dỗi ghen tức không đủ làm cho chàng quên được Ngạ Suốt một đêm thao thức, chàng lấy làm kinh ngạc mà biết rằng mình vẫn yêu, yêu rất mực nồng nàn.Tang tảng sáng chàng đã chỗi dậy khoác áo ra địMọi ngày, khi nào có điều lo nghĩ gì, Trang vẫn làm như thế. Không phải chàng định ý tìm cách khuây lảng được rồị Nhưng có cái gì nó bắt buộc chàng phải vận động, cho đến khi nào thân thể mệt nhoài tê liệt mới thôịTrang bước ra khỏi nhà, thấy trước mặt là đường lên Tiên Sa, chàng liền xăm xăm đi vào đó.Thế rồi, trên con đường núi khúc khuỷu, gồ ghề, chàng lại tha hồ tưởng nhớ Ngạ Nga bấy giờ lên xe rồi, nàng đã đến ga ấy, ga ấỵ Sao chàng lại để cho nàng đi như thế? Trong hai tháng tròn gần gụi chán gì cơ hội cho chàng tỏ tấm tình yêu dấu rạ Những kẻ bạo dạn vẫn thường được túc nguyện, sao chàng không bắt chước? Nga chỉ yêu người tình cũ là vì nàng chưa nếm đến cái phong vị mặn mà của một mối tình mới nàọ Một người con gái đa cảm như nàng, lại ở vào cái cảnh giàu sang không có thể ở vậy già đời mà xem cái xuân mình nó lỡ làng đi qua được. Nga nhận lời đi xem hội với Hồng như thế đủ biết rằng cái kiên tâm của nàng đã bị lay chuyển rồị Sao Hồng lại được biệt đãi hơn chàng? Luôn mấy ngày, Trang cứ căm giận nàng về chỗ đó. Nhưng biết đâu chàng chẳng lầm? Nếu Nga với Hồng cùng đi với nhau chỉ là ngẫu nhiên gặp gỡ giữa đường thì saỏTrang còn đương loay hoay nghĩ thế thì đã đến nơi nghĩa địa của mấy người lính thủy Tây Ban Nhạ Đứng trước các ngôi mộ ấy, chàng bỗng hồi tưởng lại cái khí tượng hào hùng của những kẻ xông pha trên mặt bể hiểm nghèo, những kẻ đó có lẽ coi nhẹ cảnh gia đình êm ấm. Cách sinh hoạt éo le của hạng người ấy, trên sóng, đầu gió, có một cái khí vị ngây ngất, phi thường... Trang bấy giờ nhận thấy cái ái tình nó nhỏ nhen quá. ở đời còn thiếu chi sự nghiệp lừng lẫy đủ kích thích chàng? Hồi nhỏ đi học, chàng có nghĩ rằng đến lúc trưởng thành sẽ để tiêu trầm nghị lực trong chốn tình trường chăng?Thỉnh thoảng, một đoàn năm bảy bác tiều phu, nhễ nhại mồ hôi, lại gánh củi đi qua bên chàng. Người nào người ấy đều một thứ áo quần nhuộm chàm rách mướp, để lộ từng miếng da bị nắng đốt đỏ bầm. Trang nghĩ rằng mấy người đó ăn mai chạy chiều, đâu có thì giờ dư dật như chàng để thất vọng vì tình.Chàng có ý thẹn, gượng cười tự nhủ rằng chẳng bao lâu nỗi lòng chàng sẽ nguôi ngoai vậỵ Rất đỗi Dinh, chàng còn quên được thay, huống gì một kẻ chỉ thoáng qua trong đời chàng. Chàng nhớ lại những nỗi đau đớn Dinh đã gây cho chàng ngày trước mà rợn mình. Không, chàng không có gan dấn thân vào cạm một lần nữạNhưng hôm ấy, ở Tiên Sa về, Trang có một vẻ mặt chán nản lạ lùng. Trong trí chàng nảy ra không biết bao nhiêu ý định mâu thuẫn nhau, chàng như hình một người trọng bệnh, chung quanh là những ông y sĩ, mỗi ông đều cắt một phương thuốc riêng mà không biết nên theo hẳn ông nàọ Rút cục, Nga như một vị nữ thần cay nghiệt cứ đến ám ảnh chàng.Mấy hôm sau, Trang lại ngùi ngùi ra bể. Một giải cát tiêu điều, vắng vẻ, cái địa vị nó đối với chàng không ngờ mà trọng yếu đến thế. Bao nhiêu sự ký ức chàng còn man mác trên những gò đụn tròn trĩnh chồng chất theo ven bờ. Bãi bể hầu như là một người bạn yêu quí của chàng. Nhưng vắng mặt giai nhân nó ghẻ lạnh thế nào! Càng nhớ bao nhiêu, cõi lòng chàng càng chán ngắt. Trang tự nhiên thì thầm đọc câu thơ của nhà thi sĩ Pháp: "Một người vắng mà mọi cảnh đầu hoang". Về đến nhà, chàng cứ dàu dàu không hề nói một lời gì.Bà Sáu, thằng Cồ thấy vậy cũng đều im thin thít, chờ khi nào chàng đi khỏi rồi mới bàn bạc cùng nhaụMột hôm, Trang đang ngồi trong phòng, thằng Cồ bỗng rụt rè lại đứng bên cạnh chàng. Không thấy chủ sai bảo gì, nó liền đánh bạo hỏi:- Con trông cậu lâu rày buồn bực quá?Trang thở dài, sẽ đáp:- Tao tương tư rồi Cồ ạ!- Cậu nhớ cô Tư chớ gì?- Bởi thế.- Nói vô phép, chớ con như cậu thì con tính chuyện ấy rất dễ dàng. Cậu ưng cô Tư thì cứ mượn người đi hỏi rồi cưới về, có phải dễ không?Trang cười nhạt, vò đầu thằng bé:- Mầy biết gì! Nghĩ một lát, chàng lại nói:- Mầy chưa đến tuổi biết những điều đó được. Khó lòng lắm! Chuyện tình nó oái oăm trăm bề chớ có phải trơn tru như mầy tưởng vậy đâụ Nếu thế thì ai tội gì mà nghĩ ngợi cho rầy rà.Thằng bé con ra dáng hoài nghi nhưng không dám cãi lại:- Thế bây giờ cậu tính làm thế nàỏ- Tao chưa tính gì cả.Hai thầy trò lại làm thinh. Thằng Cồ lảng ra ngoài vừa gặp bà Sáu, nó liền lắc đầu ra dấu bảo đừng có hỏi han gì.Nhưng một lát lại nghe tiếng chủ nó gọi vào phòng:- Mầy ra dọn dẹp áo quần sách vở của tao vào va li, chỉ để ra ngoài một bộ quần áo mới cho tao thay mà thôịThằng bé ngạc nhiên hỏi:- Cậu sắp sửa đi đâủ- ở đây chán lắm rồị Tao định đi vào rủ ông Láng làm việc lại thôị Nhưng cũng phải về thăm nhà năm ba bữa đã. Vậy mầy cất dọn đồ đạc mai đi chuyến tàu sớm.Thằng Cồ vui vẻ, sắm nắm đi ra, đến cửa phòng bèn day lại hỏi:- Dạ hôm nay thứ mấỷ- Thứ năm, mầy hỏi làm gì?- Thế thì con phải đi lại đàng anh thợ giặt mới được; còn cặp quần áo của cậu anh ấy hẹn đến thứ sáu mới mang lạị Cậu cho con tiền trả cho luôn.Thằng bé lấy tiền ra đị Trang liền gọi bà Sáu nói chuyện cho bà ấy biết chàng sắp dọn về.Bà lão ngờ là câu nói chơi, liền cười nói:- Thầy về mấy hôm rồi mới trở vàỏ- Không, tôi về luôn thôi bà ạ.Trang tính tiền nhà phân minh, lấy bạc ra đếm đủ số rồi đặt lên trên bàn. Chàng lại lấy thêm ba đồng để một bên mà nói:- Cái nầy tôi xin kính riêng bà.Bà Sáu cảm động, cầm lấy bạc mà rằng:- Thằng Cồ mắc gói ghém sửa soạn ở nhà, chiều nay để tôi đi chợ cho thầy một bữạ- Thế thì tốt lắm.Chiều hôm ấy Trang thấy mâm cơm dọn rất bỉ bàng liền lấy làm lạ hỏi:- Sao thức ăn bà đi chợ được nhiều thế?Bà Sáu mừng rỡ nói:- Tôi có bỏ tiền riêng tôi mua thêm vài món đó.- Thế à? Bà tử tế quá nhưng hết của bà bao nhiêu để tôi kỉnh lạỉ- Xưa nay, thầy nói thế chẳng sợ mất lòng, tôi dẫu nghèo song đãi thầy một bữa thì đã can chi!Trang thấy bà lão có vẻ thành thật bèn cám ơn, không nỡ nói đến chuyện trả tiền nữạSáng hôm sau, hai thầy trò Trang dậy sớm chực ra đi thì thấy bà lão đã đứng chờ ngoài ngõ. Trang bước ra từ biệt:- Thôi cám ơn bà có bụng tốt với tôi mấy lâu nay, bà ở lại bình yên nhé!- Thầy để tôi xách va li ra đến bến đò.- Tội nghiệp! Bà tuổi tác hãy vào nghỉ, để tôi xách cho không hề gì. Vậy chào bà nhé!Bà lão rơm rớm nước mắt, hai môi mấp máy:- Trời phù hộ cho thầy!Thằng Cố cũng day lại nói:- Tôi đi đã bà nhé!- Cơ khổ! Mầy đi mạnh giỏi và sang năm nhớ thưa với thầy vào chơịHai thầy trò đã đi ra đến ngoài đường cái mà bà Sáu vẫn còn đứng trông theo, chơi vơi như một người khốn nạn