Sau mấy hôm đầu, sự buồn bực ở đâu lại lặng lẽ kéo đến lấn áp tâm hồn Chị - Ta có thể nhờ một người đối với ta chỉ là bạn xoàng, một người đàn ông chưa vợ được không? Chi tự hỏi như thế, trong lòng lại băn khoăn khó chịụ Sau nàng nghĩ: "Không thể được, Ta thế này nào còn có thể lấy ai được nữạ Thân ta ô uế mất rồị Vậy ta chịu ơn mà không trả được ơn thì chả hóa ra vô sỉ lắm saọ" Nhưng lúc Chi ngỏ ý muốn ra đi lập thân ở một nơi xa lạ, chàng bàn: - Cô ở đây mà tìm kế sinh nhai cũng được chứ saỏ Chả hạn, cô có thể buôn thứ hàng gì đó; tôi sẽ vui lòng giúp cô. Bạn bè đối với nhau, cô cũng chả nên câu nệ, giữ gìn cho lắm! Yến cũng tán thành ý kiến của anh nên cố nghĩ xem có thứ hàng gì buôn có lãị Nhưng buôn bán nào phải là nghề dễ kiếm ăn, mà biết buôn thứ hàng gì cho hợp ý mình? Mở hiệu ư? Nàng làm gì có vốn. Tuấn thấy bạn ngần ngừ, thì đoán là nàng không thuận nên lại bàn cách khác: - Hay thế nàỵ Cô thạo nghề thêụ Chi bằng làm tạm nghề ấy, tôi sẽ điều đình với ông chủ hiệu tôi quen để lĩnh đồ về làm. Nghề thêu xưa nay vẫn là gia tài của thành Bắc. Yến can anh: - Làm nghề ấy vất vả mà chẳng kiếm được là baọ Nhưng Chi rất ưng lời bàn của Tuấn, vì cái lợi được ẩn trong nhà mà làm việc. Đối với nàng không còn gì khổ hơn là phải phơi mặt ra với công chúng. Tuy vậy nàng cũng chưa quả quyết vì biết đâu Tuấn làm ơn lại không phải vì lợi, vì ái tình. Nhưng nếu Chi biết là từ ngày nàng ở đó đến naỵ Tuấn đã phải chịu nhiều tiếng xấu thì cũng không nỡ nghi oan cho chàng; hết người hàng xóm cười chê lại đến các bạn đồng sự, các cậu học trò nhạo báng. Song Tuấn chỉ lấy nụ cười ra đối phó. Thế mà Chi vẫn nghi ngờ cho ân nhân. Hễ nói đến chuyện về đàn ông với bạn là thế nào nàng cũng len vào một câu: giả dối hết, họ nhỏ nhen hơn các sự nhỏ nhen trên đờị Nhưng nửa tháng qua... Lòng ngay thẳng của chàng đã thắng hẳn được tính đa nghi của người thiếu phụ... Thế là Chi bắt đầu làm việc. ở nhà đã sẵn có khung, có chỉ, vải và kiểu mẫu Tuấn lĩnh ở trên hiệu mang về cho, nên nàng chẳng phải bỏ một xu nào làm vốn. Bức thêu đầu, nàng cậm cụi làm trong năm hôm mới xong. Chiều hôm ấy Tuấn ở trường về thấy Chi đứng tần ngần trước khung thêu thì cảm động đến gần ngắm nghía một lúc, chàng khen: - Đẹp lắm, cô thêu khéo lắm. Tuấn nói không ngoạ Bức tranh khóm chuối vờn gió bên bờ ao về lúc hoàng hôn của nhà mỹ thuật đã dịu dàng hoạt động thêm cái tài khéo léo của cô thợ thêu lột được hết tinh thần và màu chỉ óng ánh lại càng thêm lộng lẫỵ Thấy Tuấn khen, Chi bẽn lẽn gượng cười: - Bây giờ anh lại đi giả hộ em nhé! Tuấn yên lặng rồi nói: - Thôi, không trả họ nữạ Bức thêu đẹp như thế này mà vào tay người khác thì phí mất, ta phải giữ làm kỷ niệm chơị Khi bức thêu thứ hai đã xong, Tuấn đem lên hiệu trả lại chủ và lĩnh được hai đồng công nhưng chàng nói dối Chi được bốn đồng. Được lĩnh số tiền kiếm ra lần thứ nhất, Chi cảm động nhìn ân nhân không nóị Từ đó trở đi, nàng mới được an lòng. Thân thể nàng dần dần bình phục nhưng thấy bụng càng ngày càng to, nàng không sao quên được cái đêm khốn nạn, cái đêm mà Tú đã lừa gạt nàng. Nàng lại mong cho chóng đến ngày sinh nở để được tự do đi tìm Tú mà trả thù xưạ Ngày nào cũng vậy, ngoài buổi giúp Yến làm cơm thì Chi lại cậm cụi ngồi thêu, chứ không bao giờ ra ngõ. Tuy vậy nàng làm việc rất điều độ vì nàng chỉ mong sao cho được no ấm thì thôi, chứ cũng chẳng mong gì suốt đời theo đuổi cái nghề thêu mướn. Mà giá không nhờ Tuấn lĩnh và trả đồ hộ thì nàng cũng không lấy gì làm vui vì nàng sẽ biết là mỗi ngày chỉ kiếm được độ hai hào hoặc kém hơn: Tuấn bao giờ cũng đưa gấp đôi số tiền công của chủ. Thực là một cách giúp nhau kín đáo, âu yếm của một cặp tình nhân. Nhưng không, đối với Chi, Tuấn chỉ coi như một người bạn, bạn chơn mà Chi cũng chỉ coi chàng là ân nhân đáng kính, đáng phục mà thôị Vì vậy "túp lều tranh" thêm một người đàn bà nữa lại trở nên vui vẻ hơn xưạ Ngoài công việc hàng ngày, cả ba đều ham đọc sách. Chẳng có tờ báo nào hay mà Tuấn không mua, chẳng có một cuốn sách nào được các nhà phê bình ca tụng là Yến không gửi tiền đặt trước. Cả ba đều là văn sĩ cả, nghĩa là cùng mắc một chứng bệnh: bệnh viết văn. Được cái, viết xong, các nhà văn sĩ chỉ xé đi hoặc để những hôm mưa dầm đem ra ngâm chơi, chứ không có can đảm gửi đăng báo.