Lễ Vu Lan là ngày kỷ niệm con cái báo hiếu cha mẹ. Các gia đình Việt Nam hay đến chùa vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch thường tổ chức cúng cơm chay cho các tổ tiên ông bà, cha mẹ đã qua đời, các cô hồn gọi là xá tội vong nhân. Ngày nay nhiều người thường phát quà cho người nghèo và đãi cơm chay miễn phí cho mọi người. Trong khi dự lễ con cái thường cài bông hồng đỏ lên áo nếu là còn mẹ. Họ cài bông hồng trắng nếu là mất mẹ để gọi là tưởng nhớ công đức sanh thành của cha mẹ dù là các ngài còn sống hay đã qua đời. Đó là tại các chùa, còn ở nhà thờ thì đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn, thì điều răn thứ bốn là “Thảo kính cha mẹ”. Đa số mọi người đều tin là con người có linh hồn, sau khi qua đời tuy thể xác đã trở về cát bụi, nhưng linh hồn vẫn còn sống mãi, vì thế họ mới cúng lễ và cầu nguyện, vì tin như thế nên ai ai khi còn sống ở trần gian cũng cố gắng ăn ở ngay lành, tu nhân tích đức, bác ái tông đồ, cầu trời khẩn phật, thờ phượng Thiên Chúa. Thân xác con nguời nhờ đồ ăn thức uống và môi truờng sống mà lớn lên từng ngày, linh hồn chính là tinh hoa của thân xác, khi con người qua đời thì tinh hoa đó sẽ rời khỏi thân xác. Người ta sống không bằng thể xác mà còn sống bằng tâm linh, như tàu bè qua lại trên biển ban đêm nhờ có ngọn hải đăng soi đường. Hai con mắt con chim cú nhìn rõ trong đêm để đi kiếm ăn. Con mèo trong bóng đêm rình mồi nhờ hai con mắt như hai ngọn đèn. Người ta nhờ có ban đêm mà được nghỉ ngơi, như vậy ngày và đêm mà đều cần thiết cho người và loài vật. Con người tìm về cội nguồn thờ phượng đấng Tạo Hóa là con người mạnh về tâm linh, thể xác nhờ đó mạnh theo, đó là người có đức tin, tin là con người sau đời này là sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu. Trời nắng, trời mưa, nước sông nước biển không bao giờ cạn, cây cối hoa màu cứ đời đời đơm bông kết trái. Khi người ta vận động, khi đi bộ lâu hay tập thể dục thể thao, hơi nước trong người thoát ra, đỗ mồ hôi làm cho cơ thể mệt vì thiếu nước nên phải tìm nước uống giải khát. Linh hồn cũng vậy khi vận chuyển cũng xanh xao hao gầy cần đức tin là đồ ăn thức uống thì linh hồn mới mạnh mẽ, vui tươi. Người không có đức tin khi gặp khó khăn thường buồn phiền chán nản. Đức tin thường biểu lộ ra bằng hành động cụ thể. Người thì cầu trời khẩn Phật, ăn chay ngày rằm, ba mươi, mùng một âm lịch, từ bi hỉ xả, tụng kinh gõ mõ công qủa công đức vô lượng hải hà. Người thì thờ phượng Đức Chúa Trời, thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi, làm việc bác ái tông đồ, rao giảng tin mừng ơn cứu độ, lần chuổi mân côi cầu nguyện, ăn năn xám hối, ăn chay vào các ngày thứ sáu là ngày Chúa Giêsu chịu nạn trên cây thập giá, mến Chúa yêu người, phục vụ tha nhân. Các bậc tổ tiên ông bà xưa kia thì hay lập đàn ngoài trời cúng lễ. “Cầu Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, Đắng cay muôn phần.” Chỉ công lao khó nhọc của nhà nông dầm mưa dãi nắng, có người vất vả lắm mới đủ miếng cơm manh áo. Có người làm việc nhẹ nhàng mà lại dư ăn dư mặc, ấy là bởi xã hội nào cũng có người giàu, người nghèo, nếu ai ai cũng bác học, bác sĩ thì ai người làm việc chân tay, như thợ thuyền sản xuất ra đồ tiêu dùng, đồ ăn thức uống cho xã hội, ai người chịu đỗ rác, quét đường. Ngày nay cũng nhờ khoa học nghiên cứu tiến bộ nên người ta phần lớn chậm, cần sự giúp sức của hội đoàn khác, việc nhà việc công cũng lắm nỗi đa doan. Có cụ còn phải chăm sóc mẹ già, cháu nội cháu ngoại, nào khi đón con cháu về gần, có khi lại đi thăm con ở các tiểu bang khác, làm công qủa ở các hội dòng, nhà thờ, có cụ lại công quả nhà chùa, nấu cơm chay thụ trai đúng ngọ, khi thì cầu siêu cầu ăn, đám giỗ, đám cưới v.v... Làm việc bằng máy móc nên cũng đỡ cực nhọc. Người nghèo ví như trái ớt trái chanh, hạt muối hạt tiêu, tuy nó nhỏ bé và rẻ tiền hơn các loại trái cây khác, nhưng thiếu nó tô bún không ngon. Cá thì có cá thu cá chim cá lóc là thứ cá ngon và đắt tiền, nhưng cũng có cá cơm cá linh con tép con riu là thứ cá nhỏ và rẻ để cho người ít tiền mua. Con người cũng vậy, phải có nguời chịu lao động chân tay, chịu làm thuê làm mướn thì người giàu mới kinh doanh mở mang hãng xưởng, vậy người giàu hay nghèo đều là ân nhân của xã hội. Người nghèo là nơi để người giàu nhờ đó mà tu nhân tích phước. Tạo hóa an bài như vậy để giúp đỡ lẫn nhau, như muốn chuyên chở cá tôm, cây trái từ làng mạc ra tàu lớn để đem đến các thành phố thì phải nhờ những con đò nhỏ, chứ tàu lớn đâu thể vào kinh rạch được. Con cá con tôm bơi lội từ làng này qua làng khác mà nó còn không hay vì chung quanh nó đâu đâu cũng toàn là nước. Con người cũng xuôi theo dòng đời, dù đời này hay đời sau do Tạo hóa an bài, dòng đời đôi khi cũng gặp mưa bão thì tìm nơi ẩn núp, chỗ ẩn núp là lòng ăn năn sám hối, từ bỏ tội lỗi đễ linh hồn được cứu rỗi. Dù là trẻ thơ nhưng nó cũng mang dòng máu của cha mẹ nó, như cha mẹ, rượu chè, cờ bạc hút xách, sì ke ma túy, hay không là những thứ đó thì cũng là hỉ nộ ái ố, nóng giận ghen ghét ích kỷ v.v... mấy ai mà không có một ít, từ khi sinh ra và đến khi lớn lên. Các cụ già xưa và nay thường ăn chay cầu nguyện nhiều hơn hồi còn trẻ phải bận lo gia đình con cái lúc đó chúng còn nhỏ, kinh qua nhiều gian nan thử thách, nhiều gian khổ. Ra đời với hai bàn tay trắng, đến khi ra về cũng trắng đôi tay, chỉ có thành tâm hướng thiện là tồn tại muôn đời, phục vụ xã hội “Yêu mến tha nhân, yêu người người lân cận như chính mình”. Người lân cận gần nhứt là những người trong gia đình, họ hàng bà con, sau đến lối xóm bạn bà. Để tỏ tình yêu đó, người ta có thể trao tặng tiền bạc, của cãi, đồ ăn thức uống v...v.. cho nhau. Nhưng mấy ai làm được như vậy quả là vị thần tiên hay bậc hiền nhân. Mỗi ngày qua mau ai làm được việc gì tốt thì họ cố gắng làm, bởi khi nhìn lại tuổi đời, dù người giàu hay nghèo, trí thức hay lao dộng, chẳng mấy chốc mái đầu cũng đều điểm pha màu tuyết sương, vì thế ngoài những lúc làm việc nhẹ nhàng của gia đình, các cụ thường lui tới Hội Cao Niên chuyện trò trao đổûi kinh nghiệm những năm tháng qua để truyền lại cho con cháu mai sau trong tình đồng hương là niềm an ủi tuổi già, xóa tan những phiền muộn âu lo, làm cho hội quán khởi sắc, những ngày vui đó không qua mau mà in đậm trong tâm tư mỗi người. Các cụ ở đó con cháu an tâm đi học đi làm, vừa ích lợi cho mình mà giúp cho mọi người - mọi bật. Sau cơn mưa trời lại sáng. Người ta ra khỏi nhà đi sinh hoạt như con đò vừa cập bến mọi người lên bờ, như học trò tan trường, như buổi bình minh. Các cụ sau một đêm ngủ nghỉ ra ngoài vận động cho máu huyết lưu thông tinh thần tỉnh táo, hít thở không khí trong lành ban mai, thả bộ trong vườn hoa, cây kiểng còn nghe vang vọng tiếng thơ của mùa vu lan báo hiếu đâu đây: Dù cho vật đổi sao dời, Thì ta vẫn nhớ những thời gian qua. Đến nay cha mẹ đã già, Nuôi con khôn lớn đậm đà tình thương. Matthew Lê Tháng 8, năm 2005