Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- 7 -
LÀM CHO PHẬT GIÁO THÀNH MỘT LỐI SỐNG

Okay. Bây giờ, để đi xuống đến câu hỏi chúng ta thực sự làm gì mỗi ngày như một hành giả Phật giáo? Có những loại thực hành nào đấy mà chúng ta dự định cho mỗi ngày; và chúng thực sự hữu ích. Nó có nghĩa là có Phật kết thành một phần của cả ngày, không chỉ như điều gì đấy chúng ta thực hiện như một sở thích riêng – một ít thời gian trong ngày hay trong tuần, chúng ta quên bẳng về nó trong những thời gian còn lại. Bây giờ một điểm quan trọng ở đây, đấy là, toàn bộ khái niệm về việc thể hiện là một người tế nhị, tử tế. Để là một người Phật tử không chỉ có nghĩa là một người tử tế ân cần. Nó có nghĩa là điều gì ấy thêm vào để là một người ân cần tử tế. Do thế, dĩ nhiên chúng ta phải là một người tử tế ân cần. Điếu ấy là căn bản. Nhưng điều ấy không loại trừ những giáo huấn của Đức Phật. Tất cả mọi tôn giáo dạy chúng ta là một người ân cần.
Thậm chí bạn không cần phải theo một tôn giáo nào để được dạy rằng thật quan trọng để là một người tử tế. Thế nên, dĩ nhiên chúng ta cố gắng trong đời sống hằng ngày để giúp đở người khác. Và, nếu chúng ta không thể hổ trợ, tối thiểu chúng ta không làm tổn thương ai khác. Đây là loại căn bản tối thiêu. Nếu chúng ta muốn nói, “Đấy là sự thực hành Phật Pháp của tôi,” tốt thôi. Nhưng đừng nghĩ rằng đó là Phật giáo “thứ thiệt”. Đó chỉ là một bản dịch rất là nhạt. Nhưng là một điều cần thiết một cách chắc chắn. Không phải là điều gì đấy để quên đi. Vâng, tốt. Chúng ta cố gắng để học hỏi điều gì có nghĩa để là một người tử tế ân cần và để tỉnh thức khi chúng ta không hành động như thế, và để điều chỉnh cho nó đúng.
Điều này liên hệ đến việc không giận dữ với người khác. Nếu chúng ta thực sự giận dữ, hãy xin lỗi một cách nhanh nhất mà chúng ta có thể làm. Hãy cố gắng để ít vị kỷ hơn. Hãy cố gắng để cảm nhận đến sự cần thiết của người khác vì những thái độ của chúng ta tác động trên những người khác. Tất cả những thứ loại này – rất là căn bản. Nếu chúng ta liên hệ trong một loại thương trường nào đấy; chúng ta cố gắng chân thật trong việc làm ăn. Nếu chúng ta giao thiệp với khách hàng…nếu chúng ta hoạt động trong một loại thương nghiệp phục vụ nào đấy…hãy nhớ rằng họ cũng là những con người như chúng ta và họ thích được đối xử một cách tử tế, không bị phớt lờ hay lãng quên trong một cung cách rất nghịch lý. Người khách hàng cuối cùng trong ngày cũng đáng được sự chú ý, săn sóc và nâng niu dễ thương như người khách đầu tiên của ngày ấy. Tất cả những điều này là những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma liên hệ đến như “căn bản giá trị của con người.” Không cần thiết phải căn cứ trên bất cứ một triết lý hay tôn giáo nào. Và không chỉ với những người xa lạ, những người mà có hơi dễ dãi hơn bởi vì chúng ta chỉ thấy họ trong một vài phút và rồi chúng ta không phải liên hệ nữa sau đấy. Nhưng với những thành viên của gia đình chúng ta, những người sống với chúng ta, những người mà chúng ta làm việc với họ, v.v…Chúng ta không nên quên lãng những người gần gũi với chúng ta nhất.
Một thí dụ cổ điển ở phương Tây: Chúng ta đi đến thăm viếng cha mẹ chúng ta, hay chúng ta sống với cha mẹ chúng ta, và họ muốn chúng ta ngồi xuống và xem truyền hình với họ. Chúng tôi nhớ lại khi mẹ chúng tôi còn sống và tôi muốn thăm viếng bà, mẹ tôi muốn tôi ngồi xem truyền hình với bà, và chương trình vấn đáp (quiz show)…mẹ tôi thích chương trình ấy… và luôn luôn khuyến khích chúng tôi trả lời những câu hỏi của chương trình. Như, “Cái tủ lạnh giá là bao nhiêu?” Trong những trường hợp ấy, điều rất quan trọng là rộng rãi – rộng rãi với thời gian của chúng ta. Đừng ngồi đấy và trông hoàn toàn chán nãn. Không ngồi đấy và lấy xâu chuỗi ra mà trì chú trong khi chúng ta đang ngồi trước truyền hình. Nhưng hãy thật sự rộng lượng biếu tặng dâng hiến thời gian này đến cha mẹ chúng ta. Hãy cố gắng để trả lời những câu hỏi, đừng e ngại rằng có thể dường như chúng ta ngu ngốc hay ngớ ngẫn thế nào trong lúc ấy.
Bây giờ, thì thật ra, chúng ta có thể không phải ngồi đấy cả đêm! Chúng ta có thể nói, “Con có những việc khác cần phải làm, nhưng con sẽ ngồi với cha mẹ nửa tiếng hay một giờ đồng hồ,” hay bất cứ nó là gì. Nhưng hãy ân cần. Đừng nói những lời thô lổ như, “Trời ơi, điều đó ngu ngốc làm sao; chỉ phí thời gian; con có những việc khác quan trọng hơn phải làm.” Đấy là một trong những lời nguyện của Bồ tát [8] – một trong những nguyện thứ yếu: “Hãy đồng sự với những gì người khác đang làm, miễn là việc ấy không tiêu cực.”