Chương 7

    
hời gian gần đây Sergei thường hay bị cảm lạnh. Sáng sổ mũi, tối nhức đầu. Có thể là do ảnh hưởng của thời tiết - ngoài trời lúc thì lầy lội, lúc thì băng bắt đầu đông lại, lúc thì những lớp tuyết bụi nhè nhẹ rắc xuống. Mùa đông thật sự vẫn chưa đến.
- Trông anh ốm yếu thế nào ấy! - Valia nói với anh. - Sự chuyển hoá các chất ở anh tiến triển không tốt. Cần phải hoạt động thể thao nhiều hơn.
Nhưng tất nhiên có nói vậy chỉ làm cho anh thêm bực mình và thấy bị xúc phạm - có những nhân vật thích nói những chuyện khó chịu dưới vẻ chân tình bè bạn. Thử hỏi còn ai lúc đó là vận động viên của khoá này, nếu không phải là anh? Anh là cây đập số một của đội tuyển bóng chuyền đấy chứ!
Bà mẹ tin rằng vấn đề là ở chỗ mặc ấm và bà cho rằng Sergei hút thuốc quá nhiều. Bà làm cho anh phát ớn lên vì sự lo lắng tất tưởi của mình, vì những lời khuyên và những ý kiến dây cà ra dây muống, mà anh có cảm giác là chẳng khác gì so với những lời khuyên và ý kiến mà bà đã nói với anh từ mười năm trước đây. Đôi lác anh bực mình nói với bà: “Con đã ở bộ đội, đã ngủ như quỷ ở ngoài trời, trong đầm lầy - và không bị một thứ bệnh nào chạm đến cả. Thế mà vừa trở về thì y như rằng chỉ thấy những sự quan tâm và than vãn kiểu này của mẹ, chỉ thấy xuýt xoa với thở dài - chỉ thế con cũng đủ bị cảm rồi. Chứ không thì mẹ bảo vì sao? Vì sao nào?
Đáng bực mình hơn cả là mẹ anh, sau khi anh ở bộ đội về được ba năm, hầu như đã quên tiệt mất rằng anh đã từng sống ngoài mặt trận, đã chứng kiến nhiều điều khủng khiếp và ác liệt, rằng trong chiến tranh anh đã trở thành một người đàn ông thật sự và đã biết về cuộc sống những điều mà bà chưa hề mơ thấy.
Thời gian đầu mẹ đối xử với anh với một thái độ kính trọng, xúc động một cách ngây thơ khi nghe anh kể những câu chuyện về mặt trận, và rất tự hào về anh. Hồi ấy điều đó khiến anh cảm thấy dễ chịu. Nhưng rồi thì chẳng có gì để mà nhớ lại nữa, mà nếu có câu chuyện gì đó bị lãng quên bỗng nhiên hiện lên thì cũng chẳng còn hứng thú gì để mà kể lại nữa. Anh cảm thấy rằng cả mẹ anh, và ngay cả thẳng em nhỏ, Xasa, ngồi nghe anh lúc này cũng chỉ là để làm cho anh thấy dễ chịu mà thôi.
Sergei ở nhà một mình - bà Irina Vichtorovna còn chưa đi làm về, Xasa thì đi trượt băng với các bạn.
Sang ngày thứ hai nhiệt độ vẫn bình thường, nhưng Sergei vẫn chưa đến trường được. Đến nay anh vẫn bị khổ sở vì chứng sổ mũi và do vậy mà tâm trạng cũng kém vui. Chẳng thiết làm gì cả, chân tay cứ rã rời. Mà công việc thì rất nhiều, và điều chủ yếu là anh cần phải viết.
Anh tự điều trị cho mình: uống biệt dược can-xéc, quấn khăn kín cổ, lấy thảm che kín cửa ở ban công để tránh gió lùa và cố gắng tránh phải đi ra ngoài hành lang.
Công việc chẳng đi đến đâu cả. Anh ngồi vào bàn suốt hai giờ liền - và vẫn chẳng viết được một dòng nào cả. Anh cũng không thể học được nữa. Tuy nhiên về các bài học anh đã tìm ra một “phương pháp“ có hiệu quả tốt. Trước khi thi anh ngồi liền hai đêm, dự trữ thuốc lá, thuốc Fenamin - và hầu như đều luôn luôn thi đạt “điểm năm”.
Buổi trưa Liuxia Voronkova đến chơi một cách bất ngờ. Cô học yếu môn tiếng Anh và Sergei vẫn giúp cô học. Đó là một trong những công tác xã hội của anh.
- Thế nào! anh đỡ rồi chứ? - Liuxia hỏi, mắt nhìn vào chiếc khăn quấn quanh cổ và nét mặt ngái ngủ của anh: “Hơi đơ đỡ…”.
- Anh uống Streptoxit chưa? Canxec là loại thuốc ấm ớ, anh cứ uống Streptoxit ấy! Hay là thế này, anh hãy nghe… - cô nói bằng cái giọng có vẻ hiểu biết một cách dứt khoát thường ngày: “Anh cứ mua ở hiệu thuốc một ít hoa tường vì, pha như pha chè, rất công hiệu! Còn mũi thì anh nên xoa bằng cao bạc hà. Và nếu dùng Streptoxit - ngày mai anh sẽ thấy người khác hẳn. Trông anh vẫn chưa khỏe lắm! chúng mình có học nữa không?
- Có chứ, tất nhiên rồi! Cô hãy cởi áo bành tô ra!
Trong thâm tâm anh có thái độ nhạo báng đối với Liuxia Voronkova, chủ yếu là do anh không thấy ở cô những nét của một người phụ nữ. Mọi vẻ ở cô đều thấy vụng về, khô cứng thế nào ấy v&agravmắt to, vai rộng, có đôi bàn tay của dòng dõi thợ đấu. Khuôn mặt vui tươi với đôi gò má rộng của cậu ta, lòng yêu đời không bao giờ thay đổi của cậu ta, nụ cười sáng lên bởi hàm răng trắng bóng của cậu ta đều đặn như dãy hạt trên bắp ngô khiến Vadim thấy ưa thích. Rasit muốn biết ngay tất cả mọi điều, biết một cách tỉ mỉ, không ngại mang tiếng là dốt hoặc ngớ ngẩn, cậu ta làm mọi người phát ngán vì những câu hỏi của mình - và chẳng một ai bực mình cả, bởi vì cậu đèn Moskva học tập và cậu đã làm việc đó một cách tận tâm, không bỏ phí một phút nào.
Rasit Nuraliev ở ký túc xá cùng phòng với Lagodenko, Lesik và Mắc Vinkin, và bởi vậy nên Vadim mới nhanh chóng làm quen được với cậu ta. Anh biết hết cả cuộc đời hai mươi tuổi của Rasit: cha cậu ta là nông trang viên, Rasit học xong phổ thông ở vùng Yangiyunsky, hồi nhỏ đã từng gánh nước thuê ở kênh Fergansky, còn trong thời gian chiến tranh, cậu đã tham gia công trình đào kênh Tasken bắc và là đội trường đội thợ đấu. Chính hồi đó cậu đã được vào Đoàn, ở làng quê vùng Trung Á đó, cậu ta còn có cô vợ chưa cười - cô Rapikhe, con gái người thợ rèn.
- Cô ấy còn trẻ lắm mà đã học xong lớp Mười rồi đấy, - Rasit tự hào nói, - lại đẹp nữa lố. Lông mày như thế này này - ở vùng mình người ta thường nói là giống như chữ “lim”, một chữ cái của tiếng Ả-rập. Đẹp lắm lố! Còn thông minh thì tuyệt! Thông minh hơn mình đền ba cái đầu lố!…
Cùng đi với sinh viên đến Viện bảo tàng Trechiakov còn có thầy Ivan Antonovich Kretsetov. Suốt dọc đường ông đi cùng với Andrei và khoác tay anh ta, - Andrei là học trò yêu của giáo sư, “niềm hy vọng của khoa! - Ivan Antonovich gọi đùa anh ta như vậy.
Dọc lề đường rộng trên cầu Đá. Kretsetov kể chuyện về hoạ sĩ Polenov mà ông có quen biết riêng. Lena không rời Ivan Antonovich một bước. Vadim đi đằng sau và thỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng cười và giọng nói sôi nổi của cô cắt ngang lời giáo sư, tiếng cười và giọng nói đó ngân vang trong bầu không khí tươi mát.
Ngày hôm nay không có gió, ấm không theo kiểu mùa đông. Bầu trời trắng bông chỉ có một trời mây vô tận - nghiêng mình trên thành phố và có cảm giác như không phải mặt trời khuất đâu đó trên cao, mà là bầu trời trắng bông trong sáng giống như chiếc đèn khổng lồ đầy ánh sáng ban ngày dưới cái chụp đèn mờ, đang chiếu sáng mặt đất. Trong ánh sáng của bầu trời trải rộng đó, mọi màu sắc đều biến mất, chỉ còn lại thứ sắc màu chuyến tiếp buổi ban mai và màn khói màu xanh da trời trùm lên tất cả - một số ngôi nhà thì hơi ngả màu vàng, số khác lại hơi xam xám.
Sông bên cạnh rạp chiếu bóng Udarnik chưa đóng băng.
Nước đen, nặng và hơi nước hình như cuộn sôi khắp mặt sống. Trên nóc tròn của rạp Udarnik lũ quạ kêu ầm ĩ và cũng chỉ có sự nháo nhác của lũ quạ đó là phá vỡ cảm giác yên tĩnh và thanh bình của bầu trời. Ở Moskva cảm giác đó rất hiếm có - thường chỉ thấy vào mùa đông và chỉ vào những ngày chủ nhật êm đềm và hơi lạnh, vào những khoảng thời gian nào đó khó nhận thấy giữa hai và bốn giờ chiều.”.
Trên đường đến Viện bảo tàng Trechiakov, Vadim kể cho Rasit nghe về Moskva - họ đi qua trước mặt điện Kreml, Nhà Chính phủ để ra phố Kadasevskaya ngoài bờ sông. Vadim thấy khoan khoái lâng lâng, tưởng như anh sắp dẫn Rasit đi quanh những căn phòng ngoắt ngoéo mà anh đã từng biết như nhà riêng của anh, anh sắp kể về các hoạ sĩ và quan sát sự khâm phục của Rasit. Giống như hồi nhỏ, anh thích cho các bạn xem cuốn sưu tập tem của mình và những cuốn sách hay trong tủ sách của cha anh, giờ đây anh đang nóng lòng chờ đợi giờ phút anh sẽ giới thiệu cho Rasit thấy Viện bảo tàng tranh của mình với những bức tranh mà anh yêu thích - dường như anh chuẩn bị tặng cho bạn một món quà quí giá…
Và nó đây rồi - cái ngõ phố Lavrusinsky nổi tiếng, nhỏ hẹp, khiêm tốn, dẫn ra bờ sông Kanava ốp đá hoa cương.
Cũng như mọi chủ nhật, ngõ phố hôm nay rất đông người - một số thì vội vã đến Viện bảo tàng tranh, số khác thì thong thả đi ngược lại. Một đoàn học sinh học nghề mặc đồng phục ca-pốt đen chạy qua, một tốp lính thủy dập gót giày đều răm rắp, đi giữa lòng ngõ phố vượt lên trước tốp sinh viên, một chiếc xe của một sứ quán nào đó có cắm cờ nước ngoài chạy chầm chậm sau tốp lính thủy đó.
Giọng thầy Kretsetov vọng đến tai Vadim:
- … vào năm chín mươi hai, họ chuyển nhà bảo tàng tranh đó tặng thành phố Moskva. Lúc đó đã có tới hơn một nghìn bức tranh, hàng trăm bức chân dung, tượng điêu khắc, tranh thêu - một món quà ra trò, đúng không? Bộ tranh đó đáng giá một triệu ba trăm nghìn rúp. Pavel Mikhailovich thật là một con người tuyệt vời…
Sau hàng rào hiện lên một toà nhà thấp màu trắng đỏ, giống như ngôi nhà hình tháp của một công tước thời xưa với những đường nét kiểu Slav ở trước mặt.
Mỗi lần bước vào cái sân trải nhựa sạch bóng này, Vadim lại nhớ đến chuyến đầu tiên đi thăm Viện bảo tàng Trechiakov hồi còn nhỏ, tức là mười lăm năm về trước. Sự bao la của cuộc sống mà chú bé Vadim bỗng nhiên phát hiện ra cho mình trong một ngày lúc đó đã làm cho anh xúc động gần như muốn chóng mặt.
Sau đó anh thường đến đây cùng với Sergei. Họ thi đua với nhau xem ai biết rõ về các hoạ sĩ hơn. Sergei luôn luôn biết rõ hơn, - anh nhớ tên các hoạ sĩ dễ hơn và sáng ý hơn. Anh chợt nhớ lại thầy giáo dạy vẽ ở trường phổ thông Mark Aronovich. Ông già thật là buồn cười, mau nước mắt và đa cảm. Còn giọng trầm của ông thì lại làm inh cả tai lên, và ông thường thích thốt lên theo kiểu ở trên sân khấu. Ở Viện bảo tàng Trechiakov, thầy Mark Aronovich lên lớp: “cần phải cảm thấy nghệ thuật bằng lưng. Nếu như khi ngắm nhìn Surikov, các em không cảm thấy cái lạnh kỳ diệu ở lưng có nghĩa là các em không phải là các em nữa, mà là một đống củi”. Năm bốn mươi mốt Mark Aronovich gia nhập đội dân quân Moskva và đãi… - “Và chủ yếu l&agraviv> - Hãy chuẩn bị thẻ! - Lena quay lại kêulắm, không choán mất nhiều thời gian, v&agrc;n à? để làm gì? - Rasit hỏi.
Tất cả sinh viên cùng một lúc bước ngay vào gian phòng đầu tiên sáng rực bởi lớp vàng trải qua nhiều thế kỷ của những bức tranh vẽ các thánh đồ - dường như họ lạc vào một khung cảnh khác - họ bắt đầu đi chuyến thận trọng, yên lặng và nói thì thầm. Sau đó đoàn người từ tự giải tán. Ivan Antonovich cùng với Lena và Andrei ở lại sau, trong những gian trưng bày nghệ thuật Nga cổ đại, Lesik, Nina và Mắc Vinkin đi trước.
Vadim cùng với Rasit dừng lại bên bức tranh của Veresaghin - “Trước giờ tấn công ở Plevna”.
- Plevna. Bulgaria… - Rasit nói khe khẽ. - Anh trai em, anh Dzhalen đã chiến đấu ở Bulgaria. Anh ấy đã bị thương và mất một chân.
Rasit chăm chú nhìn vào mặt những người lính Nga nằm thành hàng dày đặc mặc những chiếc áo quần phục màu xanh sẫm, với những chiếc áo choàng quấn gọn vắt chéo qua vai và những khẩu súng trường ở tư thế đánh nhau giáp lá cà. Chỉ còn lại vài giờ, và có lẽ, chỉ vài phút ngắn ngủi trước hiệu kèn tấn công. Bầu trời tối đen trước lúc rạng đông thật là căng thẳng và khắp nơi là một sự căng thẳng khốc liệt - trên những khuôn mặt cau lại của những người lính, ở những chiếc lưng gù gù, trong những chiếc mũ lưỡi trai nhô ra trước mắt… có thể đấy là một trong những trận tấn công cuối cùng vào chiến lũy Osman-Pasa đang được chuẩn bị vào cuối mùa thu…
- Veresaghin cũng 'height:10px;'>
- Nếu thế thì Andrei đáng được hưởng tiêu chuẩn đó. - Anh vừa nói vừa đứng dậy để giấu nỗi xúc động đột ngột và đi đi lại lại trong phòng. - Cậu ấy là một người tốt, được mọi người quý mến. Cậu ấy sẽ được cấp tiêu chuẩn đó.
- Vì sao? Anh hoàn toàn có thể được cấp!
lính Nga râu ria xồm xoàm, chỉ mặc áo sơ-mi và quần rộng ống màu trắng, gầy gò, mặt nâu sạm vì rám nắng đang chống trả lại cuộc tấn công bất ngờ của bọn lính Bukhara. Họ vừa chạy ra khỏi lều, tập hợp thành từng nhóm nhỏ, sẵn sàng lưỡi lê tuốt trần, còn bọn Bukhara thi lao vào họ bằng đội kỵ binh xung kích. Trên nét mặt của những người lính Nga lộ rõ quyết tâm táo bạo chiến đấu đến cùng và họ không hề run sợ, họ sẽ chiến đấu bằng báng súng và bằng lưỡi lê cho đến giọt máu cuối cùng, sẽ hy sinh cho đến người cuối cùng trên cát bỏng dưới gót ngựa giày xéo, hoặc bị chém nát bởi những thanh gươm cong vút kiểu châu Á.
Vadim và Rasit đứng lặng hồi lâu trước bức tranh khủng khiếp này. Và mỗi người chợt nghĩ: có thể, người lính cao lớn có mái tóc quăn hung đỏ không đội mũ lưỡi trai kia, người lính đang đứng lặng trước đồng đội của mình với lưỡi gươm tuốt trần trong tay là ông nội của Vadim, còn ông nội của Rasit với bộ râu đen, đầu quấn khăn xanh đang lao như bay về phía ông nội của Vadim với nét mặt bừng bừng sát khí và lưỡi gươm vung lên chuẩn bị một đường chém chí mạng. Một giây nữa họ sẽ chạm trán nhau - và không biết rồi lời nguyền rủa khàn khàn của người Nga hoặc tiếng kêu thất thanh của người theo đạo Hồi sẽ bị đứt đoạn…
Điều đó mới chỉ xảy ra bảy mươi năm - một đời người - trước đây.
- Đúng, một bức tranh cổ! - Rasit búng lưỡi nói một cách trân trọng. - Rất có giá trị lịch sử!
Họ đứng im lặng một điều “đó là chuyện nghiêm túc giữa chúng ta, anh nhớ đừng có nói với ai, bởi vì sẽ phiền cả cho em, cả cho một người nữa. Nhưng điều đó là chính xác đấy”.
Sergei ngả người xuống đi-văng, còn Liuxia thì ngồi trong ghế bành, gác chân chữ ngũ và hút thuốc. Chân cô khẳng khiu, đầu gối nhọn hoắt, cằm cô cũng nhọn. Và mũi cũng vậy.
Cô nói luôn miệng và toàn là những chuyện không đâu vào đâu cả. Sự có mặt của cô đã bắt đầu làm anh cảm thấy nặng nề. Tuy vậy cô còn báo một tin quan trọng nữa: thứ tư sẽ có cuộc họp Đoàn để thảo luận về hành động của Lagodenko. Bây giờ chưa có thông báo, nhưng thứ hai sẽ có. Về hành động này Sergei đã được biết qua câu chuyện mà Vadim kể: trong lúc thi Lagodenko đã nói năng thô tục với giáo sư Kodensky, nhưng cụ thể Lagodenko nói gì và nói như thế nào với giáo sư thì Sergei chưa biết. Anh cũng có những mắc mớ cũ với Lagodenko và họ vốn không ưa gì nhau.
- Từ lâu mình không thể chịu được anh bạn gàn dở đó, - anh nói. - Đúng, cần phải cho cậu ta một bài học.
- Đúng, đúng! Cần phải như vậy! Tập thể phải cho cậu ta một bài học để cậu ấy thấm thía! - Liuxia nói với vẻ sôi nổi bất ngờ. - Coi mình cao hơn tất cả - hãy liệu đấy, anh chàng gàn dở ạ! Thế mà có khi vẫn có những anh chàng bảo vệ cậu ta ở hội nghị đấy!
- Những ai?
- Còn ai nữa - nhiều lắm… Andrei Syryk, bạn của cậu ta, Rai-ca Volkova, các bạn khác trong ký túc xá. Ở ký túc xá bọn con gái chúng em đã tranh luận với nhau đến hai ngày rồi đấy! Cuộc họp sẽ ầm ĩ lắm, đấy rồi anh xem! Bởi vì không phải mọi người chỉ nói về Lagodenko, mà cả về thầy Boris Matveyevich, cũng có người không ưa thầy ấy. Anh hiểu chứ?
- Andrei sẽ bảo vệ Lagodenko à?
- Bảo vệ thì có lẽ không đâu, nhưng anh ta sẽ bắt đầu nói về thầy Kodensky. Và… chắc anh hiểu, anh ta có thể khiến các giáo sư ác cảm với anh ta. Rất dễ thôi. Suy cho cùng thì nhiệm vụ của chúng ta không phải là can thiệp vào việc giảng dạy, không phải là việc “lên lớp“ các giáo sư…
- Đúng thế, không phải lúc nào cũng thích hợp.
- Điều đó sẽ hết sức là ngu ngốc và thiếu lịch sự! Nếu giả dụ, thầy Boris Matveyevich có sai lầm một Việc gì đó, thì người ta cũng vẫn góp ý với thầy không cần đến chúng ta. Có ban chủ nhiệm khoa, ban giám hiệu và cuối cùng có đảng ủy chứ!
- Đúng, đúng, - Sergei cau mày nói. - Có lẽ, mình sẽ phát biểu tại hội nghị. Tùy tình hình.
- Vâng, đúng thế, ở hội nghị sẽ rõ mọi chuyện. Nhưng về vấn đề Lagodenko chắc chắn là anh có thể phát biểu được. Thậm chí anh có trách nhiệm phải phát biểu với tư cách là một đoàn viên lớn tuổi, một đoàn viên cốt cán - anh hiểu chứ? Mọi người tôn trọng anh, lắng nghe ý kiến của anh, anh không được im lặng.
- Được, mình sẽ phát biểu. - Sergei gật gật.
Trời đã tối hẳn. Ở buồng bên cạnh, máy thu thanh phát ba tiếng tín hiệu ngắn - đã bảy giờ. Liuxia vội vàng thu dọn sách vở. Sergei cũng mặc áo khoác để tiễn cô ra ga xe điện ngầm.
- Không, không, không nên! Anh cứ ở nhà, anh đang bị cảm kia mà, - Liuxia phản đối. - Em có còn bé nữa đâu?
Nhưng ngay cả lần này Sergei vẫn giữ ý mình và đã đưa tiến Liuxia đèn ga xe điện ngầm. Anh cũng đang cần phải mua thuốc lá.
Quay về nhà anh ngồi ngay vào bàn và lại thử viết một lần nữa. Phố xá làm cho anh sảng khoái lên, và đầu đỡ nhức hơn. Hai ngày qua Sergei tạm thời hoãn viết đề cương - anh đã mệt mỏi vì sách vờ - và bắt tay vào viết truyện.
Sergei Palavin đã bắt đầu viết truyện từ khi còn ở mặt trận - có một thời gian anh đã cộng tác với báo quân đội. Ở trường thỉnh thoảng anh có đăng trên báo tường những bài thơ và những tiểu phẩm ký tên “Sergei La-vin”. Ở năm thứ hai, anh đã bắt đầu viết một vở kịch về cuộc sống của sinh viên, nhưng rõ ràng là anh tập hợp tài liệu quá lâu, bàn bạc quá nhiều với các bạn về vở kịch của mình, và công việc vẫn không vượt qua những ý định và những buổi bàn bạc.
Nhưng cả trường đều biết rằng Palavin là một người thích viết, rằng anh “đang viết tác phẩm”, và bởi vì trong trường không có những người thích viết khác nữa, ít ra cũng không có ai biết về họ, nên quần chúng không viết lách gì có một tình cảm như kiểu tôn trọng đối với Palavin.
Một tháng trước đây anh đã bắt tay viết một truyện vừa về cuộc sống của thanh niên công nhân. Đồng chí biên tập viên tờ báo quân đội, mà trước đây Sergei đã gửi bài đến, hiện đang làm việc ở một tạp chí Moskva hứa sẽ in cho anh. Sergei bắt đầu viết một cách hào hứng. Trong vòng mười ngày, bằng kiểu chữ nhỏ li ti anh đã viết đặc bốn mươi trang mà còn lâu mới đến trang cuối. Nhưng sau đó công việc xem ra không trơn tru và nhanh như trước. Những nhân vật của anh trong những chương đầu là những người yêu đời có năng lực bỗng nhiên biến thành những con người cứng đờ không muốn hoạt động, suy nghĩ cùn, nói năng đểu giả…
Và thế là hôm nay anh ngồi viết đến trưa, nhưng ngoài hai đoạn cuối cùng, bị gạch sạch, và một hàng tên những nhân vật kỳ quặc viết bằng mực bên mép giấy, anh chẳng còn sáng tác được cái gì khác nữa. Rõ ràng là anh đã quá mệt trong những ngày đó. Cần phải giải lao thôi!
Anh đậy nắp lọ mực lại, nằm xuống đi-văng và hút thuốc. Lúc đó bà mẹ bước vào - bà có chìa khoá riêng của mình.
- Có mình con thôi à, Sergei? Con đỡ cúm rồi chứ? - bà hỏi và đặt chiếc cặp xuống.
Anh nói rằng bệnh cúm vẫn chưa giảm. Bà Irina Vichtorovna bắt tay ngay vào việc nấu ăn, - bà chạy xuống bếp, rồi lại chạy lên, lại xuống bếp, xếp bát đĩa loảng xoảng, cạo khoai tây xoàn xoạt, rồi đổ lộp bộp từ trong xô ra bát. “Bây giờ chắc chẳng thể tập trung tư tưởng được nữa”, - Sergei bực bội nghỉ. Anh còn đang hy vọng sẽ có thể tập trung tư tưởng và suy nghĩ về cuốn truyện vừa ấy. Thỉnh thoảng lúc ngồi ở đi-văng anh lại thấy nảy ra những ý không kém thú vị.
Và bỗng nhiên anh thoáng nghĩ - cần phải gác cuốn truyện lại. Đúng! Gác lại đến học kỳ hai. Và bây giờ đây phải khẩn trương bắt tay vào bản đề cương và hoàn thành nó càng nhanh càng tốt để có thể kịp đọc nó trước khi hội đồng khoa học của Hội khoa học sinh viên họp. Điều đó rất quan trọng, chủ yếu bây giờ phải là bản đề cương!
Bước vào phòng bà Irina Vichtorovna hỏi:
- Con làm việc đấy à? Suy nghĩ à?
- Vâng, - anh nói.
Anh nghĩ rằng sẽ thật là đáng tiếc, nếu anh không được cấp học bổng Belinsky vào tháng này. Giá mà được đúng vào dịp trước Tết nhỉ!
- Được, mẹ sẽ nhẹ tay…
Cồ gắng không làm ồn, bà Irina Vichtorovna lấy bát đĩa ở chạn ra và đi xuống bếp. Trong bữa ăn, bà Irina Vichtorovna bỗng nhiên nói một cách sôi nổi:
- Đúng, mẹ quên tiệt cả! Hôm nay Valia có đến chỗ mẹ!
- Chổ nào hở mẹ? - anh hỏi, ngạc nhiên đến quên cả nhai.
- Chỗ mẹ làm việc. Nó đến đúng vào lúc nghỉ trưa. Mẹ với nó chuyện trò với nhau suốt nửa tiếng…
- Thế ạ?
- Chứ sao, mẹ kể cho nó nghe…
- Thế cô ấy cần gì hả mẹ?
- Mẹ không hiểu vì sao con lại cáu kỉnh, Sergei?
- Con không cáu kỉnh, mà con hỏi mẹ là cô ấy cần gì ở mẹ? - anh bực mình nhắc lại.
- À, nó chỉ rẽ đến thăm thôi… Nó hỏi chuyện con, hỏi công việc của con tiến hành đến đâu rồi. Nó rất bận, nó được cử đi đâu đó… Và mang đến cho mẹ cuộn len xanh mà nó đã hứa.
- Len gì?
- Ồ, đến bực mình! Con có nhớ một lần khi có mặt nó, mẹ nói rằng mẹ muốn đan cho con một chiếc áo len có cổ, nhưng lại không biết mua len màu ở đâu. Đan bằng len trắng thì rất dễ bị bẩn. Valia có hứa là sẽ mua cho mẹ. Con nhớ rồi chứ? Và thế là hôm nay nó mang đến… Sergei, ăn thì phải ăn cả bánh mì, không có bánh mì thì làm sao gọi là bữa ăn được.
Anh cau có nhìn mẹ, nhưng lại chẳng nhìn thấy bà, mà chỉ mải đăm chiêu với những suy nghĩ của mình. Rồi anh quẳng chiếc đĩa kêu loảng xoảng.
- Con không cần áo len áo liếc gì cái Và cũng đừng có lấy len của cô ấy làm gì? Con không muốn thế, mẹ hiểu không? Con không muốn… Cuối cũng không hiểu sao mẹ lại cứ xen vào những công việc không phải của mẹ thế?
- Sergei, hôm nay con thật là đáng sợ, - bà Irina Vichtorovna bối rối nói - Dù con đang ốm, con cũng phải biết…
- Con không ốm, mà điều đó làm con mất bình tĩnh… cái kiểu đạo đức giả ấy! Cứ làm như ở Moskva không kiếm đâu ra len nữa, ngoài chỗ cô Valia?
- Nếu con muốn…
- Con muốn mẹ trả lại len đó cho cô ta! Thế thôi!
- Thật buồn cười, mẹ sẽ đến chỗ nó ngay bây giờ đây. Không kịp ăn…
- Con chỉ bảo là - hãy trả lại! Cô ấy đến thăm mẹ… cũng tốt bụng đấy…
- Không phải chỉ tốt bụng, mà là một cô gái rất đáng yêu và có nhã ý, còn con thì trở thành một kẻ hay cằn nhằn không thể chịu được! điều đó ở lứa tuổi con thật là dễ ghét, - bà Irina Vichtorovna giận dỗi nói. - Và nói chung, nếu con không thích len…
- Nói chung không phải con không thích len, - Sergei mỉm cười. - Con chỉ không thích khi người ta làm trái ý con. Mẹ hãy nhớ điều đó cho con.
Bỗng thấy thú vị với câu chơi chữ đó của mình, anh vơ lấy đĩa và lại bắt đầu ăn. Bà Irina Vichtorovna cũng bắt đầu ăn, nhưng bà đang lộn tiết đến nổi ăn chẳng biết ngon là gì. Bà đẩy đĩa về một bên và đứng dậy.
- Còn con, từ nay làm ơn đừng có xin xỏ gì mẹ nữa! Và con hãy tự đan lấy áo len ở chổ nào mà con muốn!
Sergei không trả lời và tiếp tục ăn một cách ngon lành những miếng thịt băm viên phết đầy mù tạt. Khi anh ăn xong món thứ hai thì Xasa về. Người chú đỏ dậy lên sau buổi chơi trượt băng, toàn thân hồng hào và cặp mắt đen của chú sáng ướt lên vui thích. Từ người chú toả ra sự tươi mát và không gian lạnh giá của đường phố.
- Báo cáo, con đã về! - chú vui vẻ kêu lên, quẳng đôi giày trượt băng bên cạnh cửa ra vào. - Ồ, mẹ ạ, thế là con đã trượt được rồi! Không phải đỡ nữa! Con và Lép-ca chạy thi với nhau… Ở đó thú lắm - có nhạc, có đèn chùm, người thì đông vô kể! Con đói bụng qua rồi!
- Con hãy xếp gọn giày trượt băng vào! - bà Irina Vichtorovna vừa nói, vừa bày bộ đổ ăn thứ ba lên bàn. - Vứt bừa bãi là một thói quen xấu! Đã bảo con bao nhiêu lần rồi, mà cứ như nước đổ lá khoai ấy!
Xasa ngạc nhiên hết nhìn mẹ lại nhìn anh:
- Mẹ với anh… làm sao thế?
- Làm sao… làm sao cái gì? Đừng có hỏi những câu ngu ngốc. Rửa tay đi, rồi vào nhanh mà ăn!
Bà Irina Vichtorovna bước xuống bếp.
- Anh Sergei! - Xasa vừa nói, vừa bước lại gần anh. - Mẹ với anh có chuyện gì…
- Không có chuyện gì cả! - Sergei bực mình đáp. - Còn bé lắm đấy! Đi rửa tay đi, rồi học bài và im mồm đi!
- Anh… sao anh cáu kỉnh thế! - Xasa phân vân dừng lời, rồi nói một cách dứt khoát: - Thôi được rồi! Thế thì em sẽ không nói cho anh biết em đã gặp ai ở sân băng!
- Tùy mày! Cũng chịu được thôi!
Sergei bước đến gần tủ sách và rút lấy một tập Gexety nằm xuống đi-văng. Một lúc lâu cả hai anh em đều lặng im ngồi trong phòng.
Sau đó Xasa hỏi bằng giọng khó chịu:
- Anh uống trà chứ? Với bánh bích-qui.
- Em muốn nói là với bánh bít-cốt à? - Sergei cười - Không, anh không muốn kiểu đó.
Anh vui lên sau khi nhớ đến Liuxia và nhớ đến món học bổng đặc biệt, rồi anh duỗi dài trên đi-văng một cách khoan khoái.
Ăn xong và thấy dễ chịu hơn, Xasa không kiên tâm được nữa:
- Thôi được, đành thế vậy, em sẽ nói, em đã gặp ai: anh Vadim và cái chị đã đến thăm anh ấy mà… chị Lena, đúng không?
Sergei nhỏm dậy, vẻ quan tâm:
- Chị Lena à? Họ… cùng đi với nhau hay thế nào?
- Chứ sao, cùng trượt với nhau! Còn chị Lena thì mặc chiếc áo xăng-đay có đan hình những con hươu như ở trong phim ấy, anh biết không…
Sergei lúng búng câu gì đó, rồi lại cúi xuống quyển sách. Lật được hai trang anh lại hỏi:
- Anh chị ấy có hỏi gì anh không? Vadim cũng không hỏi gì à?
- Không, anh ấy chỉ vẫy tay với em thôi!
Đọc chưa được mười dòng, Sergei quẳng sách xuống, quay mặt vào tường và cứ nằm Thế hồi lâu, mắt chăm chú nhìn lớp giấy dán ở tường. Sau đó anh đứng dậy khỏi đi-văng và đi vào phòng mình ngủ.
Vadim lúc này đang đi qua cầu Krymsky. Anh vừa tiến Lena đến ga xe điện ngầm và đi bộ quay về nhà.
Trên cầu vẫn lộng gió như mọi hôm. Bụi tuyết làm cho phần dưới của những hàng cột thép sáng lên, còn phần trên thì lại không nhìn thấy gì. Chúng mất hút trong màn đêm của bầu trời không phải màu đen mà là màu chì sáng đục bởi ánh đèn Moskva, và hình như có một lớp hơi nước bao phủ.
Moskva lúc nửa đêm trải dài vô tận trước mắt Vadim bây giờ là thành phố của những ánh đèn. Ban ngày nơi đây là người và bây giờ thì là đèn. Tất cả xung quanh đều là những dây đèn. Phía chân trời ánh đèn sáng lên thành cụm, tràn đầy như một lớp sóng biển lấp lánh ánh lân tinh, và ở xa hơn - cũng là những ánh đèn, nhưng không thấy rõ nữa và ánh hồng sáng chói của chúng chỉ còn như một bức tường ánh sáng in trên bầu trời.
Công viên ở phía bên kia cầu, sum suê và yên tĩnh, vắng lặng. Sân trượt băng lớn bên bờ sông, khoảng một giờ trước đây còn là một cuộc sống sôi nổi, náo nhiệt, lúc này đã không một bóng người. Những chiếc loa phóng thanh chói tai không ngớt lắp lại bài ca về những ngọn đèn chùm “Sáng lên… sáng lên… Sáng lên…” - lúc này cũng im bặt. Đứng từ đây không thể phân biệt được con đường nhỏ trồng cây tối om, nơi họ đã đến nghỉ ngơi.
… Chiếc ghế dài đặt ở chỗ rẽ bên cạnh con đường lớn trồng cây hai bên. Băng bên cạnh đường đã đông cứng và lỗ chỗ vết giày trượt băng, còn ở giữa đường là một chiếc cọc tiêu bằng ván có kẻ sọc, giống như những chiếc pháo hiệu trên sông chỉ những quãng nông có viết hàng chữ “Băng bị nứt”. Cái nóng bức làm Vadim nghẹt thở - anh cởi khăn quàng ra và hất chiếc mũ từ phía trán ướt đẫm ra sau gáy.
- Em bị chóng mặt, ôi… Đầu óc quay cuồng, em bị say rồi! - Lena cười khe khẽ, ngửa người ra lưng ghề dài. - Vadim, anh hãy đặt tay xuống dưới đầu em, không có ghế cứng quá!
Anh ngồi nhích lại gần cô, duỗi tay dọc theo lưng ghế, và cô gối đầu lên tay anh. Khuôn mặt đỏ lựng của cô như tối thẫm lại, chỉ có cặp môi là sáng lên ươn ướt. Dọc con đường lớn, người qua lại không ngớt, các em nhỏ trượt sát bên cạnh và ngay trước ghế của họ, các em rẽ những vòng “cua” hẹp, tiếng giày trượt kêu ken két. Đồng chí cảnh sát trực nhật trượt đều đều trên đôi giày trượt băng. Như những chiến sĩ cảnh sát trên băng khác, anh trượt rất thẳng, vững vàng, hai tay dang ra và lạnh lùng nhìn khắp các phía. Anh choãi một chân ra. Một bác người đẫy đà, đeo kính, ăn vận như một vận động viên thật sự, nhưng rõ ràng là lần đầu tiên trong đời bác ta đến sân băng, đang chậm chạp theo sau đồng chí cảnh sát. Thỉnh thoảng bác ta lại cúi gập lưng lại như vội chào ai đó. Bỗng nhiên bác dừng lại, toàn thân bắt đầu rung rung một cách đáng sợ, bác làm động tác gọi là “đóng móng”, rồi vẫy tay và lặng lẽ làm động tác lộn nhào.
Lena cười khanh khách nhìn bác ta, và ưỡn thẳng người lên đúng vào lúc Vadim định ôm lấy cô.
- Anh có nhớ cuộc tranh luận của chúng mình không? về hạnh phúc ấy? - bỗng Lena hỏi. - Chính anh chẳng nói gì cả…
Lúc này anh không muốn nói về điều đó và nói chung là không muốn nói gì cả. Anh muốn ôm chặt lấy cô. Không có lời nào thích hợp với việc này và chỉ làm trở ngại thêm. Lena nhích gần về phía anh và cúi đầu tư lự nói:
- Hạnh phúc à? Đó là… anh biết là gì không? - Và im lặng, cô đọc bằng giọng thì thầm diễn cảm đầy nhạc điệu.
Có những phút khi cơn dông bất hạnh.
Chẳng mảy may xáo động nổi lòng ta.
Trên vai ta nhẹ nhàng tay ai đó.
Đáy mắt ta soi rõ bóng… bạn ta…
Và đây kia cuộc đời in một thoáng…
Lena lim dim mắt và kết thúc bằng một hơi dài nghe vang hơn:
… mất hút.
Như rơi vào vực không đáy tối om.
Và trên vực đang dần dần xuất hiện.
Vầng cầu võng bảy sắc với lặng im.
- Đúng, đúng, đó là hạnh phúc… - Vadim lắp bắp, ôm lấy cô, hôn lên cặp mắt nhắm lại của cô, lên má cô, lên đôi môi lạnh mà cháy bỏng của cô. Các em nhỏ lại trượt đến gần họ và lần lượt lượn quanh chiếc ghế.
- Nghỉ ở đây không được. Chúng mình đến chỗ nhà hóng mát kia đi, ở đó yên tĩnh hem, - Lena vừa nói vừa đứng dậy và cất tiếng hát nho nhỏ - “Sáng lên, sáng lên, sáng lên…” - Nhà này tuyệt thật!
Vadim đứng dậy một cách sảng khoái và nói:
- Chúng mình đi nào! Có điều ở đó chẳng có gì mà ngồi cả!
- Thế chúng mình ecirc;n tâm chờ họ dưến đấy vậy nhé! đồng ý chứ?
Anh bắt đầu suy nghĩ về đề nghị của Sergei, về việc Sergei đã bực mình vì sự từ chối của anh ra sao, và anh cho rằng sự giúp đỡ đó dù sao cũng được nếu ra xuất phát từ những lý do tốt đẹp, thắm tình bè bạn. Và đic;, em tin rằng anh khỏe rồi, tin rồi! Ồ, anh đúng là lực sĩ Poddubnyi, Novak. Hercun!
Hai tay anh run lên và chùng lại, còn giày trượt thỉnh thoảng lại trật ra làm sái cả hai bàn chân. Cuối cùng anh cũng khập khiễng đến được chỗ nhà hóng mát và quẳng chiếc ghế đánh “rầm” xuống sàn gỗ lạnh buốt. Lena chạy lên theo anh, giày trượt băng nện thình thịch xuống sàn gỗ. Trong nhà tối mù mù và bỗng nhiên Vadim nhìn thấy trên mặt nền tàn lửa của một đầu mầu thuốc lá bị vứt xuống. Và phía trên đó, bên cạnh chiếc cột có hai bóng người đứng gần sát vào nhau.
- Anh Vadim, quay lại đi! - Lena thì thầm và chạy theo bậc thềm xuống mặt băng.
Về tối trời đỡ lạnh hơn. Bầu trời sạch không, thăm thẳm và đầy sao như trong những bức tranh của Kuingi. Nhưng chỉ có bầu trời. Những người đi ngược chiều, những ngã tư ồn ào trong ánh sáng của những ngọn đèn đầy màu sắc, những vườn hoa nhỏ náo động bới những trò chơi ầm ĩ phức tạp của các em nhỏ, - tất cả những điều đó đều không gợi cho Vadim nhớ tới những bức tranh mà anh đã thấy, mà lại là những cảnh kỳ diệu, có một không hai và đầy tính mới lạ.
Cảm xúc về âm nhạc của Vadim không tốt lắm, nhưng dù sao anh vẫn hát, và thậm chí mỗi lúc một to hơn.
Ở ký túc xá có một tin mới đang chờ họ: hôm nay Lagodenko đã thi môn văn học Nga và một lần nữa lại bị hỏng - đây là lần thứ ba! Thầy Kodensky hỏi thi tại phòng làm việc ở nhà ông, và ngay ở đó, Lagodenko đã cãi nhau với ông, anh ta nói với ông rằng ông là người hay bắt bẻ, xa thực tế, và là “một người nhỏ nhen, hay cáu kỉnh”. Raya Volkova, cô gái mà Lagodenko quen thân, đã kể lại tất cả mọi chuyện.
- Các cậu này, chuyện gì sẽ xảy ra với Petr bây giờ nhỉ? - cô bối rối hỏi.
- Ngốc qua, đúng không? Ôi, ngốc quá…
Lagodenko lúc này không có mặt ở ký túc xá. Raya nói rằng anh ta từ chỗ giáo sư ra về vừa tức giận vừa ủ rũ, kể lại mọi chuyện qua kẽ răng và đi đâu đó “lang thang trong thành phố”.