1. Chính-Trị nhà Tây-Hán 2. Tích Quang và Nhâm Diên 1. Chính-Trị nhà Tây-Hán.Năm canh ngọ (111 tr. Tây-lịch) vua Vũ-đế nhà Hán sai Lộ-Bác-Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam-việt rồi cải là Giao-chỉ-bộ, và chia ra làm 9 quận, là những quận này:1. Nam-hải: (Quảng-đông)2. Thương-ngô: (Quảng-tây)3. Uất-lâm: (Quảng-tây)4. Hợp-phố: (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)5. Giao-chỉ: (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)6. Cửu-chân: (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)7. Nhật-nam: (Bắc Việt và mấy tỉnh ở phía Bắc Trung-Việt)8. Châu-nhai: (đảo Hải-nam)9. Đạm-nhĩ: (đảo Hải-nam) Mỗi quận có quan thái-thú coi việc cai-trị trong quận và lại có quan thứ-sử để giám sát các quận. Ở trong quận Giao-chỉ thì có những lạc tướng hay lạc hầu vẫn được thế tập giữ-quyền cai trị các bộ lạc tựa hồ như các quan lang ở mạn thượng-du đất Bắc-Việt bây giờ. Quan thứ-sử trước tiên là Thạch Đái, đóng phủ cai trị ở Long-uyên. Có sách chép là phủ trị thủa ấy đóng ở Lũng-khê, thuộc phủ Thuận-thành bây giờ. Từ đời vua Vũ-đế cho đến hết đời nhà Tây-Hán không thấy sử nói gì đến đất Giao-chỉ nữa. Mãi đến năm kỷ-sửu (năm 29 Tây lịch) là năm Kiến-Võ thứ 5 đời vua Quang-vũ nhà Đông Hán thì mới thấy chép rằng thứ-sử Giao- chỉ là Đặng Nhượng sai sứ về cống nhà Hán. Bởi vì khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, bọn Đặng-Nhượng, Tích Quang và Đỗ Mục ở Giao chỉ giữ châu quận, không chịu phục Vương Mãn. Đến khi vua Quang-Vũ trung hưng lên, bọn Đặng Nhượng mới sai sứ về triều cống. 2. Tích Quang và Nhâm Diên.Về đầu thế-kỷ đệ nhất có hai người sang làm thái-thú trị dân có nhân-chính. Một người tên là TÍCH QUANG làm thái-thú Giao-chỉ, một người tên là NHÂM DIÊN làm thái thú quận Cửu-chân. Tích Quang sang làm thái-thú quận Giao-chỉ từ đời vua Bình-đế nhà Tây Hán, vào quãng năm thứ hai, thứ ba về thế kỷ đệ nhất. Người hết lòng lo việc khai-hóa, dạy dân lấy điều lễ-nghĩa, cho nên dân trong quận có nhiều người kính phục. Nhâm Diên ở Cửu-chân được 4 năm thì được thăng chức về Tàu đi làm quan chỗ khác. Dân-sự quận ấy ái-mộ Nhâm Diên, làm đền thờ. Cớ người vì được nhờ quan thái-thú cho nên sau sinh con ra, lấy tên Nhâm mà đặt tên cho con để tỏ lòng biết ơn.