Chương 6
TEL AVIV: NGÀY 20 THÁNG 3

    
ọ tập trung lại lúc mười giờ đêm hôm đó. Tâm trạng của mọi người lúc này khiến Gabriel nhớ lại thời học nhóm ở đại học, tất cả đều quá kiệt sức vì đề án to tát của tập thể nhưng lại không nỡ tách nhóm ra đi. Dina đã đứng sau bục giảng kinh để củng cố thêm niềm tin cho giả thuyết của mình. Yossi thì ngồi vắt chéo chân trên sàn, xung quanh là những tập hồ sơ quý giá từ phòng nghiên cứu. Rimona, người duy nhất mặc đồng phục, gác đôi chân còn mang giày lên thành ghế trống của Yossi. Còn Yaakov thì ngồi cạnh Gabriel, bất động như một tảng đá.
Dina tắt đèn và đặt một bức ảnh lên máy chiếu. Hình ảnh một cậu bé trai đội chiếc mũ bêrê và quàng chiếc khăn của dân du mục Arập trên vai hiện ra. Cậu bé đang ngồi trong lòng A’one.
“Đó là bức ảnh cuối cùng chứng thực sự tồn tại của Khaled al-Khalifa”, Dina nói. “Bức ảnh được chụp ở thủ đô Beruit năm 1979, trong đám tang của cha hắn, Sabri al-Khalifa. Trong những ngày diễn ra tang lễ, Khaled đã biến mất. Người ta chẳng bao giờ còn thấy hắn ta nữa”.
Yaakov khẽ cựa mình trong bóng tối. “Tôi nghĩ chúng ta đang đối mặt với một tên khủng bố bằng xương bằng thịt”, anh ta làu bàu.
“Hãy để cô ấy nói hết đã”. Rimona ngắt lời.
Yaakov chờ Gabriel lên tiếng đồng tình, nhưng mắt Gabriel chỉ dán chặt vào đôi mắt buộc tội của đứa trẻ.
Rồi Gabriel lẩm bẩm. “Hãy để cô ấy nói hết đi”.
Dina thay tấm hình đó và đặt lên một tấm mới. Một tấm trắng đen hơi lệch tiêu cự, trên đó là hình ảnh một người đàn ông cưỡi ngựa với băng đạn vắt chéo ngực. Đôi mắt đen đầy vẻ thách thức, vừa chỉ đủ thấy qua khe hở của tấm khăn trùm đầu người Arập. Đội mắt đỏ nhìn thẳng vào ống kính camera.
“Để hiểu được Khaled”, Dina nói, “ta cần phải tìm hiểu về dòng tộc được ca tụng của hắn. Người đàn ông này là Asad al Khalifa, ông của Khaled. Hãy bắt đầu câu chuyện từ ông ta”.
Nhà nước Palestine dưới ách thống trị
của Thổ Nhĩ Kỳ: tháng 10 năm 1910
Ông được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó tại làng Beit Sayeed và bị miệt thị vì sinh mãi cũng chỉ được bảy cô con gái và chỉ có một đứa con trai. Đứa con trai duy nhất ấy có biệt danh là Sư Tử. Vốn được mẹ và các chị cưng chiều cùng với sự bao bọc của người cha già yếu, Asad al-Khalifa là một đứa trẻ lười biếng, không bao giờ chịu học hành hay nghe lời bố học thuộc kinh Koran. Thỉnh thoảng để kiếm ít tiền tiêu xài, nó đi dọc theo con đường mòn dẫn đến khu dân cư Do Thái ở Petah Tikvah và làm việc suốt ngày để có được vài đồng pi-át. Đứng đầu khu dân cư là một người Do Thái tên Zev. Ông nói với Asad rằng. “Theo tiếng Do Thái cổ, thì Zev nghĩa là chó sói”. Zev nói tiếng Arập với ngữ âm rất lạ và luôn hỏi Asad về cuộc sống ở Beit Sayeed. Asad cũng ghét người Do Thái như tất cả mọi người ở Beit Sayeed, nhưng công việc không nặng nhọc, lại kiếm được chút tiền nên Asad vui vẻ làm việc cho Zev.
Cậu bé Asad khá ấn tượng với khu Petah Tikvad. Làm thế nào mà những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, những người mới đến vùng đất này lại phát triển nhanh đến thế trong khi hầu hết những người Arập vẫn đang sống trong nghèo khổ? Sau khi ngắm nghía những ngôi nhà bằng đá và những con đường sạch sẽ của khu dân cư người Do Thái, Asad cảm thấy xấu hổ khi quay lại làng Beit Sayeed của mình. Dù vẫn mong muốn được sống một nơi tốt hơn, nhưng hắn biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ trở thành một người giàu có và quyền lực nếu cứ làm thuê cho lão Do Thái biệt hiệu Chó Sói đó. Hắn ta không đến làm việc ở Petah Tikvah nữa và dành thời gian để suy nghĩ hướng đi riêng cho mình.
Một đêm nọ, trong khi đang chơi trò súc sắc tại một quán cà phê trong làng, Asad thấy một gã lớn tuổi hơn đang buông lời tục tĩu sỉ nhục chị gái mình. Hắn bước đến bàn gã kia và bình tĩnh hỏi những gì hắn vừa nghe thấy có đúng không. “Mày nghe đúng rồi đó”, tên kia đáp trả. “Thêm một điều nữa là con nhỏ xúi quẩy này còn mang khuôn mặt của một con lừa”. Lời chế giễu ấy khiến tất cả mọi người cười òa. Asad, không nói thêm lời nào, quay trở về bàn và tiếp tục trò chơi súc sắc. Sáng hôm sau, tên đàn ông đã sỉ nhục chị của Asad được tìm thấy gần vườn cây ănc dành cho giới quý tộc Celto và khu vực còn lại là của tầng lớp thứ dân Ligurian. Nhưng Martineau lại đưa ra một giả thuyết mới. Một khu vực tồi tàn hơn vừa được phát hiện hoàn toàn trùng khớp với nơi diễn ra cuộc chiến giữa người Liguria và người Hy Lạp gần Mác-xây. Nhờ cuộc khai quật này mà Martineau đã chứng minh được rằng khu vực đó trước đây chính là một trại tỵ nạn của thời kỳ đồ sắt.
Rồi anh ta bắt đầu tìm kiếm câu trả lời cho ba câu hỏi: Tại sao pháo đài trên đồi này bị bỏ hoang chỉ mới sau một trăm năm? Anh ta tìm thấy khá nhiều đầu lâu gần nhà thờ, gồm cả đầu lâu thật và đầu lâu được trát vào đá. Chúng có ý nghĩa gì? Đó đơn thuần chỉ là chiến tích của người man rợ thời kỳ đồ sắt hay là một phong tục thờ cúng truyền thống nào đó của người Celto? Martineau cho rằng chính việc trát đầu lâu vào vách đá đã khiến pháo đài nhanh chóng bị sụp đổ. Bởi đầu lâu không phải là một vật liệu tốt cho ngành xây dựng. Vì vậy anh ta yêu cầu mọi thành viên trong đội phải thông báo khi phát hiện thêm bất kỳ một cái đầu lâu nào nữa - và đó cũng là lý do vì sao anh ta đích thân quản lý khu vực đào xới này. Kinh nghiệm xương máu đã dạy anh ta rằng không được bỏ sót bất kỳ một manh mối nào dù lớn hay nhỏ. Ý nghĩa của đầu lâu đó là gì? Những đồ tạo tác hoặc những mảnh vụn được tìm thấy xung quanh là gì? Có dấu vết nào gần đó không? Các học viên cao học - thậm chí thông minh như Yvette Debré - cũng khó phát hiện ra những manh mối đó.
Hầm khai quật chỉ dài khoảng 1 mét rưỡi, rộng một sải vai. Martineau hạ thấp người xuống, cẩn trọng để không làm xáo trộn vùng đất xung quanh. Chiếc mũ của anh ta nhô lên khỏi nền đất thô cứng. Martineau lấy từ trong túi sau ra một chiếc cuốc chim, một cái bàn chải và bắt tay vào việc.
Anh ta không hề rời khỏi hầm trong sáu giờ liên tục. Yvette ngồi vắt chân ngay cạnh hầm. Thỉnh thoảng cô đưa cho Martineau nước khoáng hoặc cà phê, những thứ mà thường ngày chẳng bao giờ anh ta nhấp môi. Cứ vài phút, một trong những người trong đội lại đi ngang qua và thắc mắc về những gì anh ta mới phát hiện. Nhưng anh ta chỉ im lặng. Chỉ có tiếng cuốc chim của Martineau phát ra từ trong hố. Cùng với đó là các động tác cuốc, cuốc, quét quét. Rồi lại cuốc cuốc, quét quét và thổi…
Dần dần, khuôn mặt bị sỏi đá che phủ qua thời gian lộ ra trước mắt anh ta, cái miệng thể hiện sự đau đớn tột cùng, mắt nhắm chặt lúc chết. Ánh nắng đã chuyển hướng, anh ta dò sâu hơn theo lớp đất đá và phát hiện ra rằng cái đầu bị giữ chặt bởi một bàn tay đúng như anh ta mong đợi. Những người tập trung cạnh hầm khu khai quật không nhận ra rằng, đối với Paul Martineau, khuôn mặt đó còn hơn cả một món quà quý giá được khai quật từ quá khứ. Trong lớp đất đá tối om, Martineau đã nhìn thấy khuôn mặt kẻ thù của mình, và anh ta nghĩ một ngày không xa mình cũng sẽ được giữ một cái đầu lâu trong lòng bàn tay.
Cơn giông bất ngờ đổ xuống thung lũng Rhône vào giữa trưa. Mưa xối xả, từng cơn gió lạnh căm ào ạt quét qua hiện trường đào xới giống như cuộc bố ráp của đội quân Vandal. Martineau trèo ra khỏi hầm và tiến nhanh lên đồi, nơi những người còn lại trong đội đang trú mình sau bức tường khuất gió của thành lũy cổ.
“Dọn dẹp thôi nào”, anh ta nói. “Sáng mai chúng ta sẽ tiếp tục”.
Martineau chúc họ một ngày tốt lành và hướng về phía bãi đỗ xe. Yvette tách ra khỏi nhóm và đi theo sau anh ta.
“Anh thấy sao nếu mình đi ăn tối nay?”
“Anh cũng muốn vậy lắm nhưng anh e rằng không thể”.
“Sao vậy anh?”
“Tối nay anh phải tham dự một bữa tiệc chiêu đãi chán ngắt của khoa ”, Martineau nói. “Chủ nhiệm khoa yêu cầu anh phải có mặt”.
“Còn tối mai thì sao?”
“Ừ, có thể được đấy”, Martineau nắm tay cô học viên cao học. “Gặp lại em ngày mai nhé”.
Bên kia bức tường là một bãi đậu xe cỏ mọc um tùm. Chiếc xe Mercedes mới tinh của Martineau đậu tách biệt hẳn so với những chiếc xe hơi và mô tô cũ kỹ của những tình nguyện viên và những nhà khảo cổ không mấy tên tuổi ở khu khai quật. Anh ta leo lên xe và lái dọc đường D14 hướng về Aix. Mười lăm phút sau, anh ta đã có mặt tại bãi đỗ xe bên ngoài căn hộ của mình, nằm ngoài đại lộ Mirabeau, ngay trung tâm thành phố.
Đó là một căn nhà sang trọng được xây từ thế kỷ mười tám, mỗi cửa sổ đều mở ra một ban công sắt và một cửa ra vào ở phía tay trái mặt tiền. Martineau lấy thư và bước vào thang máy lên tầng bốn. Thang máy đưa đến một hành lang nhỏ với sàn bằng cẩm thạch. Một cặp water vessel thời La Mã đặt phía ngoài cửa nhà. Khi có người hỏi liệu đó là đồ thật hay đồ giả thì anh ta đều trả lời chúng chỉ là đồ giả nhưng được tái chế khá tinh xảo mà thôi. Trong khi thực chất chúng là một món đồ cổ vô giá.
Căn hộ này có vẻ phù hợp với một thành viên của giới quý tộc vùng Aix hơn là với một nhà khảo cổ học hay một vị Giáo sư thỉnh giảng. Trước đây nó là hai ngôi nhà tách biệt. Sau cái chết bất ngờ của người hàng xóm góa vợ, anh ta mua lại và gộp chung thành một. Phòng khách khá rộng rãi và ấn tượng với trần cao, cửa sổ rộng nhìn thẳng ra đường. Đồ gỗ ở đây được trang trí theo phong cách đặc trưng của vùng Provence, trông đỡ đơn điệu ở căn biệt thự của anh ta tại Lacoste. Căn phòng được tô điểm thêm bởi một bức tranh phong cảnh của Cézanne và một cặp tranh phác họa của Degas. Hai cây trụ thời La Mã khá ấn tượng nằm ngay lối vào phòng làm việc. Nơi đây chứa hàng trăm công trình nghiên cứu khảo cổ, một bộ sưu tập đồ sộ những ghi chép tại hiện trường và bút tích của một số bộ óc tuyệt vời nhất trong lịch sử ngành khảo cổ. Ngôi nhà của Martineau cứ như một thánh đường. Anh ta chẳng bao giờ mời đồng nghiệp về đây trừ những người phụ nữ, và người được mời về gần đây nhất là Yvette.
Martineau tắm qua thay quần áo sạch sẽ. Hai phút sau anh ta lại ngồi sau tay lái xe Mercedes, tăng tốc về phía đại lộ Mirabeau. Anh ta không lái thẳng đến trường đại học, mà lại hướng về thành phố, rẽ sang đường cao tốc A51 về phía Mác-xây. Anh ta đã nói dối Yvette. Đây không phải là lần đầu tiên anh ta nói dối cô.
Phần lớn cư dân vùng Aix không mặn mà gì với thành phố Mác-xây. Nhưng Paul Martineau lại luôn bị nó cám dỗ. Thành phố cảng mà người Hy Lạp từng gọi là Massalia giờ đây là thành phố lớn thứ hai của Pháp. Đây là cửa ngõ dẫn vào thành phố của làn sóng nhập cư, hầu hết đến từ Algeria, Morocco và Tunisia. Đại lộ Canebière rộng lớn cắt ngang thành phố làm nó có hai khuôn mặt khác biệt rõ rệt. Phía nam đại lộ, ở phía bờ cảng cũ, là một thành phố kiểu Pháp sang trọng với những vỉa hè rộng dành cho khách bộ hành, những cửa hiệu mua sắm cao cấp, và khu dạo mát với những quán cà phê ngoài trời. Nhưng phía bắc là khu vực gồm hai thị trấn Le Panier và Quartier Belsunce. Ở đây người ta phải đi bộ men theo hai bên đường hẹp và chỉ toàn nghe tiếng Arập. Khi trời sẩm tối, khách nước ngoài và người Pháp bản địa rất ít khi đi vào khu Arập này, vì họ dễ dàng trở thành nạn nhân của những tên tội phạm đường phố.
Paul Martineau chẳng bao giờ phải bận tâm về sự an toàn của mình. Anh ta bước ra khỏi chiếc Mercedes trên đại lộ Anthène, gần chỗ hầm cầu thang dẫn đến ga Charles và bắt đầu xuống đồi hướng về đường Canebière. Trước khi tới đường lớn, anh ta rẽ phải, đi vào con đường Convalescents hẹp. Con đường chỉ vừa đủ rộng cho một chiếc xe hơi, nó dẫn ra cảng vào trung tâm Quartier Belsune.
Trời đã về khuya, một làn gió lành lạnh ập đến khiến Martineau rùng mình. Không khí ban đêm thoang thoảng mùi khói than, nghệ và mật ong. Hai người đàn ông già nua ngồi trên chiếc ghế ọp ẹp ngay lối đi của khu chung cư đang chia nhau ống điếu hút và hờ hững quan sát Martineau khi anh ta đi ngang qua. Một lát sau một trái bóng non hơi, tiệp với màu vỉa hè, từ bóng tối bay thẳng về phía anh ta. Martineau chặn một chân lên trái bóng và đá trả về hướng mà nó đã bay tới. Trái bóng được hất ngược lên bởi một đứa bé trai mang dép xăng-đan, nhưng ngay khi thấy một người đàn ông cao to trong bộ Âu phục, nó quay đi và biến mất vào trong hẻm. Martineau nhớ lại hình ảnh của mình ba mươi năm về trước. Mùi than, nghệ, mật ong… Trong một thoáng, anh ta ngỡ mình đang đi trên những con đường ở Beirut.
Anh ta bước đến ngã tư. Ngay góc đường là quầy Shoarma1, bên kia đường là một quán cà phê nhỏ hứa hẹn những món ăn khoái khẩu của người Tunisia. Ngay lối vào quán, một bộ ba thanh niên hướng mắt về phía Martineau đầy khiêu khích. Anh ta chúc họ một buổi tối tốt lành bằng tiếng Pháp sau đó chuyển ánh nhìn và sang phải.
Con đường hẹp dần, vỉa hè hầu như bị chiếm dụng bởi các sạp hàng đầy những tấm thảm rẻ tiền và ấm nhôm. Ở cuối đường là một quán cà phê Arập. Martineau bước vào trong. Đằng sau quán cà phê, ngay cạnh nhà vệ sinh là một lối lên cầu thang tối om. Martineau từ từ bước lên từ trong bóng tối. Trên đỉnh cầu thang là một cánh cửa. Khi Martineau tiến tới, cánh cửa đó đột nhiên mở toang. Một người đàn ông, râu ria nhẵn nhụi, mặc áo choàng galabia, bước ra đầu cầu thang.
Ông ta nói. “Maa-salaamah”, và tiếp luôn. “An lành cho anh”.
Martineau cũng nói lại. “As-salaam alaykum”, anh ta lướt qua người đàn ông và bước vào bên trong căn hộ.
Chú thích

1. Shoama: Món thịt cừu xé mỏng cay.