ôi phải làm thế nào? Rastignac chặn Vautrin lại hỏi thèm thuồng.- Gần như không làm gì cả. Ông này trả lời với một cử chỉ vui vẻ giống như bộ điệu trầm lặng của một ngư phủ vừa cảm thấy một con cá mắc đầu lưỡi câu. Anh nghe tôi kỹ đây. Quả tim của một thiếu nữ đáng thương, khổ sở và khốn đốn là một tấm đá bọt rất ham chứa đầy tình yêu, tấm đá bọt khô nó nở to ngay khi một giọt tình cảm rơi vào. Tán tỉnh một cô gái trong cảnh cô quạnh tuyệt vọng và nghèo nàn, lúc nàng không ngờ đến tài lợi sắp có! Ồ, đó là cầm chắc con bài ăn trong tay, biết trước con số sẽ xổ ra, đó là đánh bạc mà có người gà. Anh xây dựng cuộc hôn nhân bất diệt trên một nhà sàn. Bạc triệu sẽ đến cho nàng chăng, nàng sẽ ném vào chân anh như những hòn sạn. “Lấy đi, anh yêu quý! Lấy đi, Adolphe! Lấy đi, Alfred! Lấy đi Eugène!” Nàng sẽ bảo thế, nếu Adolphe, Alfred hay Eugène đã có trí khôn và hy sinh cho nàng. Hy sinh theo tôi hiểu, ấy là bán cái áo cũ để đi ăn bánh nằm với nhau ở tiệm “Mặt động hồ xanh”, xong đến tối lại đi xem hát ở Hý viện; hy sinh, ấy là đi cầm cái đồng hồ đeo tay để mua cho nàng cái khăn quàng. Tôi không nói đến những trò bày vẻ của ái tình, những chuyện vớ vẩn mà đàn bà rất quan tâm, chẳng hạn như lỡ rảy vài giọt nước lên giấy viết thơ làm nước mắt đã rơi lúc xa cách: anh coi bộ cũng rành rẽ về những tiếng lóng của trái tim.Anh thấy không, thành Paris tựa hồ như một cái rừng của Tân Thế giới trong ấy có hai chục giống mọi xáo động, giống Illinois, giống Hurons…, họ sống với sản vật của các giai cấp xã hội hiến cho họ. Anh là một chàng thợ săn bạc triệu. Muốn lấy được bạc triệu, anh phải dùng bẫy rập, dùng ống sáo, dùng còi gọi chim. Có nhiều cách đi săn, có kẻ săn của hồi môn, người khác săn những cuộc bán hạ giá; bọn buôn người này đi câu lương tâm, bọn kia bán những bạn mua báo của họ với chân tay trói chặt. Ai trở về với bị săn đầy mập là được chào đón, khoản đãi, tiếp rước vào xã hội thượng lưu. Ta cũng nên công bình với cái đất đai người này, ta sống ở một thành phốkhoan hồng dễ tính nhất trong hoàn cầu. Nếu những nhà quỷ tộc của các thủ đô khác ở Âu châu không chịu đón tiếp một nhà triệu phú hạ tiện vào hàng ngũ họ, thì Paris lại đưa tay đón họ, đi dự hội hè của họ, ăn yến tiệc của họ và chạm ly với cái hạ tiện của họ.- Nhưng tìm đâu ra người con gái? Eugène nói.- Nàng đã thuộc về anh, ở trước mặt anh!- Cô Victorine ấy à?- Đúng!- Sao?- Cô ta đã yêu anh rồi, bà nữ nam tước De Rastignac của ta đó!- Nàng đâu có xu. Eugène ngạc nhiên nói.- À! Ta đến mục đích rồi! Vài lời nữa thôi, rồi tất cả sẽ sáng tỏ hết. Ông lão Taillefer là một thằng đểu giả, người ta nói ông ta đã ám sát một người bạn lúc Cách mạng. Ông ta là một người có tư tưởng phóng khoáng, chủ ngân hàng, hội viên chánh của nhà Frédéric Taillefer và công ty. Ông ta chỉ có một đứa con trai và muốn để tất cả của cải cho nó, thiệt hại cho Victorine. Tôi thì tôi không thích những lệ bất công ấy. Tôi như Don Quichotte, tôi ưa binh vực kẻ yếu chống kẻ mạnh. Nếu ý Chúa là rút lui con trai ông ta về trời, thì Taillefer sẽ đem con gái ông ta về nhà; ông ta cần bất cứ một người thừa kế nào, đó là một ý kiến dại dột vốn có trong thiên tính, mà ông ta không thể có con nữa, tôi biết. Victorine dịu dàng dễ thương, nó sẽ cám dỗ ông ta, sẽ xoay ông ta như cái vụ với cái dây tình cảm. Cô ta quá cảm kích về tình yêu của anh không sao quên được, anh sẽ cưới cô ta làm vợ. Tôi sẽ giữ vai trò của Thượng đế, tôi làm cho Chúa có cái ý trên kia.Tôi có một người bạn và đã tận tâm với ông ta, một đại tá trong quận sông Loire, ông mới được vào đội Cận vệ của Hoàng gia. Ông ta nghe lời tôi, và đã thành một người Bảo hoàng quá khích: Ông ta không giống bọn ngu dại kia chỉ khư khư với ý tưởng mình. Nếu tôi còn có một lời khuyên anh nữa, ấy là anh đừng giữ chặt tư tưởng của mình cũng như lời nói của mình. Nếu ai có hỏi mua, thi cứ bán nó đi. Người khoe khoang không lúc nào thay đổi ý kiến là một người lãnh phần đi luôn một đường thẳng, một đứa khờ tin tưởng ở sự không thể sai lầm. Không có nguyên tắc, mà chỉ có sự việc! Không có định luật, mà chỉ có cảnh ngộ: Kẻ siêu nhân theo sát sự việc và cảnh ngộ để dắt dẫn nó. Nếu có nguyên tắc và định luật bất biến, nhân quần đã không thay đổi như ta thay áo lót mình. Một cá nhân không buộc phải khôn hơn một quốc gia. Con người ích lợi nhất cho nước Pháp là một người được sùng bái vì luôn luôn thấy máu đổ: cùng lắm chỉ đáng đưa anh ta vào Bảo tàng viện giữa các máy móc và dán cho anh ta mấy cái nhãn La Fayette. Còn vị vua ai cũng ném đá vào mặt và ông ta đã khinh nhân loại đến nỗi ai muốn ông ta thề thốt bao nhiêu ông ta cũng khạc cho vào mặt bấy nhiêu lời thề, vị vua đó lại là người đã ngăn cản cho nước Pháp khỏi bị chia xẻ ở hội nghị Vienne: đáng dâng vương miện cho ông ta, người ta lại ném bùn vào ông. Ồ! tôi biết việc đời lắm, tôi biết điều bí mật của bao nhiêu người! Đủ rồi. Tôi sẽ có một ý kiến bất di bất dịch, ngày nào tôi gặp được ba người thoả thuận về việc ứng dụng một nguyên tắc, nhưng tôi còn phải đợi lâu. Người ta không tìm được trong các Toà án được ba ông Thẩm phán cùng một ý kiến về một điều luật. Tôi tin vì người bạn tôi, ông ta có thể đưa Chúa Cơ Đốc lần nữa lên thập tự giá nếu tôi bảo ông ta. Pa pa Vautrin chỉ nói một tiếng, ông ta sẽ kiếm chuyện gây gổ với thằng vô loại kia, nó không gửi được cho chị nó lấy một trăm xu và…Đến đây, Vautrin đứng lên, giữ thế và làm như một kiếm sư cử động để phóng gươm đâm tới.- Thế là xuống âm ti. Vautrin tiếp lời.- Tởm quá! Ông muốn giỡn sao, ông Vautrin? Eugène nói.- La la la hãy bình tĩnh! Đừng làm trẻ con; tuy nhiên, nếu muốn vui, cậu cứ thịnh nộ đi. cứ nổi xung thiên lên! Cậu bảo tôi là đồ đê tiện, là tên gian ác, là thằng đểu cáng, là đứa côn đồ nhưng cậu đừng gọi tôi là kẻ lừa đảo hay tên gián điệp! Đi, nói đi! Xổ cả tràng ra! Tôi tha thứ cho cậu, với tuổi cậu như vậy tự nhiên lắm. Tôi, trước tôi cũng thế! Nhưng, cậu suy nghĩ xem. Một ngày kia, cậu sẽ tệ hơn vậy nữa. Cậu lại làm đỏm ở nhà một người đẹp, rồi cậu nhận tiền. Cậu đã nghĩ đến điều ấy rồi, vì làm sao thành công được nếu cậu không lợi dụng tình yêu? Cậu sinh viên ơi, đạo đức không thể cắt xẻ ra được: chỉ có đạo đức hay không có, người ta bảo mình phải sám hối tội lỗi. Đây lại một phương kế tốt đẹp nữa: chỉ đọc kinh sám hối là ta rửa sạch một trọng tội! Quyến rũ một người đàn bà để đặt chân lên được một nấc thang xã hội, gây bất hoà giữa con cái một gia đình; và tất cả đốn mạt thực hiện dưới cái diềm một lò sưởi hay cách khác với mục đích khoái thích hay vì lợi cá nhân, cậu tưởng đó là những hành vi tín ngưỡng, dục vọng và từ thiện sao?Tại sao lại hai tháng tù cho chàng công tử trong một đêm đã đoạt phân nửa gia tài của một đứa trẻ, và tại sao tù khổ sai cho một kẻ khốn nạn đánh cắp một ngàn quan với trường hợp gia trọng?Đó, luật pháp của cậu đó.Không có một điều luật nào là không đưa đến chỗ vô lý vô nghĩa. Anh chàng mang găng và nói những lời đường mật phạm vào tội ám sát trong đó người ta không làm đổ máu nhưng lại cho máu, một sát nhân mở cửa với một cái kềm: hai hành động trong bóng tối! Giữa cái tôi đề nghị và cái cậu sẽ làm một ngày kia, chỉ thiếu cái đổ máu. Cậu tin có điều gì cố định trong đời này à? Cậu nên khinh miệt người đời và nhìn họ len qua các mặt của Pháp luật. Bí ẩn của những sự nghiệp đồ sộ không có căn nguyên rõ ràng là một trọng tội được bỏ quên, vì đã hành động khéo léo.- Thôi, ông im đi! Tôi không muốn nghe thêm nữa đâu. Ông sẽ làm cho tôi đâm ra nghi ngờ cả tôi nữa. Lúc này, tình cảm là tất cả kiến thức của tôi.- Tùy ý cậu, cậu trẻ con xinh tươi. Tôi tưởng cậu can trường hơn. Tôi không nói gì với cậu nữa. Song le, một lời cuối cùng.Ông nhìn chăm chăm chàng sinh viên:- Cậu biết bí mật của tôi.- Một thanh niên từ khước lời ông, sẽ biết quên bí mật của ông- Cậu nói hay đó, tôi rất sung sướng. Một người khác, cậu thấy không, sẽ không thận trọng như thế. Cậu hãy nhớ điều tôi muốn làm cho cậu. Tôi cho cậu mười lăm ngày. Để chấp thuận hay từ bỏ.Nhìn thấy Vautrin điềm tĩnh bỏ đi, cặp cái gậy dưới cánh tay, Rastignac tự nhủ:- Con người này có cái đầu bằng sắt! Ông ta nói trắng trợn với ta những điều mà De Beauséant phu nhân đã bảo ta với nhiều nghi thức. Anh chàng đã xé tim ta với những móng thép. Tại sao ta lại muốn đến nhà bà De Nucingen? Anh đoán ngay những lý do ta mới thoạt nghĩ đến. Chỉ vài lời, lão côn đồ này nói với ta về đức hạnh nhiều hơn tất cả mọi người khác và tất cả sách vở. Nếu đức hạnh không chịu đầu hàng thì ta đã cướp tiền của chị ta à? Eugène vừa nói vừa ném hai túi tiền lên trên bàn.Anh chàng ngồi xuống, và ngồi luôn đó, đắm mình trong một giòng trầm tư choáng váng.- Trung thành với đức hạnh, điều hy sinh cao siêu thay! Ô hay! Ai cũng tin ở đức hạnh, nhưng ai là người đức hạnh? Các dân tộc đều lấy tự do làm ngẫu tượng, nhưng trên địa cầu đâu là dân tộc được tự đo?Tuổi trẻ của ta còn thanh khiết như vòm trời không mây: muốn cao sang hay giàu có, là quyết phải láo khoét, luồn cúi, bò rạp, ngẩng lên, nịnh hót, giả dối? Có phải là tự nhận làm đầy tớ cho những bọn đã láo khoét, đã luồn cúi, đã bò rạp? Trước khi thành đồng loã với chúng, phải phụng sự chúng đã. Ồ vậy, thì không! Ta muốn làm việc một cách cao thượng, đức hạnh; ta muốn làm việc ngày đêm, và chỉ gây dựng sự nghiệp trên lao lực.Sự nghiệp ấy sẽ chậm phát hơn hết nhưng mỗi ngày đầu ta sẽ nghĩ trên gối không một ý tưởng xấu xa. Có gì đẹp hơn chiêm ngưỡng đời mình và thấy đời mình trong sạch như một đoá hoa bách hợp? Ta và đời ta cũng như một thanh niên với vị hôn thê. Vautrin làm cho ta thấy cái xảy ra sau lễ cưới mươi năm. Quỷ thần ơi! Đầu óc ta lạc lối mất rồi ta không muốn suy nghĩ gì nữa, lòng ta là một hướng đạo tốt.Giọng mụ mập Sylvie làm Eugène tỉnh cơn mộng. Mụ báo có thợ may của anh ta đến, anh ta đi ra với hai túi bạc nơi tay. Anh ta cũng không khó chịu vì việc xảy đến này. Lúc thử xong áo mặc tối, anh ta mặc bộ đồ buổi sáng, nó làm anh ta thay hình đổi dạng hoàn toàn.- Bây giờ ta bằng anh chàng De Trailles rồi. Nay ta mới có vẻ một nhà quý phái!Ông già Goriot vừa bước vào phòng Eugène vừa nói:- Ông hỏi tôi có biết bà De Nucingen lui tới nhà nào phải không?- Thưa vâng.- Vậy thì, thứ hai sau nó sẽ đến dự dạ hội của Thống chế Carigliano. Nếu ông có thể đến đó, ông sẽ kể lại cho tôi nghe xem hai con gái tôi có chơi vui không, chúng ăn mặc ra sao, và tất cả mọi chuyện…- Sao cụ biết được, cụ Goriot hiền hậu của tôi? Eugène nói và mời ông ngồi bên lò sưởi.- Mụ bồi phòng của nó bảo cho tôi hay. Hai đứa nó làm gì là tôi biết hết, do mụ Thérèse và mụ Constance, ông ta vui vẻ nói:Ông già giống như một chàng tình nhân trẻ sung sướng vì có mưu kế giao thông được với người tình mà người tình không thể ngờ.- Ông thì ông sẽ gặp chúng nó! Ông ta nói vừa tỏ lộ một cách ngây thơ lòng thèm muốn đau đớn của ông.- Tôi không biết. Tôi sẽ đến bà De Beauséant hỏi xem bà ta có thể giới thiệu tôi cho bà Thống chế không?Eugène vui thầm lúc nghĩ đến việc lại nhà bà De Beauséant từ nay với cách ăn mặc hiện thời. Những cái mà các nhà luân lý học gọi là đáy lòng người ta, đó chỉ là những ý tưởng chán nản, những động tác vô tâm của tư lợi. Những biến động ấy, đề tài của bao nhiêu bài ngâm đọc, những khúc quanh đột ngột ấy đều là những bài tính đặt ra cho niềm khoái lạc của ta.Lúc tự thấy mình ăn mặc đẹp đẽ, mang găng đẹp, đi giầy ống đẹp, Rastignac quên ngay cái quyết định đạo đức của mình. Tuổi trẻ không dám soi mình và tấm gương lương tâm lúc đã nghiêng về phía bất công, trong khi tuổi già đã soi thấy mình rồi: đó là cả cái sai biệt của hai giai đoạn đời người. Từ mấy ngày nay, hai người láng giềng, Eugène và ông già Goriot, trở thành hai bạn tốt với nhau. Tình hữu nghị thầm kín giữa hai người do những lý do tâm lý tạo nên, những lý do đã gây những tình cảm trái ngược giữa Vautrin và chàng sinh viên.Nhà triết gia táo bạo muốn xét nghiệm tác dụng của tình cảm ta đối với vật giới chắc chắn sẽ tìm thấy bằng chứng của tính cách vật chất của nó trong những liên quan nó gây ra giữa ta và thú vật.Có nhà tướng số nào đoán tính người nhanh hơn con chó nó biết một người lạ có thương nó hay không? Những “nguyên tử có móc”, một danh từ tục ngữ mà ai cũng dùng, là một điều đã tồn tại trong ngôn ngữ để phủ nhận những triết lý ngây ngô của những kẻ ưa lượm lặt rác rến trong những chữ xưa. Người ta cảm thấy được thương yêu.Tình cảm thấm nhuần mọi vật và vượt qua không gian. Bức thơ là một tâm hồn, nó là tiếng vang trung thực của tiếng nói, cho nên những người tế nhị kể nó vào bảng những kho tàng phong phú nhất của ái tỉnh. Ông già Goriot mà tình cảm không suy tính đưa cao đến mức cao siêu của giống chó, đã đánh hơi thấy lòng trắc ẩn, lòng nhân từ và hâm mộ, mối thiện cảm trẻ trung đã xúc động vì ông ta trong tâm chàng sinh viên.Tuy nhiên sự hoà hợp mới chớm nở này chưa đem lại lời tâm sự nào. Nếu Eugène biểu lộ ý muốn gặp bà De Nucingen, không phải anh ta tin tưởng ông già giới thiệu anh ta để vào nhà bà này; nhưng anh ta hy vọng một lời nói sơ hở cũng có thể giúp anh ta. Về hai người con gái của ông ta, ông già chỉ nói với anh những gì mà anh đã nói công khai ngày anh ta đến thăm hai thiếu phụ. Ngày hôm sau, ông ta nói với chàng:- Ông bạn thân mến ơi, sao ông lại có thể tưởng rằng bà De Restaud lại ác cảm với ông vì ông đã nói đến tên tôi? Hai đứa con gái tôi thương tôi lắm. Tôi là một người cha hạnh phúc. Duy chỉ hai thằng rể ăn ở không biết điều với tôi tôi không muốn làm khổ hai đứa con yêu quý của tôi vì những mối bất hoà với chồng nó, và tôi thà thăm con tôi một cách thầm kín. Sự bí mật cho tôi nhiều thích thú mà những ông cha khác không hiểu được, những ông cha có thể thăm con họ tuỳ ý. Tôi, thì tôi không thể làm như thế, ông hiểu không? Vậy nên lúc tốt trời, tôi đi lại vườn Champ Elysées, sau khi đã hỏi các mụ hầu phòng xem con gái tôi có đi chơi không? Tôi đợi chúng đi qua, tim tôi hồi hộp lúc xe chúng đến, tôi ngắm nhìn chúng trong y phục trang sức của chúng, chúng đi ngang cười với tôi, tiếng cười nhỏ làm đượm vàng cành vật như tia sáng sủa một vùng thái dương diễm lệ rọi vào. Và tôi cứ ở đó, chúng sẽ trở lại tôi nhìn thấy chúng nữa. Không khí tốt cho chúng, chúng đã hồng hào lên. Tôi nghe người ta nói chung quanh tôi: “Kìa một người đẹp” làm tôi khoan khoái trong lòng. Không phải khí huyết của tôi đó là gì! Tôi yêu những con ngựa kéo con tôi và tôi muốn trở thành con chó nhỏ chúng để trên chân chúng. Tôi sống do sự vui thú của chúng. Mỗi người có mỗi cách yêu thương, lời yêu thương của tôi nào có hại ai đâu, mà nên thiên hạ phải quản ngại đến tôi. Tôi sung sướng theo kiểu tôi. Tối tôi lại nhìn con tôi lúc chúng ở nhà bước ra để đi đến dạ hội, như vậy có trái gì luật pháp không? Tôi buồn khổ làm sao nếu tôi đến chậm, và nghe người ta bảo: “Phu nhân đã đi rồi”. Có một lần tôi đợi đến ba giờ sáng để nhìn thấy con Annestasia mà tới không gặp đã hai ngày. Tôi sung sướng gần ngất xỉu.Tôi xin ông, lúc nào nói đến tôi thì chỉ nói là con gái tôi rất tốt. Chúng muốn cho tôi biết bao nhiêu thứ; tôi ngăn cản chúng, tôi bảo: “Các con cất tiền đi” Các con muốn cha làm gì với những cái ấy? Cha có cần gì đâu!”Ông bạn quý mến ơi, thật ra, tôi là cái gì? Một xác chết tồi tàn mà linh hồn chỉ phảng phất chỗ nào có con tôi. Lúc ông thấy bà Nucingen rồi, ông sẽ nói cho tôi biết trong hai con gái tôi ông cho cô nào hơn. Ông già chất phác nói sau một lúc im lặng và khi thấy Eugène sắp sửa đi dạo ở Tuileries để đợi giờ đến nhà bà De Beauséant.Cuộc du ngoạn này thật tai hại cho cậu sinh viên. Vài phụ nữ để ý đến anh ta. Anh chàng đẹp quá, trẻ quá và có một phong thái thẩm mỹ làm sao! Thấy mình được chú ý một cách gần như như thán phục, anh chàng không còn nghĩ đến các chị và bà dì bị bóc lột mà cũng không còn nhớ những ghê tởm đầy đức hạnh của mình nữa. Anh ta đã thấy bay ngang trên đầu con quỷ mà người ta rất dễ lầm với một thiên thần, con quỷ Satan với những cánh sặc sỡ nó rải những ngọc đỏ, bắn những tên vàng lên mặt các đền đài, làm đàn bà đỏ mặt, làm cho ngôi vàng có một vẻ rực rỡ ngây ngô, những ngôi làng rất giản dị trong nguồn gốc; chàng sinh viên đã nghe theo vị thần của tính tự kiêu rộn ràng mà vẽ nhoáng tựa hồ như một biểu hiện của uy quyền. Dẫu là vô sĩ, lời nói của Vautrin đã ở trong lòng anh ta, như trong ký ức của một trinh nói chắc lên vẻ mặt khả ố của mụ già bán đồ trang sức cũ đã nói với cô ta: “vàng là tình yêu, tha hồ!” sau khi uể oải dạo quanh vơ vẩn đến năm giờ, Eugène lại nhà bà De Beauséant, và tại đây anh đã nhận một đòn ghê gớm, miếng đòn mà những tấm lòng trẻ trung không có khí giới cự đương. Từ trước đến nay, anh ta vẫn thấy nữ bá tước đầy vẻ hiền hậu nhu hoà lịch sự, đầy vẻ yêu kiều duyên dáng ngọt ngào do nền giáo dục quý phái đem lại cho, nhưng nó chỉ hoàn toàn lúc nó ở ngay từ lòng mà ra.Lúc anh ta vừa vào, bà De Beauséant với một cử chỉ lạnh lùng khắc bạc bảo anh ta cụt lủn:- Ông De Rastignac, tôi không thể gặp ông, ít ra cũng trong lúc này! Tôi đang bận việc…Đối với người biết quan sát, mà Rastignac cũng đã mau chóng thành một người như thế, thì lời nói kia, cái cử chỉ, cái nhìn, giọng nói… là lịch sử của tánh tình và tập quán của một giai cấp. Anh ta nhận ngay thêm một bàn tay sắt dưới chiếc bao tay nhung; cái nhân cách, lòng ích kỷ dưới bộ điệu kiểu cách, chất gỗ dưới lớp sơn.Nay chàng mới thấy cái “Tay, đấng quân vương” bắt đầu từ cái tua của ngai vàng và kết thúc dưới chỏm mũ của người quý phái hạ cấp nhất. Eugène đã quá dễ dàng đắm mình tin ở tính cao thượng của đàn bà. Như tất cả những người khốn đốn, anh ta đã chân thành ký kết thoả hiệp buộc người thi ân với kẻ thọ ân, mà điều khoản thứ nhất xác định bình đẳng hoàn toàn giữa những tâm tính quảng đại, lòng từ thiện liên kết hai người làm một là một nhiệt tình cũng ít được người ta hiểu, cũng hiếm có như một ái tình chân thật, cả hai thứ tình đều rất phong phú ở những tâm hồn cao đẹp. Rastignac muốn đến cuộc dạ vũ của nữ Công tước De Garigliano, anh ta nuốt trôi cơn gió bão. Anh ta nói với giọng cảm động:- Thưa phu nhân, nếu không có chuyện quan trọng, tôi đã không đến quấy nhiễu phu nhân, xin phu nhân khoan hậu cho phép tôi gặp về sau vậy, tôi sẽ đợi.Nữ bá tước hơi thẹn về lời gắt gao của mình vì người đàn bà này thật tình vừa tốt vừa quý phái; bà bảo:- Vậy Eugène sẽ lại dùng cơm tối với tôi vậy.Dẫu cảm kích trước thái độ biến đổi đột nhiên này, Eugène lúc đi ra cũng tự nhủ thầm:- Bò lết đi, chịu đựng hết đi! Tất cả các người khác còn ra gì nếu trong chốc lát mà người đàn bà tốt nhất xoá bỏ những lời hứa hẹn về tính thân giao của họ, vì bỏ rơi mày như một chiếc giầy cũ? Vậy thì ai lo phận nấy à? Đáng ra nhà bà ta cũng đâu phải một cửa tiệm và ta cần đến bà ta là lỗi ở ta. Ta phải tự làm một quả đạn đại bác như Vautrin đã nói.Những ý nghĩ chua chát của chàng sinh viên tiêu tan ngay vì anh chàng tự hứa hẹn nhiều thích thú ở buổi cơm tối tại nhà bà Tử tước. Như vậy, do một định mệnh gì, mà mỗi biến chuyển nhỏ nhặt bao nhiêu của đời anh ta cũng như mưu đồ để xô đẩy anh ta vào con đường mà theo sự quan sát của con quái vật đầu sư của nhà trọ Vauquer anh ta phải giết để khỏi bị giết như ở chiến trường, lừa gạt để khỏi bị lừa gạt trên con đường ấy, anh ta phải bỏ lại ngoài hàng rào lương tâm anh; tim anh phải mang một mặt nạ, phỉnh gạt người đời không thương hại, và như ở Lacedémone, nắm lấy sự nghiệp mà không ai thấy, để đáng được mang vương miện. Lúc anh ta trở lại nhà nữ bá tước, anh ta thấy bà vẫn đầy lòng nhân từ khoan hậu mà luôn luôn bà đối với anh ta.Cả hai người cùng vào một phòng ăn rực rỡ về cái lối kiêu xa ăn uống được đưa đến cực độ dưới thời phục bích như ai này đều biết ở đây chồng bà ta đang đợi bà. Ông De Beauséant, cũng như nhiều người đã chán ngấy việc đời, chỉ còn vui thú với sự ăn cao lương mỹ vị; về thú ưa ăn uống ông ta thuộc cùng trường với vua Loui XVIII và công tước D’Escars. Bàn ăn ông ta vì thế nên có hai lối kiêu xa ở kiêu xa bề ngoài và kiêu xa cả bề trong. Mắt Eugène chưa hề lúc nào thấy một quang cảnh như thế và nay là lần đầu Eugène mới ăn ở một gia đình cao sang từ đời này qua đời khác, Thời thượng đã bỏ những bữa ăn khuya sau những dạ vũ đời Đế chính để các quần nhân lấy sức chuẩn bị dự các trận chiến đấu chờ đợi họ ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Tối nay Eugène chỉ mới dự các dạ vũ. Sự tự tin anh ta bắt đầu có và sau này làm anh ta có vẻ mặt đặc biệt tuyệt luân, tránh cho anh ta khỏi sửng sốt kinh ngạc một cách ngô nghê. Nhưng lúc thấy đồ dọn ăn bằng bạc, và những kiểu cách của một bàn ăn xa hoa lộng lẫy vừa ngắm nhìn lần đầu tiên, cách dọn ăn không một tiếng động khó cho người có trí tưởng tượng nồng nhiệt khỏi ưa thích cuộc đời luôn luôn thanh lịch hơn cái đời đầy thiếu thốn mà chàng thanh niên muốn theo hồi sáng.Trong khoảnh khắc trí anh ta trở về trong cảnh nhà trọ của anh ta ở, anh ta bỗng ghê tởm cách sâu sắc đến nỗi anh tự thề bỏ đi trong tháng giêng tới, vừa để ở một nhà sạch sẽ vừa để tránh lão Vautrin, mà anh ta còn cảm thấy bàn tay to lớn trên vai anh ta. Nếu người ta nghĩ đến trăm ngàn hình thức của sự truỵ lạc ở Paris, sự truỵ lạc lộ liễu hay ngấm ngầm, người có lương tri tự hỏi do sự sai lầm nào lại đặt những trường học ở đây, tụ tập thanh niên ở đây, làm sao phụ nữ được kính trọng, làm sao vàng của những người đổi bạc không bay khỏi những cái bát gỗ của họ một cách ảo diệu. Nhưng lúc người ta nghĩ rằng ít trọng tội và cả khinh tội nữa do thanh niên gây ra, thì người ta phải kính trọng những kẻ kiên nhẫn đã tự tranh với chính bản thân mình mà luôn luôn được toàn thắng! Nếu người sinh viên khốn nạn được miêu tả hay ho trong cuộc tranh đấu đầu của anh ta chống thành Paris, đó là một để tài cảm xúc nhất của nền văn hoá hiện đại tại ta. De Beauséant phu nhân đã hoài công nhìn Eugène để khiến anh ta nói chuyện, nhưng anh ta không muốn nói gì trước mặt ông Tử tước.Bà nữ bá tước hỏi ông:- Ông tối nay có đến tôi đi nhà Hý viện Ý không?Ông ta trả lời với kẻ lịch sự chế giễu mà anh chàng sinh viên bị lầm:- Bà tôi không thể ngờ lòng vui thích của tôi nếu theo được lời bà; nhưng tôi phải lại gặp một người ở nhà hát Variétés.- Nhân tình anh chàng. Bà tự nói.- Tối nay bà không có anh D’Ajuda sao? Tử tước hỏi?- Không. Bà trả lời một cách khó chịu.- Như vậy, nếu, bà nhất định phải cần một cánh tay, thì lấy cánh tay ông De Rastignac vậy.Nữ bá tước nhìn Eugène mỉm cười:- Cái đó mới thật là nguy hại cho cậu đa!Rastignac nghiêng mình trả lời:- Thưa ông De Chateaubriand có bảo “Người đân Pháp ưa nguy hiểm, vì nguy hiểm làm họ danh dự”.Một lúc sau, chàng sinh viên cùng ngồi với bà De Beauséant trong một xe ngựa nhỏ di đến nhà hát, và tưởng như một cảnh tiên khi bước vào phòng lô ở giữa, và tự thấy mình là mục tiêu của bao nhiêu ống nhòm cũng như nữ bá tước mà cách ăn mặc rất mỹ miều. Anh ta đi từ kỳ diệu này đến kỳ diệu khác.- Cậu phải nói chuyện với tôi đi! Bà De Beauséant bảo. À đây này, bà De Nucingen ở cách phòng ta ba lô. Bên lô kia là chị bà ta và ông De Trailles.Vừa nói, nữ bá tước vừa nhìn cái lô mà đáng là có cô De Rochefilde, và khi không thấy ông D’Ajuda ở đó, mắt bà ta bỗng sáng rực lên một cách phi thường.- Bà ta yêu kiều thật. Eugène nói sau khi nhìn bà De Nucingen.- Bà ta có bộ lông mi trắng.- Vâng, nhưng thân hình mảnh mai mới đẹp làm sao!- Cặp tay to.- Cặp mắt đẹp thật!- Cái mặt kéo dài ra.- Nhưng cái hình dài lại có quang nghi.- Cũng may cho bà ta có cái vẻ ấy chỗ đó. Cậu xem cách bà ta cầm lấy ống nhòm và cách bỏ xuống kìa! Thấy rõ lão Goriot trong tất cử động của bà ta. Bà Tử tước nói, làm Eugène rất ngạc nhiên.Đúng vậy, bà De Beauséant nhìn khắp phòng hát và hình như không để ý gì đến bà De Nucingen tuy bà vẫn theo dõi, từng cử chỉ của bà này. Cả phòng toàn khán giả thanh nhã kiều diễm. Dephine de Nucingen hãnh diện không ít vì được người em họ trẻ đẹp phong nhã của bà De Beauséant tuyệt đối chú ý, anh ta chỉ nhìn một mình nàng.- Nếu cậu tiếp tục nhìn chằm chằm nàng, cậu sẽ gây việc xấu hổ đấy, cậu De Rastignac à. Nếu cậu nhẩy chồm ngay đến đầu người ta, cậu sẽ không đi đến đâu cả!- Thưa bà chị, bà chị đã che chở tôi nhiều rồi; nếu phu nhân muốn hoàn tất công việc này, tôi chỉ xin phu nhân giúp cho một việc rất ít phiền cho phu nhân mà ích lợi cho tôi rất nhiều. Tôi đã phải lòng mất rồi.- Rồi à!- Vâng.- Người đàn bà ấy à?- Ở chỗ nào khác, làm sao sở vọng của tôi được chú ý?Eugène nói và nhìn bà chị họ với cái nhìn sâu sắc, rồi ngừng một lúc lại tiếp:- Bà nữ Công tước De Carigiano thân thiết với nữ Công tước De Berri; bà chị sẽ gặp bà ta, xin rủ lòng nhận giới thiệu tôi với bà ta và đem tôi đi dự buổi dạ vũ tại nhà bà ta hôm thứ hai. Ở đây, tôi sẽ gặp bà De Nucingen, và tôi đánh trận du kích thứ nhất.- Sẵn lòng. Nếu cậu đã thích người ấy, thì công chuyện tâm tình của cậu khá lắm. Đây này, ông De Marsay ở trong lô quận chúa Galathionne. Bà De Nucingen đau khổ lắm, bà ta đang tủi giận. Không còn lúc nào tốt hơn để lại gắn một người đàn bà nữa, nhất là một người vợ chủ nhà băng. Các bà ở đường Chaussée d’Antin ấy đều ưa trả thù cả.- Nếu ở trong trường hợp tương đương như bà chị thì chị sẽ xử trí ra sao?- Tôi à, thì tôi chỉ đau khổ ngấm ngầm thôi.Ngay lúc ấy, hầu tước D’Ajuda vào lô bà De Beauséant- Tôi bỏ dở đang công việc đi lại tìm gặp phu nhân, và tôi tin phu nhân hay để khỏi phải hy sinh vô ích.