Tối hôm ấy, cả đêm tôi không ngủ được.
Hết khóc, tôi lại trằn trọc trên giường. Mắt trừng trừng nhìn lên nóc mùng. Hàng trăm ý nghĩ từ đâu kéo đến.
Tất cả những thước phim về người cha ruột khốn khổ như quay lại trong đầu tôi. Ngày mai rồi tôi sẽ gặp lại người trong Sở Thú. Tôi sẽ xưng hô với người thế nào để tránh cho người xúc động? Ôi cha ơi! Bây giờ con mới biết người là cha ruột của con! Và với tâm trạng ngập đầy cảm xúc như thế. Mắt tôi không làm sao nhắm lại được.
Mãi đến lúc ánh sáng từ phương đông ló dạng, bình minh của 1 ngày chủ nhật chờ đợi đến, tôi vội vã nhảy xuống giường ngay. Rửa mặt chải đầu sơ sài, tôi đi ngay ra cửa. Nền đường còn ướt đẫm sương đêm.
Đường sá thật vắng, và khi tôi đến trước Thảo Cầm Viên thì cổng còn chưa mở. Nhìn vào đồng hồ, còn cách hẹn giờ gặp những 3 tiếng. Lâu quá! Tôi chọn 1 chiếc ghế đá gần cổng ngồi chờ và sắp xếp những điều cần làm khi gặp lại người cha ruột. Tôi tự nghĩ có nên kể lể lại cho người nghe sự nhớ thương của mẹ không? Tôi phải trình bày thế nào để sau đấy, tôi sẽ đưa người về nhà... nhưng chắc chắn là người sẽ không đi đâu.
Vậy thì tôi sẽ đi theo người. Cha muốn đưa tôi đi đâu cũng được. Cuộc sống hẳn không thoải mái như những ngày qua. Nhưng chắc chắn là tôi sẽ giúp được cha tìm lại được hạnh phúc. Tôi sẽ cố làm sao để người lấy lại niềm tin yêu cuộc đời. Ít ra cuộc đời vẫn còn có ý nghĩa. Khi người vẫn còn 1 đứa con, biết đến người, thương cảm đến với người. Và tôi cứ thế ngồi chờ, thật lâu, cửa Thảo Cầm Viên mới mở.
Tôi tìm đến cái điểm hẹn cũ. Chiếc ghế đá cạnh cây Tùng Hương Ấn Độ. Ngồi đấy với cõi lòng nôn nóng. 9 giờ hơn mà sao người vẫn chưa đến? Tôi đứng lên ngồi xuống không yên.
Có 1 ông phu quét đường, dừng chổi trước mặt tôi, người hỏi:
-Cô có phải là cô Trầm Bội Dung không?
Tôi giật mình đáp:
-Vâng, tôi là Trầm Bội Dung đây, còn ông là ai?
Ông ta không đáp mà nói:
-Có 1 người đàn ông nhờ tôi đưa cho cô bức thư này.
Và ông móc trong túi ra. Tôi ngạc nhiên đỡ lấy phong thơ. Nét chừ rắn rỏi quen thuộc. Tôi vội mở ngay ra xem.
Bội Dung con!
Hãy tha thứ cho cha về chuyện không thể chờ gặp con 1 lần cuối cùng, trước khi đi xa. Nhưng cha biết làm sao hơn? Khi con nhận được thư này thì ta đã phải đi rồi.
Nhưng mà con đừng buồn. Trong cuộc đời này có bao nhiêu thứ mà ta chủ động được đẩu? Cũng nào có lệ thuộc vào sự sắp xếp của ta chứ? Với ta thì được gặp lại con, đã là 1 hạnh phúc quá lớn rồi. Biết được mẹ con và con sống hạnh phúc, ta thấy định mệnh đã khoan dung cho đời ta quá nhiều rồi, còn đòi hỏi gì nữa! Ta nào dám mong mỏi gì hơn?
Bội Dung!
Con có biết không, chưa bao giờ ta được sống 1 cách sung sướng và vui vẻ như mấy tháng vừa qua. Ta đã tưởng chừng như ta đã lên được đến tận thiên đàng. Con đã mang đến cho ta nhiều an ủi, hạnh phúc. Biết con ngoan, con nên người. Ta không còn sung sướng gì hơn.
Ta hết sức cảm ơn cha mẹ con. Người đã khéo dạy dỗ con cái. Ta cũng cảm mơn con nữa. "Đứa con gái nhỏ dễ thương của ta". Ta có thể gọi con 1 lần cuối về cái danh xưng đó chứ hở Bội Dung?
Đã bao nhiêu năm qua rồi, ta đã mơ ước được gặp và được gọi con như vậy.
Bội Dung!
Con nên nhớ rằng, con đã có 1 gia đình hạnh phúc. Được cha mẹ thương yêu là 1 hạnh phúc con ạ. Ta mong rằng con ý thức điều đó, và hãy trân trọng cái hạnh phúc hiện có của mình. Hãy yêu kính cha mẹ hiện có của con. Vì họ là người cha và người mẹ tốt nhất trên cõi đời này đó con ạ.
Thôi ta đi đây!
Chúc con vui vẻ và hạnh phúc.
Một người cha.
Ký tên.
Đọc xong bức thư tôi nhìn lên, thấy người phu quét rác vẫn còn đứng gần đấy. Tôi chạy vội đến nghẹn giọng hỏi:
-Ông ơi! Ông là gì của người viết lá thư này?
-Không là cái gì hết - Người phu quét rác nói - Nhưng tôi biết ông ta.
-Vậy địa chỉ của ông ta ở đâu? Bác làm ơn cho biết đi.
-Ông ta không có nhà - Người phu quét rác nói - Ông ta đến từ 1 nơi rất xa đây. Mấy tháng trước ông ta xin tạm ngụ tại nhà tôi. Ông ấy là 1 người tốt.
-Nhưng bây giờ ông ta ở đâu rồi?
Tôi quýnh quáng hỏi, người phu quét rác ngần ngừ 1 chút nói:
-Ông ta đã đi rồi - Và nhìn về phía chân trời xa ông tiếp - Ông ấy đã đi thật xa, và sẽ không bao giờ trở lại cõi đời này nữa.
Lời của ông làm tôi choáng váng. Tôi thấy mọi vật trước mặt mình như tối sầm lại:
-Ý ông nói là...
Người phu quét rác không để tôi kịp nói thêm, tiếp:
-Ông ấy đã chết rồi!
-Chết rồi?
-Vâng - Người công nhân nói 1 cách bình thản - Trước đó, ông ta đã sớm mắc bệnh ung thư gan. 1 thứ bệnh bất trị. Theo lời ông ấy kể lại thì cách đây hơn năm, bác sĩ ở bệnh viện tuyên bố là ông ta chỉ có thể sống cao lắm là 6 tháng nữa thôi... nhưng rồi như có 1 phép lạ, chẳng hiểu sao ông ấy lại kéo dài được cuộc sống của mình cả năm. Thứ 2 tuần rồi, lúc đi làm về, ông ta than mệt, và như biết mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông ấy đã gọi tôi đến bên giường. Trao cho tôi phong thư và bảo là sáng chủ nhật sau lúc chín giờ đến đây gặp cô và đưa cho cô.
khuya lắm rồi. Bên ngoài hòan toàn yên lặng, chỉ có tiếng gió thổi qua khóm cây rì rào. Đêm bình lặng nhưng tôi cảm thấy mọi thứ chẳng có vẻ bình thường chút nào. Một nỗi lo sợ vu vơ bỗng xâm chiếm lấy tâm hồn tôi.
 Con gái của mẹ, mẹ chẳng biết bao giờ con mới lớn nổi!
 Đó là câu kết luận của mẹ, mỗi khi nghe tôi cãi bướng một điều gì, mà người phải chịu thua.
 Hôm ấy, khi mẹ bỏ đi ra ngoài, tôi khép cửa phòng lại. Lúc đó tôi mời yên tâm. Suýt tí thì mẹ đã khám phá ra bí mật mà tôi giữ kín.
 Nhưng vừa quay người lại, tôi chợt giật mình. Ngoài khung cửa sổ, người đàn ông lạ lại xuất hiện. Ông ta giống như một bóng ma. Sự xuất hiện đột ngột, đến độ tôi không kịp phòng bị. Cảm giác sợ hãi lan rộng trong tim. Ý đồ gì đây? Nhưng rồi nhìn cái khuôn mặt đau khổ, buồn bã, cái ánh mắt như van xin, tôi lại thấy đây hẳn là một người lành chứ không phải kẻ dữ. Nhưng với thái độ phản kháng, tôi đã lùi ra sau (thật ra thì lúc đó tôi không thể không sợ được, vì ông ta đứng thật sát cửa). Tôi nắm chặt lấy hai nắm tay lại, lắp bắp nói:
 - Ông... ông... là ai vậy?
 Người đàn ông lạ nhìn tôi. Ánh mắt chẳng có gì dữ tợn, trái lại như vui sướng... Ông ta không trả lời ngay, nhìn tôi rất lâu như vậy, rồi gật đầu như ra hiệu bảo tôi đừng sợ. Tôi thu hết can đảm, bước tới gần phía cửa sổ, ông ta lại khoát khoát tay như vẫy chào tôi với nụ cười. Nỗi lo sợ tan dần trong đầu, thay vào đấy là cái cảm giác tò mò, hiếu kỳ càng lúc càng như thúc giục trong tôi.
 Tôi hỏi:
 - Ông tìm ai? Ông muốn gì?
 - Tôi không tìm ai cả — Ông ta lại nói, giọing nói miền Bắc, hơi trầm – Tôi đứng ở bên ngoài gần tháng nay, nghe cô kéo đàn rất hay. Mà tôi thì rất thích nghe đàn nhất là cái bản "Những ngày phiêu bạt" đấy. Tiết tấu của nó dễ tạo cho lòng người một tình cảm man mác buồn. Thí dụ như cô là một người không nhà không cửa, vô gia đình, khi cô nghe cái bản nhạc này, cô mới có cảm nhận được hết cái hay của nó. Tôi nghe cô đàn mấy hôm nay. Tôi cũng biết chút đỉnh về âm nhạc. Cô đàn khá đấy, nhưng phải chi lồng đước cái tình cảm vào bản nhạc thì hay biết mấy.
 Lời nhận xét của người đàn ông xa lạ làm tôi ngạc nhiên.
 Một người sống lang thang như vậy, sao lại có kiến thức về âm nhạc chẳng kém một nhạc sĩ lành nghề. Lại còn biết cả tên bản nhạc nữa
 Tôi hỏi:
 - Ông là ai?
 Người đàn ông lạ cười - nụ cười có cái gì cay đắng:
 - Một kẻ sống lang thang.
 - Một kẻ sống lang thang? Tôi thốt lên rồi nhìn thẳng vào mặt ông ta, tôi không còn e dè nữa - -Thế thì tại sao ông cứ đứng trước cửa sổ phòng tôi để làm gì? Ông muốn gì?
 Người dàn ông lạ không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, ông ta nhìn tồi cười, rồi nói:
 - Ngày mai, tôi có thể hầu chuyện với cô không? Tôi có chuyện muốn nói. Sáng mai tôi sẽ đứng trước cổng trường chờ cô lúc tan học, được chứ?
 Tôi ngạc nhiên:
 - Ông biết tôi còn đi học?
 - Vâng. Tôi còn biết cả trường hiện cô đang học. Biết cả thời khóa biểu của cô nữa đấy!
 - Ồ!
 Tôi ngạc nhiên. Ông ta đã theo dõi mình bấy lâu nay, vậy mà không hề hay biết. Tôi chưa kịp nói gì thì đã nghe người đàn ông lạ nói:
 - Mai là ngày thứ năm, cô sẽ có tiết học từ một đến ba giờ chiều? Đúng không? Cô là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành violon, Nhạc viện thành phố. Tôi còn biết là cô học rất giỏi...
 - Ông là ai?
 Tôi tròn mắt nhìn ông ta, nhưng người đàn ông lạ đã nhạy cảm trấn an:
 - Đừng sợ, chẳng ai làm gì cô đâu, nhất là với những cô gái tốt bụng và giàu lòng nhân từ như cô. Tôi muốn gặp cô chỉ với thiện chí. Cô hiểu và thông cảm. Tôi muốn cô tin tưởng tôi.
 Có nên tin không? Tôi phân vân. Nhưng rồi nghĩ lại, chắc không đến đỗi nào đâu, một con người có kiến thức về âm nhạc như vậy thì không thể là kẻ ác được. Vả lại, cái ánh mắt của ông ta, cái ánh mắt đặc biệt như đầy sức mạnh làm cho tôi như bị lôi cuốn, bối rối. Tất cả tạo cho tôi niềm tin, tôi gật đầu, nói:
 - Thôi được, vậy thì ngày mai, lúc ba giời rưỡi chiều tôi sẽ gặp ông trước cổng trường vậy.
 Tôi định quay đi, nhưng ông ta lại nói:
 - Khoan đã, tôi muốn xin cô một điều.
 - Điều gì?
 - Đừng kể lại chuyện này cho người nhà cô biết, nhất là mẹ cô.
 Lời của ông ta làm tôi do dự. Mặc dù năm nay tôi đã mười tám tuổi, ý quên, mười chín tuổi. Nhưng mà, tôi chưa hề làm một chuyện gì mà qua mặt cha mẹ tôi. Nhưng tại sao phải giấu cha mẹ chuyện này? Có gì không phải? Tôi đắn đo. Nhưng rồi cái ánh mắt như van xin, khẩn cầu của ông ta, khiến tôi lại mềm lòng. Tôi gật đầu, rồi vừa khép cửa lại vừa nói:
 - Thôi được, ông đi đi, mai sẽ gặp!
 Ông ta bỏ đi.
 Tôi vừa khép cửa xong thì cũng may thật, tôi nghe thất có tiếng chân trước cửa phòng, rồi tiếng hỏi của cha:
 - Bội Dung này. Giờ mà còn chưa ngủ à?
 - Dạ, con đang chuẩn bị đi ngủ đây, nhưng mà tại sao cha lại biết?
 - Vì cha thấy đèn còn sáng. Vả lại, cha cũng nghe tiếng con nói chuyện, mà con đang nói chuyện với ai đấy?
 - Dạ đâu có -Tôi vội vã chối, buông màn cửa xuống rồi thêm - Con đọc thơ mà cha tưởng là con nói chuyện à?
 - Đọc thơ ư?
 Cha vừa hỏi, là cánh cửa cũng bật mở. Cha bước vào với tẩu thuốc trên miệng, người nhìn tôi với nụ cười:
 - Con lại tập tành đọc thơ từ bao giờ vậy? Đâu thử đọc cho cha nghe một bài xem.
 Chết chửa! Từ xưa đến giờ có bao giờ tôi đụng đến thơ ca đâu! không từng nói dối nên nói ra là bị bể bạc, nhưng là con người lanh trí, nên tôi vội vã nghĩ đến mấy câu thơ mà mình đã từng học ở dưới trung học.
 Tôi đọc:
 "Anh không thấy nước sông Hải Hà từ thùng cây đổ xuống
 Cuồn cuộn đổ ra hồ bơi đi mãi không bao giờ quay lại... "
 Cha tôi đã ôm bụng cười lăn, cái tẩu thuốc trên miệng người suýt rơi xuống đấy. Rồi người hỏi:
 - Ai dạy con bài thơ đó vậy?
 Tôi quên mất, nhưng rồi cũng nghĩ ra, hình như đây là một bài thơ của ông Lý Bạch, Lý Ngư gì đấy! Có điều chắc tôi đã đọc sai, nên mới bị cha cười như vậy.
 Cha nói:
 - Con dù gì cùng lớn rồi, đừng có nghịch ngợm mãi. Bài thơ của người ta hay như vậy mà lại sửa đầu sửa đuôi làm mất cả cái ý thơ. Thôi, bây giờ cũng khá khuya rồi, đi ngủ đi, đừng có vớ vẩn nữa.
 Nói xong người quay lưng đi ra cửa, nhưng rồi đến cửa, cha lại quay lại:
 - Ồ quên nói cho con biết chuyện này. Công ty của cha vừa mới tuyển dụng được một kiến trúc sư trẻ, tốt nghiệp ở đại học California mới về. Cậu ấy rất giỏi, tên là Đường Thanh Cao, cũng khá điển trai. Chủ nhật tới, con đừng đi đâu nhé. Cha đã mời cậu ấy đến đây dùng cơm. Con phải ở nhà tiếp khách đấy!
 - Ồ cha! Tôi kêu lên - Con đã nói với cha bao nhiêu lần rồi. Con không thích bạn trai. Con cũng chưa muốn lấy chồng đâu. Bảo anh chàng "đường muối" "cao đơn hoàn tán" gì đó đi chỗ khác chơi. Con bận lắm.
 - Con bận gì?
 - À thì bận... Bận... đàn
 Tôi lúng túng bối rối.
 Cha lắc đầu:
 - Đây là chuyện quan trọng. Con không nên nói đùa mãi. Thôi được rồi, đi ngủ đi, mai sẽ tính.
 Cha nói và bước ra cửa, người không có vẻ gì không hài lòng, trái lại tôi thấy người có vẻ rất vui. Đợi cha ra ngoài xong, tôi khép cửa lại
 Khép cửa xong là tôi leo lên giường ngay, nhưng không hiểu sao tôi lại không buồn ngủ. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là thao thức. Nhắm mắt lại mà cái khuôn mặt của người đàn ông lạ cứ lởn vởn trong đầu, nhất là cái đôi mắt. Đôi mắt u ẩn làm sao đấy, không phải chỉ có thết, tôi cũng bị bứt rứt vì hôm nay là lần đầu tiên tôi nói dối với cha me. Nói dối chỉ vì một người đàn ông xa lạ không quen biết. Tại sao tôi lại làm như vậ? Tôi cũng không biết!
 Cứ thế tôi trằn trọc mãi cho đến gần sáng mới ngủ được
 Và qua ngày hôm sau. Đúng ba giờ rưỡi chiều. Vừa ra khỏi lớp nhìn ra cổng trường tôi đã trông thấy người đàn ông lạ mặt
 Hôm nay, khác với mọi hôm, con người ông ta có vẻ chải chuốt hơn. Tóc chải khéo, rẽ ngôi kỹ lưỡng, áo ủi thẳng. Đặc biệt ông ta có vẻ thật vui. Cứ cười luôn miệng. Điều đó làm ông ta như trẻ hẳn.
 Thấy tôi bước ra, ông tiến tới tự nhiên, đỡ lấy hộp đàn trên tay, rồi nói:
 - Chúng ta tìm một nơi nào nói chuyện nhé?
 Không hiểu sao tôi lại rất bình thản, tôi nói:
 - Tùy ông.
 - Vậy thì mình vào Sở thú vậy. Ở đấy khá vắng, được chứ?
 Ông ta hỏi. Tôi suy nghĩ. Sở thú! Ở đấ6 khá nhiều bóng râm, nhưng mà, bây giờ là ban ngày. Giữa thanh thiên bạch nhật chắc không có gì nguy hiểm đâu. Vả lại, người đàn ông này cũng có vẻ lương thiện... thế là tôi nhận lời, cùng ông ta đến Thảo cầm viên.
 Thảo cầm viên cách trường cũng không bao xa nên chúng tôi đã đi bô. Trên đường chẳng ai nói gì với nhau cả. Tôi thì căng thẳng lại tò mò. Không hiểu ông ta muốn nói chuyện với tôi, mà nói chuyện gì?
 Đến Thảo cầm viên, lựa chiếc băng đá dưới gốc cây dừa, chúng tôi ngồi xuống. Nghĩ cũng lạ, tại sao tôi lại co thể đi riêng rẽ với một người từ trước đến giờ không quen biết. Ngay cả tên ông ta là gì, tôi còn chưa rõ, chứ đừng nói đến gốc gác ông ta. Kỳ thật!
 Người đàn ông xa lạ đã ngồi đấy yên lặng. Một cánh tay đặt trên thành ghế, tuy trang phục đơn sơ cũ kỹ, nhưng không che mất cái phong cách lịch sự của một người quý phái, có học. Tôi cũng ngồi đấy ngắm ông ta. Chờ đợi sự mở lời nhưng chỉ thấy ông ta yên lặng.
 Trước băng ghế chúng tôi ngồi, hơi xa một chút có một cây dáng thấp lùn với những chiếc lá hình kim. Ông ta nhìn cái cây đó một chút, rồi nói:
 - Cô có biết không, cái loài thực vật này là một giống hiếm, nó di thực từ Ấn Đô. Ba bốn tháng mới nở hoa một lần, mà mỗi lần nở là cho một loài hoa màu trắng tinh khiết có hương thơm ngát. Đứng ở thật xa mà vẫn có thể ngưởi thấy mùi hương.
 Tôi ngạc nhiên nhìn ông ta:
 - Làm sao ông biết điều đó?
 Người đàn ông lạ cười, rồi nhìn tôi:
 - Tôi đã đi đến thật nhiều nơi, gần như phiêu bạt khắp phương trời nên biết được rất nhiều thứ...
 - Sống như ông vậy là sướng quá!
 - Không sướng đâu, tôi đã làm một cuộc phiêu bạt bắt buộc, đó là cái quả mà tôi phải trả cho tội lỗi của mình.
 Rồi quay sang tôi, ánh mắt có chút xót xa, phiền muộn, ông tiếp:
 - Có lẽ là cô muốn biết tại sao tôi cứ đứng ngoài cửa cô nhìn vào, phải không?
 - Hôm trước ông đã bảo rồi, ông thích nghe tôi đàn.
 - Đó chỉ là một lý do.
 - Thế thì tại sao?
 - Một tháng trước đây, tình cờ tôi đi ngang qua cổng trường cô. Ngay lúc trường đang tan học. Và tôi đã trông thấy cô. Thế là tôi cứ đi theo cô đến tận nhà. Biết được nhà cô, rồi khám phá thấy nhà cô có một khung cưả sổ gần sát mặt đường, thế là sau đó, tôi không ngăn được lòng. Tôi cứ thường đến đấy, đứng bên ngoài nhìn vào nhà cô.
 - Đó không phải là một lý do chính đáng!
 Tôi nói mà cảm thấy không hài lòng.
 - Vâng, lý do đó chưa đủ — Người đàn ông lạ sau một giây suy nghĩ nói. Giọng nói lúc này lại ngập đầy xúc động - Cái ly do chính là vì... cô đẹp lắm, cô lại giống hệt như đứa con gái của tôi.
 Tôi ngạc nhiên kêu lên:
 - Ồ. Con gái của ông? Có nghĩa là ông cũng đã từng có gia đình?
 - Vâng - -Người đàn ông lạ mặt gật đầy. Khuôn mặt dàu dàu — Nếu ngày đó mà tôi và đứa con gái không bị thất lạc nhau, thì bây giờ, nó cũng lớn như cô.
 Tôi nhìn ông ta. Cái ánh mắt buồn buồn kia làm tôi cảm động:
 - Nhưng mà.. nhưng mà... tại sao ông và con gái ông lại thất lạc nhau chứ?
 - Chuyện đó thì.. Ông ta nhìn tôi cười nhe, rồi lắc đầu nói — Nói ra phức tạp lắm, chưa hẳn nói ra mà cô hiểu.
 - Thì ông cứ nói đi, chắc chắn tôi hiểu mà.
 Tôi nói nhưng ông ta vẫn lắc đầu:
 - Thôi, không nói tốt hơn.
 - Nếu ông không nói tôi về ngay.
 Tôi bướng bỉnh nói. Và đương nhiên người đàn ông lạ chẳng muốn tôi bỏ về, nên nói:
 - Đơn giản là như vầy, vợ tôi vì giận tôi, nên đã bế nó theo.
 - Tại sao vợ ông lại giận ông? Nhìn ông tôi nghĩ chắc cũng không đến nỗi nào? Như vậy có nghĩa là... Bà ấy là... một người đàn bà thiếu trách nhiệm?
 Tôi nói và chợt nhiên liên tưởng đến nội dung những quyển tiểu thuyết tình cảm đã đọc. Đôi vợ chồng trẻ yêu nhau lấy nhau vì tình không gặp thời, kiếm không ra tiền cung phụng cho bà vợ tiêu xài. Thế là cái thế lực vật chất quyến rũ lôi cuốn... người đàn bà đả nhẹ dạ bỏ đi... Để lại cho ông chồng trái tim tan vỡ...
 Nhưng người đàn ông lạ đã cắt ngang sự tưởng tượng của tôi:
 - Không, không phải.. Vợ tôi là một người đàn bà tốt, lo cho chồng con. Nhưng mà.. thôi, chuyện phức tạp lắm, nói ra cô không hiểu đâu. Trên đời này..
 Ông ta ngưng lại, mắt đăm đăm nhìn cây Tùng Hương Ấn Độ trước mặt, rồi nói:
 Không biết phải nói thế nào, giải thích thế nào. Có điều lúc đó tôi còn trẻ quá... nên khá nông nổi.. tôi đã không làm chủ được mình... nhưng mà...
 Ông thở dài.. Và bắt đầu kể chuyện của mình cho tôi nghe.
 Nắng đã sụp tắt ở hướng tây. Ráng hồng buổi chiều sao lại buồn thảm và thê lương chi lạ


Chương: 7

Bắt đầu từ hôm đó, anh chàng họ Đường là khách thường xuyên của gia đình tôi. Cứ cách 1 hai hôm, là anh ta lại ghé qua, lúc thì dùng chung 1 bữa cơm, lúc thì chỉ ngồi tán gẫu.
Cha có vẻ ưa thích Đường Thanh Cao. Còn mẹ, mẹ cũng có vẻ quý hắn ta.
Còn phần tôi? Tôi không phân tích được tình cảm của mình, lúc đầu thì hơi ghét, nhưng tiếp xúc đôi lần thì cái bản chất vui vẻ của Cao khiến tôi không làm sao ghét anh ta được. Có điều tôi cũng đã tự cảnh giác chính mình. Đừng bao giờ để hắn đưa vào chiếc bẫy đã giương sẵn. Chính vì cảnh giác như vậy, mà mãi khi đến hè sang, tôi cũng chưa hề cùng Đường Thanh Cao đi chơi riêng rẻ, mỗi lần anh chàng rủ đi phố hay đi xa, tôi đều tìm đủ mọi lý lẽ để từ chối. Lúc thì bận học, lúc thì không khoẻ, hay bận chuyện này nọ.
Chỉ có những buổi hội ngộ với "người đàn ông xa lạ" là vẫn đều đặn.
Gần như tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau. Bây giờ thì không chỉ hạn chế ở Thảo Cầm Viên, mà tôi còn theo ông ta đến cả những danh lam thắng cảnh như hồ Bích Đầm, thác Ô Lai, sông Ngân Hà.
Hôm ấy chúng tôi lại hẹn nhau ở hồ Bích Đầm.
Trời mùa hè, nắng chói chang. Người người đều kéo nhau đến những nơi nghỉ mát. Tôi và "người đàn ông lạ" ghé vào 1 chiếc quán kiểu nhà tranh ở ven đường. Chúng tôi uống trà và nước ngọt giải khát.
Không hiểu có chuyện gì, mà lúc gần đây tôi thấy ông ta gầy sút hẳn. 1 sự hoài cảm? 1 tâm sự buồn? 1 khó khăn về kinh tế ư?
Tôi đặt tay lên bàn tay ông ta nói:
-Hình như bác không được vui? Sao vậy?
Người đàn ông lạ cười, nhưng nụ cười không tươi lắm:
-Đâu có, tôi vẫn bình thường.
Chúng tôi cùng yên lặng, chợt ông ta lại hỏi:
-Sao, lúc này cậu Đường có thường xuyên ghé không?
-Dạ - tôi đáp và liếc nhanh ông ta. Ở đáy mắt kia như có cái gì quan tâm - Anh ấy có đến, mà đến 1 cách chăm chỉ nữa là khác.
Ông ta chăm chú nhìn tôi, rồi chợt hỏi:
-Tại sao cô không yêu cậu ấy?
-Tại sao phải bắt buộc yêu chứ?
-Không phải là bắt buộc, nhưng tôi thấy cậu ấy có học, nhân cách cũng đàng hoàng. 1 người bạn trai như vậy cũng đủ tiêu chuẩn đấy.
-Nhưng với cháu thì chưa hội đủ điều kiện ắt có và đủ. Bác thấy đúng không?
Tôi hỏi. Ông ta nhìn tôi yên lặng. Để xoá đi cái không khí căng thẳng, tôi đứng dậy nói:
-Bác có thích chèo thuyền không? Mình đi chèo thuyền đi!
Ông ta không đáp, chỉ yên lặng đứng theo.
Chúng tôi mướn 1 chiếc thuyền con. Ông ta ngồi sau chèo, còn tôi thì ngồi ở mũi thuyền giỡn nước.
Mặt hồ đầy thuyền con. Bầu trời trong xanh không 1 dợn mây. Cái nắng khá gay gắt. Chỉ chèo có 1 lúc mà tôi thấy mồ hôi đã đẫm ướt cả vai áo ông ta. Tôi đề nghị cho thuyền vào sát bờ. Cạnh 1 thân cây dương liễu ngả mình ra hồ. Ở đây có chút bóng mát.
Tôi vốc nước lên rửa mặt, người đàn ông lạ chợt lên tiếng:
-Bội Dung ạ! Có lẽ không còn bao lâu nữa tôi sẽ đi xa.
Lời của ông làm tôi giật mình.
Tôi ngước mắt nhìn lên:
-Đi à? Bác định đi đâu vậy?
Ông ta hướng mắt ra ngoài hồ, như để tránh cái nhìn của tôi.
-Chưa biết nhưng có lẽ là 1 nơi thật xa, xa nơi này dữ lắm.
Tôi thấy trái tim như đập mạnh, có 1 chút thất vọng len lén trỗi dậy trong lòng. Tôi nắm chặt mạn thuyền:
-Bao giờ bác đi?
-Tôi cũng chưa quyết định, sớm thì có lẽ 1, 2 tuần, còn trễ có lẽ trên 1 tháng.
Ông ta nói mà ánh mắt xa vời.
Tôi chợt thấy tức giận, cái giao tình giữa tôi với ông ta diễn tiến ít ra cũng hơn 2 tháng, vậy mà khi quyết định bỏ đi, ông ta chỉ quyết định 1 mình, không hội ý tôi trước, như vậy là quá coi thường, tôi sa sầm nét mặt. Chợt thấy người đàn ông lạ này thật quá kỳ cục, phải nói là kỳ cục. Vì nghĩ lại, tôi thấy cái chuyện giao du giữa tôi với ông ta nó lạ lùng thế nào đấy. Tôi sẵn sàng đi chơi không 1 điều kiện với ông ta trong khi lại hoàn toàn mù tịt về lai lịch ông, ngoài 1 vài hiểu biết nhờ câu chuyện mà ông ta kể về mình.
Không dằn được lòng, tôi hỏi:
-Bác đã biết sớm muộn gì rồi cũng bỏ đi, vậy sao bác còn quấy con làm chi?
Người đàn ông lạ có vẻ ngạc nhiên:
-Cô nói thế là thế nào chứ?
-Con muốn nói là, cái đêm mà bác xuất hiện trước cửa sổ nhà con là bác đã làm cho cái cuộc sống phẳng lặng từ trước đến nay của con bị xáo trộng, nổi sóng... vậy mà bác lại còn bày cái chuyện hẹn hò, gặp gỡ, bác gây tình cảm trong lòng con rồi bây giờ bác định bỏ đi, có phải là bác độc ác lắm không?
Khuôn mặt người đàn ông tái hẳn, thật lâu sau, ông mới nói:
-Đúng rồi, cô nói đúng. Tôi thật sai lầm, Bội Dung xin hãy tha thứ cho tôi, hãy hiểu là tôi đã tìm đến với cô, vì tôi thương cô như thương con gái của mình. Tại cô giống nó quá, làm tôi bị ảo tưởng, nhiều lúc cùng Dung đi dạo, tôi tưởng như mình đang dẫn con đi. Dạy cô đàn, tôi tưởng như mình đang dạy con gái mình đàn. Tôi đã quên là... Bội Dung không hề xem tôi là cha. Vâng, tôi đã lầm. Đúng ra tôi không nên quấy rầy Bội Dung như vậy.
Giọng nói của ông ngập đầy đau khổ, khiến tôi không thể không xúc động, tôi nhích tới gần ông, nắm lấy bàn tay đang đẫm ướt mồ hôi nói:
-Thôi được rồi. Bây giờ bác cứ coi con là con gái bác đi. Nhưng với 1 điều kiện, đấy là bác hãy ở lại, đừng đi đâu nữa, được chứ.
Người đàn ông lạ ngẩng lên, 1 nụ cười khô héo hiện trên môi. Rồi ông ta run run đặt tay lên đầu tôi, vuốt lấy mái tóc tôi. Ông chậm rãi nói:
-Cảm ơn Bội Dung, Bội Dung đã làm tôi cảm động. Nhưng mà không được. Tôi phải đi. Bội Dung biết đấy, có nhiều thứ trên đời này ta không thể chủ động, không thể lèo lái được như ý, Dung ạ!
Tôi ngồi yên, lần đầu tiên tôi công nhận cái phức tạp của cuộc đời sao rắc rối thế? Tôi còn buồn phiền, thì ông ta lại nhìn tôi cười, nụ cười như khuyến khích.
-Ồ, sao lại ủ dột vậy? Có gì đâu lại quan trọng thế. Kỷ niệm giữa chúng ta vẫn đẹp cơ mà! Bội Dung phải vui lên, vui lên đi chứ? Tôi chỉ thích thấy Bội Dung cười thôi!
Tôi cố nở nụ cười gượng. Tôi biết ông ta cũng cảm nhận được điều đó, vì ánh mắt của ông vừa xúc động vừa bi thương. Chợt nhiên tôi muốn khóc, và những giọt nước mắt làm nhoè đi cảnh trước mặt, tôi cố dằn xuống mà không được.
Người đàn ông lạ nắm lấy tay tôi, run giọng nói:
-Không nên buồn con ạ! Trong cuộc đời này rồi cũng có lúc con sẽ đối diện với hoàn cảnh thế đó. Chuyện sinh ly tử biệt ai cũng sẽ có, nhưng hiện giờ thì con cần phải vui. Bởi vì con hiện có 1 gia đình hạnh phúc, có 1 tương lai sáng lạn đang chờ đón. Có biết bao người ganh tị với cái hiện có của con. Có lý gì mà con phải khóc? Ta thì khác, ta đã quen với kiếp sống lang thang rồi. Đi đó đi đây mãi ta cũng không thích dừng chân ở đâu lâu... Có điều bây giờ ta cũng mãn nguyện vì ta đã tìm thấy những gì đã mất.
-Bác đã tìm thấy vợ con bác rồi ư? - Tôi hỏi - À, tôi hiểu rồi. Vì đã tìm lại được, nên bác phải về với gia đình. Thôi như vậy cũng được, tôi cũng mong la bác có hạnh phúc.
Tôi nói, nhưng người đàn ông lạ lắc đầu:
-Không phải như vậy, mà là vì bây giờ tôi đã bỏ cuộc. Bản thân mình đã không tạo dựng được hạnh phúc cho người khác, nhất là những người mà mình hằng yêu quý, thì sao lại phá vỡ những gì người ta có sẵn chứ? Vì vậy, lần này tôi sẽ đi thật xa, xa lắm. Tôi muốn mọi người không ai nghĩ đến tôi nữa, giống như tôi đã chết vậy.
Rồi ông ta ngước mắt nhìn lên trời. Trong cái ánh mắt buồn kia có cái gì long lanh vì xúc động. Tôi bị cái thần sắc của ông lúc đó thu hút. Tôi ngẩn ra nhìn và không biết nói gì. 1 lời an ủi ư? Bằng thừa! Chúng tôi cứ thế ngồi yên lặng cho đến 1 lúc thật lâu. Nắng đã dịu hẳn, ông ta chợt nói:
-Thôi chiều rồi, mình về đi!
Và ông ta đẩy thuyền ra chèo hướng về bến cũ. Chúng tôi trả lại thuyền lên bờ, mới có 4 giờ chiều. Chúng tôi thả dọc theo bờ hồ ra bến xe. Lòng tôi nặng trĩu chứ không còn hồ hởi như lúc đi.
Chợt nhiên tôi nói với ông ta:
-Bác đi rồi, chắc con buồn lắm!
-Tại sao vậy?
-Bác có biết là sự xuất hiện của bác đã mang đến cho con biết bao điều mới mẻ, thích thú! Bác đã giúp con học được rất nhiều thứ... Vì vậy, thú thật con rất yêu bác, con quý bác vô cùng... Con chẳng muốn bác bỏ đi chút nào cả. Con yêu bác như cha con.
"Người đàn ông lạ" nhìn tôi cười xúc động, ông không nói gì hết. Đi thêm 1 khoảng, ông chợt nói:
-Cái anh chàng Đường Thanh Cao thấy cũng dễ thương đấy, lại có tài nữa, cháu nên xử sự tốt 1 chút với anh ta...
Đã đến bến xe, xe đã gần đủ người, sắp sửa chạy. Như thường lệ, ông ta chỉ để 1 mình tôi lên xe, ngồi trên xe nhìn xuống khung cửa, tôi thấy ông ta đứng đấy, yên lặng nhìn lên. Cái ánh mắt trìu mến 1 cách cảm động. Hình như có cả những giọt lệ long lanh trên đấy.
Hôm ấy tôi thấy ông như già hẳn đi.
Về đến nhà bấm chuông, người ra mở cửa lại là anh chàng Đường Thanh Cao.
Anh ta chống tay ngang cửa, nhìn tôi cười, nhưng lại không để tôi vào nhà:
-Tiểu thư đi chơi đâu mãi đến giờ này mới về vậy?
Tôi ghét nhất là ai ngang hàng mà ham làm kẻ cả với tôi, tôi không đáp, đẩy mạnh anh ta 1 cái. Thanh Cao mất thăng bằng loạng choạng lùi ra sau. Thừa dịp đó, tôi chui vào. Không ngờ cha mẹ tôi đang ngồi sẵn trên salon, nhìn ra đã thấy hết.
Cha châu mày nói:
-Trời ơi, cái con nhỏ này, lúc nào hành động cũng giống như con nít, con có biết là năm nay con bao nhiêu tuổi rồi không?
Tôi trả lời nhanh:
-18 tuổi.
Rồi lủi mau về phía phòng riêng của mình, tôi nghe cha thở dài nói với mẹ:
-Lúc nào nó cũng cho là mới 18 tuổi thôi.
Đến cửa phòng riêng. Tôi mới nhớ sực ra anh chàng Đường Thanh Cao. Tội nghiệp, có lẽ anh ta đã đến đây từ sớm. Nhưng mà sau 1 ngày phơi nắng, người tôi đã nóng ran, lại mệt mỏi. Tôi đành không thể tiếp khách được. Mà có khi nào tôi tiếp khách lâu đâu.
Cha thường bảo tôi là "con lật đật", còn mẹ thì bảo là tôi không dám ngồi lâu vì mông có gai. Nhưng có thế nào thì cũng nên lịch sự 1 chút, tôi nghĩ. Nên tôi quay lại, cố nở 1 nụ cười thật tương với Thanh Cao, rồi nói:
-Chào anh, nhưng hôm nay đi chơi phơi nắng mệt quá, phải nằm nghỉ 1 chút mới được. Xin chào!
Rồi tôi bước nhanh vào phòng khép cửa lại, để mặc anh chàng ngẩn ngơ bên ngoài