Từ bên đồn điền ông Án, Tân bơi xuồng qua sông Bồ. Thuyền làm bằng nửa mảnh vỏ thùng xăng của phi cơ đồng minh bỏ lại, chỉ đủ một người ngồi, và rất lóc chóc dễ lật. Con chó Tốp phải bơi theo sau. Nước sông lạnh giá và xanh đậm vì lòng sông sâu thăm thẳm của thung lũng giữa hai ven núi cao. Con chó thở ra hơi phì phào có vẻ run rét. Tân an ủi: - Tao đã bảo ở lại bên nhà với cô mày mà không nghe, cứ bơi đi tìm tao làm gì? Con chó cố gắng bơi cho kịp chiếc xuồng của chủ. Nếu hắn không qua sông tìm thì có lẽ giờ nầy Tân cũng chưa về nhà. Thường ngày sáu giờ chiều xưởng mới nghỉ việc, nhưng Tân không bao giờ về ngay vì còn phải thanh toán những chuyện lặt vặt ở văn phòng và kiểm soát lại toán thợ làm đêm. Chiều nay Tân thấy nóng ruột khác mọi ngày. Buổi sáng đi làm, Hường còn ngủ uể oải, mệt nhọc. Trưa, Tân ở lại ăn cơm đoàn kết với anh em ở bên xưởng mà quên không báo trước cho vợ. Aên cơm xong, Tân vào xưởng làm việc ngay để cố tránh giấc ngủ trưa. Tân nhận thấy từ cái hôm tản cư dọn lên đây khí hậu lạ lắm. Nhất là hễ ngủ trưa dậy thì trong người thấy bần thần lười biếng và cứ muốn kéo dài giấc ngủ như người mang bệnh. Tân như đãng trí, lòng dạ nao nao, ngồi đứng không yên. Khi con chó chạy đến rối rít bên mình thì Tân linh cảm một việc gì ở nhà đã xui hắn phải tìm Tân. Nhà Tân mới dựng bên phía tả ngạn trên sườn núi, đối diện với xưởng và ở phía dưới đồn điền ông Cả. Đáng lẽ Tân cất một cái nhà ở cạnh xưởng bên hữu ngạn thì tiện được nhiều chuyện như đi làm gần, khỏi qua sông và có đông người vui hơn. Nhưng Tân bực mình vì thái độ nghi kỵ của những cấp chỉ huy trong mấy ngày vừa qua đã quá rõ rệt. Tân suy nghĩ: - Ở gần xưởng lỡ có xảy ra chuyện gì họ lại đổ thừa cho mình thêm mang họa. Rút kinh nghiệm mấy tháng tại huyện Quảng, Tân ở ngay trước cửa xưởng, cố ý để dễ ra vào kiểm soát bất cứ lúc nào, nhưng đến khi nghe báo cáo là “Tân đêm khuya hay đi dò dẫm rất có vẻ khả nghi” thì Tân không còn thiện chí làm việc nữa. Đã có lần Tân to tiếng với một người bạn làm ở sở Trinh sát: - Nếu các anh nghi tôi thì tốt hơn đừng dùng tôi nữa. Cho tôi về vườn với vợ con tôi cho yên thân và các anh cũng đỡ phải tốn công đặt người theo dõi tôi cho vô ích. Tân cảm thấy tự ái bị động chạm một khi người ta phủ nhận lòng chân thành và thiện chí của mình. Khi ý nghĩ ấy đã nẩy nở trong đầu óc thì dưới mắt Tân mọi cử động của mỗi người Tân đều cho là hướng về mục đích dò xét, kiểm soát mình. Tự nhiên Tân sinh ra buồn chán. Càng nghĩ, càng phân tích, Tân lại càng thấy mình dự đoán đúng. Nếu không thì tuần trước, trong cái đêm Tân ở Hạ-lang về bằng ca nô giữa khuya, một mình ngược dòng sông Bồ, đã không gặp phải lão Đồng chận ngay ở bến đò để vặn hỏi: - Anh đi đâu giờ nầy mới về? Xuống liên lạc với Pháp hả? Có biết Pháp đổ bộ bến Hương-Trà rồi không? Tân đính chánh qua loa viện cớ rằng đi về xem xét lại ở xưởng cũ còn quên gì sau khi dọn đi không, nhưng thừa biết là lão ta không tin. Thật tình khi Tân nghe tin mẹ bị đưa ra tản cư ở chợ Sịa và đã về đến huyện Quảng thì Tân tức tốc đến để mong tìm gặp. Từ ngày dân chúng ồ ạt tản cư trước lực lượng đổ bộ hùng mạnh như vũ bão của quân đội Pháp chiếm lại thành phố Huế, Tân không hề có cơ hội về thăm nhà. Tân chỉ biết là người ta đưa ông Aùn đi tản cư ở Truồi và bà thì lại bị đưa ra miền ngoài. Tân muốn tìm gặp mẹ để cho rõ tin tức nhà và trả lời một vài điều mà mình đang dự đoán. Khi gặp lão Đồng và nghe được câu nói đay nghiến đanh đá ấy thì Tân như tỉnh mộng. Con chó nhanh chân nhảy lên bờ, dừng lại một lát để rảy nước khắp toàn thân và chạy trước lên dốc bến. Tân kéo chiếc xuồng lên bãi. Đường xuống bến khá cheo leo, nguy hiểm, nhất là những hôm trời mưa mà phải đi xuống dốc thì rất dễ ngã. Có lần Hường đã xuýt trợt té, nhưng may vịn vào được một bụi sim bên đường. Cái nhà lá của vợ chồng Tân với mái tranh tươi mới lợp, đứng một mình cô độc giữa khoảng đất trống của một cánh đồn điền bỏ hoang. Đáng lẽ xây ra mặt sông về hướng Đông, nhìn qua đồn điền ông Aám thì đẹp và hưởng được mặt trời vào buổi sáng, nhưng suy nghĩ thế nào Tân lại bảo thợ làm xây mặt vào triền núi. Có lẽ để tỏ thái độ giận ghét của mình đối với một cái gì! Đó là tổ ấm đầu tiên trong đời vợ chồng Tân. Nó đúng một phần nào với sự mơ ước của Hường bởi vì nó là một căn nhà ba gian bé nhỏ, mộc mạc, nằm trên triền núi, ở ven một giòng sông, giữa khu vườn rộng có cây cối sum sê. Nhưng cái điều mà Tân tránh nhất là xây nhà về hướng mặt trời lặn, thì đây vô tình Tân đã quay ngược nửa vòng chân trời để đón lấy nắng chiều. Trông thấy cửa trước đóng kín, Tân đâm ra lo ngại một chuyện gì chẳng lành. Tân chạy vụt vào hơ hãi tìm Hường. Ở bên chái hữu, trên chiếc giường tre, Hường đang nằm trùm chăn tận cổ. Tân vồn vã đến cạnh, hỏi: - Hường em! em làm sao vậy? Hường quay mình nhìn chồng và mỉm cười khô khan: - Em thấy đau bụng lâm râm từng cơn từ sáng đến giờ. Ban sáng còn nhẹ bây giờ khó chịu nhiều! Con chó Tốp loay hoay rối rít bên cạnh hai người rồi lại nằm le lưỡi thở dưới chân giường. Hường nói tiếp: - Lúc nãy gắng gượng dậy nấu nồi cơm mà rồi thấy mặt mày xây xẩm choáng váng cả người. Anh xuống xem thử cơm đã cạn nước chưa? - Em đang mệt thì gắng gượng làm gì! Để anh đi làm về anh nấu cho cũng được. Tân vừa nói vừa bước xuống bếp vần nồi cơm xuống và dập bớt lửa. Trên giàn bếp còn một ít cá kho trong son, Tân đưa ra hâm lại. Nhìn vợ đau đớn mà vẫn gượng trấn tỉnh để cho mình an lòng, Tân thấy xót ruột nhưng không biết xoay trở thế nào cả. Tủ thuốc gia đình vỏn vẹn có một ống ký ninh trừ sốt rét, ít thuốc đau đầu, thuốc đỏ, thuốc sát trùng và cầm máu. Tân vụt nảy ra ý kiến: - Em ạ! hay là để anh đi tìm các bà già trên xóm đồn điền ông Cả xem có ai biết phương thuốc gì gia truyền không nhé? - Thôi anh ạ! đừng phiền ai làm gì! Có anh ở bên em là đủ rồi. Em hết đau rồi! Vừa nói xong Hường lại nhăn nhó rên rỉ, mặt tái xanh, mồ hôi lấm tấm ướt trán. Con chó đứng dậy rối rít như linh cảm một chuyện gì, chạy đi tìm kiếm lục soát các xó nhà, rồi trở về chân giường nằm lại. Hường khẽ nói: - Em rét quá! Anh cho em một lò lửa! Tân nghi là vợ có chuyện gì trở ngại trong lúc thai nghén, nhưng sợ Hường kiêng nên không dám hỏi. Tân thầm tính và nghi là Hường đang ở cữ vào tháng thứ năm. Thiên hạ bảo có mang tháng thứ ba phải giữ gìn cẩn thận lắm vì rất dễ hư thai. Tân tưởng tượng nếu không may hư thai bây giờ, một mình Tân sẽ làm gì đây! Cả đời từ bé đến lớn mới lấy vợ và có mang lần đầu, Tân cũng như Hường, sẽ lúng túng vô cùng. Nghĩ đến đây Tân vùng chạy đi lên xóm trên. Bà lão Kinh ở Cổ Bi tản cư lên đây một lần với gia đình Tân, nhưng ở xóm đồn điền ông Cả, cách xa nhà Tân độ mười lăm phút đi bộ. Bà Kinh hằng ngày gặp Hường nên biết rõ là Hường có mang ngoài năm tháng rồi. Khi nghe Tân kể tự sự thì bà ta bỏ cả chén đũa, vội vàng xuống bếp bốc một ít lá thuốc khô, cho vào khăn gói. Hai người tươm tả bước đi theo con đường đê gồ ghề. Mặt trời đã khuất hẳn. Khí núi bốc lên hơi lành lạnh. Sương chiều tỏa dần trên mặt sông huyền bí. Bà Kinh kéo chiếc khăn phủ kín đầu và nhai ngấu nghiến miếng trầu để cho ấm. Con chó ve vẫy đuôi và rên hư hử như tỏ nỗi mừng vui, Tân thắp cây đèn lớn giữa nhà. Hường nằm lặng im như xác chết, thấy tiếng động thì mở mắt nhìn về phía ánh sáng. Bà Kinh xoay xở nhanh nhẹn như một người lão luyện sở trường. Tân mừng thầm được một vị cứu tinh đến giúp trong cơn hoạn nạn. Thỉnh thoảng bà lão ra những mệnh lệnh: - Cậu khơi thêm lò than cho nóng và mang ấm nước sôi lên đây! “Đưa cho một cái thau..Lấy cho tôi bộ áo quần khác. “Có dầu gì nóng không?... Thôi cậu ra ngoài kia để tôi một mình được rồi! Bà Kinh cười an ủi và khẽ nói với Hường: - Đàn ông để họ vào những chỗ nầy tội nghiệp! Họ lú lẫn mất! Hường uống xong ngụm nước lá thuốc cứu nóng hổi, cảm thấy trong người dễ chịu, nhất là sau khi được bà Kinh xoa bóp dầu nóng khắp chân taỵ Hường tự tin rằng đã thoát khỏi một tai nạn nguy hiểm nhất trong đời mình. Bà Kinh giao cho Tân gói giấy bọc kín và ân cần dặn dò trước khi từ giã: - Cậu kiếm chỗ chôn cái thai cho tử tế. Linh thiêng lắm đó. Để cho mợ nằm nghỉ. Có khát nước hãy cho uống nước lá trong nồi đun nóng. Mai tôi trở lại. Tân lo ngại muốn giữ bà Kinh ở lại nhưng sợ phiền. Đưa bà lão ân nhân ra một đoạn bà ta bảo Tân: - Thôi cậu vào đi! Yên tâm không can gì nữa đâu. Tân thao thức suốt đêm không thể nào ngủ được. Động nghe tiếng giường tre kẽo kẹt khi Hường trở mình là Tân lại lắng tai rồi vùng dậy cầm đèn đi xem xét. Hơi lạnh núi rừng xâm nhập vào khắp căn nhà nhỏ bé. Những cánh cửa liếp mành mành, những mảng tường bằng tre đan thô sơ không chận nổi làn sương đêm, lò sưởi dưới gầm giường Hường nằm như không thấm vào đâu. Ngoài trời tiếng côn trùng rỉ rả rổi nhạc khúc man rợ lạnh lùng. Thỉnh thoảng tiếng đại bác từ miền trung-châu ngoại ô thành phố Huế gầm lên, vang dội trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe nặng mùi tang tóc. Từng tia chớp sáng vàng phía chân trời xa. Trong đêm Tân đã suy tính mọi việc và dự định từ cái hòm con cho đến chỗ đất chôn, cái cuốc đào đất và nén hương cầu nguyện. Tân thắc mắc nhất vì không biết tìm đâu cho ra một thẻ hương. Tính hiếu kỳ xúi dục Tân mở gói giấy của bà Kinh đã đưa lúc đầu hôm, để xem cho biết. Tân tự bảo là dù sao mình cũng có bổn phận phải xem cho biết rõ kích tấc để kiếm đồ khâm liệm. Tân rất ngạc nhiên trước cái bào thai đỏ hỏn, đầy đủ chân tay mặt mũi. Tự nhiên Tân liên tưởng đến con búp bê của những người bạn trong xưởng đã tặng hôm lễ cưới, Tân oán thầm: - Ai lại đi tặng quà cưới mà cho con búp bê gói túm đầu túm chân trong giấy, như một cái xác chết. Thật là điềm gở! Chiếc thùng đạn 75 ly vừa vặn bào thai đầu lòng của Tân. Tân dự định nếu sau nầy thanh bình trở lại sẽ có ngày Tân đưa Hường lên đây để thăm mộ con. Vì thế cần phải chọn một chỗ cho dễ nhớ. Tân đắp nấm mộ giữa hai cây mít trước sân nhà, hy vọng rằng hai cây mít ấy sẽ đánh dấu cho Tân biết, một ngày sau nầy khi tìm trở lại. Bà Kinh rảo bước đến trao cho Tân nửa thẻ hương. Tân sung sướng như được vàng bởi vì quanh xóm và có lẽ cả ấp bên kia sông cũng không ai mang theo món đồ ấy trong lúc tản cư. Bà Kinh đốt hương và khấn vái lâm râm. Bà nhắc lại: - Linh thiêng lắm. Cậu cầu nguyện đi! Thế nào cậu mợ cũng được phù hộ cho tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ. Làn khói hương thơm ngây ngất bay là đà như chống chọi với màn sương sớm còn nặng vướng trên cỏ cây. Một nỗi buồn tràn ngập lòng Tân. Tân cảm thấy mình vừa mất một cái gì quý giá! X Tiếng súng ở kinh thành vọng lên mỗi đêm càng rõ thêm, khủng khiếp, nặng nề. Mối đe dọa lan tràn càng ngày càng gần. Liên tiếp mấy ngày ban Giám đốc họp bất thường luôn, nhưng Tân không bao giờ được thông báo gì cả. Tân chỉ biết điều hành công việc thường xuyên ở xưởng vì đang gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra Tân mù tịt về tình hình chiến sự. Dân tản cư bàn tán xôn xao. Kẻ định đi ngược giòng sông Bồ lên nữa, không biết đến đâu. Kẻ khác sắp đặt xuôi về đồng bằng, tìm cách sinh sống vì không thể chịu nổi khí hậu núi rừng. Thấy Hường đã khoẻ, đêm nay Tân lại định xách súng đi săn đêm để tiêu khiển và nhất là để kiếm thịt ăn. Hường can: - Thôi anh ạ! bụng dạ nào mà anh còn nghĩ đến chuyện săn bắn nữa, súng nổ ầm ầm dưới phố, rừng động, thú nó trốn hết rồi còn gì mà bắn. Anh không sợ người ta nghi ngờ nữa sao mà vác súng đi săn đêm? - Em mới ốm dậy cần tẩm bổ, ăn thịt tươi nhiều cho mau mạnh. Aên mãi cá mìn ở nguồn nầy thì chán chết. - Thôi anh ơi! Có đủ gạo ăn qua ngày được rồi. Đừng đòi thịt cá nữa. Buồn tình Tân lại ngồi cạnh Hường để nói chuyện cho qua thì giờ trước khi đi ngủ. Tân cho Hường biết dự định của mìn h: -Em ạ! nếu anh phải theo đoàn công nhân tản cư đi nữa thì anh sẽ kiếm cách đưa em về quê mẹ. Em chịu không? Hường im lặng suy nghĩ. Tân nói thêm: - Em tưởng tượng em vừa bị sẩy thai hôm kia mà phải đi bộ hàng trăm cây số trong núi rừng thì chắc không thể được! - Em thì dễ rồi. Có lẽ em sẽ thu xếp về cùng các chị Thanh, chị Quế bằng đường sông. Thuê đò ở đây và đến thẳng bến đình khỏi sợ đi bộ đường xạ Nhưng em lo ngại cho anh không biết sẽ đi đến nơi nào và sẽ gian nan vất vả đến chừng nào. - Hơi đâu mà lo xạ Cái gì cũng có số mệnh cả. Thế nào rồi chúng mình cũng sẽ gặp nhau. Tân muốn nói nhiều về ý định của mình cho Hường biết nhưng lại thôi, vì sợ không tiện. Hơn nữa Tân không muốn cho Hường lo nghĩ nhiều và sợ hãi trong lúc còn ốm yếu. Tân đã dự tính một kế hoạch thoát ly khỏi hàng ngũ cộng sản mà Tân đang bị lưu giữ và kiểm soát khá chặt chẽ. Tân đã thấy rõ mặt của chúng kể từ ngày phải xa Hiền và các anh em khác để đi tổ chức những cơ xưởng chuyên môn ở ngoại ộ Làm việc tại đâu Tân cũng có được những chính trị viên bao vây dòm ngó rất lộ liễu công khai và tỏ ý nghi kỵ quá rõ rệt làm cho Tân chán ngán. Một tuần trước khi dời các cơ xưởng lên núi, viên công an trưởng Trung Bộ đến thăm bất thần. Chưa bao giờ một nhân viên dân chính cao cấp lại đến viếng xưởng Tân làm việc. Hắn ta hỏi Tân: - Những tài liệu về cách chế thuốc cũng như những kinh nghiệm thu thập được, anh có ghi chép rõ ràng không? - Tôi nhớ cả và cũng chẳng có gì. - Thế như anh bị tai nạn chết đi ai đâu biết mà tiếp tục công việc? Tân rùng mình nghĩ đến những “tai nạn” bất thình lình, rất có thể là do người điều khiển. Trong mấy ngày liền Tân bị phê bình nhiều điểm. Nào là các xưởng làm việc đêm không che ánh đèn cho kỹ để lọt ánh sáng ra ngoài như cố ýùra dấu hiệu cho địch. Nào là chểnh mảng trong công việc để sản xuất đạn dược xấu. Nào là tinh thần lụn bại, chỉ nghĩ đến gia đình vợ con. Một hôm một cán bộ thanh tra đến kiểm soát sản xuất. Hắn bốc hai quả lựu đạn trong số đã làm rồi và phóng thử. Kết quả nổ một. Hắn ngạo nghễ phê bình gắt gao và phúc trình lên thượng cấp lựu đạn năm chục phần trăm hự Tân không thể nào thanh minh trước một cách thống kê kiểm soát như thế được. Hoàng, viên đốc công người Nhật cũng bất bình định gân cổ lên cãi lại để bênh cho Tân nhưng vì ngôn ngữ không thạo nên đành lắc đầu bỏ đi nơi khác. Tân thấy sự nghi ngờ càng ngày càng nặng và tính mạng mình có thể bị đe dọa chưa biết ngày giờ nào nên nhất định kiếm cách thoát thân. Khi nghe Hường bàn đến việc thuê đò để về thành cùng các chị em bạn, Tân thấy ý kiến ấy rất hay và dễ thực hiện. Thế nào bọn cán bộ cũng để cho đàn bà trở về vì chúng không đủ lương thực cung cấp vả lại mang theo trong đoàn tản cư sẽ gây nhiều trở ngại. Hơn nữa Hường vừa ốm dậy, càng có lý do để trở về lắm. Chúng nó chỉ cần Tân để làm việc và nếu Tân đi một mình khỏi bận bịu gia đình thì có lẽ năng xuất sẽ cao hơn và lợi cho chúng nó hơn. Tân kết luận: - Thế nào chúng nó cũng cho đi. Hường ngạc nhiên hỏi: - Cho ai đi hở anh? - Thì em và các chị bạn em chứ ai! Anh bảo là thế nào bọn cán bộ cũng cho phép đàn bà trẻ con về thành. Tân chỉ giữ lại vỏn vẹn hai bộ áo quần cùng vật dụng đủ bỏ vào chiếc “xắc” mang vai và con chó. Còn lại bao nhiêu than gạo trong nhà Tân chở xuống đò hết. Gia đình Thanh chiếm hơn phần nửa vì có thêm ba đứa con nhỏ và người ở. Nghe ông lái đò bảo đảm đường về đến chợ Dưỡng, Tân và Hường cũng yên lòng được phần nào. Oâng ta cho biết: - Bọn Pháp hiện giờ đang sửa lại cái cầu xe lửa sông Bồ. Đi ngang đấy phải bị kiểm soát nhưng mà họ không cấm đò tản cư trở về đâu. Dìu được Hường xuống đến bến là cả một việc khó nhọc vì Hường còn yếu lắm, chưa thể đi đứng mạnh dạn được. Bà lái dọn trống khoang sau cho Hường nằm nghỉ và tiếp đón có vẻ niềm nở. Tân nhìn con đò tách bến, lòng nao nao buồn. Tân tự hỏi lương tâm: - Không biết đường đi ra sao mà mình lại dám gởi vợ về một mình. Nếu có mệnh hệ nào thì đời mình sau nầy sẽ ân hận vô cùng. Bà lái đắp kín chiếc mền cho Hường và dặn dò: - Ngang đồn Pháp, cô cứ nằm yên và giả vờ ốm nặng thì bọn nó sẽ cho đi liền. Hường gật đầu hưởng ứng nhưng không khỏi lo ngại. Phần khác lại lo cho chồng. Đò xuôi giòng sông nhẹ nhàng và khoẻ khoắn. Hường ôn tính lại khoảng thời gian quá ngắn ngủi ở khe Trò. Chưa đầy mười ngày kể từ hôm tất cả xưởng ồ ạt dọn lên theo đoàn ghe máy. Hôm nay Hường và Tân lại phải hai người hai ngả. Trong mười ngày gia đình Hường đã dựng nên một nếp nhà thơ mộng, đã sẩy một cái thai ngoài năm tháng, đã gặp bao nhiêu khổ tâm trong công việc làm. Hường giữ lấy một hình ảnh đẹp nhất trong những ngày tản cư loạn lạc. Đó là một buổi đi bắn cá với Tân ở thác eo Cù lao vào một hôm chủ nhật. Có thể gọi hôm ấy là buổi đi chơi trăng mật của Tân và Hường kể từ sau ngày cưới. Chỉ tiếc là Tân không mang phim ảnh để ghi lấy những kỷ niệm êm đẹp của buổi đi chơi hiếm có ấy. Tân và Hường cùng bơi qua sông. Nước sông xanh lạnh, làm cho Hường có cảm giác như từ thuở khai thiên lập địa chưa có người nào bơi lội qua chỗ ấy. Hường tưởng tượng đến những con thuồng luồng, thuỷ quái dưới lòng sông sâu từ mấy thế kỷ sẽ vùng dậy. Nhưng đã có Tân bên cạnh. Hai người đùa giỡn quên tất cả những gian khổ của hiện tại. Trước khi về, Tân tìm đến một khoảng nước sâu để thả mìn giết cá. Những người lái đò tranh nhau vớt vô số là cá nổi vì vỡ lòng bóng. Có người lặn vớt lên những con cá to chìm giữa lưng chừng nước. Hường đang tưởng tượng lại những bữa cơm cá kho ở nhà với Tân thì có tiếng quát tháo bên ngoài. Bà lái thả chèo, lần vào khoang trong, dặn Hường: - Cô cứ nằm nhắm mắt lại. Qua đồn Hiền Sĩ đây. Đò vừa cập bến thì đã có những tiếng chân người mang giầy đinh cồm cộp nhảy xuống khoang. Oâng lái lễ phép trình giấy tờ với viên thông ngôn. Hường cố lặng thinh để nghe câu chuyện giữa bọn người lục soát nhưng không rõ được. Có lẽ họ thấy đàn bà và trẻ con nên cũng không nghi cho lắm. Lại thêm có Hường đang ốm thật sự, xanh xao gầy yếu, chúng nó không thể nào không tin được. Bây giờ Hường mới tưởng tượng đến những chuyện nguy hiểm có thể xảy ra cho một chiếc đò chở toàn đàn bà con nít bị chận tại một đồn lính tây xa xôi hẻo lánh. Hường thầm trách mình: - Sao mình dại thế nhỉ! Đàn bà con nít không, biết ai che chở được. Có một lão lái đò thì già nua sợ sệt, ăn nói không ra lời. Hường phát run lên và sốt rét khi tiếng giày đinh bước vào khoang trong để lục soát. Viên hạ sĩ quan dở chiếc mền Hường đang đắp nhưng không thấy gì khả nghi nên lại bỏ xuống. Hường phát ớn lạnh phần vì gió, và phần lớn vì run sơ... Đò phải đậu tại bến cho đến khi có lệnh. Mọi người chỉ biết chừng ấy. Không ai rõ là phải đợi ai và bao giờ mới được tiếp tục đi nữa. Hường thiêm thiếp ngủ trong lúc mọi người sửa soạn ăn cơm trưa. Những tiếng búa, tiếng đục, tiếng máy chạy xình xịch trên cầu của toán thợ công binh cũng lần lượt im dần. Mọi người bắt đầu nghỉ trưa. Oâng lái trở về đò cho biết: - Còn đợi ông Ba đi Huế về để trình lại, xong thì họ sẽ cho đi. Thế nào cũng phải ở lại trưa đây rồi. Nhưng may là họ không trưng dụng chiếc đò mình để chở đá. Có lẽ vì họ thấy có người bệnh đó. Hường lại nghĩ vớ vẩn: - Nếu mình không ốm nặng thì có lẽ sự kiện đã thay đổi hẳn. X Ăn cá mãi chán ngấy cả mũi, nên trưa nay Tân rủ Nhung, Thi và Hoàng vào rừng kiếm mồi. Ban ngày thì cũng khó kiếm được nai hay mễn nhưng chắc chắn là có khỉ. Rừng Bồ Giang rất nhiều khỉ. Có một điều là bắn khỉ tuy dễ nhưng nếu không nhanh chân thì khó lòng nhặt được thịt. Bọn khỉ rất đoàn kết. Hể một con ngã là những con khác đến vác xác đi ngaỵ Vì thế nếu săn một mình thì có thể bảo rằng không bao giờ hạ được con khỉ nào. Tân bắn đến con thứ hai, Hoàng và Nhung mới dành được xác nhưng bị bọn khỉ kia ném quả cây đuổi chạy như gió. Nhung tuyên bố: - Buổi tiệc cuối cùng tại khe Trò đây. Chiều nay chắc bọn mình sẽ lên đường đi nơi khác. Tân ngạc nhiên: - Anh nghe ai bảo vậy? - Thì bọn chúng xì xào vang cả xưởng. Ai mà không biết. - Anh biết ai đi chưa? - Chúng mình thì chắc là đi hết vì ở đây tinh thần không vững. Hoàng thì chắc chắn là đi rồi. Tân nâng cốc nước lã để mời uống mừng cho bữa tiệc cuối cùng. Mọi người đều vui vẻ và ăn uống một cách ngon lành, những miếng thịt khỉ kho mặn xào lăn ớt, kho giảcầy... có lẽ vì dạ dày lâu ngày thiếu thịt. Giá là ở nhà thì chắc không một ai thèm sờ đũa gắp lấy nửa miếng, nhưng ở đây cơm tím hẩm, nước nặng phèn, quý hồ được miếng thịt không tên tuổi đưa cơm đi là tốt lắm rồi. Nhung bông đùa: - Ăn thịt khỉ rủi lắm các anh ạ! Tân đính chánh: - Thì bọn mình không là rủi cả đây rồi sao? Mà sao nãy giờ không nói. Để ăn hết cả rồi mới lên tiếng! Tên cán bộ đưa cho Tân bản danh sách năm mươi người được đưa ra Vinh. Tân làm trưởng đoàn. Chúng nó lựa toàn là những người có gia đình ở Huế, và thuộc thành phần bấp bênh không tin cậy. Trong số đó có cả Hoàng nữa. Ba giờ chiều trong lúc uỷ viên kinh tế phát gạo cho những công nhân sắp lên đường, Tân lại thấy lù lù đến thêm hai người, khăn gói sẵn sàng mà Tân chưa hề bao giờ gặp. Một cán bộ giới thiệu: - Đây có hai nhân viên của đoàn Tự vệ gởi ra Bắc. Họ xin đi theo đoàn cho vui và đến trình diện với anh. Tân nhìn hai người bạn đồng hành của mình nhưng linh tính không cho thấy một tia gì thiện cảm. Hoàng cũng liếc mắt quan sát hai chàng Tự vệ. Tân muốn hỏi thêm về những người ở lại, họ sẽ đi đâu, làm gì, cơ xưởng sẽ dời về đâu, nhưng Tân kìm hãm kịp tính tò mò của mình và không dám đi xa hơn những điều người ta đã cho mình biết. Đồn điền ông Ấm rộn rịp khác thường. Toán người lãnh gạo để tối lên đường, lo thu xếp hành trang. Những người khác lăng xăng theo những công việc có vẻ bận rộn vô cùng, và có lẽ ai ai cũng có những ý định, những kế hoạch, nhưng không ai dám lộ cho người khác biết. Tiếng chào xáo lan truyền từ khu xóm tản cư cuối vườn chè cạnh đồn điền họ Thái. Nhiều người rủ nhau đi xem. Đám đông tụ tập mỗi phút một dày thêm. Không ai biết được người ta đang xem gì. Kẻ đến sau chỉ thấy lưng người trước và nghe những lời truyền khẩu xầm xì: - Xử tử Việt gian! - Chết chưa? - Hình như chém đầu rồi! - Sao bị xử tử thế? - Thì đã bảo Việt gian mà còn hỏi! - Làm gì mà Việt gian? - Hắn ăn cắp chè ở đồn điền. - Tội nghiệp! Sao mà dại thế nhỉ? - Kỷ luật sắt mà lại. Nhung hơ hãi chạy về gặp Tân. Tân hỏi chận: - Có thấy gì không? - Nghe nói thôi! - Thật không? - Có lẽ thật. Chỉ là một nạn nhân để làm gương cho thiên hạ! Tân mím môi như để tìm thêm nghị lực và duy trì ý chí. Xa xa ngọn nắng chiều tưới khắp cánh vườn chè tươi xanh đậm. Tân nghĩ đến Hường, không biết giờ nầy lênh đênh phiêu bạt ở nơi nào. Có lẽ Hường cũng đang nhìn ngọn nắng chiều và nghĩ đến Tân. Con chó nằm giữ chiếc khăn gói trong lúc chủ nó kiểm điểm lại đoàn người trước khi khởi hành. Khí núi bắt đầu lên lành lạnh. Gió đông nam thổi dọc theo thung lũng mang thêm từng đợt gầm vang của đại bác từ Triều Sơn, Văn Xá dội về như để thúc dục khách lên đường. Đoàn người lặng lẽ bước hàng một trong đêm tối theo con đường mòn ven núi. Con chó lẽo đẽo chạy sau Tân. Thỉnh thoảng vượt trước một đoạn rồi lại đứng chờ. Hễ Tân bắt kịp thì nó ngoắc đuôi rồi lại chạy. Hết đoạn đường ven núi, lại đến những đường mòn xuyên qua rừng cây dày, rồi đến những vườn rậm sum sê của vùng Cổ Bi, những đám ruộng khô vùng Hiền Sĩ. Thanh rảo bước lên cho kịp Tân và vỗ vai nói khẽ: - Anh Tân ạ! Anh bằng lòng cho bọn tôi và Tuấn trở về Huế nhé? Tân im lặng suy nghĩ, Thanh tiếp lời: - Gia đình chúng tôi hiện ở Huế cả. Tuấn thì đã ba tháng nay xa nhà không có tin tức gì. Anh nghĩ chúng tôi bây giờ đi ra Bắc thì cũng không có tinh thần đâu mà làm việc! Tân vỗ nhẹ vào vai Thanh: - Ừ thôi các anh rẽ về Huế đi. Hỏi thăm dùm gia đình tôi nhé! - Chúc anh may mắn và mong sớm gặp anh lại! Tân lủi thủi bước lên, lòng nặng nề sau phút chia ly chớp nhoáng trong đêm tối. Người hướng dẫn viên bỗng dừng lại ra hiệu và nói khe õ: - Đây đã đến đường quốc lộ. Dạo này có xe đi tuần luôn, nên các ông phải thận trọng một chút. Tân tụ họp anh em và chia ra từng toán nhỏ. Toán đầu với người hướng dẫn viên đi trước. Những toán sau lần lượt theo và có người của toán trước chờ đón bên kia đường cho khỏi lạc. Tân phải ở lại toán sau cùng. Toán đi trước Tân vừa qua xong thì ánh đèn pha từ phía Quảng Trị dọi sáng như xé màn sương đêm. Cả toán nằm rẹp xuống tản mác theo các bụi cây sim, cây chổi hai bên con đường mòn. Tân nín thở, hồi hộp chờ cho xe chạy qua. Aùnh sáng tỏ dần. Tiếng máy nghe mỗi giây phút càng rộn ràng làm cho trống ngực Tân càng đập mạnh Tân tưởng tượng nếu là chiếc xe đi tuần, hắn có thể dừng lại và soi vào đầu con đường mòn thì thế nào cũng không khỏi thoát khỏi ánh đèn pha ác nghiệt ấy. Biết đâu bọn lính đã trông thấy một cái gì khả nghi trong cả đám người đông từng ấy khi vượt qua quốc lộ. Chiếc xe ồ ạt chạy ngang qua chỗ Tân núp. Đất rung chuyển vì sức nặng của xe. Tiếng máy xa dần. Tân huýt khẽ để ra hiệu. Từng người một băng qua giải đường nhựa. Tân cảm thấy một sự vô lý! Mới lúc nào mình hiên ngang lái xe qua trên đường nầy, tự do đi lại không một tí sợ sệt. Ngày giờ nầy mình lại lo âu hồi hộp để lén lút vượt qua năm thước đất như một kẻ gian phị Thật là vô lý. Tân nghĩ bụng: - Tại sao lại có chuyện vô lý thế này? Trí óc Tân ôn lại những sự việc xảy ra trong những ngày vừa qua để phân tích hành động của mình. Tân nghĩ đến Hường và tự cho mình đã làm một việc điên ro à: - Ai lại đi phó thác Hường cho một chuyến đò dọc. Chiếc đò phải đi qua biết bao nhiêu là trạm canh rải rác hai bên bờ sông Bồ. Tân lại tự hỏi: -Ta đi theo bọn người nầy làm gì? Ta sẽ đi về đâu? Ai bắt buộc ta? Tân suy nghĩ: - Hay là ta trở về vậy? Tuấn và Thanh thế mà phải! Tân phải tìm Hường. Không thể phó thác Hường cho định mệnh như thế được. Trở về bây giờ cũng chưa muộn. Đi theo bọn này làm gì nữa. Một khi đã bị nghi kỵ rồi thì số phận Tân cũng sẽ không khác gì các bạn Tiền tuyến khác đang nằm trong khám ở khu Năm. Nhưng mà về với ai? Quân đội Pháp vừa chiếm đóng. Chưa có một chính phủ nào lành mạnh ra đời thì số phận những kẻ như Tân đã chắc gì được bảo đảm. Có ai đủ sáng suốt và công bình để thấy ở hạng người như Tân một tinh thần quốc gia thuần túy không! Tân đang phân vân trước hai ngả đường thì Hoàng vỗ nhẹ vào vai Tân và nói bằng một giọng lơ lơ ù: -”Taichô” nên trở về với chị và săn sóc chị đi! Taichô theo bọn này ra Bắc sẽ có hại đấy. Taichô muốn biết ai là người dẫn đầu đoàn công nhân nầy không? - Tôi biết lắm! Tôi biết rõ lắm rồi! Tân không dám thố lộ tâm tình với ai nhưng với Hoàng thì Tân tin lắm. Hoàng nói thêm như để cho Tân vững dạ: -Tôi phải đi để tránh bọn Pháp mà thôi, chứ tôi không thể nào theo Cộng sản được! Taichô về đi. Mười năm nữa nước nhà yên ổn chúng mình sẽ gặp lại. Như được kích thích bởi một mãnh lực lạ thường, Tân cảm thấy mạnh dạn để thi hành kế hoạch đã dự định và thẳng tiến theo một con đường sáng tỏ duy nhất không ngập ngừng do dự. Vượt qua đồng cát mênh mông của huyện Phong Điền, Tân mỏi dồn cả hai chân vì không quen đi bộ trên cát, Tân tháo giày cho khỏi vướng cát. Sương khuya xuống dày thấm mát lòng bàn chân, cho Tân một cảm giác dễ chịu hơn. Đàng xa những cột lân tinh chập chờn như trêu ghẹo khách đi đêm. Khi thì hai cột quyện vào nhau như khiêu vũ, khi thì tách rời nghênh ngang nhún nhảy như kẻ say rượu. Tự nhiên Tân rùng mình nổi da gà. Gió từ đồng xa thổi lại ớn lạnh cả gáy lưng. Đến Phong Lai trời mờ mờ sáng. Đoàn người phải kiếm chỗ ẩn núp theo từng toán nhỏ để đợi đêm về. Chiều hôm sau họ lên đường theo chiến lược mới. Tân cố ý đi trong toán chót nhưng không được. Một tên cán bộ nhất định “giữ đèn đỏ“ để kiểm soát. Trong toán của Tân có Hoàng và Mân cùng vài anh em khác. Tân cảm thấy khó khăn vì hình như bọn cán bộ nghi ngờ lắm rồi. Trong đoàn người đã có hơn mười anh lạc mất, chắc là trở về thành. Tân biết song không có phản ứng gì nên bọn chúng càng nghi thêm. Đã thế mà Mân lại theo sát bên Tân không rời một bước, như đoán được ý Tân. Tân bực mình vì tưởng Mân theo dò dẫm. Định bụng sẽ đưa cả toán đi tắt bằng một con đường khác, thừa cơ khi trời tối dần và các toán cách xa nhau không trông thấy, rồi hễ các toán lạc nhau là Tân đánh tháo một lần nữa tất nhiên thoát được. Mân như muốn nói điều gì với Tân nhưng cứ do dự. Tân thì bực mình và cố tránh xa Mân. Mân khóc lóc: - Anh Tân! Anh đi đâu thì anh cho tôi đi theo anh. Anh có về thì cho tôi về với anh. Tôi sợ lắm, không thể đi ra Bắc được đâu. Anh cứu tôi với, mẹ tôi sẽ cám ơn anh hết sức. Sự thành thật quá bộc lộ đã làm cho Tân xóa bỏ mọi nghi kỵ. Tân cảm động và gật đầu. Dù sao trên đường về đầy gian nguy, có thêm một người bạn đáng tin cậy dẫu ốm yếu hơn Tân đi nữa cũng không phải là vô ích. Gặp đến Phước Tích, biên giới Thừa Thiên Quảng Trị, Tân và Mân đi lui sau cùng. Hoàng nói với Tân: - Thôi taichô trở về đi! - Hoàng giữ lấy khẩu súng lục này để hộ thân và làm kỷ niệm. Đây là tập địa đồ tham mưu miền Bắc và địa bàn, hãy giữ lấy mà dùng. Hoàng cần gì nữa không? -Taichô còn chiếc quần dài nào cho tôi một chiếc. Đêm khuya lạnh và muỗi nhiều lắm. Tân trao cho Hoàng bộ quần áo xanh dự trữ và một trăm đồng bỏ túi. - Chúc taichô trở về bình an! Mười năm nữa chúng ta sẽ gặp nhau. Tôi không theo cộng sản đâu. Hoàng vẫy tay lên cho kịp toán người. Tân và Mân chậm bước lui dần. Con chó Tốp chạy thêm một khoảng đường không thấy chủ, vội vàng trở lui. Tân vuốt ve con chó và nhìn Mân thở ra: - Hết được một phần nguy hiểm! Tân muốn hỏi dò một vài người dân làng cho biết rõ tình hình địa phương nhưng lại sợ họ nghi ngờ. Cứ trông những cặp mắt e ngại của từng người khi nhìn Tân và Mân đi qua thì cũng biết họ có vẻ nghi kỵ lắm. Khắp nơi không còn một con chó vì dân cư đã theo lệnh thủ tiêu hết giống vật “phản du kích” ấy cho bộ đội dễ hoạt động. Thế mà Tân còn nuôi con chó “ngoại lai” ăn mỗi bữa bằng hai người lớn. Nhất định có kẻ đã cho Tân là gián điệp Việt gian rồi. Tân biết chắc làng nầy chưa có triệu chứng gì của quân đội Pháp tái chiếm. Nếu tuần trước quân Pháp đến Hương Trà và tiến theo quốc lộ ra Bắc, đang sửa lại cầu Hiền Sĩ, thì chắc hôm nay họ cũng còn ở trên trục quốc lộ nhắm hướng Quảng Trị, Đông Hà chứ chưa nghĩ đến chuyện đi sâu rộng vào các làng nhỏ bé hai bên quốc lộ. Nhưng từ Phong Lai về đến Huế, nếu đi đường đất thì Tân không biết sẽ qua mấy trạm và quân đội bên nào kiểm soát. Trong thâm tâm Tân không muốn bị bắt trên đường về, với những giấy tờ của cộng sản và bị liệt vào hạng cán bộ cộng sản. Tân còn giữ những thẻ tùy thân, chứng minh thư cán bộ và định bụng sẽ thiêu hủy khi nào bắt được liên lạc với gia đình để xin giấy tờ khác. Mải suy nghĩ liên miên, Tân bỗng để ý, khi đến gần cầu Phong Lai một đám đông người tụ tập ở đầu cầu trước chợ. Những tiếng quát tháo ầm ỹ của hai tên tự vệ làm gợi tính tò mò của Tân. Rẽ bọn người hiếu kỳ Tân tìm đến xem. Một thanh niên bị trói cánh tay ngược sau lưng đang đấu khẩu với tên tự vệ, mã tấu rút ra khỏi vỏ. Tân lấy giọng hỏi một vài người trong đám đông: - Việc gì đây? - Bắt được Việt gian. Gã thư sinh quay nhìn Tân vừa bước đến. Tân ngạc nhiên vì trông mặt hắn rất quen thuộc. - Anh Tân! Tôi là Linh bạn học của anh ở trường Thiên Hựu đây. - Anh làm gì mà bị bắt vậy? - Tôi tản cư ở Phong Điền, nhân đi chơi qua đây tình cờ bị các ông nầy buộc vào tội Việt gian. Tân rút chứng minh thư đưa cho một tên tự vệ và hỏi: - Lý do vì sao, cho tôi biết? Hắn thấy con dấu đỏ ở chứng minh thư, có lẽ chưa đọc được chữ gì nhưng đã sợ sệt: - Dạ thằng nầy mặc áo có cờ tam tài. Rõ ràng là Việt gian gián điệp của Pháp. Vừa nói hắn vừa vạch tà áo sơ mi của Linh cho Tân xem. Tân chán ngán lắn đầu trước sự suy luận trẻ con của tên cán bộ hạ tầng ngu ngốc ấy và thương hại cho số phận Linh. Tưởng tượng nếu Tân không qua đây kịp thời thì chắc Linh đã bị giải đi và trong một vài giờ nữa sẽ chết vì lưỡi mã tấu cùn ác độc của bọn tự vệ. Tân dõng dạc nói như ra lệnh cho bọn lính: - Tôi bảo đảm cho anh nầy. Các anh có thể giao cho tôi. Tân không ngờ rằng mảnh giấy chứng minh thư của Tân trong những giờ phút cuối cùng sắp hóa ra vô dụng mà còn giúp Tân đủ uy tín để cứu được một người bạn thoát chết. Hai tên tự vệ bỏ đi và còn ngó lại như nghi ngờ luyến tiếc miếng mồi bắt hụt. Mân nhìn tấn kịch vừa xảy ra, mặt xanh như người chết đuối. Tân bảo Linh: - Anh thay cái áo tai hại ấy đi kẻo mang tai hoa. nữa đó. Chiếc thuyền đánh cá bằng lòng chở Tân và Mân về đến bến đình Dưỡng với giá ba trăm đồng. Chỉ có con đường nước qua Phá Tam-giang đến Bao-vinh vào sông Hương lên đến bến Đình là thuận tiện nhất. Tất cả số tiền còn lại vừa đủ để trả tiền thuê thuyền. Mân nghe tính chuyện đi đường thủy thì mừng hơn vì không đủ sức để đi đường bộ thêm nữa. Nằm trong khoan thuyền không mui, gối lên chiếc khăn gói, Tân nhìn trời mây có vẻ thoải mái sung sướng. Gió chiều lộng thổi căng lá buồm dưới ánh nắng vàng hiu hắt. Tiếng mạn thuyền rẽ sóng gây cho Tân một cảm giác mừng vui. Tân tưởng tượng ngủ một giấc trên thuyền đêm nay, ngày mai sẽ gặp Hường, mà không cần phải vất vả lén lút đi trên đường đất. Còn gì khoẻ hơn nữa! Tân hỏi người lái thuyền: - Từ đây đến Bao Vinh có bị xét hỏi gì không? - Mấy lúc nầy thì đi lại yên ổn không gặp đồn bót nào cả. Không biết hôm nay ra sao. Tân thầm cầu nguyện cho đường đi được bình an khỏi bị xét hỏi vì Tân vẫn ao ước gặp được gia đình để biết rõ tình hình trước đã, rồi sau đó có bị lôi thôi gì với nhà chức trách cũng được. Thuyền đến bến Lại Thế. Mân sung sướng nhảy lên bờ từ giã Tân: - Em còn đi bộ chừng nửa cây số là đến nhà mẹ em. Nhà em trong xóm đàng kia rồi! Tân cũng cảm thấy vui lây với người bạn trẻ ngây thơ mà mình đã cứu khỏi đoàn tù ra Bắc. Rạch làng Dưỡng thu hẹp dần khi con thuyền càng vào sâu trong thôn xóm, tưởng chừng như sẽ đến một nơi mà thuyền không thể quay mũi ra được. Đến bến Đình thì trời vừa sẩm tối. Nhảy lên đất làng quê, Tân mới tin tưởng là thoát nạn. Con đường làng quen thuộc dù đêm tối không trăng, Tân cũng rảo bước chẳng ngại ngùng. Xóm làng yên tĩnh nặng nề như vừa trải qua những cơn ác mộng khủng khiếp. Cả nhà Hường thấy Tân tưởng như bóng ma hiện về vì không ai tin được Tân tìm về nhà bình an vô sự. Mọi người vồn vã nhưng nét mặt ai cũng có vẻ lo sợ ngại ngùng. Tân đến bên giường Hường. Hai người nhìn nhau sung sướng không nói ra lời. Tân vuốt mái tóc Hường khẽ hỏi: - Em về hôm ấy bình yên chứ? Hường gật đầu. Tân hỏi tiếp: - Nhà có gì lạ không? - Không! Cũng thường cả. Anh làm sao trốn về được đây? - Còn dông dài lắm, anh sẽ kể lần cho em nghe.