Nửa tiếng sau, Liên trở về, chạy vào nhà thở hồng hộc hỏi ông Hoạt: − Mọi chuyện êm xuôi chứ? Thật rõ nhà tôi làm tôi khổ hết sức!Minh thản nhiên, vừa cười vừa hỏi:− Mình làm gì mà cuống quít lên thế?Ông Hoạt lộ vẻ vui mừng, nói:− May quá, cô đã về. Cô đi rồi, cậu ấy làm tôi chẳng còn hồn vía nào nữa! Hết khóc rồi lại cười, xong lại nói nhảm nói nhí mãi!Liên xoay qua trách chồng:− Sao mình lại thế? Làm phiền lòng em lắm, mình biết không!Minh ôn tồn hỏi:− Mình đi đâu mà hấp tấp vội vàng thế?− Thôi, đừng bắt em nhắc lại nữa cho thêm bực mình! Chỉ tại mình làm em sợ hãi quá mới ra nông nỗi này. Em bắt đền mình đấy!Minh vẫn tỉnh như không hỏi:− Nông nỗi gì đấy mình?Liên bảo ông Hoạt tiếp tục công việc làm vườn bị bỏ dở rồi thở dài bảo chồng:− Em thấy mình định... Nhưng mình đừng dại dột thế nữa nhé! Mình có chịu hứa với em thế không thì em mới kể đầu đuôi câu chuyện cho mà nghe.− Nhưng mà hứa cái gì mới được chứ?− Mình đừng để em góa bụa, một mình một thân cô đơn tội nghiệp mình nhé!Minh tươi nét mặt ngồi suy nghĩ. Chàng đã tìm được một cách khác để tự vẫn giản dị hơn, yên lặng và kín đáo hơn.Không thấy chồng trả lời, Liên lại gần nắm tay, âu yếm hỏi:− Nhé mình nhé?Minh chẳng hiểu vợ nói những gì, chỉ đáp cho qua chuyện:− Ừ, được rồi.Nếu mình nói dối em thì sao?Minh ‘thề’ rằng:− Nếu anh mà nói dối em thì anh chết ngay tại chỗ.Liên không chịu, lắc đầu dù Minh không nhìn thấy gì:− Không, nếu anh nói dối em thì em chết kia!Minh phì cười nói:− Ai lại thề thế bao giờ!− Em thì xin thề với anh rằng nếu anh còn tìm cách tự tử nữa thì em đập đầu chết trước mặt anh ngay cho xem. Nếu thiếu anh thì em sống làm gì!Minh ngồi đăm đăm suy nghĩ rồi thốt nhiên hỏi vợ:− Đập đầu mà chết được hả mình?Rồi chàng lại lẩm bẩm mọt mình:− “Ừ, đập đầu... Đập đầu... Khó lòng!”.− Mình lại nói lảm nhảm gì thế?− Không có gì. À, mà câu chuyện của mình như thế nào, nói cho anh nghe được chưa?− Chỉ tại mình cả đấy!− Dạ vâng, thì tại anh. Vậy mình thuật lại cho anh nghe đi.− Lúc bấy giờ em thấy mình... ghê quá! Em nghĩ tới cái chén thuốc độc mà đến bây giờ hãy còn run sợ. Nhưng thôi mình ạ! Chuyện đã qua rồi đừng bắt em nhắc lại nữa. Mình vào giường nằm nghỉ một lát đi rồi ăn cơm. Em đi làm cơm bây giờ đây. Em mua được mớ cá rô béo quá mình ạ! Lúc em ở nhà anh Văn về...Minh bỗng ngắt lời:− Mình lên nhà anh Văn làm gì vậy?− Thì em sợ quá chẳng kịp nghĩ ngợi gì, chẳng còn biết xoay sở ra sao nên chỉ còn biết một cách là tìm anh Văn để nhờ anh ấy đến đây khuyên can mình hộ.− Thế hả? Nhưng anh ấy không đến có phải không?− Nào em có gặp anh ấy đâu! Hôm qua anh ấy bảo chúng mình rằng anh ấy ở phố Cửa Đông số 510. Đến nơi em đã toan không vào vì cái nhà ấy to và đẹp, có vườn đẹp lắm, chẳng khác như là một căn biệt-thự ấy. Sau em liều gọi thì một ông cụ đang đứng tỉa cành cây từ từ đi ra. Em hỏi đến anh Văn thì ông giả nhời rằng: “Không biết! Đi đi!”. Sau đó ông ta lẩm bẩm nói một mình rồi trở vào trong nhà.Minh cau mày, ra vẻ không bằng lòng, dửng dưng nói:− Thì ai bảo mình đến!− Tại mình đấy! Ai bảo làm em kinh hãi làm gì? Nhưng chắc đó không phải là nhà anh Văn đâu mình ạ.− Còn anh thì anh nghĩ chắc là phải. Nếu không phải thì khi nào ông cụ lại đuổi mình một cách tàn nhẫn, sỗ sàng đến thế!Liên ngơ ngác, vẫn không hiểu gì:− Mình nói thế có nghĩa là sao?− Vì ông cho là mình là... ông ta tưởng mình là nhân tình anh Văn chứ còn gì nữa!Liên vừa giận vừa xấu hổ, nước mắt chảy ràn rụa đứng nhìn chồng tức tối. Nàng biết Minh có tính hay ghen, và từ khi bị thong manh, cái tính ấy lại càng bộc phát thêm dữ dội, nhiều lúc đến mức quá đáng. Nhưng thật ra lần này nàng đã hiểu lầm chồng. Minh phân-tích chuyện này rất là bình tĩnh và sáng suốt với cả tấm lòng ngay thẳng. Nhưng Liên lại cho đó là vì ghen tuông, và câu nói của chồng thật là hết sức tàn nhẫn.Thật vậy, Minh không còn ghen nữa. Câu nói của chàng hoàn toàn vô tư, nghĩ sao nói vậy. Trước kia, những lúc ngờ vực vợ mình, chàng chỉ chôn sâu trong lòng nhữn ý tưởng chua chát mà thôi. Cùng lắm, chàng chỉ khe khẽ chép miệng hay thở dài nếu không hỏi những lời quanh co vớ vẩn để dò la ý tứ.Trong khi Liên sụt sùi đứng khóc thì Minh vẫn tươi tỉnh ngồi yên. Chàng vẫn cho là Liên khóc vì sợ chàng tự tử chứ có ngờ đâu là câu nói của chàng vừa thốt ra bị hiểu lầm tai hại. Liếc nhìn ra cổng, Liên thấy bóng dáng Văn đang dựng xe đạp. Nàng vội vàng xua tay, ra dấu bảo Văn đừng vào. Sau đó nàng mới chạy ra lắc đầu nhìn Văn buồn rầu, tâm sự:− Nhà tôi làm tôi khở sở quá anh ạ!− Sao, có chuyện gì vậy hả chị?− Anh nói khẽ chứ, đừng để cho nhà tôi nghe thấy.Minh nghiêm-nghị, dùng âm-thanh cho hai người vừa đủ nghe:− Tôi vẫn không hiểu chuyện gì. Chị làm tôi lo sợ quá. Tôi vừa ở trường về đến nghe cậu tôi nói có một người đàn bà đến muốn gặp tôi. Tôi biết ngay là chị nên vội vàng phóng xe đến đây.− Vậy ra ông cụ là cậu anh đấy à?− Vâng, sao chị?− Không có gì cả.− Nhưng hình như là có việc gì nghiêm-trọng lắm phải không chị?Liên mếu máo thuât lại câu chuyện Minh định tự tử. Văn đứng nghe mà xúc động, luôn mồm nhắc câu: “Rõ khổ quá!”. Đợi Liên kể xong, chàng toan vào nhà cự bạn thì Liên lại gạt đi mà rằng:− Anh đừng vào vội.Văn chẳng hiểu ất giáp gì bèn hỏi:− Sao vậy?Liên thẹn thùng cúi mặt, ấp a ấp úng:− Vì... vì... nhà tôi tệ quá anh ạ! Nhà tôi đổ đốn... sinh ghen...Văn gãi đầu lập lại:− Ghen?Liên càng thêm bẽn lẽn:− Vâng, nhà tôi... ghen...Văn hiểu ngay ý Liên nói là Mình ghen với mình mặc dù nàng không tài nào nói hết câu được. Trong lòng Văn vô cùng phức-tạp. Phần thì thương hại kẻ mù vì quá yêu vợ mà hóa ghen, phần thì giận bạn bè dám nghi ngờ lòng ngay thẳng của mình... Văn đã quyết định không thể để chuyện này đi xa thêm nữa nên chẳng cần đắn đo suy nghĩ gì thêm liền rảo bước đi vào trong, định bụng sẽ cho Minh một ‘bài học’.Thấy Minh vẫn thản nhiên ngồi mỉm cười như không có chuyện gì xảy ra, Văn lấy làm lạ. Trong một giây phút thoáng qua, chàng tự hỏi không biết bạn mình có bị loạn trí hay không. Văn ôn tồn lịch-sự chào hỏi. Minh cũng vui mừng reo lên:− Anh Văn đến chơi đấy hả? Có phải nhà tôi mời anh lại đó không?Câu hỏi của Minh rất tự nhiên, không chút ẩn ý. Nhưng có lẽ vì những lời bày tỏ khi nãy của Liên sẵn gây cho Văn một ấn-tượng không mấy gì tốt đẹp với Minh nên chàng đâm ra nhột nhạt, ngỡ là bạn ghen với mình thật. Văn khẽ cau mày, nhưng cố gắng điềm tĩnh đáp:− Vâng, chị có đến. Nhưng lúc bấy giờ tôi còn ở trường chưa về. Minh cười nói:− Thế cái ông cụ ở nhà anh là ai vậy?− Là cậu ruột của tôi đấy anh ạ. Sao?Minh vẫn cười vui vẻ tự nhiên, thật thà bảo bạn:− Thấy nhà tôi, có lẽ cụ tưởng là nhân tình của anh nên đuổi đi.Văn chợt gắt lên:− Ai bảo anh thế? Chỉ nói nhảm!− Thực đấy mà. Tôi đoán không có sai đâu.Minh phá lên cười, cho là Văn mắc cỡ. Chàng cố đùa thêm một câu: − Với lại nhà tôi trông cũng đâu có tệ lắm. Ai biết được là gái có chồng phải không?Dứt lời, Minh cất tiếng cười vang cả nhà. Có ai ngờ được đây là con người định tự tử một giờ đồng hồ trước. Tiếng cười của chàng nghe rất thoải mái cho bất cứ một người ngoại cuộc nào nghe thấy. Nhưng đối với Văn hiện tại, mỗi tiếng cười của Minh là một tiếng trách móc, xỉa xói châm biếm vì cay cú. Văn chép miệng, lắc đầu nói:− Anh Minh ơi, anh tệ lắm anh biết không?Minh dù nghe rõ, nhưng giả vờ hỏi lại:− Sao? Anh nói sao tôi không được hiểu! Văn cho là bạn tìm cách chế nhạo mình nên càng giận:− Tôi bảo là anh tệ lắm! Anh không tốt chút nào cả, nghe rõ chưa? Nếu có điều gì uất ức hay bực tức thì sao anh không nói cho vợ anh, cho bạn anh biết mà cứ để bụng như thế! Thật anh làm tôi buồn quá, thất vọng quá!Minh vẫn cười, phân trần:− Nhưng tôi có gì mà không tốt? Tôi có bực tức ai đâu? Có uất ức điều gì đâu? Tại sao anh lại kết án tôi như vậy?Thấy bạn như vẫn ra chiều ngoan cố không chịu phục thiện, Văn nóng giận lớn tiếng:− Như thế thì anh lại càng không tốt, vì anh thiếu thành thật! Anh bảo anh không có gì uất ức hay bực tức, vậy thì tôi hỏi anh vì cớ gì mà anh định uống thuốc độc tự vẫn?Tiếng cười của Minh bỗng im bặt. Mặt chàng trở nên nghiêm-trang hơn, ngồi ngẵm nghĩ một hồi. Thu hết bình tĩnh, chàng chậm rãi phân bày bằng một giọng chững-chạc, không cợt nhả hay xiên xỏ:− Uất ức và bực tức là một chuyện. Tự tử là chuyện thứ hai. Xin anh phân-biệt hai chuyện cho rõ ràng, đừng lầm lẫm. Tôi định chết thật, song đó hoàn toàn không phải là vì uất ức hay bực tức.Văn nghe nói cáu tiết gắt lên:− Vậy thế thì vì lẽ gì? Anh nói đi!Minh cần phải nghĩ ngợi, Minh đáp ngay:− Vì lẽ tôi thương Liên, và tôi thương anh...Minh chưa nói hết câu Liên đã chạy vội đến gần, ghé tai chàng nói thầm:− Mình có im ngay không! Lại sắp sửa nói nhảm nữa rồi! Anh Văn anh ấy cười chết!Chẳng chút lưu ý đến lời nói của vợ, Minh dõng-dạc nói tiếp từng lời. Giọng chàng mạnh bạo, đầy cương nghị chẳng khác nào một luật-sư trước tòa án:− Tôi thương Liên là vì Liên có làm gì nên tội mà phải uổng phí mất một đời xuân xanh, làm vợ một thằng mù. Tôi thương anh là vì anh hết lòng vì bạn, bỏ hết cả thì-giờ học-hành để trông nom an ủi một tên tàn tật chỉ có ăn hại. Cả hai người phải đã hy-sinh quá nhiều cho tôi. Mà sự hy-sinh đó có mang lại được kết quả gì? Sẽ mang lại kết quả gì cho bõ? Đúng! Đã có một thời tôi chướng, tôi ghen, không nên không phải với cả anh và Liên. Nhưng sau đó tôi đã nhiều lần ăn năn hối hận tự trách mình. Và khi quyết định tự tử lần này, lòng tôi sung sướng và thoải mái bình yên hơn bao giờ hết. Những gì tôi vừa nói là sự thật. Anh tin cũng được, mà không tin cũng xong. Tôi không còn biết phải nói gì hơn!Liên vẫn khóc sụt sùi. Văn sau cũng đã hiểu rõ mọi chuyện. Chàng mười phầm thương cảm, nhưng cũng tức giận vô cùng. Thương cảm vì hoàn cảnh của bạn, và vì hiểu rõ lòng thành của bạn. Tức giận là vì bạn mình không chịu nghe mình, không coi trọng tình bằng hữu của mình, ít nhất là theo định-nghĩa của chàng. − Vậy ra chỉ vì có thế mà anh định tự tử đấy?− Vâng. Chỉ có thế thôi.− Anh có thể thề danh-dự với tôi được không?− Tôi xin thề ngay. Nhưng.. − Ừ, có thế chứ. Lẽ gì nữa thế anh?− Phải, còn một lẽ nữa nhưng tôi không tiện nói. Cái lẽ ấy đáng lý ra tôi định viết cho anh trong bức thư thì nhà tôi làm lỡ hết việc của tôi...Nghe Minh nói đến đây, Văn thoáng hiểu. Chàng quyết định phải chặn Minh lại chứ không thể để nói hết cái điều trắng trợn kia nên nghĩ phải tìm cách ngắt lời. Văn dằn từng tiếng, cố nói thật lớn để che đậy sự xúc động của mình, và cũng để đánh lạc hướng Minh:− Anh là một người tàn ác, vừa là một người hèn nhát nữa, anh biết chưa? Người ta ngăn không để anh chết mà anh lại bảo là làm lỡ việc của anh! Không phải tôi muốn đem những lời đạo đức suông để giảng giải phân trần cùng anh. Đã bao nhiêu lần, tôi nhắc đi nhắc lại rằng bệnh anh sớm muộn gì cũng khỏi, cũng chữa được. Thế nhưng anh có bao giờ chịu tin tôi, chịu nghe tôi đâu! Mà cho dẫu nếu anh có bị mù thật đi chăng nữa, anh cũng không nên trốn nợ đời một cách ích-kỷ như thế kia! Anh còn nhớ có một lần anh nói chuyện với một nhà điêu khắc mù tại hàn-lâm-viện mỹ-thuật không? Ông ta chỉ sờ thôi mà biết tất cả. Đấy, anh coi...Minh chợt cười, nói đùa cho bớt không khí căng thẳng:− Anh chỉ khéo nói đùa, tôi ‘coi’ thế nào được!Chính Văn cũng phải cố gắng lắm mới nhịn được cười. Chàng ngừng lại vài giây rồi nói tiếp:− Rõ anh trẻ con quá! Không phải tôi nhắc lại câu chuyện này để an ủi anh đâu vì tôi đã biết thế nào anh cũng khỏi. Ý tôi muốn nói đây là khi nào ta còn hữu ích cho xã-hội, cho đời, ta còn phải sống!− Nhưng nếu như tôi không làm ích gì được cho xã-hội và cho đời nữa thì anh bảo sao?− Ấy là tại anh không muốn đó thôi. Chẳng nói đâu xa, chỉ nội chuyện anh yêu vợ anh, vợ anh yêu anh cũng đủ là một lý-do để anh phải sống rồi đó!Minh nghe nói bỗng phì cười:− Nhưng đó có phải là hữu ích cho đời không, thưa anh?− Đó là bổn phận. Nếu có chu toàn được bổn phận với vợ con, với gia-đình thì mới có thể đóng góp được cho đời sau. Nhưng nếu anh cho là bổn phận suông chưa đủ mà muốn giúp ích cho đời thì cũng chẳng khó. Ai cấm anh soạn sách và viết truyện? Kìa, chưa gì tôi đã trông thấy anh cười mỉm chi rồi đó. Chắc anh cho là mù không thể viết được phải không? Nhưng tư-tưởng nằm trong óc chứ có nằm trong mắt đâu? Chẳng lẽ phải cần có mắt mới viết ra được tư tưởng? Sao anh không bắt chước kịch-sĩ Racine mà soạn văn sẵn trong óc trước đi, rồi đọc để chị ấy viết ra giấy cho. Hình như tôi cũng lý-sự với anh nhiều quá rồi! Mà tôi là người rất ghét lý-sự, như anh đã biết. Tôi chỉ xin anh nghĩ tới câu này: “Nếu ta còn có thể giúp ích cho đời được, dù chỉ là một lợi ích cỏn con mặc lòng thì ta không không được phép tự hủy thân thể của ta đi”. Vả lại, xin thú thật với anh, tôi thường đem mỹ-thuật ra bình phẩm các hành động của người đời. Việc gì ta làm mà không có mỹ-thuật thì bao giờ cũng đáng chê, đáng khin bỉ. Và dĩ-nhiên tụ tử thì không có một chút gì có thể gọi là mỹ-thuật được!Minh ngồi nghe ra vẻ chú ý nhiều lắm. Khi nghe đến phần bàn đến mỹ-thuật thì chàng không thể nhịn được cười, liền cãi một cách khôi hài:− Pétrone tự cắt đứt mạch máu mà chết cũng mỹ-thuật lắm đấy chứ.− Pétrone bị xử tử chứ có tự tử đâu!− Nhưng thôi anh ạ. Anh chẳng cần phải bàn đến mỹ-thuật mà làm gì. Nội cái chuyện viết lách thôi cũng đủ khó khăn, bận rộn lắm rồi. Anh nói thế có phải không Liên? Em vẫn còn đứng đây chứ?− Vâng, em vẫn đứng đây.Minh nói như mơ màng, vẻ tràn trề hy-vọng:− Vậy trong tương-lai anh nghĩ truyện rồi đọc cho Liên viết nhé, chịu không?Thấy tinh-thần cuả Minh như đã dần dà lấy lại được thế quân-bình, chịu nghe theo những lời Văn, Liên mừng quá đáp ngay không do-dự:− Vâng, nếu thế thì còn gì hay hơn!Văn cũng vỗ tay tán thành:− Có thế chứ! Vậy ngay chiều nay bắt đầu viết đi nhé! Còn tôi, tôi sẽ chứng-minh cho anh thấy là bệnh đau mắt của anh thế nào cũng khỏi.Văn từ biệt ra về. Chàng cũng không quên dặn Liên cặn kẽ phải túc-trực luôn luôn bên cạnh Minh chờ đến chiều chàng sẽ trở lại...Quả y hẹn, Văn đến vào lúc sáu giờ chiều. Đi chung với chàng là một bác-sĩ nhãn-khoa. Sau khi giới-thiệu, chào hỏi xong xuôi, ông ta bắt đầu khám mắt cho Minh, và khám rất là kỹ-lưỡng. Ông ta bảo đó là bệnh thong manh, giải-thích tường tận đâu ra đó cho Minh nghe:− Ông mắc bệnh cataracte traumatique, chắc là vì ngã và bị vật gì cứng chạm phải con ngươi. Bệnh này cứ để yên thì dần dà cũng khỏi, nhưng có khi phải đến một, hai năm trừ khi nó biến thành bệnh thong manh chín là cataracte supramure thì đành bó tay. Nhưng trường-hợp này rất hiếm, ít khi xảy ra. Nếu chịu mổ thì khỏi ngay, nhưng sẽ bị cận-thị. Tôi đã phân-tích tất cả những điều lợi hại rồi. Vậy tùy ý ông đấy. Nếu chấp-nhận bị cận-thị nhưng khỏi ngay thì mổ, bằng không chờ một hai năm thì cũng tự động sáng mắt lại thôi, trừ khi gặp rủi ro như tôi vừa đề-cập thì không nói đến.Nghe bác-sĩ nói xong, Minh sung-sướng mỉm cười chẳng khác nào ‘chết đi sống lại’. Bây giờ chàng mới tin là mình không phải là người tàn tật nữa. Trong đám mây đen chợt loé lên một tia sáng hy-vọng. Chàng nhìn thấy được trong tia sáng đó một con đường tương-lai rực rỡ. Chàng đã nghĩ được một cách kiếm tiền trể trả cho cuộc giải-phẫu này.− Bẩm, nếu mổ mắt thì mất hết bao nhiêu tiền, thưa bác-sĩ.− Độ 100 bạc thôi.Liên tái mặt, đưa mắt nhìn Văn như muốn nói rằng đó là một món tiền quá lớn mà nàng khôn thể nào có nổi. Nhưng Minh trái lại, tươi hẳn nét mặt, đảo mắt khắp nơi như mong tìm được đúng chỗ người ‘bác-sĩ cứu tinh’ để tỏ rõ lòng biết ơn.− Thật không, thưa bác-sĩ? Chỉ có 100 thôi? Chỉ mất có 100 để có lại ánh sáng và một tương-lai đầy hứa hẹn? Muôn vàn cảm tạ bác-sĩ!Ông bác-sĩ cười, thân mật bắt lấy tay Minh:− Thôi, cứ yên tâm nghỉ ngơi đi nhé! Bao giờ muốn mổ tôi sẽ cho xe lại đón đến bệnh-viện.Minh bỗng gọi bác-sĩ trở lại nhắc:− Bẩm, thế còn tiền khám bệnh...− Thôi, tôi không lấy tiền khám bệnh đâu. Bao giờ mổ hẵng hay.Sự thật thì tiền khám bệnh Văn đã thanh-toán trước cho bác-sĩ rồi và dặn ông ta rằng nếu Minh có hỏi đến thì cứ theo sách ấy mà trả lời.Ngay sáng hôm sau, Minh quyết-định bắt tay ngay vào việc. Nhưng bắt đầu công việc cũng có nghĩa là bắt đầu nghĩ ngợi, lo lắng không ít. Mặc dù hồi còn đi học Minh vẫn luôn luôn đứng đầu lớp về môn quốc-văn, nhưng chàng thật sự chưa bao giờ dám tự tin vào cái tài viết văn của mình. Chàng thường nghe anh em chúng bạn nói rằng muốn viết chữ quốc-ngữ giỏi thì phải thông thạo Hán-văn. Mà Hán-văn thì ngoài một ít chữ học được từ thân-sinh của chàng ra, chàng nào có được học thêm bao nhiêu trong những năm đến trường! Đột nhiên, Minh nhớ lại một vài bài do Liên đọc cho chàng nghe từ báo Văn mua năm biếu tặng. Chàng vỗ tay đến ‘độp’ một tiếng. Phải, những bài ấy được viết bằng một lối rất giản-dị, đôi khi có thể nói là mộc mạc nhưng không thiếu ý nghĩa mà chàng vẫn thầm ca ngợi, cho là hay. Thế là xong bước đầu. Văn đã quyết định chọn lối văn-chương bình-dân để viết.Suốt hai tuần lễ, Minh sung sướng như mở cờ. Niềm hy-vọng bấy lâu nay như đánh mất đã trở lại với tâm hồn chàng. Nếu lúc trước chàng rảnh rỗi trong âu sầu ủ dột bao nhiêu thì bây giờ chàng bận rộn trong khoan khoái bấy nhiêu. Thấy chồng trở thành một con người mới, vui vẻ, yêu đời, Liên cũng vui sướng lây. Nàng có biết đâu là tâm-hồn đi đôi với thể xác tương tự như tinh-thần với vật-chất vậy. Cả hai cùng phải có và hổ tương cho nhau thì mới có thể quân-bình được cá-nhân trong đời sống. Điều quan-trọng nhất đối với Minh là hiện-tại chàng không còn tự cho mình là vô dụng nữa. Văn đã vạch đường, đã soi sáng cho chàng, và nhắc nhở cho chàng từ bổn phận làm chồng cho đến bổn phận làm người, cho đến luôn cả bổn phận với chính bản thân mình... Chàng thấy mình còn giúp ích được cho đời, còn có thể kiếm tiền nuôi vợ, nuôi thân... Nghĩ tới những ngày sắp tới, Minh lại thấy náo nức. Sẽ tươi mát hơn, sẽ tốt đẹp hơn những ngày đã qua, chàng chắc chắn như thế. Cũng như người ta vẫn thường nói: ‘Sau cơn mưa trời lại sáng’.Bên cạnh cái hy-vọng cũng còn một kẻ thù đáng sợ, đó là sự ngờ vực. Nhiều lúc, Minh đã nghi ngờ chính mình, cũng như tài sức của mình. Làm được điều mình muốn làm là một cái vui, một cái hạnh-phúc. Nhưng việc mình làm nếu không đem được một chút thành quả nào thì bao nhiêu nỗ lực cũng chẳng khác gì như đổ ra sông, ra biển...Trong hai tuần, Minh đã gửi đến sáu, bảy bài nhưng vẫn chưa thấy có bài nào của mình được đăng cả. Kèm theo bài, Minh gửi cả thư cho nhà báo và cũng nhận được thư phúc đáp cùng những lời hòa nhã, đầy vẻ khuyến khích. Nhưng ngóng mãi mà vẫn không thấy bài của mình được đăng. Chàng tự hỏi rằng có phải văn của mình quá kém hay không. Nhưng chàng lại thấy có điều gì đó phi lý vô cùng. Nhiều bài được báo đăng nói được là ‘quá dở’, hay ‘quá nghèo nàn’. Mặc dù chàng không tự cho mình là giỏi nhưng chàng nhận thấy rõ ràng là văn của chàng cũng còn khá hơn những bài đó rất nhiều.Buồn rầu, Minh nghĩ tới nhiều nhà văn đại tài trên khắp thế-giới mà chàng đã được đọc qua. Trước khi nổi danh, họ đã phải trải qua không biết bao nhiêu là khổ ải. Có nhiều người đến khi chết rồi thì tác-phẩm, công-trình mới được suy tôn, nhiều lúc không phải vì mục-đích nghệ-thuật mà là do mục-đích thương-mại! Đời của văn-sĩ, nhạc-sĩ, thi-sĩ, họa-sĩ..., nói chung là nghệ-sĩ vẫn thường như thế đó! Đã dấn thân vào con đường này thì phải chấp nhận mà thôi. Đã mấy lần, Minh định ‘bẻ bút’. Chàng thầm nghĩ rằng dù mình có lòng, có tâm-hồn với văn-chương nhưng có lẽ là thiếu khả năng. Nhưng cứ mỗi lần Minh nêu lên ý định bỏ cuộc, Liên đều khuyên rằng:− Những chuyện anh viết em thấy hay lắm, và chính anh Văn cũng phải phục. Sớm muộn gì thì rồi cũng sẽ được đăng, anh cứ vững lòng chờ đợi.Nói thì nói vậy, nhưng thật ra chính nàng cũng thấy hy-vọng rất là mong manh vì đã lâu ngày rồi mà vẫn không có tin-tức gì về những bài Minh đọc cho nàng viết mà chàng có một tư tưởng hết sức là âu yếm khi ký tên tác-giả là: Minh và Liên.Chiều hôm ấy Minh đang buồn rầu suy nghĩ. Tay chàng cầm tờ báo trên tay hết gập ra lại gập vào, chỉ mong sao cho Liên bán hoa xong về sớm. Vừa nghe tiếng vợ ở sân, chàng đã lên tiếng gọi vào và đưa báo. Mọi lần, Liên chưa kịp đọc thì Minh đã náo-nức hỏi ngay xem bài của mình có được đăng chưa. Nhưng có lẽ thất vọng đã nhiều cho nên hôm nay chàng không buồn hỏi nữa, chỉ hồi hộp ngồi chờ.Xem chừng Liên cũng thấu hiểu tâm-sự của Minh. Nhìn vẻ bi-quan lộ ra trên nét mặt chồng, nàng đem lòng thương hại. Trong cơn lo-lắng, nàng bỗng nhớ lại chén thuốc độc bữa nọ mà rùng mình. − Có chuyện gì hay đọc cho anh nghe với.Liên giật mình. Nàng hiểu câu ấy có nghĩa là:− Có bài của anh đăng trên báo không?Liên khựng lại một giây, bỗng nàng nàng chợt nghĩ được một kế liền giả giọng mừng rỡ reo lên:− Ồ! Bài ‘Cảm Tưởng Của Một Người Mù’ của mình được đăng trên trang đầu này!Minh luống cuống ngồi bật dậy, tay quờ quạng tươi ngay nét mặt. Trông chàng chẳng khác gì một đứa con nít đang đòi quà.− Đâu? Đâu mình?− Thì mình cứ ngồi đấy để em đọc cho mà nghe. Liên nhẹ tay mở ngăn kéo ra, lấy bản viết nháp của bài văn nàng vừa đề-cập đến đặt lên tờ báo và nhìn vào đó thong thả đọc. Minh để hết tinh-thần, nín thở nghe vợ đọc từ đầu đến cuối. Chàng vui mừng hớn hở, vô cùng đắc ý nói:− Không thiếu một chữ! Họ đăng nguyên-văn không sửa một chữ mình ạ!− Thì văn của mình đã viết ra thì còn ai có đủ tư-cách để mà sửa?Minh sung-sướng, mặt đỏ bừng bảo vợ:− Mình khen anh thì thật là đúng lắm.Và chàng cao hứng cất tiếng cười vang nhà. Vừa vặn lúc ấy Văn đến chơi. Nghe bạn cười ròn rã của Minh bèn cất tiếng hỏi:− Có chuyện gì mà vui thế?Nghe bạn hỏi, Minh hãnh-diện khoe:− Anh Văn đấy à? Họ đăng bài của tôi anh ạ!Văn vui mừng chạy lại đỡ lấy tờ báo trong tay Liên:− Ồ, hay quá nhỉ! Đâu?Liên lắc đầu, xua tay ra hiệu cho Văn rồi mới nói:− Đây.Nàng vừa nói vừa đưa cho Văn bản viết nháp nàng đang cầm trong tay. Văn đứng lẩm nhẩm đọc, thương hại cho bạn đồng thời cảm động về cách lừa dối thông-minh của Liên. Sự lừa dối này do lòng trắc ẩn mà có, nhưng cũng đựng đầy tình thương trong đó. Minh hỏi:− Anh đọc hết bài chưa?− Vừa xong anh ạ.− Anh biết không, họ không thêm không bớt một chữ nào của tôi đấy! − Thế à? Thật anh tài quá! − Không biết còn tiền nhuận-bút thì sao đây? Họ sẽ gửi cho mình hay là mình phải đến tận nhà báo mà lãnh?− Anh cứ để việc ấy cho tôi. Tôi sẽ đến lãnh hộ cho anh.− Nhưng liệu người ta có chịu giao tiền cho anh không mới được chứ?− Điều đó không hề gì. Tôi quen với chủ báo mà.− Thế thì thật là may mắn cho tôi.Đứng nghe cuộc đối-thoại giữa chồng mình với bạn mà Liên cảm thấy lo lắng, bẽ bàng. Nàng không hiểu vì sao đã biết là một chuyện không có mà Văn còn dám hứa đi ‘lãnh’ tiền nhuận-bút cho chồng! Mà Văn sau đó từ giã hai vợ chồng nói chàng lên thẳng nhà báo. Một tiếng đồng hồ sau khi Liên và Minh vừa ăn cơm xong, thì trời đã nhá nhem tối. Văn trở lại đưa cho Minh ba đồng bạc và nói:− Tiền đây rồi. Họ nói lần đầu anh tạm nhận số tiền nhỏ tượng-trưng này. Tương-lai họ sẽ trả hậu hĩnh hơn.Minh cầm ba tờ giấy bạc mà tay run lẩy bẩy. Chàng vui sướng quá, không sao nói lên được lời nào cả. Đây là lần đầu tiên trong đời chàng làm được ra tiền. Thật mỉa mai thay, chàng lại bắt đầu kiếm tiền trong lúc bị mù lòa. Ứa hai hàng lệ, Minh bảo Liên:− Ba đồng bạc là kỷ-niệm quý nhất đời anh. Sau này, dẫu anh có kiếm được bạc trăm, bạc nghìn cũng không sao sung sướng bằng. Vậy mình hãy bỏ nó vào một phong bì dán lại, bên ngoài đề ba chữ ‘Tiền mổ mắ’. Rồi chàng cất tiếng cười ha hả. Văn thấy thế cũng vui lây, cười theo. Hai người đều vui, mặc dù hai cái vui hoàn toàn khác nhau. Chỉ có một mình Liên là buồn. Nàng đứng yên cúi mặt trầm tư không nói năng gì cả. Nàng thừa biết số tiền ấy ở đâu ra. Ở trên đời làm gì có chuyện không có bài đang mà được lãnh tiền nhuận-bút bao giờ! Chiều hôm sau, khi bán hoa trở về, Liên chợt thở dốc. Không phải là vì nàng mệt, mà vì nàng không biết sẽ phải trả lời sao khi Minh hỏi thăm đến bài vở đăng trên báo. Về việc ‘bổn cũ soạn lại’ nói dối cho chồng vui thì thật quá dễ dàng. Nhưng nghĩ đến Văn thì nàng trở nên ái ngại, thấy mình không nên không phải chút nào cả. Nàng không thể để cho Văn làm thế nữa, dù chỉ là một lần! Chuyện gì đến rồi vẫn phải đến. Muốn né tránh cũng không được. Liên đành để mặc cho sự việc đưa đẩy, tới đâu thì tới. Nàng uể oải cầm tờ báo ‘Đời nay’ lên để chuẩn-bị đọc cho chồng nghe như mọi ngày. Trước sự kinh-ngạc của Liên, ở ngay trang nhất là bài viết mang tựa-đề: ‘Những Giấc Mộng Của Một Người Mù’, phía dưới ký tên là Minh và Liên. Nàng sung-sướng đến nỗi ngây cả người ra, đánh rơi tờ báo lúc nào mà không biết. Liên nghĩ thầm:− “Mình đang lo ngại có nên nói dối lần thứ hai nữa hay không! Nếu biết thế này thì hôm qua bịa đặt chuyện đăng báo làm gì cho khổ anh Văn!”.− Thế nào mình? Báo hôm nay có đăng bài của anh hay không?Liên như người vừa tỉnh mộng. Nàng cúi xuống nhặt tờ báo lên, hí-hửng mà rằng:− Có mình ạ. Hôm nay họ bắt đầu đăng bài ‘Những Giấc Mộng Của Người Mù’ kia!Minh thở phào nhẹ nhõm. Chàng nuốt nước bọt, giọng tự hào nói với vợ:− Ừ! Anh biết thế nào họ cũng đăng mà! Bài này còn dài lắm. Anh sẽ bỏ hết tâm hồn vào để viết. Nếu Liên và Minh mà biết được những gì xảy ra tại tòa soạn của tờ báo ‘Đời Nay’ thì có lẽ Liên không phải kinh-ngạc, và Minh chắc chắn kh6ng dám tự-phụ. Thì ra chiều hôm đó khi nói rằng lên thẳng nhà báo để đòi tiền ‘nhuận bút’ cho bạn, Văn khẩn khoản thỉnh cầu ông chủ-nhiệm đăng những bài của Minh. Ông ta trả lời một cách lưỡng-lự như sau:− Nhưng bài ấy tuy hay thật, nhưng sở dĩ tôi không đăng là vì sợ không hợp với sở thích của đại đa số độc-giả. Vả lại bạn ông cũng là tay mới ra nghề trong làng báo chưa ai biết tiếng nên sợ có ảnh-hưởng phần nào đến việc thương-mại. Dĩ-nhiên tờ báo nào cũng vậy. Số lượng lưu-hành phải đến một mức độ nào tương-đối gọi là khá thì mới có thể trường tồn được.Nhưng Văn vẫn cố nài nỉ, nằng nặc xin ông ta đăng thử. Thấy Văn không đả động gì đến tiền nhuận-bút, ông bèn mỉm cười ra chiều thuận ý chiều chuộng một độc-giả đắc-lực đã mua báo năm cho mình. Nhưng khi bài ‘Những Giấc Mộng Của Một Người Mù’ đăng được ba kỳ thì số báo bán được tăng lên một cách khủng khiếp, làm chấn động thành-phố Hà-Nội. Văn đi đâu cũng nghe bàn tán xôn xao về những bài viết của Minh, bạn chàng. Ai cũng tỏ ý hoan nghênh những tư-tưởng rất mới mẻ và thành thật của một người mù. Có nhiều người hỏi Văn có biết tác-giả là ai không thì chàng chỉ cười, lắc đầu mà ‘giữ kín bí-mật’. Có rất nhiều câu chuyện rất ngộ nghĩnh, hoặc được bịa, hoặc do sự suy đoán của độc-giả được đồn ra khắp nơi về cuộc đời của tác-giả khiến cho dư-luận càng thêm sôi nổi. Mà một khi dư-luận càng sôi nổi bao nhiêu thì báo bán càng chạy bấy nhiêu. Văn phóng xe đến nhà Minh thuật lại những tin đáng mừng cho bạn, những gì chính chàng được ‘mắt thấy tai nghe’. Gặp lúc Minh đang đọc cho Liên viết đoạn kế tiếp, Văn kêu lớn:− Cứ để thong thả rồi hẵng viết, sẽ còn nhiều chuyện thú-vị lắm.Minh cười, vui vẻ trả lời:− Thong thả thế nào được! Tôi vừa nhận được thư của tòa soạn giục viết tiếp cho ra kịp số ngày mai. Trong phong bì có gửi kèm theo đến chín đồng bạc đấy anh!Văn cười lớn, gạt đi:− Nếu thế thì lại càng nên từ tốn, thong thả.− Sao vậy?Minh liền giải-thích:− Vì ba bài viết của anh đáng giá ít nhất là 30 bạc mà chỉ trả có 9 đồng thì viết làm gì!Liên nghe vậy bèn ‘can’ Văn rằng:− Mỗi một kỳ họ chỉ có đăng có vài bài thôi thì tôi nghĩ cái giá ba đồng một bài cũng là hậu lắm rồi. Nếu mình còn làm cao thì coi chừng ‘già néo đứt giây’ đó! Không nên anh ạ!− Không phải là tôi làm cao đâu. Nếu anh chị mà nghe được những sự kiện như tôi đã chứng kiến thì anh chị sẽ tin là tôi không ngoa một chút nào cả. Mà anh Minh có biết rằng họ ca tụng anh đến cỡ nào không?Minh hớn hở bảo bạn:− Họ ca tụng thì lại càng nên viết lắm chứ!− Đành rằng thế. Nhưng bên cạnh cái tiếng tăm lừng lẫy kia cũng phải kiếm được chút đỉnh gọi là mới được chứ. Anh đừng quên rằng anh phải cần tiền khá nhiều để mổ mắt đấy nhé, vì anh vẫn khăng khăng nhất định không cho tôi giúp một cái gì cả. Minh suy ngẫm vài giây rồi hỏi Văn:− Thế thì anh bảo tôi nên làm gì bây giờ?− Cái đó đã có tôi. Anh cứ vững lòng tin nơi tôi. Tôi sẽ không để cho anh thiệt thòi đâu.Minh ngần ngại vì chưa hiểu rõ ý định của Văn:− Nhưng anh... anh có chủ ý gì vậy?− Tôi chẳng cần phải nói xa xôi gì hết. Chốc nữa tôi đến bảo với chủ-nhiệm tờ báo rằng vì anh mù nên không viết được, phải thuê một người thư-ký viết hộ. Như thế, tốn kém thật không phải là ít. Tôi sẽ ‘hù’ ông ta rằng nếu không được ít nhất 6 đồng một kỳ thì anh đành xin thôi chứ không thể viết tiếp được nữa.Liên phá lên cười nắc nẻ:− Vậy thì ra tôi là viên thư-ký của nhà tôi đấy phải không anh Văn.Minh cười, đỡ lời bạn:− Hẳn chứ lị.Liên tủm tỉm cười:− Nhưng thư-ký gì mà chữ xấu như quỷ ấy!− Nói chi đâu xa. Hầu hết các văn-sĩ chữ đều như ‘gà bới’ cả, Liên ạ.Rồi chàng lại nói với Văn:− Dẫu sao thì anh cũng cứ để cho tôi đọc cho nhà tôi viết nốt cái đã.Chợt nhớ ra Văn khoe có nhiều người tán tụng mình. Minh tò mò muốn biết xem người ta nói gì về mình liền hỏi:− Nhưng mà họ bình-phẩm những bài của tôi ra sao vậy anh?Liên cười, xen lời đùa giỡn:− Của CHÚNG TÔI mới phải chứ!Minh bật cười đáp:− Ừ phải, của CHÚNG TÔI. Họ phê-bình như thế nào vậy anh?Văn đáp ngay chẳn cần nghĩ ngợi:− Họ đều khen là hay. Họ còn nói anh có tâm hồn thi-sĩ, văn anh viết rất là cảm động.− Có thế thôi?Văn cười:− Anh còn muốn gì nữa? À, có một cô... nhưng thôi, chẳng nên nói! Chị giận chết!Đôi má của Liên chợt đỏ hây. Nàng có chiều hơi bẽn lẽn:− Anh cứ kể, tôi không giận đâu. Người ta khen nhà tôi thì đó là điều tốt, sao tôi lại giận?− Vậy thì được lắm, tôi xin nói. Có một cô rất là đẹp gái và giàu có cứ hỏi tôi có quen anh không, và có phải là anh mù thật không. Tôi tình thực nói cho cô ta biết rằng anh mắc bệnh thong manh nên mới viết văn để kiếm tiền mổ mắt thì cô ấy nhanh nhẩu bảo tôi phí tổn hết bao nhiêu cô ta sẵn sàng xuất tiền ra giúp anh.Sợ Liên ít nhiều cũng ghen tuông đôi chút nên Minh âu yếm nói một câu như để lấy lòng vợ:− Sao anh không nói phăng cho cô ta biết rằng tôi đã có vợ rồi, và tôi rất yêu vợ tôi.Liên mỉm cười vì sung-sướng, nhưng không khỏi có chút e thẹn:− Mình chỉ được cái nói nhăng nói cuội. Không sợ anh Văn anh ấy cười cho!Quay sang Văn, nàng ân cần hỏi han:− Anh xơi cơm chưa?− Chưa chị ạ. Nhưng tôi phải đến tòa soạn của nhà báo để điều đình về việc đăng bài viết đã.Minh hết sức cảm động nói:− Anh tử tế với chúng tôi quá. Tôi biết lấy gì để đáp lại tấm lòng quý báu của anh cho xứng đáng đây!Văn thấy vậy vội gạt đi:− Anh hay lôi thôi lắm! Thôu, chào anh chị. Mai tôi sẽ đến sớm để báo tin mừng, yên chí đi.Văn từ biệt ra về. Trời đã tối. Đêm đã xuống dần. Liên đi thắp đèn rồi lấy giấy bút ra ngồi sát bên chồng. Minh bắt đầu đọc cho vợ chép...