Một trong những sai lầm của ông có lẽ cưới phải một bà vợ hơi bị trẻ. Bà thua ông dễ đến mười hai tuổi. Ông cưới bà lụp chụp, tức tưởi sau chuyến tu nghiệp ở Ðức về với tiền nong, xe cộ, thùng hàng và cái bằng tiến sĩ ngôn ngữ học xênh xang. Bà cô già của ông, ở vậy một đời cô đơn để chăm chút cháu. Bà, người ơn, chỉ thị cho ông là đến lúc phải cưới một con vợ cho nó vun quén, giữ gìn mớ của nả ăn một đời không hết, cũng như chăm chút cơm canh đặng ông còn tiến lên nhiều nữa trên bước đường danh vọng đã bắt đầu thênh thang. Bà giới thiệu cho ông một cô hàng vải trong khu phố, "đẹp mê hồn", đúng là bọc trong nhung lụa vì cô bán buôn, bán lẻ những thứ đó. Cũng như những cuộc tình trời cho khác chủ yếu nhờ hoàn cảnh ngẫu nhiên, ông bị ngã nước sau khi xuống sân bay được mấy ngày. Với sự a tòng và giúp dập của bà cô, cô hàng vải ngày ngày chăm chút cháo lão cho ông trong bệnh viện. Khi ông lành bệnh thì rơm đã ngấu và Thượng Ðế quẳng vào một que diêm, lập tức lửa bùng cháy trong căn phòng nhỏ dành cho ông, giữa những kiện hàng chưa mở, xe Sim Son, áo lông Ðức và trên bàn là cái đíp-lôm đỏ chói. Ông không còn nhớ sự kiện trọng đại ấy diễn ra như thế nào. Bà cô và cô hàng vải đưa ông từ bệnh viện về sau những ngày hồi phục khá nhanh, bà bỗng biến đâu mất, điện lại bị cúp đột ngột (dạo đó tổ máy 1 của Sông Ðà chưa chạy), gió mùa đông bắc ào ào thổi tới thành ra phải đóng hết cửa, đất nước thì chưa đổi mới nên cả một bao diêm chỉ cháy được hai que, một que bị tắt ngay vì tay ông run rẩy, que kia thì cháy đủ để tìm thấy cái đèn dầu hỏa nhưng đó là que diêm cuối cùng. Lúc đó ông không nhìn thấy gì hết trong căn phòng tối om, tim ông đập loạn xạ. Rồi ông thấy lướt qua mình cái Ðẹp được bọc trong bộ quần áo mềm và thơm nức, hàm chứa quá nhiều ẩn ý. Ông ý thức được mình lúc đó là một thằng đàn ông mới cường tráng trở lại, liền vòng tay quờ một cái, thế là như ông chạm phải một quả mận đã chín mùi, quả mận rơi xuống trong căn phòng tối. Mọi việc sau đó xảy ra thế nào thì ông không nhớ nổi nữa. Chỉ biết là, mãi sau này, những lúc thấy mình quá bất hạnh trong cuộc hôn nhân không vừa ý, ông đổ cơn giận lên đầu Sở Ðiện Lực và Nhà máy Diêm. Ông thực sự bất hạnh. Của cải mang từ Ðức về nhiều thứ, nhiều món, thùng này thùng kia, rất có ý nghĩa với ông và những người nghèo trong cơ quan, đường phố nhưng không còn đủ để gây được ấn tượng như lúc ban đầu đối với vợ ông nữa. Vì lấy chồng, chị đành phải rời sạp vải về vun quén của cải và chăm bẵm ông. Tất nhiên, dù là tiến sĩ, lương của ông lĩnh ở Viện đưa, chị tiêu vèo một cái như chiếc lá rơi, những khoản chi tiêu to lớn còn lại đều dựa vào các thứ mang nhãn hiệu Ðức. Khi những thứ này vơi đi và cạn kiệt thì chị phải sờ tới món dành dụm, bớt xén được của bà mẹ hồi bán vải. Chị không cho ông biết là chị có món tiền đó. Chị phải thủ chứ! Chị đâu phải là thứ dại trai hay dại chồng! Cái dại nhất của chị là dù ngồi sạp vải từ hồi còn thiếu nữ, chị vẫn ước lượng và đánh giá quá sai lệch mớ của cải ông mang về, cũng như đánh giá quá cao mảnh bằng của ông. Chị có yêu ông không? Có lẽ là có. Ðã mủi lòng khi ông ốm, hào hứng trước những triển vọng bà cô vẽ ra, xiêu xiêu vì lời nỉ non của mẹ, nhà ta có tiền rồi chỉ thiếu cái danh, cuối cùng đổ cái rụp vì chất lượng diêm nội hóa. Sau đêm ấy chị coi như mình đã có chồng, người chồng đó đã là ông! Nhưng củi nào lửa ấy. ánh hào quang của đống của cải chóng phai mờ như những say đắm ban đầu của tình yêu do hiệu ứng hàng Ðức một thời. Chị trở lại là người bán vải sáng suốt, một số biện pháp mà các nhà làm ngân sách gọi là những biện pháp khắc kỷ tình thế. Gia sách này chính là nguồn gốc bất hạnh của ông. Chị cắt món thuốc lá, rồi đến cà phê, sau đó giảm bớt các khoản chi tiêu hàng ngày. Vì sao ông lại cần hun khói và uống cà phê nhiều đến thế để thức gần trọn đêm viết những bài tiểu luận dài dằng dặc phân tích một câu nói chẳng hạn "Tôi buồn" hay "Tôi đói" là chứa mấy hàm ngôn và hiển ngôn! Còn bà cô thì đi lễ chùa cầu tự thằng cháu đích tôn nối dõi quá nhiều và tốn kém (chị vẫn không sao sinh đẻ được) trong khi chị biết không phải Phật giúp mà chỉ cần ông chăm chỉ và mạnh mẽ hơn trong việc chăn gối. Khoản đồ lễ, tiền xe và cúng đường tam bảo của bà cô phải bớt. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng giải pháp tình thế thì bao giờ cũng chỉ là tình thế, không thể duy trì lâu dài. Trước hết, chị là người chủ xướng triết thuyết tiết kiệm nhưng lại phá rào đầu tiên. Khi cả nhà, nghĩa là bà cô tốt bụng, nhà ngôn ngữ và chị mỗi người một góc ăn hết bát cơm chiên (có lúc không mỡ) của mình để ai làm việc nấy xong thì chị ra chợ vào hàng bún ốc lừng danh rất quen miệng hồi còn bán vải. Chị gọi bún, gọi ốc, xin thêm nước lèo, nước me, nước bỗng, rồi ớt, rồi rau rồi hành thút thít chén phủ phê đến mức phải chống hai tay lên đầu gối mới đứng dậy nổi. Chẳng có gì phải áy náy lương tâm, chị không ăn bằng tiền áo lông Ðức mà bằng tiền của chị góp nhặt được nhờ trí thông minh vô hạn của một cô hàng vải Hà thành. Hàng chục năm chị đo hụt của khách hàng mỗi khúc vải vài xăng-ti-mét thôi thì chị không sắm hạt xoàn mà chỉ ăn bún ốc là còn phúc đức chán. Còn ông, hãy để ông nhấm nháp hiển ngôn, hàm ngôn của ông thay cà phê còn bà cô thì cứ tự làm no bụng bằng kinh A-di-đà buổi sáng. Tất nhiên những bí mật vụn vặt đó dần dà chẳng còn là bí mật nữa. Cái bụng mỡ và thân thể phốp pháp đã tố cáo chị trước bàn dân thiên hạ. Bà cô lo lắng cho sự nối dõi, nó xa nói gần đến "cây đu đủ đực nhà tôi", ông tiến sĩ Ðức quốc bắt đầu thấy uể oải vì ăn uống không được phủ phê như ngày mới về nước, ông không thể có phản ứng gì trước hành vi ăn uống thiếu gương mẫu của người cầm tay hòm chìa khóa là chị. Tuy thế, không ai bắt buộc ông phải giữ lòng tin và tình yêu đối với chị như trước đây. Cái béo tốt, cái phì nộn thường khó đi đôi cái mỹ miều, cái dễ thương cho nên đã có lúc ông thấy nhờm tởm trước cơ thể mầu mỡ của chị như nhà tu hành đạo cao đức trọng mà không may bị mời vào bữa cỗ thịt chó của phường tham ăn tục uống. Thay vì mùi mẫn chị, ông say mê khoa học ngôn ngữ. Ông lao vào viết báo để kiếm thêm tiền cà phê và nhân thể quảng bá cho dân chúng môn khoa học cao siêu dạy người ta từ ¡N có ba mươi hai nghĩa trong đó có nghĩa không ai ngờ như làm tình (ăn nằm) vân vân. Tất nhiên phản ứng ấy của ông đã gây ra hậu quả tiêu cực vì đương nhiên khoa học thường mâu thuẫn với ái tình. Ông thức đêm khi chị ngủ và chờ đợi, ông ngủ khi chị đi chơi ngồi lê đôi mách với hàng xóm. Cái cộng đồng nhỏ được gắn lại bằng hàng Ðức, bằng cấp Ðức trước đây trở nên lỏng lẻo vì không chỉ hết hàng, hết tiền, bằng cấp xếp xó mà còn vì thiếu cả tình yêu, nhất là tình dục. Tất nhiên tình trạng ấy dẫn tới sự phát triển không đồng đều của các thành viên. Chị thì mỗi ngày một phởn phơ, láng bóng, ông teo tóp, gầy còm, bà cô thưa đi lễ chùa hơn đến mức tạo ra được một tin đồn là do bà bị một ông sư phụ tình. Rốt cuộc chỉ ngôn ngữ học nước nhà và đạo Phật là bị thiệt. Cho đến một ngày định mệnh, khi nền kinh tế mấp mé vực thẳm đến chỗ không còn cơm nguội để chiên buổi sáng nữa, chị ngủ dậy trưa, mặt phờ phạc vì suốt đêm thao thức bày mưu tính kế, bước tới cái bàn viết của ông, giật chiếc bút bi trong tay ông đặt lên bàn rồi nói với vẻ trang trọng: - Anh Ðán, tôi muốn bàn với anh một việc. Từ ngày mai anh với cô ở nhà lo liệu, tôi đi buôn đường dài! Anh ngớ ra, đang nghĩ xem câu nói xanh rờn này có hàm ngôn gì không thì chị đã nói xối xả: - Anh biết rồi đấy, từ khi cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa biết khổ là gì. Lấy anh tôi phải bỏ sạp vải. Bây giờ người ta cho mua bán thoải mái rồi, con Loan mới ra chỗ mẹ hơn một năm mà lên được Ðờ-rim. Thằng chồng nó chẳng có bằng cấp gì sất mà xây một lúc ba cái vila cho Tây thuê tháng. Người ta thị trường thì tôi cũng thị trường, tôi kém cạnh gì ai mà phải ngồi chết già ôm gỗ mục. Ông mừng rơn. Kể ra mấy từ ôm gỗ mục đương nhiên là biểu tượng hai mặt có ẩn ý, rất không có lợi, nhưng ông cần quái gì mà chấp ngôn ngữ đàn bà. Cái cốt yếu là chị đi buôn đường dài, mở ra một sinh lộ cho cả nhà, dù là gỗ mục thì ông cũng phải thích thú được bao cấp để nghiên cứu khoa học và được xa cái Ðẹp phì nộn mà ông đã chán tới tận cổ. Ông nói với chị: -Cái này thì tùy em. Nhưng... Ông định cảnh báo mấy câu như mọi ông chồng khác vẫn làm trách nhiệm của mình để gìn giữ gia phong trong trường hợp vợ sắp đi xa. Nhưng ông không nói nữa, bởi vì ông vốn rụt rè và từ trước tới nay chưa hề nghi ngờ hay nghe dược tiếng tăm gì về mặt tiết hạnh của chị. ở đây cần làm rõ điều này mà chẳng cần trí lực của một Sê-lếch Hôm. Khi một đôi vợ chồng không có con cái mà quan hệ lỏng lẻo tới mức tiền ai nấy tiêu, chăn ai nấy đắp thì trong trường hợp người vợ đi "buôn chuyến đường dài", các thống kê xã hội học tin cậy cho biết có đến 91% các bà không giữ được an toàn văn hóa. Chị ra đi đúng trong hoàn cảnh gia đình như vậy, đương nhiên là để tìm ra lối thoát cho mình về mặt kinh tế và thẩm mỹ. Sau này thực tế chứng minh chị thành công. Nhà đang túng, chị làm ra tiền. Là người đẹp bị bỏ rơi, chị được một hoàng tử đến ôm ấp, vuốt ve. Người đàn ông bạn buôn của chị cũng là một kẻ thông minh tuy ít học, trẻ hơn chồng chị năm tuổi, anh không biết từ ¡N có ba mươi hai nghĩa nhưng rất sành ăn và cái quan trọng hơn nhiều là anh tìm ra đủ tiền để thỏa mãn cái sành ăn đó của mình và của chị nữa. Hà Nội - Ðồng Ðăng có bao xa, đổ hàng vải xuống chợ Ninh Hiệp xong là chị về nhà với ông, với ngôn ngữ học, không quên mua nào lê, nào táo, nào tượng Phật, chuỗi hạt cho anh và bà cô, hào phóng khác thường về mặt tài chính, chị để lại cho hai cô cháu những món tiền lớn mỗi tuần, lớn đến mức ông khôi phục được món cà phê có thuốc lá buổi sáng và thuốc lá có cà phê buổi chiều. So với thời gian bán áo lông Ðức để tiêu pha thì thành quả của nền kinh tế thị trường thật tuyệt vời đối với gia cảnh ông. Cứ sau bảy ngày, nghĩa là vừa vặn một chuyến khứ hồi Hà Nội - Ðồng Ðăng, một kiện, làm luật nghi binh, đấu trí với các trạm thuế, đổ hàng, lại gom tiền, bắt mối... Ðoạn mềm mại nhất trong chuỗi xích khắc nghiệt đó là một ngày một đêm cùng người bạn buôn về nghỉ ngơi zui zẻ ở một khách sạn nhỏ tỉnh lẻ quanh Hà Nội, khi Bắc Ninh, khi Hải Dương, khi Hà Ðông, có lần ngay ở Gia Lâm. Hoàn tất xong chương trình giải trí vừa đúng chiều thứ bảy, chị về nhà, đặt lê táo lên bàn thờ, đưa tiền cho ông, ngủ một đêm, sáng hôm sau gặp lại người bạn buôn - bạn tình ở nơi nào đó rồi lại lên tàu, lại mở đầu vòng quay huyền diệu mê ly khác. Sự có mặt hàng tuần của chị đưa lại sinh khí mới cho căn nhà vắng vẻ đang túng thiếu, ông nhờ có cà phê mà đẩy mạnh được nghiên cứu ngôn ngữ còn bà cô trở thành một trong những người cúng dường tam bảo hậu hĩnh nhất, cũng nhờ thế bà rửa được cái tiếng oan Thị Kính ngày nào. Mọi người, kể cả tôi nữa đều ca ngợi công ơn chị đối với đạo Phật và ngôn ngữ học nước nhà cũng như chắc mẩm rằng cái gia đình ấy đang trở lại hạnh phúc. Nhưng nghĩ như thế là hơi bị nông cạn. Quả là cuộc sống vật chất được khởi sắc đã làm thay đổi trạng thái tinh thần của ông. Ðầu tiên, ông nhìn nhận chị bỗng có giá trị hơn là ông tưởng, té ra chị không chỉ là một người đàn bà đẹp, mũm mĩm mà còn đảm đang và tài ba, có thể gồng gánh lên vai cả một gia đình qua cơn nguy khốn. Chị vui vẻ, lịch sự và có phần yêu chiều ông hơn trước rất nhiều. Sự kính trọng được lấy lại cộng với sắc đẹp ở người vợ được phục hồi tất yếu là phải kéo theo sự hồi sinh của tình yêu. Cũng như chị, trong thời kỳ băng giá giữa hai vợ chồng, ông vẫn tự hỏi là khi cưới chị, ông có yêu chị không? Dạo đó ông khô cái hôn, còn nhiều hơn thế nữa. Con Nhài buồn rầu vì bị bỏ rơi, nằm xuống cỏ gặm quả trám rụng An vừa thả xuống. Nàng ngẩng đầu nhìn lên cao. Trời màu xám, chan hoà ánh nắng trên rừng cây. Tối hôm đó, bên bếp lửa, An nhận ra mình đã quá yêu anh mất rồi. Ngay từ cái nhìn đầu tiên khi anh lễ phép, dịu dàng nhưng rất đàn ông rủ nàng xuống bếp nướng ngô. Lời mời mà như một mệnh lệnh. Nàng đã nghe theo, không hề biết mình đang làm gì. Hôm chia tay Kim hỏi: "Em nghĩ cho kỹ, anh không thể bỏ Mai Châu đi đâu, em biết đấy" An không chần chừ: "Thì em lên với anh!" Kim nói: "Em hứa đi!" Hơn cả lời hứa nữa: "Em thề!" An đã khóc khi chiếc xe miễn cưỡng về xuôi, núi đồi thấp dần và chân trời rộng hơn xa hơn nhưng buồn tẻ. "Em đã trả lời thư anh." An thanh minh. "Anh nhận được. Nhưng anh hiểu những gì em không viết ra - Kim nói - Sao anh lại không thể hiểu những gì em không viết ra? Anh biết em đã quên Mai Châu như quên một giấc mơ phải không?" "Ðó là lỗi của em." An nói đi cho rồi, nàng thấy nghẹt thở. Vâng, đúng là lỗi của nàng. Nàng đã hẹn mà không đến. Nàng không biết vì sao nữa. Lau khô nước mắt, khi chiếc xe chờm vào mố chiếc cầu cửa ngõ thị xã Hoà Bình, nàng đã thấy những đêm ngồi nướng ngô và lời hẹn với Mai Châu là xa vời, phi lý. Thành phố là một cái gì rất lạ. Nó dễ dàng thay đổi con người cho vừa cái khuôn đầy quyến rũ của nó. Nàng đã quên, đã lấy chồng. Chồng giàu, cuộc sống tiện nghi, không phải dấn sức, không phải lo đến ngày mai. Nhưng nàng đã nhầm. Kỷ niệm đã thành sỏi, thành sạn, nằm chết trong tim nàng, không quên nổi. "Em thôi việc từ lúc nào?" "Từ ngày có thằng cu. Lương chẳng được bao nhiêu mà khổ con. Muốn đi làm lại lúc nào cũng được nhưng em ngại lắm. Còn anh?" "Chồng em có thể nuôi một cô vợ như em sao? Anh ấy giỏi thật." Kim hỏi lại. An thấy anh cố gắng để diễn đạt rõ ý mình nhưng quá khó khăn. Một cô vợ đã từng một thời đam mê, yêu đương, công việc, lý tưởng, lặn lộn lên rừng dưới biển. Nuôi được một cô vợ như thế, có phải anh muốn nói, nhốt được một cô vợ như thế phải là người tài. "Anh vẫn ở Mai Châu?" "Vâng, ở đó để nhấm nháp suốt đời một câu đùa. Anh hiểu ra chỉ là một câu đùa. Nhưng anh vẫn không muốn rời Mai Châu." Hồi đó nàng không đùa. Nàng không nhẹ dạ. Nàng còn say mê chân trời. Nhưng bây giờ nàng không còn là nàng nữa. Không còn chân trời, dù một chút chân trời hẹp, đỏ úa còn đường chân trời thì khá cao, cao ngang những ngọn đồi quanh thung lũng Mai Châu. "Anh đã mất công lắm mới tìm ra nhà em. ở cơ quan không ai biết em đang ở đâu, làm gì." "Ai cũng quên em rồi sao?" "Anh không biết. Riêng anh thì không." "Anh ở lại chờ nhà em về nhé?" An trở về với bổn phận. Nàng mắng thằng cu đang vầy vò cái mũ kiểm lâm của Kim. "Xe của trạm đang đợi anh. Anh lên đưa chai mật ong rừng cho cháu. Em nhớ không? Trên cây trám hôm ấy đóng một tổ ong to lắm. Bây giờ nó lớn lắm, em không ôm xuể nữa rồi." An nhớ. Nhớ lắm. Trên ngọn cây trám là một bầu trời màu đá vôi. Ðôi mắt buồn rầu của con Nhài gậm quả trám rụng rơi xuống từ môi nàng. Và cái hôn, giấc mơ của một cuộc tình mới được khởi đầu chưa quá hai ngày. Nhưng tất cả đã ở đâu hết rồi? Tan biến đâu hết rồi? Nàng nhìn chai mật ong rừng trong tay Kim. Cây trám nàng ôm không xuể. Nàng không ôm xuể bất kỳ cái gì nữa, kể cả con nàng, cuộc đời nàng. Con Nhài? Nó còn không anh? "Còn." "Sao anh không lấy vợ?" "Anh muốn lắm. Nhưng không thấy cô nào hỏng xe xin ngủ nhờ ở trạm anh nữa." "Các cô trồng rừng?" "Họ đã già rồi." An tiễn Kim ra cổng. Nàng nhìn Kim leo lên chiếc xe U-át mới được rửa sạch nhưng vẫn còn một lớp bụi màu xám trên vỏ bạt. Nó hối hả lao tới phía cuối dãy phố nơi may sao còn có một đường viền chân trời.
Kim Giang 2001