Thuở ấy ở vùng Sủi có hai mẹ con bà goá sống ở cuối làng. Người mẹ năm nay mới ngoài 40 tuổi, có cái lưng tròn lẳn, thắt đáy, vồng ngực cao dày. Cái miệng tươi duyên lại thêm má lúm đồng tiền. Đôi mắt to sâu, ai nhìn vào cứ như nhìn giếng đêm hun hút như không có đáy bao giờ. Dân làng bảo nhau, vì đôi mắt ấy mà nó goá chồng sớm. Người đàn bà đẹp như thế mà ở goá đến mười năm, lại nhất mực nết na, ối kẻ sàm sỡ không được mà cũng chẳng dám đặt điều nọ kia. Cô con gái năm nay 16, tóc đã vào cữ óng, da vỡ ra trắng nõn. Có nhiều nét giống mẹ nhưng đôi mắt thì nông hơn chứ không thẳm sâu như mắt mẹ. Hôm ấy là rằm tháng năm, trăng sáng long lanh trên những tàu lá chuối, cô con gái tên Lụa thấy mẹ có vẻ rộn ràng từ chiều. Mẹ tất bật ra vườn chặt buồng chuối xanh, rồi sắp vào cái thúng. Mẹ còn đi mua mấy gói thuốc lào xếp cẩn thận vào thúng, đậy vỉ buồm lên. Mẹ lấy một chiếc bát đổ vào lưng nước rồi đặt lên trên vỉ buồm. Mẹ giục Lụa nấu cơm ăn sớm. Gà mới lên chuồng mẹ đã giục Lụa đi ngủ, gái ngoan nên dẫu có thắc mắc trong lòng Lụa cũng không hỏi mẹ. Lụa nằm trên giường không ngủ được. Cô nhìn qua cửa sổ ngắm trăng trải trên mặt đất mà thấy lòng rạo rực vô cùng. Sự rạo rực đó khiến cho má cô nóng bừng. Cô muốn hát lên. Cô bỗng nhớ tới anh chàng đã trêu cô ban chiều khi cô đang tát nước. Anh chàng đấy bảo cô: Lụa ơi em xinh thế. Lấy anh em không bị goá chồng sớm đâu. Cô đã phạng cả cái gầu vào người anh ta. Ý nghĩ miên man của Lụa làm thời gian trôi đi rất nhanh. Lụa nghe tiếng động khe khẽ trong buồng mẹ, Lụa nhắm mắt thở đều đều. Lụa nghe tiếng chân mẹ bước nhẹ đến bên giường Lụa nhòm vào màn rồi tiếng chân mẹ quay đi. Lụa mở choàng mắt nhìn theo mẹ. Mẹ cất chiếc thúng lên đầu lách cửa liếp đi ra khỏi nhà. Lụa tung màn vấn lại tóc trong lòng đầy nghi ngờ. Những câu hỏi đầy sự thắc mắc ở đâu cứ ùa về nặng đầu Lụa. Lụa quyết định đi theo mẹ xem mẹ đi đâu. Mẹ thoăn thoắt bước trên con đường lảng. Lụa đi sau cách mẹ khoảng 20 bước. Hết đường làng mẹ rẽ ra con đường dẫn ra cây gạo ở ruộng dâu cổ thụ. Bọn trẻ con ở làng gọi ruộng dâu này là ruộng dâu cổ thụ vì ở đây có những cây dâu rất to. Thường những cây dâu ở bãi bồi thân chỉ to như cổ tay em bé, cao đến ngang ngực thanh niên. Vậy mà những cây dâu ở đây có thân to như cây mít bà trồng đã mấy mươi năm. Thân cây xù xì, tán lá rộng nhưng lá dâu nhỏ và cằn. Đây là nơi bọn trẻ rất thích nhưng cũng là nơi bị cấm đoán. Người lớn cứ doạ bọn trẻ: - Đứa nào bén mảng ra đấy con tinh dâu nó ra bắt nhập vào cây dâu. Từ xa Lụa nghe tiếng xôn xao, tiếng nói tiếng cười như họp chợ. Lụa lại thấy chân mẹ lại bước líu ríu hơn, đến gần thì ra chợ thật. Lụa thấy từ các con đường nhỏ có vô khối người đi đổ dồn vào ruộng dâu cổ thụ. Chỗ đông người Lụa phải theo sát mẹ hơn để khỏi lạc. Mẹ Lụa đi đến gốc dâu chưa có ai ngồi cất thúng đội trên đầu xuống đất rồi bày chuối, bày chanh lên đó. Mẹ ngồi bán hàng. Lụa thầm nghĩ: Mẹ đi bán hàng ở chợ đêm sao phải giấu mình, lí ra mẹ nên rủ cả mình đi cho vui chứ. Nghĩ rồi thấy yên tâm, Lụa đi chơi chợ. Chợ đêm trăng sao mà đẹp thế, tiếng lao xao, tiếng nói cười, tiếng mua bán là thật. Nhưng những bước chân người sao cứ như bay, như lướt thế kia. Mặt người thì rạng rỡ hoan hỉ. Những người gặp nhau mừng rỡ, có người tủi tủi hờn hờn rồi ôm chặt lấy nhau như chẳng muốn rời. Sau đó lại đưa nhau đến ngồi dưới gốc dâu. Đa phần cứ ngồi thế, chứ ít người mua bán. Chợt có tiếng sáo cất lên. Tiếng sáo vi vút reo vui. Giờ Lụa nhảy chân sáo thật. Tiếng sáo rộn rã quấn vào từng bước chân Lụa. Lụa lại thấy hai má mình nóng bừng. Cô đi theo hướng có tiếng sáo. Dưới một gốc dâu có một người đàn ông đang thổi sáo. Trước mặt người ấy là một mớ sáo trúc. Lụa sà vào đống sáo trúc cầm một cây ngắm nghía. Người đàn ông ngừng thổi hỏi Lụa: - Cô cũng thích sáo trúc ư? - Vâng. - Để tôi chọn hộ cô một cây. Lụa ngửng mặt lên nhìn. Người đàn ông còn trẻ, mặt thanh tú. - Mấy tiền? - Một quan. Lụa sờ túi áo mới chợt nhớ ra cô không mang tiền, vì cô đang ngủ mà. - Tôi quên tiền rồi. - Không sao, lần sau cô mang trả tôi cũng được. Thế cô biết thổi sáo không? Cô thổi thử đi. - Tôi chưa biết thổi. - Thế để tôi dạy cô thổi nhé. Đây cô bịt các ngón tay vào các lỗ này, thế. Cô lấy hơi thổi vào cái lỗ này… - Tôi học sau vậy. Bây giờ thì anh thổi sáo cho tôi nghe đi. Tiếng sáo réo rắt lại vang lên, từng khúc từng khúc. Có khúc da diết buồn, có khúc rộn rã. Có khúc bay bổng, có khúc lắng sâu….Lụa không đi xem chợ được nữa, cô chìm trong tiếng sáo với những cảm giác lạ lần đầu sống động trong cô. Trăng đã ngả trên đầu ngọn tre, người thanh niên ngừng thổi sáo bảo với Lụa: - Chợ sắp tan, đến lúc tôi phải về rồi. Cô cầm lấy cây sáo của tôi đi, rồi phiên sau cô đến trả tiền tôi cũng được. - Tôi chả lấy sáo của anh đâu, tôi đã biết thổi sáo đâu mà lấy về làm gì. - Thế phiên sau cô đến nữa không? Cô đến nữa nhé. Tôi chờ cô ở đây, tôi sẽ dạy cô thổi sáo. - Chào anh, lần sau tôi sẽ đến. Nói rồi Lụa ba chân bốn cẳng rảo bước. Lúc đi qua chỗ mẹ cũng thấy mẹ dọn hàng vào thúng. Lụa đi nhanh về nhà, xuống cầu ao rửa chân rồi chui ngay vào màn nằm điều chỉnh cho hơi thở đều đều. Khoảng mười phút sau mới nghe tiếng mẹ về. Cơn buồn ngủ nhấn chìm Lụa vào giấc ngủ thiếu nữ. Sáng hôm sau hai mẹ con Lụa cùng dậy muộn hơn mọi ngày. Tiếng lợn đói réo ầm trong chuồng hai mẹ con mới quáng quàng trở dậy. Mẹ trách Lụa: - Mẹ mệt dậy muộn đã đành, con sao hôm nay cũng ngủ quên à? Nói thế nhưng Lụa thấy mặt mẹ rạng rỡ, vui sướng. Đìêu mà Lụa rất ít gặp ở mẹ. Trong lòng Lụa cũng có sự biến đổi lạ thường. Ngoài những lúc bận rộn làm việc đồng áng, việc nhà thì thôi chứ có lúc nào rỗi một chút là ý nghĩ của Lụa lại quay về cái đêm rằm tháng năm ấy. Và người thanh niên bán sáo luôn trở lại trong ý nghĩ của Lụa với một sự đê mê, dịu dàng. Lụa mong cho chóng đến ngày rằm tháng sau. Đêm rằm tháng sau rồi cũng đến. Lụa quan sát mẹ, một hành trình dường như đã thành thói quen ở mẹ. Vẻ mặt mẹ đầy háo hức chờ đợi. Cái điều Lụa cũng ít thấy ở mẹ. Đã quen đường nên Lụa không còn phải bám theo chân mẹ nữa. Đợi mẹ đi ra khỏi nhà, Lụa dậy châm ngọn đèn hạt đỗ, lấy chiếc gương nhỏ ra soi. Chải lại mái tóc rồi vấn lên gọn ghẽ. Lụa không quên cài chiếc lược sừng vào tóc như để trang điểm giống như các cô gái trong làng thường làm. Lấy mấy quan tiền dành dụm trong ống bỏ vào túi áo. Lúc bấy giờ Lụa mới thong dong đi. Lụa đi chầm chậm trên con đường ruộng. Lúa mới cấy đang bén rễ mà đã toả mùi thơm. Trong lòng phơi phới, Lụa thò tay khẽ vuốt mấy ngọn lúa dưới ruộng. Như được thể các ngọn lúa cù vào chân Lụa như để trêu: -Tôi biết cô rồi đấy nhé. Khi đến nơi chợ đã đông người. Lụa đến gốc dâu mẹ ngồì khi trước, đã thấy mẹ ngồi đấy với chiếc vỉ buồm bày hàng ra bán. Lụa đi tìm gốc dâu của người bán sáo vẫn chưa nghe tiếng sáo cất lên. Chắc là người ta chưa đến. Thì đi xem chợ đã. Lạ kì sao chợ chỉ bán có hoa quả. Rặt không thấy một hàng cá, hàng tôm, hàng thịt, hàng rau, hàng cám, hàng gạo, hàng mắm, hàng muối nào cả. Đầu chợ cũng chẳng có mấy hàng lò rèn như chợ ban ngày. Cuối chợ chẳng thấy có hàng con giống, con má nào. Thay vào đó lại thấy hàng bán chữ. Cái hàng bán chữ ở chợ ban ngày chỉ giáp Tết mới có. Ồ lạ nhỉ. Điều băn khoăn của Lụa chưa giải thích được thì tiếng sáo cất lên. Lụa mải mốt rảo chân về nơi có tiếng sáo. - Chào cô, cô đây rồi. Tôi chỉ lo cô không đến. Tiếng người bán sáo reo lên khi trông thấy Lụa. - Hôm nay tôi mang tiền đi đấy. Tôi sẽ mua cho anh một cây sáo. - Cô đến là tôi vui lắm rồi. Cô ngồi xuống đây tôi dạy cho cô thổi sáo. Tôi tên là Thắng, còn cô tên là gì? - Tôi tên là Lụa. - Tên cô hay quá. Lụa dệt từ tằm ăn lá dâu quê mình phải không? - Tôi cũng không biết, mẹ bảo tên của cha đặt cho tôi đấy. Người thanh niên bán sáo dạy cho Lụa thổi sáo rất nhiệt tình. Nhưng thực ra Lụa chỉ thích nghe người ấy thổi sáo thôi. Tiếng sáo réo rắt lại vang lên từng khúc, từng khúc. Lần này có khác là không có khúc nào buồn, chỉ có những khúc vui. Có lúc tiếng sáo reo vui đến mức Lụa phải đứng lên. Cô dang tay quay vòng và miệng ngân nga hát. Rồi cô bỗng sợ mẹ biết nên bịt chặt miệng lại ngồi xuống bên cạnh người bán sáo. Anh thanh niên hỏi Lụa: - Cô có vui không? - Có, chưa khi nào tôi vui như thế. - Lụa bao nhiêu tuổi? - Tôi mười sáu. - Thế Lụa gọi tôi là anh đó. Tôi đã hai mươi tuổi rồi. - Anh Thắng ơi, phiên chờ nào anh cũng đi bán sáo ở đây ư? - Đúng vậy. - Em thấy có ai mua đâu? - Thi thoảng cũng có ngưòi mua đấy. Nhưng anh cũng không cần bán đâu. Anh chỉ đến gặp mọi người cho vui thôi. - Sao em cũng đến đây? - Em theo mẹ. Mẹ không biết em đi theo mẹ thế này đâu. Mẹ bắt được mẹ giận đấy. Mẹ chưa bao giờ cho em biết về cái chợ này. - Ừ, đáng lẽ em đừng nên đến đây. Giọng người thanh niên chùng xuống, buồn. - Sao thế hả anh? Cái chợ này vui lắm mà. - Lụa xinh quá, em có biết em xinh không? - Có mấy anh thợ cày cũng trêu em như thế. - Thế em đã có ai hỏi chưa? - Úi em còn bé. Nhưng mà mẹ bảo cũng phải nhận lễ nhà ai đấy chứ nếu không thì ế mất. - Vậy em, em… - Có điều gì mà anh không nói được vậy hả anh? - Sắp tan chợ rồi. Em cho anh chiếc lược của em nhé. Nếu không em cho anh mượn, phiên sau anh sẽ trả. - Nếu anh thích thì anh cứ cầm đi. Mẹ em hỏi thì em sẽ nói dối là đánh rơi ở cầu ao rồi. - Em ơi, phiên sau em lại đến nữa nhé. Em mà không đến anh buồn lắm đấy. Dùng dằng mãi Lụa mới rứt được bàn tay ra khỏi tay Thắng để về nhà. Sáng ấy hai mẹ con lại dậy muộn. Phiên chợ rằm tháng bảy đông nghịt người. Đặc biệt là rất nhiều người gầy gò, ăn mặc rách rưới, vẻ mặt rầu rầu, buồn bã. Lụa đã giấu chuẩn bị một ít quả ổi, na, quả chuối định bụng sẽ đưa cho Thắng để anh mang về làm quà cho các em. Chứ mấy phiên chợ rồi có bán được cây sáo nào đâu, làm gì có tiền mà mua quà. Len mãi mới đến được chỗ Thắng ngồi. Thấy Lụa, Thắng vui mừng khôn tả. Thắng cầm hai bàn tay Lụa dắt đến bên ngồi rồi không bỏ ra nữa. - Lụa ơi, không được gặp em anh buồn lắm. Anh nghĩ kĩ rồi. Anh sẽ bảo mẹ anh mang lễ vật đến nhà em để hỏi em. Em nhận lời với anh đi nhé. - Nhưng em chưa nói gì với mẹ cả. Em sợ mẹ không đồng ý. - Thế em có đồng ý anh không? - Nhưng mà làm vợ phải làm như thế nào? - Em cứ nhận lời anh đi. Anh sẽ thổi sáo cho em nghe. Anh sẽ không bao cho Nấm. Gần một tuần nay anh không gọi điện cho Nấm rồi, chắc anh bận lắm. Giá mà lúc nào anh ở thành phố này nhỉ. Nấm sẽ đến với anh. Nấm sẽ sà vào lòng anh và anh sẽ ôm Nấm thật chặt. Hôm trước anh bảo, bao giờ anh được hôn em thật. Còn em chỉ cần anh nói anh hôn em là người em đã tan loãng ra rồi. Sao mãi anh không về. Anh bảo đến mùa hè. Bây giờ là mùa xuân rồi chỉ còn mấy tháng nữa thôi. Em sẽ chờ anh về để được yêu anh dù chỉ một lần thôi. Rồi sau đó em sẽ sống với những hoài niệm đó là đủ. Em sẽ yêu anh hết mình. Em sẽ dâng cho anh tất cả những điều em đang gìn giữ. Anh đã hiểu lòng em. Anh cảm động về tình yêu em đã dành cho anh. Em xứng đáng được nhận sự ngọt ngào và hạnh phúc. Anh sẽ mang đến cho em sự lắng đọng dịu dàng. Và em sẽ sinh cho anh một cô con gái. Không, một cậu con trai cơ. Thế thì hai đứa vậy. Không bốn đứa cơ. Sao anh tham thế. Vì anh muốn yêu em. Con mình sẽ cao giống anh và trắng như em. Em sẽ sinh cho anh nhiều con nhưng em sợ nhất là khi chúng ốm. Anh cũng rất sợ điều đó. Bố anh ốm anh đã không có mặt ở nhà. Rồi khi ông qua đời anh cũng không thể về. Đó là nỗi ân hận lớn nhất của đời anh. Anh đã khóc rất nhiều mà không thể nguôi ngoai nỗi ân hận. May mắn của đời em là đến giờ em vẫn chưa phải chứng kiến cái chết của người thân. Anh cũng cho đó là một may mắn. Nhưng người già chết thì sự nhớ thương ít hơn khi người trẻ chết phải không anh? Không phải đâu em ạ. Sự nhớ thương là do tình cảm và những kỉ niệm. Có thể anh không biết nữa. Trẻ con là vì mình đang yêu thương chúng mà. Như một đứa con của chúng mình. Anh hãy yêu em đi. Anh yêu em mà. Ừ thế. Anh… Trong tư thế cuộn tròn Nấm như đang nằm trong vòng tay của người đàn ông của Nấm. Người đàn ông của Nấm đang cởi những khuy áo của Nấm. Rồi bàn tay ấm áp diệu kì đang xoa trên ngực Nấm. Nấm nép chặt vào ngực anh. Một cảm giác ngất ngây ngự trị cơ thể Nấm. Và ý nghĩ cứ thế miên man. Nấm rất yêu quý trẻ con. Mỗi lần nhìn thấy một đứa bé là Nấm ngắm mê mải rồi ước ao được bế bồng hôn hít nó. Một đứa con. Bao lần Nấm đã thầm ước ao Nấm có một đứa con. Chiều 30 Tết trong cái nghèo thì Nấm biết. Thì quê Nấm cũng nghèo lắm mà. Sự tất bật vào sáng 30 Tết quanh nồi bánh chưng thì Nấm cũng biết. Lũ trẻ con háo hức trong bộ quần áo mới thì Nấm cũng biết. Và cái răng mới nhú nho nhe như thằng cún nhà chị gái thì Nấm cũng biết rồi. Còn đứa bé kia. Đứa bé kia nếu nó là con của Nấm thì sao? Nó là con tôi. Không thể như thế. Nhưng nó là đứa như thế đấy. Chiều 30 Tết trong cái lạnh đìu hiu của vùng sơn cước… Anh yêu em đi. Trời ơi anh yêu em đi. Em rất muốn và em khao khát. Ngất ngây và không còn tồn tại… Anh của em. Anh… Anh… Nấm chìm sâu xuống trong một cảm giác đê mê. Phải một lúc lâu sau nhận thức mới quay trở lại. Nấm nhận thấy mình đang trần trụi giữa đám chăn gối nhàu nát. Và khoảng giữa hai đùi Nấm ẩm ướt. Nấm vơ lấy chăn trùm lên người. Chỉ một mình Nấm đã tự thoả mãn tình yêu cho mình. Nấm nức nở. Tim đau như ai bóp chặt. Hai tay Nấm ôm chặt lấy ngực để nén cơn đau. Cơn khóc không thể nào kìm nén. Nấm khóc nức lên. Khóc nghẹn ngào, tức tưởi. Nước mắt chảy ướt đầm cả gối. Cơn khóc làm Nấm co quắp người lại. Nấm đã cảm thấy cơ thể đang chìm dần như một cơn buồn ngủ. Không thể chìm xuống thế này. Nấm cựa quậy người để cố vượt ra khỏi trạng thái đông cứng. Chân tay bải hoải. Đầu óc mất phương hướng quay cuồng. Không thể thế này. Nấm cố duỗi tay ra. Khớp cổ tay cứng ngắc và đau không thể duỗi được. Mình đang làm sao thế này? Nấm nằm im và tự hỏi. Mình đang sắp chìm xuống. Chìm xuống đâu? Chìm xuống số phận. Vậy phải làm sao bây giờ? Hãy ngồi dậy, đừng nằm như thế sẽ chìm xuống đấy. Chìm xuống có phải là chết không? Chết còn tốt hơn là đầu hàng số phận. Vậy nàng thơ nằm đấy là nàng thơ đã đầu hàng số phận rồi à? Không. Nàng nắm đó khi nàng đã làm xong bổn phận. Còn Nấm, nàng mới chỉ bắt đầu thôi. Phải ngồi dậy ư? Phải ngồi dậy. Nấm thu hết sức lực rồi bật dậy. Rồi nàng lẩy bẩy đi vào nhà tắm vã nước lạnh lên mặt. Nàng nhìn mặt mình trong gương. Đôi mắt sưng húp và mặt thì trắng bệch. Nấm lấy tay xoa xoa lên hai mắt rồi xoa đều xuống hai gò má. Một lúc máu đã dồn về. Đúng rồi, nàng đã làm xong bổn phận rồi thì nàng nằm đó mặc kệ cho sự đàm tiếu và những giai thoại. Phải rồi nàng nằm đó… Nấm vội vàng bật máy. Cái tít truyện rất điệu đàng và hàng chữ phía dưới vẫn còn được lưu lại. Nấm nhấn enter rồi shift. Nàng nằm đó… Nàng nằm đó, đẹp như một bức tranh mẹ đồng trinh. Làn da trắng mịn màng, đôi môi cắn chỉ mím chặt. Vầng trán thanh thoát. Một lọn tóc rơi một cách ý tứ trên trán nàng. Đó là một sự thanh thản. Chưa bao giờ nàng thanh thản đến vậy. Trái tim cô đơn của nàng sẽ thôi không phải gào thét: Em muốn ôm cả đất. Em muốn ôm cả trời. Mà sao anh ơi không ôm nổi trái tim một con người. Và trái tim đàn bà của nàng sẽ thôi không phải giễu cợt. Nàng vẫn mang một chiếc vòng trong mình khi đã mãn kinh. Sẽ còn lại gi: Thơ và chiếc bóng của nàng đã bị người thêu dệt và cắn cho rách nát. Một lần có hai người đàn ông đi qua nhà nàng. Hai kẻ say. Con chó nhà nàng xồ ra cắn. Hai kẻ say vào bắt vạ. Nàng bảo: Hãy chỉ cho tôi xem vết chó cắn tôi sẽ đền bù cho. Hai kẻ say lè nhè: - Này cô em, chó nhà cô em không cắn vào thân thể chúng anh nhưng nó cắn vào bóng chúng anh đây. Cái bóng chúng anh đã bị một vết thương lớn. Cái bóng chúng anh mà không khoẻ thì thân thể chúng anh làm sao mà khoẻ được. Thể nào chúng anh cũng bị ốm. Vậy cô em phải nôn tiền ra cho chúng anh đi chữa cái bóng của chúng anh bị chó nhà cô em cắn đây này. Nàng rất tức giận nhưng cũng phải chi ra một khoản tiền. Sau chuyện đó nàng nghĩ ngợi về cái bóng: Cái bóng, tất nhiên là người ai cũng có cái bóng. Ngày xưa bà nàng bảo: người phân biệt với ma là người có bóng, còn ma thì không có bóng. Thưở bé, có một trò chơi mà nàng rất thích. Đó là vào những đêm trăng tỏ nàng đứng giữa sân cho bóng đổ dài trên nền đất. Sau đó nàng chạy để dẫm chân lên bóng. Điều đó là không thể. Nàng rất tức giơ tay đánh vào chiếc bóng. Nàng nhìn thấy rất rõ ràng là chiếc bóng rất run sợ. Lớn lên nữa cha nàng dạy nàng: con hãy sống tự thân, đừng bao giờ trở thành chiếc bóng của ai cả. Khi đi học thầy giáo dạy nàng: kiến thức là bể mênh mông. Kiến thức nhập vào ai thì như chiếc bóng của người ấy. Sáng tạo tức là vượt qua cái bóng của chính mình. Nhưng khi nàng đến với thơ đâu nàng đã ý thức được là vượt qua cái bóng của mình đâu. Vả lại, khi đó nàng đã có kiến thức gì trong mình ngoài một nỗi đau khổ tột cùng. Sáng 30 Tết lũ trẻ đã được mẹ cho mặc áo mới. Cô chị cả đểnh đoảng chạy đi khoe với bạn hàng xóm. Còn nàng lặng lẽ đến bên giường cu Tũn. Thằng bé mới được mười một tháng tuổi tròn trịa như củ khoai. Thường ngày cha mẹ đi làm nàng nhận nhiệm vụ trông em. Nàng mới mười tuổi nhưng bế em khéo lắm. Ai nhìn thấy nàng bế em cũng khen: - Con bé này thật đảm đang. Cu Tũn cũng quý nàng nhất nhà. Mỗi khi bú no nó kéo phựt cái tí mẹ ra rồi quay sang nàng cười toe toét. Nó giơ hai tay nhoài sang nàng túm chặt lấy áo chị. Nàng bế em chạy vù ra ngõ. Cu Tũn bị ốm mấy hôm nay. Nó sốt cao và thở khò khè. Nàng bế xốc em lên vai nựng nựng: - Cún con khỏi ốm đi để còn ăn Tết chứ. Cún chưa biết Tết vui đến thế nào đâu. Áo mới đây chị mặc cho cún nhé. Cu Tũn cố cười với chị, hai chiếc răng cửa nho nhe trông thật ngộ nghĩnh. Mẹ nàng ngừng tay gói bánh chưng, lẩm bẩm: - Khổ quá đến tết mới có cái ăn uống ngon lành tử tế thì thằng em lại ốm mãi thế này. Cha mẹ nàng quê dưới xuôi, đất chật người đông luôn khốn khó với miếng ăn. Năm nàng lên hai tuổi thì nhà nước có cuộc vận động đi xây dựng vùng kinh tế mới. Cha mẹ nàng rời quê hương đi lên vùng sơn cước, đất rộng người thưa. Đất đai rộng thật nhưng cũng chỉ biết trồng lúa, trồng mía. Cứ làm theo cái cách ở quê vậy. Nhưng trồng lúa thì ra cỏ, trồng mía thì ra lau. Lại khốn khó vì cái ăn. Hai đứa em nữa lần lượt ra đời. Nhìn bọn trẻ nheo nhóc cha nàng không chịu được bảo với mẹ nàng: - Thôi thì bà ở nhà trông con, ăn quanh ăn quéo rau cháo nhì nhằng tôi đi xa kiếm việc ra tiền. Chứ cứ thế này thì khốn nạn quá. Cha nàng đi một mạch nửa năm với về nhà, mang về cho con cái mỗi đứa một chiếc áo mới, lại được ăn cơm trắng với thịt mấy ngày. Rồi lại đi. Tết này người về với gương mặt rạng rỡ. Mẹ nàng đi chợ những ba lần. Có những thứ mua về mà nàng lần đầu tiên mới nhìn thấy. Cha mẹ nàng bảo nhau: - Cho bọn trẻ một cái tết xôm trò. Bọn trẻ được ăn ngon từ 29 Tết. Nhưng đã thành lệ sáng 30 tết cả nhà nàng mới gói bánh chưng. Gói xong vào khoảng 12h trưa thì bắc nồi lên luộc. Bánh chín cững là lúc giao thừa, vớt bánh nóng hổi lên cúng ông bà tổ tiên. Cu Tũn khóc, nàng bế ngửa em rồi lên võng đưa tít để dỗ em. Cu Tũn càng khóc to hơn, mặt mày tím tái. Mẹ nàng không gói bánh nữa, lau tay đón cu Tũn. Vạch vú cho cu Tũn bú mẹ nàng kêu lên: Khổ thằng bé sốt cao quá! Cha nàng bảo: - Để tôi đi mời ông y sĩ đến tiêm cho thằng bé một mũi để nó chóng khỏi. - Ừ sẵn có tiền thì mới dám tiêm chứ không có tiền thì để nhì nhằng rồi thằng bé cũng khỏi. Nửa tiếng sau cha nàng về với một ông gọi là y sĩ. Một ông mặt trắng nhờ nhờ với đôi mắt vô cảm. Nàng nhớ nhất cái mặt đó, cả đời nàng không thể quên nổi. Ông ấy nhìn cu Tũn một lát rồi lấy trong túi đồ nghề ra một cái bơm tiêm cùng vài ống thuốc. Ông ấy pha pha lắc lắc rồi hút đầy vào bơm tiêm. Nàng đứng bên cạnh ông ta nhìn đăm đăm vào từng cử chỉ của ông ta với cơn đau thắt ruột. Một sự sợ hãi ập đến khiến nàng ngồi thụp xuống chân mẹ đang ngồi bế em trên ghế. Ông y sĩ bảo mẹ nàng: - Bà giữ chặt lấy thằng bé, đừng để nó giãy. Tôi tiêm đây này. Nàng hét lên: đừng tiêm em. Ông y sĩ bảo với cha nàng: - Đưa cái con bé này ra ngoài. Cha nàng ôm lấy nàng: - Đừng sợ con, để ông ấy tiêm cho em, em chóng khỏi rồi con cõng em đi chơi. Nàng nghe thấy tiếng cu Tũn khóc ré lên ằn ặt, rồi tiếng khóc lịm dần. Khi nàng nghe tiếng ông y sĩ bảo: xong rồi, thì cùng lúc nàng nghe thấy tiếng mẹ gào lên: ối trời ơi con tôi làm sao thế này. Cha nàng bỏ nàng ra chạy đến bên mẹ nàng. Nàng cũng chạy đến bên mẹ thì thấy cu Tũn mặt tím ngắt, mắt nhắm lại người giật lên liên hồi. Nàng quay sang ông y sĩ kéo áo ông ta gào lên: - Ông ơi cứu em cháu với. Mặt ông y sĩ tái xám, đôi mặt dại lạc. Ông ta cũng lên cơn co giật. Nàng quay sang em. Cu Tũn không co giật nữa mà mềm nhũn. Nàng vồ lấy em, cố dựng nó dậy: em ơi, em mở ra đi, em cười đi. Chiều 30 Tết trong cái lạnh đìu hiu của vùng núi. Nhìn xa lắm mới có một nếp nhà. Cái làn khói bốc lên mái rạ trắng hơn sương núi. Lần đầu tiên trong đời nàng phát hiện ra điều đó khi nàng bước chầm chậm theo chiếc quan tài bé nhỏ được hai người đàn ông khiêng trên vai. Ba chị em nàng, chị cả mười hai tuổi, nàng lên mười, cu Dũng lên bảy cùng hai người đàn ông tốt bụng trong xóm đưa cu Tũn về lòng đất mẹ. Chị cả với cu Dũng khóc như mưa. Nàng không khóc. Trong đầu nàng hiện lên rất nhiều những câu hát nàng đã hát ru em: “Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh” “Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ đêm nằm với ai” “Cái cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” “Cái cò cái vạc cái nông Ba con cùng béo vặt lông con nào Vặt lông tất cả cho tao Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn” Đêm nàng tỉnh giấc. Theo phản xạ nàng quờ tay để tìm em. Thường cu Tũn ngủ với nàng. Không thấy em đâu nàng tỉnh ngủ. Giờ thì nàng khóc, khóc đau đớn. Khóc sự yêu thương bị mất mát đầu tiên. Tim nàng đau thắt. Tiếng khóc nàng chết ngẹn. Cha nàng đến bên nàng dỗ dành: - Đừng khóc nữa con ơi, để cho linh hồn em con được siêu thoát. Thôi số kiếp nó ngắn ngủi. Nó chỉ sống với chúng ta được ngắn ngủi vậy thôi. Trong lòng cha nàng thiếp vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, nụ cười cu Tũn với hai chiếc răng cửa sáng bừng lên trong đầu óc nàng. Cùng với nụ cười của cu Tũn là câu chữ hiện ra: Em cười răng mới nho nhe… Cùng với cái chết của em, đêm ấy giời bắt nàng làm thơ. Những con chữ nối nhau ra hối hả nên Nấm không còn cảm thấy hai bả vai đau nhức. Khi Nấm đóng máy nhìn lên đồng hồ đã là gần sáu giờ sáng. Nấm vội vàng lên giường cố ngủ một chút để còn đi làm. Nấm nhắm mắt. Đầu óc trống rỗng đến toang tuếch, có cảm giác trong hộp sọ chỉ còn không khí nên không thể ngủ. Nấm cứ nằm trơ ra hai mắt ráo hoảnh. Rồi Nấm thiếp vào giấc ngủ lúc nào không biết.