Suốt ngày, tôi ngồi sau bàn của mình trong văn phòng như ngồi trên một đống đinh. Quan hệ của tôi đối với Ma-ri-cô không còn là bí mật đối với mọi người nữa. Tất cả đều cho rằng lễ cưới của chúng tôi không còn xa xôi gì, và vì Ma-ri-cô là cháu của giám đốc, nên các bạn đồng nghiệp đều có cơ sở để ganh tị với tôi. Và đấy, tất cả sẽ đổ vỡ tan tành hết: nếu Ô-nô mà tung tin ra về cuộc gặp gỡ của tôi với anh ta, thì thôi, vĩnh biệt công danh và tình yêu của Ma-ri-cô. Trong giờ nghỉ trưa, tôi có cảm giác như tất cả mọi người nhìn tôi bằng con mắt khác. Các cô gái thì thầm với Ma-ri-cô một điều gì đó ở trong hành lang và phòng rửa mặt, tôi nghe loáng thoáng: “Chẳng lẽ chị chưa biết gì hả Ma-ri-cô?’ Còn cánh đàn ông thì chắc đang sôi nổi bàn luận: - Hắn ta đúng là thằng ngốc… - Ừ… Chắc họ còn chưa có gì cả… - Tất nhiên, nếu không hắn cần gì… Và tôi lại, không biết là lần thứ mấy, nhìn về phía Ma-ri-cô. Cô ta, vẫn như không có chuyện gì xảy ra, ngồi ở chỗ của mình, cúi đầu vào đống giấy tờ và liên tục gõ máy chữ. Trời nóng, mặt cô ta lấp lánh mồ hôi. Tôi liếc nhìn sang Ô-nô. Ngậm chiếc bút chì trong miệng, anh ta gạt con tính lách cách với vẻ chăm chỉ. Ghi chép một điều gì đó vào cuốn sổ dầy cộm, anh ta lấy từ trong hộp ra một que diêm và bắt đầu ngoáy tai. “Đồ luộm thuộm”, tôi rủa thầm và chắt lưỡi. Chắc anh ta không thể nghe được tiếng chắt lưỡi của tôi, nhưng không hiểu sao Ô-nô bỗng quay đầu lại. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau. Trên khuôn mặt nhẵn bóng, ranh ma của anh ta thoáng một nụ cười. Ô-nô nhìn ra phía Ma-ri-cô đầy hàm ý. Tôi hiểu anh ta, như một võ sĩ quyền anh đỡ đòn, tôi chuẩn bị cho cuộc nói chuyện sắp tới với Ô-nô. Trong giờ nghỉ trưa, khi tôi rửa tay xong đi ra hành lang, anh ta gọi tôi: - Tôi có việc muốn nhờ anh, I-ô-xi-ô-ca. - Việc gì? - tôi đang đề phòng, hỏi lại. - Tôi bị thua bạc, anh có thể cho tôi vay một ít được không? - Anh nói gì vậy? Tôi lấy đâu ra tiền? Hơn nữa lại chưa lãnh lương. - Hừm… thế tiền cho đàn bà thì anh có à? - Anh ta nhìn trân trân vào mặt tôi. - Có thể, Ma-ri-cô cho anh? Anh hỏi thử xem. - Ba nghìn yên. Cũng có thể chỉ hai nghìn. - Thôi được, ngày mai tôi mang đến cho, bây giờ tôi không có. - Nhưng anh đừng có quên đấy nhé, - và vừa khẽ nghêu ngao hát, anh ta ngất ngểu bước ra hành lang như không có chuyện gì cả. Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi lấy đâu ra tiền? Tôi chỉ có gần một nghìn yên. Hay là cứ hỏi vay Ma-ri-cô? Nhưng không. Không bao giờ tôi làm như vậy! Khó khăn lắm tôi mới chờ được tới cuối buổi làm. Về nhà, tôi đứng rất lâu bên của sổ, nhìn như người mất hồn ra ánh hoàng hôn. Tôi sẽ không bao giờ đến phố làng chơi nữa, quỷ tha ma bắt nó đi! Thôi được hãy cho hắn ta vay, nhưng nếu hắn cứ giở trò lên nữa xem, tôi sẽ cho hắn biết tay của I-ô-xi-ô-ca Xu-tô-mu. Tôi sẽ không để cho ai bắt nạt mình cả. Tôi run người lên vì giận dữ. Nhưng, nếu như không đến phố làng chơi, tôi lấy đâu ra đàn bà bây giờ? Tôi đâu phải là sư! Tôi như người say rượu- hay là kể lại tất cả với Ma-ri-cô? Được ích gì! Cô ta chỉ thêm khinh bỉ tôi và sau đó giám đốc và quản lý sẽ coi tôi ra gì? Vừa lúc đó tôi chợt nhớ đến gương mặt đần độn của Mi-xu. Có thể, cái cô ả thộn này chưa quên tôi? Nếu thế tôi có thể đến với cô ả thay cho phố làng chơi. Tuy cặp đùi cô ta quá ngắn, lại không có eo lưng. Nhưng lũ đàn bà ở khu phố làng chơi cũng có hơn gì! Tâm trạng của tôi có khá hơn lên chút ít. Thay quần áo, tôi ra khỏi nhà và lên tàu hỏa chạy điện, Mấy phút sau tôi đã ở ga Can-đô. Tôi đi bộ theo đường phố lầy lội dọc hàng rào mới xây bằng gỗ và nhớ lại lần đầu tiên đến đây vào hai năm trước. Lần đó tôi đói, từ ngôi nhà bên cạnh bay ra mùi thức ăn. Phía trước mặt tôi, một ông già ca-mi-xi-bai cưỡi trên chiếc xa đạp cũ, người đàn bà địu con sau lưng chỉ đường cho tôi. Và bây giờ tôi lại đang đứng trước ngôi nhà loang lổ bẩn thỉu. Cánh cửa cũ bằng gỗ được thay bằng kính mới, qua cửa tôi thấy Kim mặc bộ quần áo rất mốt đang ngồi nói chuyện với những người làm công. - Xin lỗi, - tôi hé cửa. - A, chào cậu! Kim vui vẻ kêu to - Đã lâu chúng mình không gặp nhau. Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân. - Đôi má đỏ đắn… Áo quần tốt… Tớ thấy công việc làm ăn của cậu không đến nỗi tồi. - Ôi, - tôi lắc đầu. - than ôi, anh Kim à, công việc làm của tôi không lấy gì là tốt đẹp lắm. Tôi đến nhờ anh một việc đây. - Việc gì? Không biết với những người khác thì như thế nào, chứ đối với tôi bao giờ Kim cũng tỏ ra thiện cảm. Và bây giờ tôi hy vọng vào điều gì đó. - Ôi cái cậu này! Cậu cần để làm gì? Cho đàn bà hả? - Cậu cần bao nhiêu? - Hai nghìn yên, nếu anh có. Đến kỳ lương sau tôi sẽ hoàn lại. Kim thò tay vào túi quần và chìa cho tôi hai tờ bạc một nghìn. - Cậu đến chơi chỗ tớ đi. Tớ mua cho “Bạch hạc” một ngôi nhà ở Ca-vát-da-ki và sắp chuyển tới đó. - Ở Ca-vát-da-ki à? - Ừ. Ở đó có nhiều người Triều Tiên. Một số có cửa hiệu. Thậm chí có cả nhà tắm hơi Thổ Nhĩ Kỳ. Tớ nghĩ rằng chỗ ở mới đó, công việc của tớ còn phát đạt hơn. … Nhà tắm hơi Thổ Nhĩ Kỳ… Ca-vát-da-ki… Vâng vâng. Nếu cô gái nọ nói đúng. Mi-xu giờ đang ở Ca-vat-da-ki. - Anh Kim, tôi còn muốn nhờ anh một việc nữa. - Cái gì? Hai nghìn còn ít à? - Không, việc khác kia. Tôi cần tìm một cô gái. Tên cô ta là Mô-ri-ta Mi-xu. Kim phá ra cười, đôi mắt lấp lánh sau cặp kính dầy. - Cô ta sống ở đâu? - Người ta nói với tôi là ở Ca-vát-da-ki. - Thế làm việc ở đâu? - Ở một người bạn nào đó của anh. Ở nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ hoặc một quán hàng nào đó. - Hừ… khó đấy, nhưng để tớ thử xem. Trong khi tôi ngồi nói chuyện, Kim thỉnh thoảng lại liếc nhìn cổ tay tôi, và khi tôi định ra về, anh ta túm lấy tay tôi. - Thế còn vật tin? - Vật tin nào? - Còn tin gì nữa. Để thay tiền. Khi nào cậu đem tiền đến trả, sẽ lấy lại vật đặt tin. Anh ta lại nhìn lên cổ tay tôi. - Anh Kim, chẳng lẽ anh không tin tôi à? Đồng hồ của tôi hàng nội, không tốt lắm và không đắt tiền. Nó khó lòng được hai nghìn yên. Nhưng Kim vẫn mở dây, cởi đồng hồ ở tay tôi và cho vào túi mình. Nhìn quanh, Ô-nô vội vã nhét tiền vào túi rồi cười khẩy. - Xin lỗi anh nhé I-ô-xi-ô-ca. - Thôi được rồi, nhưng đừng có mong gì ở tôi nữa đấy nhé. - Thôi thế là đủ rồi I-ô-xi-ô-ca, cảm ơn anh. Bộ mặt được ánh mặt trời chiếu sáng của Ô-nô méo mó trong nụ cười ngọt xớt. Tôi rùng mình. Đã qua được một tai họa. Nhưng cái gã Ô-nô này còn có thể giở trò gì nữa? Khi tôi bước vào văn phòng, Ma-ri-cô trong một thoáng ngừng đánh máy ngoảnh nhìn tôi mỉm cười: ngoài ra không có ai chú ý gì đến tôi nữa. Tôi yên tâm. Ô-nô quả không ba hoa với ai về lần gặp gỡ nọ của chúng tôi. Tất nhiên, tiếc hai nghìn yên thật, nhưng biết làm sao được, số tiền này giúp tôi bịt được miệng của Ô-nô. Và có lẽ không cần phải đòi hắn trả lại. Cứ coi như chúng tôi nợ lẫn nhau. Hai tuần sau Kim gọi điện tới. - Tớ vất vả lắm mới tìm ra cô ả. - Anh ta nói. - Ai? - tôi ngạc nhiên - Còn ai nữa? Cậu quên rồi à? Cái cô gái mà cậu… - A-à-à… - Tôi khẽ kéo dài giọng và lấy bàn tay che bớt ống nghe lại. Kim nói rằng trước đây Mô-ri-ta Mi-xu làm cho một cửa hiệu của người Triều Tiên ở Ca-va-cô-xi, nhưng bây giờ cô ta cũng không còn ở đó nữa. Đã bị đuổi… - Vì sao? - Cô ta bị bắt quả tang ăn cắp. - Mi-xu ăn cắp à? Tôi ngạc nhiên đến nỗi kêu lên rất to, quên mất rằng Ma-ri-cô và các bạn đồng nghiệp khác có thể nghe thấy. Mi-xu ăn cắp! Chẳng lẽ cái cô gái quê mùa với bộ mặt đần độn hiền lành kia lại có thể làm những điều như vậy? Kim không biết gì thêm, nhưng anh ta hứa sẽ giới thiệu tôi với người Triều Tiên nơi Mi-xu làm trước đây. - Chiều nay cậu đến nhé? - Vâng. Ma-ri-cô vẫn ngồi đánh máy, Ô-nô đang vừa ngoáy tai, vừa giở quyển sổ dày cộm. Những người khác cũng không ai để ý gì đến tôi. … Làm sao cô ta có thể như vậy được?… tôi hình dung ra cảnh Mi-xu vụng về và nhút nhát đang chìa tay ra lấy trộm tiền. Ôi đồ ngốc! Ngày làm việc kết thúc. Ma-ri-cô đóng nắp máy chữ, sửa lại mái tóc và mỉm cười với tôi. Đó là mật hiệu của chúng tôi: tối nay chúng ta sẽ đi chơi nhé. Tôi lắc đầu. Có thể, không nên từ chối chăng? Nhưng chắc là tối hôm đó nếu tôi đi cùng với Ma-ri-cô, giữa chúng tôi đã xảy ra chuyện mà một lần trước đây đã xảy ra giữa tôi và Mi-xu. Quảng trường trước nhà ga Ca-vat-da-ki tối mờ mờ. Ngày rất đẹp, nhưng về chiều trời đầy mây đen - chắc sắp có mưa. Tôi chăm chú nhìn quanh, hy vọng sẽ thấy Mi-xu trong đám đông. Tôi lập tức tìm ra ngay ngôi nhà mới của công ty “Bạch Hạc”. Một đám đông đang tụ họp ở đó để dự lễ khánh thành cửa hiệu mới. Kim mặt mày rạng rỡ đi lại giữa đám khách khứa, ra lệnh cho người làm. Tôi nghe một bài hát quen thuộc: Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ. Giờ đang với ai? Ở đâu? Thấy tôi, Kim bước đến chào, mỉm cười: - Chắc cậu yêu cô ta lắm phải không? - Hoàn toàn không phải vậy. - Đừng nói dối, anh bạn. Nếu không cậu cũng chẳng đến đây. Đấy, lại còn đỏ mặt lên như một đứa bé. - Thế nhà ông Triều Tiên kia ở đâu? - Gần đây thôi. Tớ đã nói với ông ta về cậu rồi… Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ. Giờ đang với ai, Ở đâu? Trong cửa hiệu của người Triều Tiên, khách ít hơn. Đèn cũng tối hơn, còn ngôi nhà gần như cũ nát. Tôi mua vé hai mươi yên để chơi bi-a và bắt đầu uể oải đẩy bi. - Thế em không sợ chủ à? Ông ta sẽ bị thiệt… - Thì đã sao? việc gì đến em. - Này, em làm ở đây đã lâu chưa? Em có biết Mô-ri-ta Mi-xu không? Cô ta trước làm ở đây. Cô gái chằm chằm nhìn tôi, hệt như cô làm nghề xoa bóp nọ ở trong nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ. - Anh biết chị Mô-ri-ta Mi-xu à? - Anh có biết. Cô ta bây giờ ở đâu? Người ta nói là cô ta ăn cắp tiền à? - Ai nói với anh thế? - Cô gái giận dữ - chị đã cứu Páp đấy. - Ai thế? Cô gái bước đến sát bên tôi, vừa nhai kẹo cao su, vừa kể: Một người làm công ở đây. chị ta có đứa con ốm, cần tiền để thuốc thang, điều trị. Chủ của chúng em là một lão keo kiệt hiếm có, nhất định không cho vay tạm ứng, và chị ta liền lấy tiền trong két mặc dù không được phép. Còn Mi-xu thì sao? Chị ta thương Páp, nhận tất cả về mình. Nói rằng chính chị lấy tiền… - Thế còn chủ? Đưa Mi-xu đến đồn cảnh sát chứ? - Đâu có, chính ông ta cũng còn sợ hơn chúng em… - Mi-xu đã trả tiền chưa? - Chưa. Chị ấy không có đủ số tiền như vậy, và bị bắt làm hầu bàn ở quán bia. - Cô ta có hay đến đây không? - Có đến một lần. Ngoài đường không hẳn mưa cũng không hẳn sương mù, hơi nước bay như bụi, mặt và tóc lập tức ướt đẫm. Tôi muốn ghé lại Kim, nhưng, thấy anh ta trong cửa sổ ở tầng nhà dưới, tôi lại đi ngang qua. Như thế là từ xí nghiệp dược phẩm, Mi-xu chưyển đến làm làm ở nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó - đến cửa hiệu - sòng bạc, và cuối cùng - ra quán bia. Mi-xu mỗi ngày mỗi lăm xuống thấp, như quả bóng rơi xuống một hố rác sâu. Người đàn bà mà tôi ruồng bỏ. Giờ đang với ai? Ở đâu? Lần đầu tiên tôi chợt nghĩ ra rằng Mi-xu, như mọi người khác, cũng đau khổ và mơ ước về hạnh phúc. Và như mọi người khác, cũng có quyền được hạnh phúc. Tại sao cô ta lại không gặp may, như tôi chẳng hạn? Tại sao cô ta lại phải nhận tội lỗi của người khác để làm hỏng cả cuộc đời của chính mình? Lòng thương hại, thông cảm mang lại cho cô ta lợi ích gì? Những quán bia – chúng chỉ được sơn ở phía ngoài - đứng thành hàng dọc ở hai bên đường phố đẫm nước mưa. Tất cả đều mang tên các loài hoa: “Uất Kim Cương đỏ”, “Hoa cúc tây”, “Chùm mẫu đơn”. Các quán đều vắng khách. Một cô gái đứng trước cửa quán gọi. - Này anh xinh trai đáng yêu, vào chỗ chúng em đi. Ở khu làng chơi người ta cũng mời khách như vậy. - Vào chỗ chúng em đi, chúng em lấy rẻ mà phục vụ tốt mà. Từ trong phòng vang lên tiến đàn ông khàn khàn. - Câm đi, đồ mõm lợn, không biết chiều khách. Tôi đi đến quán “Tây tạng hồng hoa”. Nơi Mi-xu làm. - Anh ơi, vào đi, chúng em có bia mới. - Tôi muốn tìm Mô-ri-ta Mi-xu. - Mi-xu à? ở đây không có ai như vậy cả nhưng em có thể thay cho cô ta. Anh không muốn à? - Tôi hỏi nghiêm chỉnh đấy. tên cô ta là Mô-ri-ta Mi-xu. Cô không biết à? - A! chắc anh hỏi Xa-ki-nô chứ gì? Nhưng chị ấy hôm nay không đi làm. - Tại sao? - Đi bệnh viện. - Có chuyện gì thế? - Em không biết hình như bị mụn nhọt gì đó. - Tôi là I-ô-xi-ô-ca, - tôi chìa ra cho cô ta mẩu giấy ghi địa chỉ, nhờ đưa hộ cho Mi-xu. Khi hiểu là tôi không vào quán, cô ta chửi một tràng tục tĩu. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Không chỉ thể xác - cả người tôi như bằng bông. Tôi nặng nhọc thất thểu đi dọc đường phố sũng nước. Đèn hai bên đường đã bắt đầu tắt. phía trước tôi, một con chó ướt đẫm lông cụp đuôi lầm lũi chạy. Mi-xu ốm à? Cô ta bị bệnh gì? Trông cô ta khỏe mạnh như vậy kia mà. “ Nếu như cô ta không gặp mình, nếu như không có lần gặp gỡ thứ hai, - mình vẫn nhớ đấy chứ, - có thể cuộc đời cô ta đã khác đi, dù không hẳn là hạnh phúc - bây giờ hỏi có ai mà hạnh phúc? - nhưng chắc cũng không đến nỗi tồi, tức là còn hơn như hiện nay. " “ Nhưng mình không có lỗi gì hết. - Tôi lắc đầu. - Hơi sức đâu mà nghĩ tới tất cả mọi người! Bởi vì mỗi người đều có nỗi bất hạnh của mình…” Vâng, đúng như thế đấy. Nhưng chính vì vậy mà mỗi người không được quên rằng anh ta không sống trên đời này một mình, rằng những hành động của anh ta không thể không để lại dấu vết gì đối với người khác… Tôi lại lắc đầu và tiếp tục đi, không để ý đến trời mưa, như vào đêm nọ ở Xi-bui- a, khi tôi bỏ Mi-xu đi không nhìn lại, và cô ta lẽo đẽo theo tôi như một con chó. Buổi sáng hôm sau, tôi quên nỗi buồn mà những suy nghĩ về Mi-xu mang đến. Bầu trời sau cơn mưa hôm qua rất quang đãng. mặt trời chiếu sáng và dịu như thường gặp vào đầu mùa hè. Tâm trạng của tôi khá sảng khoái. “ Tất cả đều vớ vẩn, - tôi nghĩ, - cần phải làm việc, làm việc. còn Mi-xu? Chỉ là một mẩu gỗ con bị thác nước cuộc đời nhận chìm xuống đáy… Có đáng để phải nhớ đến cô ta không?” Ngày hôm đó tôi làm việc rất hăng. Tôi vui vẻ chào hỏi nói chuyện với tất cả mọi người, thậm chí cả với Ô-nô: mọi người đều hài lòng với tôi. Mấy lần tôi được gọi tới gặp viên quản lý. Khi tôi cùng Ma-ri-cô đi dạo trong giờ nghỉ trưa, cô ta hỏi tôi: - Hôm qua anh đi đâu? Em buồn không biết làm gì cả. - Xin lỗi em, anh không báo trước được. anh có việc cần kíp, không thể không đi. - Em nghĩ mãi, nghĩ mãi nên làm gì cho có việc, và cuối cùng quyết định đi đến Can-đô, nơi em làm việc trước kia. - Đến Can-đô à? Ai ở đó? - Chẳng lẽ em chưa kể cho anh nghe à? - Ở đó có xí nghiệp dược phẩm. Em làm ở đó chỉ là để hiểu biết cuộc đời hơn. Nhưng nó rất bẩn, và ít lâu sau em phải bỏ đi. - À - à, tôi kéo dài, làm ra bộ hờ hững, để che giấu giọng nói run run. - Ở đó giờ không còn ai là người quen nữa hết. - Chúng ta đến hiệu “Pa-ri bạc” đi, - tôi nói to để lái câu chuyện sang hướng khác. Ma-ri-cô không nhận thấy điều gì cả. - Anh không biết. Nhưng, xin lỗi em, anh quên rằng trong túi anh không còn một xu nào nữa. - Thế có nghĩa là anh nói dối em, - Ma-ri-cô giơ ngón tay ra dọa tôi. Chắc là hôm qua anh đi uống rượu và tiêu hết tiền. Sau khi cưới thì không thể như thế được đâu. Còn hôm nay em sẽ trả tiền cho. Chúng tôi đi đến phố Gin-da, - và vào hiệu cà phê “Pa-ri bạc” nghe ca khúc. Trong lúc chúng tôi uống chè, các ca sĩ biểu diễn các bài hát ngắn của mình. Ba ngày trôi qua… Vào cuối tuần, khi đi làm về, tôi trông thấy một tờ bưu thiếp trong thùng thư của tôi. Trên tờ bưu thiếp là nét chữ trẻ con quen quen: “Anh sống ra sao? Em biết rằng anh có đến quán của em. Em xin anh đừng đến đây nữa. sức khỏe em xấu lắm…” Lỗi chính tả vẫn nhiều như trước, nhưng bây giờ chúng không làm cho tôi buồn cười nữa. Ngày hôm sau, đi làm về, tôi gọi điện cho cô ta. Chúng tôi thỏa thuận sẽ gặp nhau ở ga Ca-vát-da-ki. Tôi đi đến ga trong tâm trạng như thế nào à? Thú thực, tôi muốn gặp cô ta, nhưng chỉ vì tò mò. Với một sự khoan khoái đặc biệt, tôi nghĩ rằng bây giờ tôi không phải đi tới khu làng chơi nữa, mà tôi sẽ có một người đàn bà thường xuyên. Thời tiết lại rất tồi tệ, trời mưa, tóc và áo ướt đẫm hơi nước. Tôi ngồi trong một cửa hiệu ăn, đèn rất sáng ở cạnh nhà ga, hút thuốc. Ví của tôi căng đầy, ban nãy tôi vừa mới nhận lương. “ Có thể cho Mi-xu một ít để chữa bệnh hoặc đãi cô ta một cái gì đó thật ngon” – tôi nghĩ thầm. bằng cách đó tôi muốn làm nhẹ bớt sự lừa dối mà tôi lại chuẩn bị dành cho cô ta. Đã hai chục phút trôi qua mà Mi-xu vẫn chưa thấy đến. Khi nói chuyện điện thoại, Mi-xu buồn rầu nhắc đi nhắc lại là không thể đến được. Tôi khẩn khoản, và cuối cùng cô ta phải đồng ý; giờ thì tôi đã biết bằng cách nào để tác động đến Mi-xu. Và đấy, đã nửa giờ rồi mà vẫn không thấy đâu. Tôi bắt đầu cáu. Đồ đần độn, đồ quê mùa, đồ thộn. chẳng lẽ nào cô ả đã kiếm được thằng nào khác rồi à! “ Mình sẽ đợi thêm nửa giờ nữa rồi đi”, - tôi quyết định. Vừa lúc đó một bóng người hiện ra trên cánh cửa kéo rèm của cửa hiệu. Mixu bước vào. Chiếc áo khoác thảm hại, chiếc ô cũ kĩ cầm trong tay, đôi chân ướt đi dép, và vẫn đôi bím tóc như xưa. Trông cô ta có một cái gì đó giống như một con mèo hoang. - Chào em! - Em biết rằng anh đã đến tìm em ở quán bia “Tây tạng hoa hồng” rồi chứ? Một cô hầu bàn đi đến, tò mò nhìn chúng tôi rồi nhận thực đơn. Cà-phê đã được mang ra. Mi-xu vẫn ngồi im, mắt nhìn xuống bàn, không động đến chén. - Em sao thế? Anh nhớ em lắm. Anh tìm em rất lâu. Em không còn muốn gặp anh nữa à? Sao em lại im lặng thế? Em có muốn giữa chúng ta tất cả lại như xưa không? Sao? Anh thấy em không còn yêu anh nữa rồi? Cuối cùng Mi-xu ngẩng mặt lên và nhìn tôi chằm chằm. - Em không yêu anh à? - Không, không, - Mi-xu òa khóc. - em yêu anh. - Em yêu à? thế tại sao em không muốn gặp anh nữa? - Em…Em… - Em làm sao? Anh biết rằng em làm ở quán bia. Nhưng đã sao? Anh chẳng thấy việc đó có cái gì là xấu cả. - Nhưng em bị bệnh. Đến bây giờ tôi mới nhận thấy mặt cô ta nhợt nhạt, tái xanh. - Em bị bệnh gì? Lao à? phổi à? - Không. Em chỉ cho bác sĩ xem những vết đỏ trên cổ tay. - Sao nữa. - Ông ta nói rằng cần phải nghiên cứu thật kỹ. Vì vậy ngày mai em phải đi Ô-đem-ba. - Đi Ô-đem-ba? - Vâng. ở đó, - Mi-xu phải khó nhọc lắm mới nói ra từng tiến một, - ở đó có một bệnh viện. Tôi lập tức nhớ lại lần chúng tôi đi chơi tập thể về. Gần đến Ô-đem-ba chúng tôi thấy một khu nhà kỳ lạ ở trong rừng. Xung quanh không có lấy một nhà dân nào cả. Hình như đó là bệnh viện cho những người hủi. - Chẳng lẽ… Mi-xu…