Chương 6

Chuông điện thoại reo. 11 giờ 40 phút. Tôi nhấc máy:
- Phạm Lê Phan đây.
- Sao?
- Xong rồi. Tao đã giao Cục cho họ. Tốt đẹp cả. Tự nghĩ mình chỉ là thượng sĩ nên tao không đủ tư cách làm Hoàng Diệu. Tao về. Thôi nhé!
 
Phạm Lê Phan đã về. Tôi rủ Côn ra đường. Vỉa hè nhà tôi, vỉa hè bên kia phố đã ngổn ngang mũ sắt, mũ vải, giầy vớ, ba lô, súng đạn. Không ai thèm lượm nhặt. Không ai nỡ lượm nhặt. Vợ tôi và ba đứa con cũng mở cổng ra đường. Khi nhìn quân trang, quân dụng, võ khí của quân đội ta xép lớp trên vỉa hè, vợ tôi òa lên khóc. Các con tôi khóc theo. Những tiếng khóc, những giọt nước mắt muộn màng. Tại sao người ta chỉ biết khóc vào hoàng hôn? Cảnh tượng bây giờ, đã thay đổi chút chút. Tôi thấy có nhiều người đeo băng vải đỏ ở cánh tay phải. A, những người này tôi đều biết. Họ ở dưới chợ Xóm Lách. Họ đã là nhân dân tự vệ chọc chó, hái trộm khế nhà tôi và gây phiền nhiễu cho dân lương thiện. Họ đã là những tên sống cù bơ, cù bất ngoài vòng pháp luật. Họ đã là ông thợ may hiền lành, bà chạp phô dễ tính. Họ đeo băng đỏ chờ đợi hoan hô cách mạng, hoan hô quân giải phóng. Họ thuộc sư đoàn 304 tân lập°. 11 giờ 45 phút, xe tăng cộng sản thị uy trên đường Công Lý. Nó tiến vào thành phố theo ngả Hàng Xanh, Bạch Đằng, Chi Lăng, Võ Tánh, rồi rẽ sang Cách Mạng, qua cầu Công Lý. Nó ngang qua nhà tôi. Năm chiếc. T-54 treo hoa ny-lông phía trước. Nóc xe đầy nhóc lính 304 phất lia lịa cờ đỏ sao vàng và cờ trên đỏ, dưới xanh, giữa sao vàng. Bên hông xe đeo tòng teng lồng gà, lồng vịt. Hẳn là tăng cộng sản đã dừng lại để nhận quà của "nhân dân" và để lính 304 leo lên... giải phóng Sài gòn. Gà và vịt cũng hãnh diện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh!
 
  Những người đeo băng đỏ dơ cao tay, hét lớn "Hoan hô bộ đội giải phóng". Tôi có thể làm chứng nhân rất trung thực cái phút giây buồn bã này. "Nhân dân" đã không hoan hô theo. "Nhân dân" đứng trố mắt nhìn. "Nhân dân" suy nghĩ gì khi họ gặp xe tăng cộng sản, tôi không biết. Nhưng tôi đọc từ trong ánh mắt của họ một nỗi bẽ bàng. Chính nỗi bẽ bàng đó đã giữ tình nghĩa Việt Nam nguyên vẹn. Và Sài gòn không hề có đấu tranh giai cấp Xe tăng đi qua một lát thì mô-lô-tô-va và GMC Trung quốc tiến vào. Bộ đội miền Bắc đội nón cối. Quân giải phóng đội mũ tai bèo. Tất cả đứng trên xe cười thỏa mãn, vẫy tay rối rít. "Nhân dân" vẫy tay chào theo phép lịch sự. Tuyệt nhiên, "nhân dân" không hoan hô, dù cò mồi cách mạng 304 đã lấn xuống đường hô những khẩu, hiệu chào mừng quân giải phóng. Không còn cách mạng "diễn binh" nữa, "nhân dân" tản mạn về nhà mình. Đường phố nổi bật lính sư đoàn 304 đeo băng đỏ.
 
Tôi bảo vợ tôi đưa các con vào nhà, đóng cổng, khóa kỹ rồi rủ Đặng Xuân Côn đi bộ lên Sài gòn.
-Ông thấy gì?
- Thấy gì?
-Tôi sợ biển máu của nhân dân, không sợ biển máu của cộng sản. Rất may, nhân dân không thích biển máu.
- Sẽ không có biển máu.
-Phải, biển máu sẽ là đại dương nước mắt.
Dọc vỉa hè số lẻ đường Công Lý, chúng tôi rảo bước. Tôi không thấy đi, thấy khát. Quân trang, quân dụng, võ khí từng đống, từng đống trên vỉa hè. Tôi đã no nghẹn ngào. Mười tuổi, tôi đi đếm xác đồng bào tôi chết đi tháng ba năm ất Dậu, 1945. Cái thị xã Thái Bình nhỏ bé của tôi, xác chết đói cùng khắp. Gầm cầu. Xó chợ. Vỉa hè... Tôi đã nhìn đồng bào tôi chết từ từ. Tôi đã nhìn người mẹ chết, đứa bé nhay vú mẹ một lúc rồi chết theo. Hồi đó, tôi chỉ biết sợ hãi, thương xót mà chưa vỡ lẽ đau đớn. Những người bạn thơ ấu của tôi như Côn, như Luyến đã cố gắng làm những gì mình có thể làm được để cứu đói Và chúng tôi, đã đi ăn mày xin cơm cứu đói. Hôm nay, 30-4-1975, ba mươi năm sau, 40 tuổi, tôi lại nhìn quần áo, nón mũ, súng đạn của quân đội nước tôi nằm ngổn ngang, chất đống trên vỉa hè Sài gòn. Tôi đã vỡ lẽ đau đớn. Nón mũ, giầy vớ, quần áo của quân đội tôi yêu dấu, cơ hồ xác chết đói năm 1945. Đời tôi sao lại phải chứng kiến nhiều thảm cảnh thế? Nước mắt ròng ròng, hai chúng tôi bước nhanh.
- Long, cuộc chiến đấu chống cộng sản của dân tộc ta thật sự bắt đầu từ năm nào?
- 1951.
- Tại sao?
- Vì cuối 1950, cộng sản quy định thành phần, giai cấp Quốc gia bị loại bỏ khỏi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập, tự do.
- Như thế, dân tộc ta đã chống cộng sản 24 năm. Bốn năm chống cộng sản với Pháp thì mất nửa tổ quốc. Hai mươi năm chống cộng sản với Mỹ thì mất cả tổ quốc và nuốt nhục.
- Chúng ta có thể xin cơm cứu đói 1945 mà không thể cất dấu xác chết 1975.
- Chúng ta làm gì?
- Làm gì? Lúc nãy, Phạm Lê Phan nói nó không đủ tư cách làm Hoàng Diệu nên nó về nhà nó. Ông muốn làm gì? Trong một biến cố lịch sử nào đó, có những người cần chết và những người cần sống. Chúng ta không có cả hai. Chúng ta chỉ có những kẻ sợ chết, cho nên, chúng ta thiếu sự chết cho sự sống.
-Mày nghĩ sao, nếu Trần văn Hương không chịu "hy sinh" cho Dương văn Minh?
- Có thể có đánh đấm.
- Rồi sao?
- Ông ta sẽ sống như Dương văn Minh thôi.
- Nếu mày là Dương văn Minh?
 
  Những kẻ như Nguyễn văn Thiệu, Dương văn Minh, ngoài tham vọng quyền bính còn tham vọng đi vào lịch sử. Dương văn Minh đã có cơ hội duy nhất đi vào lịch sử, nhưng ông ta tình nguyện khước từ. Từ một tên lính của thực dân Pháp, nhờ sự chuyển mùa của đất nước khan hiếm tài n!!!9588_9.htm!!! Đã xem 70559 lần.


Nguồn: Phodatron
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 7 năm 2007

Truyện Cùng Tác Giả Áo tiểu thư Ảo Vọng Tuổi Trẻ Bầy Sư Tử Lãng Mạn Cái Diều Cám Ơn Em Đã Yêu Anh Cầu Mơ Con Sáo Của Em Tôi Con Suối Ở Miền Đông Con Thúy Đại dươứng kiến cảnh tượng này. Tôi cũng không biết ông tướng Lê Nguyên Khang, ông tướng Bùi Thế Lân đã xem những thước phim giật đổ tượng đài thủy quân lục chiến mũi súng nhắm thảng Hạ Viện chưa. Rất bất bình với tượng đài khi người ta dựng lên. Thủy quân lục chiến, những người lính của dân tộc, của tổ quốc, của quê hương như tất cả lính của các binh chủng khác, đã bị bọn ngu xuẩn nịnh bợ chế độ quân phiệt độc tài dùng làm bình phong đe dọa lập pháp, chế ngự dân sự. Tại sao họng súng nhắm thằng Hạ Viện? Lúc này, 16 giờ thiếu 10 phút, đứng ngắm hai pho tượng ngã gục, nứt vỡ, tôi quên bất bình cũ. Và cứ tưởng những nhát búa bổ xuống đầu pho tượng là những nhát búa bổ xuống đầu mình.
- Đã có những ông tướng đào ngũ nuốt nhục giùm mày bên Mỹ.
- Bọn bất tri vong quốc hận ấy nuốt gì? Chúng nó đã nuốt máu xương của lính, chúng sẽ tiếp tục nuốt tiền bán xương máu lính.
Lảng chuyện, Côn hỏi tôi:
- Trong Dinh Độc Lập có gì lạ?
Tôi dịu giọng:
- Có gì lạ? Tôi đang muốn biết đây...
 
 
HÀNG THẦN VÀ HÀNG THẦN BẤT ĐẮC DĨ
 
Cuốn phim tài liệu của cộng sản nhan đề Tháng 5, những khuôn mặt do Đỗ Chu° viết lời thuyết minh, chiếu ở các rạp Sài gòn ngay trong tháng 6-1975 đã khiến dân Sài gòn buồn nôn. Nó mở ra bằng cảnh trống vắng của phòng họp của Hội đồng An ninh Quốc gia trong Dinh Độc Lập. Nó vào bằng cảnh triều đình Dương văn Minh quy hàng. Rồi nó bung ra những xóm lao động tăm tối trước tháng 4-1975. Nó giới thiệu đầy đủ khuôn mặt cỏ đuôi chó buổi sáng một tháng 5-1975. Những chủ báo nào vác cờ đỏ sao vàng. Những nhà văn nào căng khẩu hiệu chào mừng cách mạng... Mẩu bài này chỉ viết về những khuôn mặt hàng thần bất đắc dĩ.
Khuôn mặt thứ nhất là tiến sĩ Nguyễn văn Hảo, phó Thủ tướng đặc trách Kinh tế, Tài chính kiêm Tổng trưởng Canh nông của nội các Trần Thiện Khiêm. Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo đã mất hết chức tước từ khi Nguyễn văn Thiệu thoái vị, nhường ngôi cho thầy giáo Trần văn Hương. Nội các Nguyễn Bá Cẩn không có tiến sĩ Hảo. Nội các Vũ văn Mẫu không có tiến sĩ Hảo. ông tiến sĩ họ Nguyễn đã quá xa "chính quyền" bằng hai đời... Tổng thống. Tại sao ông ta lại có mặt trong đám hàng thần lơ láo ở Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975?
 
 
Truyện kể rằng, tiến sĩ kinh tế Nguyễn văn Hảo và thống đốc ngân hàng Lê Quang Uyển đem bầu đoàn thê tử leo lên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín, đường Hàm Nghi, từ sáng 29-4. Đây là điểm hẹn của người Mỹ. Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển tin chắc người Mỹ không thể, không nỡ bỏ rơi hai ông. Hai ông kiên nhẫn chờ đợi. Sáng qua, trưa tới, tối đến... Trực thăng Mỹ vẫn chưa đến. Sao không thấy em lại? Tiến sĩ Hảo và thống đốc Uyển chơi một đêm không ngủ trên nóc ngân hàng Việt Nam Thương Tín. 9 giờ ngày 30-4, biết chính xác bị người Mỹ cho đi tầu suốt, hai ông dắt díu bầu đoàn thê tử xuống đường. Thống đốc Lê Quang Quyền về nhà lo sợ biển máu. Rồi ông trình diện học tập cải tạo. Trại cuối cùng của ông là Hàm Tân Z30D. ở đây, thống đốc Uyển đã nổi tiếng là người phá kỷ lục ăn thịt chuột. Ông ăn đủ các loại chuột. Chẳng hiểu sự ăn chuột có giúp ông soi sáng nghĩa đời hôm nay, khi ông hiển vinh tại Kuweit? Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo không về. ông bảo bà Cao thị Nguyệt về căn nhà đầu đường Miche, gần nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi và bà vợ nhỏ về căn nhà đường Yên Đổ. Còn ông tiến sĩ Hảo chạy vô Dinh Độc Lập làm hàng thần lơ láo.
Mưu của tiến sĩ Hảo rất cao. ông sẽ thoát biển máu vì quốc tế chứng kiến ông "hàng" ở Dinh Độc Lập. Cộng sản khó thủ tiêu ông ta. Có thể, cộng sản còn đánh giá cao cái thiện chí... hàng của tiến sĩ Hảo. Y trang. Tiến sĩ Hảo, nhờ khuôn mặt nghiêm túc trong những thước phim Tháng 5, những khuôn mặt mà sau 30-4 lại phom phom mặc sơ-mi hoa hòe hoa sói lái DS-19 chạy rông trên nỗi quằn quại của Sài gòn. ông ta tiếp tục chơi ten-nít ở sân quần vợt Duy Tân, Hồng Thập Tự. Rồi ông ta ra Bắc tham quan và nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Rồi cùng tiến sĩ Nguyễn Xuân Oanh, ông ta giúp Võ văn Kiệt "mở bung kinh tế" thành phố Hồ Chí Minh. Rồi ông ta leo lên Air France... di tản - cũng có thể gọi là tỵ nạn chính trị - và được phép mang theo cả trăm chiếc áo dài thêu sẵn làm vốn lưu vong.
 
Hàng thần lơ láo "tỵ nạn chính trị" bên Pháp có Dương văn Minh, Nguyễn văn Hảo. Dương văn Minh còn biểu diễn xé giấy thông hành qua cửa phi trường Tân Sơn Nhất do cộng sản cấp phát khi máy bay của Air France sắp đáp xuống Charles de Gaulle! Nguyễn văn Hảo thì tiết lộ Nguyễn văn Thiệu đã ăn cắp vàng của quốc gia mang theo. Tự nhiên, hàng thần lơ láo đổi màu như kỳ nhông, biến thành những người yêu nước chống cộng. Nguyễn văn Hảo tình nguyện làm hàng thần lơ láo thì được, vì ông ta đã từng là phó thủ tướng. Nhưng nghị sĩ Nguyễn văn Huyền sao cũng cam đành làm hàng thần? Ông ta do dân bầu. Dân đâu có hàng giặc. Dân đâu có thua trận. Nghị sĩ Huyền mình hạc vóc mai không thể leo lên hàng rào phi trường Tân Sơn Nhất được. Ông ta trở về. Thay vì đợi số phận mình chìm trong biển máu hay đem tấm thân già tạ lòng cử tri, ông ta vẫn tham sinh bon chen vào đám hàng thần. Rồi ông ta cũng đã chết già, chết bệnh. Cái chết của ông không để lại một ý nghĩa sống nào cho đời sống kế tiếp. Rốt cuộc, những vạt nắng óng lên trong hoàng hôn của lịch sử hiu hắt Sài gòn chỉ là máu lính văn nghệ cầu Thị Nghè, máu lính nhẩy dù đại lộ Thống Nhất, máu Trung tá cảnh sát Long dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Phodatron
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 7 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---