Bô-na-pác lấy làm hài lòng về sự biến ngày 18 Tháng Quả, cả về phương diện khác của nó. Hiệp ước Lê-ô-ben, ký hồi tháng 5 năm 1797 với áo, mới chỉ là một sự đình chiến. Vào mùa hạ, chính phủ áo đột nhiên có những dấu hiệu táo bạo và gần như doạ nạt nữa. Còn Bô-na-pác thì đã biết rất rõ vấn đề: lúc ấy, nước áo cũng như cả châu Âu quân chủ đã nín thở theo dõi ván bài đang diễn ra ở Pa-ri. ở ý, người ta chờ đợi ngày này qua ngày khác sự sụp đổ của Viện Đốc chính và của nền cộng hòa, chờ đợi việc quay trở lại của dòng họ Buốc -bông và theo sau đó, tất nhiên là việc thanh toán tất cả những đất đai mà quân Pháp đã chiếm được. Ngày 18 Tháng Quả, với sự thất bại của bọn bảo hoàng và việc công bố âm mưu phản bội của Pi-sơ-gruy, đã chấm dứt tất cả những hy vọng đó. Từ nay, tướng Bô-na-pác tập trung cao độ vào việc ký hòa ước một cách nhanh chóng. Để đàm phán với Bô-na-pác, nước áo cử nhà ngoại giao có tài là Cô-ben. Nhưng Cô-ben đã gởp phải một tay bậc thầy. Qua những cuộc thương lượng liên tục kéo dài và khó khăn, Cô-ben phàn nàn với chính phủ mình rằng ít khi gởp phải "một người hay sinh sự và nhẫn tâm" đến như tướng Bô-na-pác. Trong dịp này, tài ngoại giao của tướng Bô-na-pác đã bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết, và theo ý kiến của nhiều người được chứng kiến hồi bấy giờ, tài ngoại giao của Bô-na-pác cũng không kém gì tài chỉ huy quân sự. Hồi này, nóng giận còn là điều mới mẻ đối với Bô-na-pác, và ông ta chỉ bị những cơn điên khùng lôi cuốn có một lần, nhưng sau này, khi đã thấy mình là chủ tề cả châu Âu, thì Bô-na-pác lại thường hay mắc phải. "Đế quốc của ngài là một con đĩ già quen thói hiến thân cho mọi người.... ngài quên rằng nước Pháp là kẻ chiến thắng, mà các ngài là những kẻ chiến bại... Ngài quên rằng ngài thương lượng với tôi ở đây, xung quanh có lính cận vệ của tôi...", Bô-na-pác thịnh nộ hét lên như vậy và hất đổ cái bàn tròn trên đặt bộ đồ cà phê quý do Cô-ben mang tới, món quả của hoàng hậu nước Nga Ca-tơ-rin tởng nhà ngoại giao áo. Bộ đồ vỡ tan ra từng mảnh. Cô-ben báo cáo rằng: " Bô-na-pác đã xử sự như một kẻ mất trí". Cuối cùng hòa ước giữa nước Cộng hòa Pháp và đế quốc áo đã được ký kết ở cái tỉnh nhơ Cam-pô Phoóc-mi-ô ngày 17 tháng 10 năm 1797. Hầu hết những điều Bô-na-pác yêu sách đều được thoả mãn ở ý, nơi Bô-na-pác đã chiến thắng, cũng như ở Đức, nơi mà người áo chưa hề bao giờ bị các tướng Pháp đánh bại. Như ý muốn của Bô-na-pác, xứ Vê-nê-xi đã được trao cho áo để đền bù vào phần đất đai ở tả ngạn sông Ranh mà nước áo đã nhượng cho Pháp. Tin ký hòa ước làm Pa-ri sôi nổi vui mừng. Nước Pháp chờ mong ở hòa bình sự phục hưng nền thương nghiệp và kỹ nghệ. Tên tuổi vị tướng có tài được tất cả mọi người nhắc nhở. Mọi người đều thấy rõ rằng các tướng khác đều đã thua trận trên sông Ranh, chỉ riêng có Bô-na-pác đã thắng ở ý và sông Ranh cũng đã được cứu thoát. Những lời ca ngợi chính thức, không chính thức và riêng tư đăng trên báo chí và thốt ra từ miệng mỗi người hòa thành một bản hợp tấu không ngừng không dứt để tán dương viên tướng chiến thắng, con người chinh phục nước ý. Trong một bài diễn văn, viên đốc chính La-rơ-vơ-li-e Lê-pô thốt lên rằng: chỉ có tinh thần hùng cường của tư tưởng tự do mới có thể kích thích được quân đội ở ý và Bô-na-pác. Ông ca ngợi hạnh phúc của nước Pháp.Giữa thời gian ấy, Na-pô-lê-ông gấp rút hoàn thành việc tổ chức nước cộng hòa chư hầu mới, nước "cộng hòa ở bên kia rởng núi An-pơ", trong đó có một phần đất đai đã chiếm được, và trước hết là miền Lông-bác-đi. Một phần khác thì trực tiếp sáp nhập vào nước Pháp. Sau hết, phần còn lại, như thành Rôm, lúc đó còn nằm trong tay vua chúa cũ của chúng, nhưng trên thực tế chúng nằm trong hệ thống chư hầu của nước Pháp. Bô-na-pác khéo léo tổ chức các nước "Cộng hòa bên kia rởng núi An-pơ" dưới hình thức một nghị viện tư vấn gồm đại biểu của những tầng lớp giàu có trong nhân dân, nhưng mọi quyền hành đều lọt vào tay các nhà cầm quyền chiếm đóng Pháp và uỷ viên phái từ Pa-ri sang. Luận điệu trống rỗng cổ truyền về vấn đề giải phóng các dân tộc, các nước cộng hòa anh em, v.v. chỉ gợi cho Na-pô-lê-ông một sự khinh bỉ ra mặt. Không một phút nào Na-pô-lê-ông tin rằng lại đã có một số người, dù rằng rất ít, thấy hứng thú với cái tự do mà chính Na-pô-lê-ông đã nói trong những lời tuyên bố của ông ta với nhân dân các nước bị xâm chiếm. Theo bản dịch chính thức được truyền đi khắp châu Âu thì dân tộc ý vĩ đại đã quẳng cái ách mê tín và áp bức đè nởng từ bao thế kỷ, đã cầm vũ khí để giúp đỡ những người Pháp giải phóng họ nhưng, thực ra, Bô-na-pác đã báo cáo mật với các vị đốc chính rằng các vị đã lầm khi cho rằng tư tưởng tự do sẽ có thể thúc đẩy được một dân tộc già nua mê tín, khiếp nhược và xảo quyệt làm nên đại sự. Trong quân đội của Bô-na-pác không hề có một người ý, trừ phi người ta cho rằng một nghìn rưởi kẻ lười biếng, đã nhởt nhạnh được ở ngoài phố, chỉ biết đi ăn cướp và chẳng làm được trò gì ấy cũng là quân đội. Bô-na-pác nói tiếp rằng chỉ có một cách duy nhất là cai trị khéo léo, dựa vào "kỷ luật nghiêm khắc" mới có thể nắm chắc được nước ý. Và người ý đã có dịp được biết Bô-na-pác quan niệm thế nào là kỷ luật nghiêm khắc. Bô-na-pác đã trừng phạt tàn nhẫn nhân dân thành phố Bi-nát-cô và Pa-ri, cũng như một vài làng khác vì binh lính Pháp đã bị giết ở lân cận những làng ấy. Trong mọi trường hợp, hành động của Bô-na-pác đều bắt nguồn từ một đường lối chính trị rõ ràng mà ông ta luôn luôn trung thành và giữ vững: không bao giờ nên tàn bạo vô ích, nhưng khi cần thiết để khuất phục nước bị chiếm thì phải khủng bố nởng nề và khốc liệt. ở ý, Na-pô-lê-ông đã thủ tiêu mọi dấu vết của luật lệ phong kiến ở bất kỳ nơi nào, và cấm giáo hội, nhà tu được quyền thu một vài khoản bổng cấp; trong một năm rưỡi ở ý (từ mùa xuân năm 1796 đến cuối mùa thu năm 1797), Na-pô-lê-ông đã thành công trong việc ban bố một số đạo luật làm cho tình trạng xã hội và pháp chế miền bắc ý gần giống như tình trạng mà giai cấp tư sản đã lập nên ở Pháp. Để bù lại, Na-pô-lê-ông đã khai thác một cách có phương pháp tất cả những đất đai của ý ở tất cả những nơi mà ông ta đã đặt chân tới. Na-pô-lê-ông đã gửi về cho Viện Đốc chính hàng triệu đồng tiền vàng và hàng trăm tác phẩm nghệ thuật quý giá của các viện bảo tàng và các phòng triển lãm nghệ thuật ở ý. Na-pô-lê-ông đã không quên bản thân ông ta cũng như các tướng lĩnh của ông ta: sau chiến dịch ấy, khi trở về họ đều giàu có.Tuy nhiên, trong khi bóc lột nước ý thậm tệ như vậy, Na-pô-lê-ông nhận thấy rằng, theo ý ông ta tuy người ý rất khiếp nhược nhưng chẳng có lý do gì khiến họ yêu mến người Pháp (họ phải nuôi dưỡng quân đội Pháp thường trực trên đất nước họ), và rồi có thể một ngày kia họ sẽ chẳng còn kiên trì nhẫn nhục được nữa. Vì vậy, đe dọa khủng bố bằng vũ lực là biện pháp hành động chủ yếu đối với người ý để buộc họ tuân theo ý muốn của kẻ đi chinh phục. Bô-na-pác còn muốn ở lại ý, nhưng sau hoà ước Cam-pô Phoóc-mi-ô, Viện Đốc chính đã rất khéo léo song cố thiết triệu Bô-na-pác về Pa-ri và bổ nhiệm là Tổng chỉ huy đội quân sẽ đi đánh nước Anh. Đã từ lâu, Bô-na-pác cảm thấy Viện Đốc chính đã bắt đầu sợ mình. "Họ ganh ghét tôi, tôi biết, mặc dầu họ xu nịnh tôi. Nhưng họ sẽ không thể làm rối trí tôi được. Họ vội vã bổ nhiệm tôi làm tướng đạo quân đi đánh nước Anh để rút tôi ra khỏi nước ý, nơi mà tôi làm vua nhiều hơn là làm tướng". Na-pô-lê-ông đã nhận xét việc bổ nhiệm của mình như vậy qua những lời trao đổi tâm sự riêng tư. Ngày 7 tháng 12 năm 1797, Bô-na-pác có mặt ở Pa-ri, tại đó, ngày mồng 10, toàn thể Viện Đốc chính mở cuộc tiếp đón long trọng Bô-na-pác ở điện Lúc-xăm-bua. Quần chúng đông nghịt đứng vây quanh cung điện, hò reo, vỗ tay như sấm dậy khi Bô-na-pác tới nơi. Đối với bài diễn văn của Ba-ra, vị đốc chính thứ nhất, cũng như của các đồng sự của Ba-ra, của bộ trưởng bộ Ngoại giao Tan-lây-răng, con người thông minh nhưng vụ lợi, có tài phán đoán về tương lai hơn ai hết, và những nhân vật khác trong chính phủ, cùng những lời hoan hô của đông đảo quần chúng trên quảng trường, viên tướng 28 tuổi đó đều tiếp nhận với một vẻ hoàn toàn bình thản, như đó là một việc tất nhiên và không hề làm cho Bô-na-pác ngạc nhiên. Trong thâm tâm, không bao giờ Bô-na-pác quý trọng những biểu thị nhiệt tình của quần chúng nhân dân. "Chà! Nếu tôi phải lên máy chém, hẳn họ cũng sẽ nô nức kéo đến đông như thế này trên con đường tôi đi", sau những đợt sóng hoan hô ấy, Bô-na-pác đã nói như vậy (tất nhiên không nói công khai). Vừa về tới Pa-ri, Bô-na-pác đã cố sức làm cho Viện Đốc chính chấp nhận kế hoạch một cuộc đại chiến mới: với tư cách là người tướng được chỉ định để tiến hành những cuộc hành binh chống nước Anh, Bô-na-pác nhận định rằng có thể uy hiếp nước Anh, từ phía Ai Cập, như vậy sẽ dễ thắng lợi hơn là từ biển Măng-sơ, vì ở Măng-sơ hạm đội Anh mạnh hơn hạm đội Pháp. Bởi vậy, Bô-na-pác đề nghị chiếm Ai Cập để xây dựng ở phương Đông những cứ điểm tiếp cận và những căn cứ quân sự nhằm uy hiếp nền thống trị của Anh ở ấn Độ. Mùa hạ năm 1798, ở châu Âu, khi biết được tin ấy, nhiều người tự hỏi không hiểu sao Bô-na-pác có điên không, vì đến tận lúc đó kế hoạch mới và sự bàn bạc của Bô-na-pác trong các phiên họp của Viện Đốc chính vào mùa xuân năm ấy vẫn còn giữ rất bí mật. Nhưng, cái mà bọn dông dài ngốc nghếch đứng tít đằng xa ngắm nghía cho là một sự phiêu lưu kỳ cục thì thực tế lại liên quan mật thiết đến nguyện vọng đã ấp ủ từ lâu của giai cấp tư sản cách mạng Pháp, cũng như của giai cấp tư sản nước Pháp trước cách mạng. Kế hoạch của Bô-na-pác đã được chấp thuận.