Chính quyền mới lên do Lưu Huyền làm vua cùng theo quân nông dân tiến vào thành Trường An, dân chúng lòng đầy nhiệt tình đón họ vào thành. Thế nhưng, đó một đội quân vô tổ chức, ô hợp, đứng đầu là hoàng đế Lưu Huyền suốt ngày chỉ biết uống rượu và vui chơi ở hậu cung, việc lớn đều giao cho bố vợ ông ta là Triệu Mạnh quản. Triệu Mạnh một mình nắm lấy đại quyền, muốn làm gì thì làm. Trong văn võ bá quan triều đình, có kẻ là thất phu vô học, có kẻ là tiểu thương lưu manh, có kẻ là phu thuê ăn nhờ. Mới được đắc thế quyền quý, bắt người cướp của vơ vét tài vật khắp nơi, cưỡng hiếp phụ nữ, dân chúng thất vọng vô cùng. Chính lúc đó, một lực lượng khởi nghĩa nông dân khác khởi binh từ Sơn Đông - quân Xích Mi lại đổ về hướng Trường An. Khởi nghĩa nông dân vốn là phá nhà cướp của, vơ vét khắp nơi, Quan Đông vét sạch, họ liền thẳng tiến tới Quan Trung. Không lâu sau, hai đội quân nông dân thôn tính tàn sát lẫn nhau. Kết quả đại chiến, quân Xích Mi thắng lớn, đội quân của Lưu Huyền chết trận mất hơn 3 vạn. Trước sự tấn công của quân Xích Mi, trong thành Trường An chưa đánh đã loạn, đám lãnh tụ nông dân thủ hạ của Lưu Huyền đề xuất với ông ta nhân cơ hội cướp sạch thành Trường An, rồi ra khỏi thành đi làm thảo khấu. Lưu Huyền đã làm vua rồi, tất nhiên là không đồng ý. Họ liền dự tính kế hoạch bức ép Lưu Huyền, uy hiếp buộc ông ta làm theo. Lưu Huyền cảm thấy bọn người này không dễ gì khống chế, liền muốn hạ thủ giết chết đám tướng lĩnh. Đám tướng lĩnh đó còn chưa bị giết lập tức làm phản Lưu Huyền, trắng trợn đốt hủy cung điện, Lưu Huyền đành phải chạy trốn khỏi Trường An. Kết quả tranh chấp nội bộ đã để quân Xích Mi công phá thành Trường An, Lưu Huyền chỉ còn cách phải đầu hàng Xích Mi. Lưu Huyền sợ đến mặt mày xám như tro, mình trần phơi thịt run bần bật như dây đàn quỳ ngay trước mặt ông vua con Lưu Bồn Tử của đội quân Xích Mi. Xích Mi thay thế chính quyền mới, chẳng thấy đem đến được điều gì tốt lành cho bá tánh. Chính quyền Xích Mi trong cung Trường Lạc, tranh công giành quyền, rối tinh rối mù, tiểu hoàng đế Lưu Bồn Tử sợ đến chỉ còn cách chui trốn. Lúc đầu khi ở Sơn Đông, Xích Mi nêu lên khẩu hiệu "kẻ giết người thì phải chết, làm người bị thương thì phải bồi thường vết thương", nhưng đến Trường An rồi, họ cũng giống y như chính quyền trước đây, trắng trợn cướp bóc. Nhưng, Trường An lúc đó đã chẳng còn bao nhiêu dầu mỡ. Trải qua hai lần cướp trắng, ngay cả lương thực cũng đã thành vấn đề, xem ra quân Xích Mi không thể tiếp tục trụ lại ở Trường An được nữa. Một mồi lửa lớn, quân Xích Mi đốt rụi toàn bộ cung thất Trường An, chúng lại rẽ sang một ngả đường phá nhà cướp của mới. Đại bộ phận trong số chúng đều muốn quay về quê Sơn Đông, tiếc rằng, đội quân này bị buộc phải rút về phía đông. Lưu Tú từng bị Xích Mi đánh bại nhiều lần, tới lúc này, vây cánh sớm đã phong mãn, ông ta đang trừng mắt hau háu nhìn đám quân Xích Mi. Ông ta đã bố trí các phương án, chuẩn bị bất ngờ tập kích quân Xích Mi. Quân Xích Mi vừa đói vừa rét, sau mấy tháng giao chiến với quân Phùng Dị, Đăng Vũ bộ tướng của Lưu Tú, cuối cùng gặp phải phục kích. 8 vạn quân Xích Mi trong thảm cảnh cùng đường tuyệt đối, đành phải đầu hàng Lưu Tú. Ở đây, người ta nhìn thấy tương đối rõ tính hạn chế của quân khởi nghĩa nông dân, nhược điểm hẹp hòi, tự tư của họ, dẫn đến chỗ họ không biết đoàn kết một lòng, cùng nhau chống địch. Nếu như họ không tự giết hại lẫn nhau, tranh chấp nội bộ, làm sao lại có thể thất bại nhanh đến thế? Người làm thương chiến hiện đại, từ các phương diện tiến bộ thời đại, tiến bộ lý tính của tri thức mà nói, đều vượt trên quân nông dân cổ đại rất nhiều, họ đáng ra phải xử lý quan hệ nội bộ tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế người ta có thể cũng sẽ thấy, trong xí nghiệp hiện đại vì quan hệ này xử lý không được tốt, rốt cuộc đã dẫn tới công ty sụp đổ, việc như thế không phải là không có. Giữa thế kỷ 19, ba anh em Laiman, Đức rời bỏ nghề nuôi bò ở quê hương Batalia tham gia hành trình đi khai thác đại lục mới châu Mỹ. Họ sau khi tới nước Mỹ, mở một công ty thương mại sản phẩm dệt bông, lấy tên là Công ty Anh Em Laiman. Đầu thế kỷ 20, thế hệ sáng lập đời thứ nhất của gia tộc Laiman đã sớm tạ thế, đời thứ hai của gia tộc chuyển trọng điểm kinh doanh từ thương mại sang tiền tệ ngân hàng, đầu tư ngân hàng của họ hết sức tưng bừng thịnh vượng. Kể từ năm 1969, quyền lãnh đạo công ty bắt đầu do người ngoài gia tộc phụ trách quản lý. Mặc dù vậy, công ty vẫn làm ăn rất hưng vượng. Đến năm 1984, công ty Anh Em Laiman đã có tài sản 250 triệu đô la, đã trở thành một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất ở Phố Wall, New York. Chính vào lúc đó tranh chấp nội bộ giữa hai vị Tổng giám đốc công ty Peterson và Clarksman càng ngày càng căng thẳng, vận mệnh công ty đứng trước thử thách cam go. Peterson đã từng là trợ lý các vấn đề kinh tế quốc tế của tổng thống Mỹ tiền nhiệm Richard Nickson, năm 1973 rời khỏi chính phủ tới công ty Anh Em Laiman đảm nhiệm chức Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Clarksman từ 1962 đã làm việc ở công ty này, tư cách và kinh nghiệm hơn Peterson rất nhiều, nhưng ông ta mãi tới năm 1983 mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc mới. Như thế, công ty về mặt đối ngoại trên thực tế xuất hiện hai vị Tổng giám đốc. Bề ngoài, một người phụ trách đối ngoại, một người phụ trách bên trong, không thể có vấn đề gì lớn cả. Nhưng mà như tục ngữ đã nói, một núi không thể có hai hổ. Chỗ sơ hở về thể chế này, cộng thêm tham vọng quyền thế và danh lợi to lớn, một cuộc "chính biến cung đình” không tránh khỏi đã phát sinh. Một buổi sáng sớm của một ngày vào tháng 7 năm 1984, sau khi hai người gặp nhau ở công ty, Clarksman lật bài ngửa ra với Peterson. Clarksman: Tôi đã ngẫm nghĩ về cả cuộc đời mình. Anh biết đấy, tôi suốt đời thích bơi thuyền và chạy tàu, khi tự mình cầm lái trên thuyền cảm thấy thật là thỏa mãn. Giờ đây tôi cũng muốn có được cảm giác thỏa mãn đó ở công ty Laiman. Peterson. Để tôi xem, xem có phải là đã hiểu được lời anh hay không nhé. Ý anh muốn tự mình gánh vác công việc kinh doanh ở đây phải không. Clarksman: Đúng rồi, bây giờ tôi muốn là người quản lý công việc. Bởi vì tôi biết tôi hiện tại tinh lực dồi dào, có thể tiếp nhận ngay. Không đừng được, Clarksman lập tức muốn thương định với Peterson về thời gian biểu giao nhận giữa hai người. Peterson còn muốn vãn hồi cái cục diện bị động đó, nhưng tất cả đều uổng công. Clarksman từ lâu đã sắp sẵn mưu mô trong hội đồng quản trị, rất nhiều người đều bị lôi kéo về phía ông. Muộn rồi, Peterson không còn biết phải làm thế nào, đành phải từ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Clarksman đã đắc thủ. Nhưng rồi ông ta được gì? Ngoài các chức vụ đó ra, chào đón ông ta là sự hỗn loạn từ trên xuống dưới của công ty. Do ông ta đứng đầu trong công ty gây chia rẽ, làm cho một số người bất mãn, không ít những người cùng cộng tác lần lượt rời bỏ ông ta ra đi. ông ta nhận chức chỉ hơn một năm, sự nghiệp của công ty Anh Em Laiman từ đỉnh cao đổ xuống vực thẳm, không một ai có thể cứu vãn được tòa cao ốc sắp đổ đó. Vốn là một ngân hàng đầu tư thực lực hùng hậu, dưới sự chia rẽ nội bộ, thôn tính lẫn nhau mà sụp đổ tan tành, cuối cùng bị sát nhập vào một công ty con của một công ty đầu sỏ khác ở Phố Wall - công ty Transport American. Michael Thomas một người công tác trước đây của công ty Anh Em Laiman thở dài than rằng: "Công ty này chịu đựng được qua cuộc chiến tranh Nam Bắc mà tồn tại, nhưng lại không chịu nổi trận nội chiến giữa Peterson và Clarksman". Chọi nhau tất cả đổ vỡ, hòa hợp mới là đáng quý. Chọi nhau tất hai bên đều thiệt hại, hòa hợp thì hưng vượng phát đạt. Từ xưa đến nay, những chuyện như thế chẳng phải là hiếm phải không?