Tiếp viên hàng không nước nào mà chẳng duyên dáng, lịch sự. Nhưng mấy chi, mấy cô trên chuyến bay ấy có nét gì đó rất riêng của Pháp. Chẳng hạn người phụ nữ không mang số mang tên phục vụ dãy ghế bên chỗ tôi ngồi, thực là đáng nhớ.22. Chị Thành, một Việt kiều ở Paris cắt bài báo Thư từ Hà Nội đưa cho tôi, trong một lần gặp. Chị nói:- Thú thực với anh, năm kia tôi đã định về thăm đất nước quê nhà, nhưng đọc xong bài báo này, cứ do dự. Nếu đúng như cảm nhận của tác giả, thì Hà Nội, ngoài “thạch sùng, nón lá” chẳn có gì mới so với thời tôi phiêu bạt sang đây… Anh xem…Nhìn qua cột báo ghi những dấu hỏi, dấu than bên lề, tôi trả lời:- Bài này tôi chưa đọc. Chị có thể cho tôi mượn về xem… Nhưng tác giả bài viết, ông J. nhà thơ Pháp, năm kia sang thăm Việt Nam thì tôi đã có dịp nghe ông nói chuyện tại Alliance Francaise ở Hà Nội, một cuộc nói chuyện khá thú vị…Về đọc xong bài báo, hôm sau tôi đem đến trả. Chị Thành hỏi:- Thế nào, anh thấy người ta viết Hà Nội có đúng không?- Đúng một nửa, một nửa thiếu chị ạ! Cảm tưởng thực của tôi là anh J. làm thơ, bình thơ Pháp khá hay. Ở bài viết này chắc anh không có ý bôi đen Hà Nội, nhưng khi viết bút ký thì anh chưa chọn lọc chi tiết. Có lẽ vì đã quen tiện nghi ở một nước hiện đại mà sang Hà Nội, anh ấy thấy lạ về con thạch sùng trên trần nhà. Dù sao Hà Nội hiện nay đã có nhiều khách sạn ba sao, năm sao thoáng đãng, không chỉ là “xứ sở của con thạch sùng”!Có lẽ tác giả chưa để ý đến phụ nữ Hà Nội ngày nay, nhất là thanh nữ phục trang quá mốt, phóng Honda đi làm. Có thể tác giả cũng chưa dự một cuộc thi hoa hậu, chưa gặp nữ sinh Việt Nam mặc đồng phục áo dài cho nên “khó phân biệt được đàn ông, đàn bà”! Còn như chị em nào bên mình đang phải mang nón và trùm kín khẩu trang mà tác giả ngỡ như “những bóng ma” dọc đường phố hay trên đồng ngoại thành, thì đó là những người lao động cần thiết. Chính họ đã làm cho Hà Nội nay đẹp hơn thời chị ra đi… Thật ra hai mươi lăm năm xây dựng, mười lăm năm đổi mới, bức tranh Hà Nội đã có khác xưa. Tôi đoán rằng tác giả chỉ kỳ thú chấm phá đôi nét lạ. Có điều theo tôi chị Thành ạ, đó là quyền nhà thơ nhà báo. Chỉ tiếc rằng, tác giả lại chưa nhận ra những khó khăn mới, những vấn đề khác mà Hà Nội đang khắc phục với sự giúp đỡ của bạn bè năm châu…Chăm chú nghe tôi nói, đến đây chị Thành gật gù:- Sự thật là thế chăng! Và như vậy, thì tác giả J. chỉ mới làm “ông Tây ba lô du ngoạn” thôi nhỉ?... Thế còn anh? Chuyến đi này, anh sẽ về Paris như thế nào?- Tôi ấy à? Rút kinh nghiệm bạn đồng nghiệp, tôi sẽ đề cập những mặt chính, về nền văn hóa Pháp, về một dân tộc vui tính, hiếu khách…- Nhằm mục đích gì?- Nhằm góp vào tình hữu nghị Pháp - Việt. Và để bạn Tây, nhất là chị, có đọc, khỏi gọi tôi là “ông ta xắc cốt du hành”…23. Đang nằm vắt tay qua trán, chợt chuông điện thoại. Tôi cầm ống nghe. Một giọng trẻ con bập bẹ bốn tiếng Việt:- A- lô “chao bạc vê-nan”!- Ai đấy?- Paul đây mà! Bác còn nhớ cháu không?- Ồ, chào cháu Paul!Thực không ngờ, đó là cậu học sinh lớp 5, chơi bóng mà tôi gặp ở đồi cỏ tuần trước.- Ơ, sao cháu có địa chỉ của bác?- Bác chẳng cho cháu số phone là gì! Bác nay, sáng chủ nhật này, lớp chúng cháu đi tham quan nông trại. Trưa sẽ về cắm trại ở khu đồi hôm trước. Nếu rỗi, mời bác tới khu đối cùng vui…Tất nhiên là tôi nhận lời:-Đồng ý thôi!Tôi lục vali, tìm xem có vật gì từ Việt Nam mang sang để làm cho cậu bé mến khách mà chỉ mình nhớ mang máng tóc nó hoe hoe, có chiếc răng sún, hôm đó cứ lạ lẫm hỏi mình "bác mà còn đi học?”Lên trạm metro, tôi bước tới triền đồi hôm nọ cũng là lúc chiếc xe “đi thực tế” (Va savoir) vừa dừng bánh. Toàn học sinh đi tham quan về, tỏa xuống như một đàn ong.- Cháu biết mà, thế nào bác cũng đến!Đoạn, Paul dẫn tôi tới giới thiệu với cô phụ trách và bạn trưởng lớp.Thế rồi, trong khi bạn cả lớp tỏa ra chống cọc căng bạt, dựng trại, Paul chạy tới ôtô, rút ra vật gì đó đem đến chỗ tôi:- Đến tham quan nông trại, cháu nhặt được mấy cọng rơm này tặng bác!- Sao lại tặng bác cọng rơm? À này, nhà cháu ở phố nào? Bố mẹ cháu làm gì?- Cháu không có bố. Cháu ở với mẹ. Mẹ cháu quen nhiều người Việt Nam. Cháu được xem phim, biết các bạn Việt Nam có thời đầu đội mũ rơm, tay xách đèn chai xuông học dưới hầm. Với các cọng rơm này, bác tết cho cháu cái mũ…Cầm mấy cọng rơm trên tay mà nhớ chuyện, một cô bé Đức năm nào cũng đã cầm kéo cắt xoẹt lọn tóc vàng trên đầu mình tặng cho cô bạn Việt Nam….Và tôi nhận nắm rơm của Paul làm kỷ niệm chứ thực tình rơm không đủ tết mũ cho cháu. Để bù lại, tôi mời cả lớp cùng hát bài hát “ Tuổi xuân” (Jeunesse). Paul ngồi cạnh tôi. Mọi người vỗ nhịp tay cho đến câu cuối, rồi yêu cầu tôi hát lại, “chúng ta yêu tất cả trên đời”…( Nous aimons tous ceux qui vivent).24. Tiếp viên hàng không nước nào mà chẳng duyên dáng, lịch sự. Nhưng mấy chi, mấy cô trên chuyến bay ấy có nét gì đó rất riêng của Pháp. Chẳng hạn người phụ nữ không mang số mang tên phục vụ dãy ghế bên chỗ tôi ngồi, thực là đáng nhớ.Chị có giọng nói đi theo nụ cười mỗi lần qua lại tiếp nước, mời cơm, đưa báo hoặc hướng dẫn hành khách.- Chị cho tôi mua tờ “Văn học Pháp” (Lettres Francaises).- Xin lỗi ông, báo ấy không có. Ông vui lòng xem “Đời sống Paris” (La vie Parisienne) nhé…Cứ vậy, mỗi lần chị qua, tôi lại có dịp làm quen.Phải tới khi, từ sân bay Bangkok, bước lên một ông khách to cao, kéo theo cái vali. Ông ta ngồi phịch xuống số ghế cạnh tôi. Chị tiếp viên dịu dàng tới giúp ông đưa cái vali lên khung, nhưng ông xua tay.Và bây giờ thì cái bụng to, ôm thêm cái vali làm ông cứ ngọ nguậy. Một lần, ông quay phía sau chạm khuỷu tay vào mặt tôi. Hai lần ông nhoài người đè lên cả đùi tôi để chọn báo, chọn thức ăn. Mà xem ra, chẳng thứ gì làm ông vừa lòng. Trả lại hộp coca, ông hỏi loại cà phê. Cầm tờ báo này lên, ông lật sang cuốn sách nọ để rồi lại lắc đầu.Bản tính người Á Đông, tôi cứ ngồi lép vế mà khó chịu cho tới khi máy bay hạ cánh.Hành khách cùng hàng ghế, cả dãy ghế sau, ai cũng nhìn tôi và tôi bắt gặp ở họ một nụ cười… gì nhỉ, nụ cười cảm thông.Đi ngang chi tiếp viên đứng ở cửa lối ra, ai cũng niềm nở cảm ơn chào tạm biệt chị… Đến lượt tôi, chị xiết tay và nói:- Tạm biệt! Xin ông thông cảm…- Có gì đâu ạ! - tôi đáp - cảm ơn, chuyến bay an toàn!Tôi định nói thêm với chi câu gì đó thì bất ngờ, cái va li kéo ngang của ông khách kia lai quệt một cái vào gót chân. Cả tôi và chị tiếp viên lại lắc đầu cười nhìn theo ông khách kỳ cục.“Thực là gã bất lịch sự” - tôi vừa đi lẩm bẩm. Nhưng rồi, chuyến bay tốt đẹp lại làm cho tôi nghĩ bụng. “Lẽ nào ông Tây không nói được một từ Pac-đông kia (Pardon -xin lỗi), lại là người Pháp?”.