Chương 8

3 – Vì an toàn cho con thơ, bà mẹ đành lòng tiếp tay
Nắng đã lên, bàn nước đã dọn sẵn trước cổng nhà, mà bà Mừng còn bơ phờ ngồi ngay sau cửa bếp bên cạnh giếng nước. Mệt mỏi, tâm thần dày vò, khiếp đảm, bà ngồi xổm bên bệ đá cạnh giếng nước, hai tay tựa vào thành giếng, mắt mở to nhìn xa xăm vô thần. Trong tâm trí của mình, bà hồi tưởng lại những chuyện trước đây.
Hồi lại hai năm trước, cũng tại chỗ bếp này, vào một buổi chiều tà ảm đạm, sau khi phải chứng kiến chuyện gia đình Đào, được một thời gian sau thì nhà cô Đào dọn hết, dùng làm nhà cho thuê. Mọi chuyện với mình, bà Mừng tưởng thế là êm xuôi vì nghĩ rằng gia đình cô Đào giờ chẳng còn ai, và họ sẽ bỏ đi xa khỏi mảnh đất này để làm ăn, hay bắt đầu một cuộc sống mới tưởng như muốn quên đi chuyện đau buồn vừa xảy đến cho gia đình họ. 
Bất ngờ, một ngày kia bà Mừng trong lúc lo dọn dẹp hàng quán vào tầm 6g30 tối, hôm đó ông nhà bà còn mải đánh cờ tướng bên nhà hàng xóm, bà cũng chẳng biết ông đang ngồi ở nhà nào, vì ông ta thường sang xóm trên, hầu cờ khắp nhà từ trưa sau bữa cơm đến tối mịt còn chưa về. Hai đứa nhỏ sau giờ học chiều nay chúng được sang nhà mợ chúng chơi chưa về kịp. Một mình bà cả ngày nay sáng lo hàng quán, trưa thì nấu cơm, chiều lại một mình quanh quẩn dọn hàng. Khi đã bưng xong những chiếc ghế gỗ cuối cùng vào nhà. Bà đóng cửa trước, đi ra sân sau phía giếng nước định bụng sẽ múc nước đi giặt giũ. Rồi bà thấy bóng một cô gái, cao vừa thanh thoát, thật đẹp người, tóc xõa ngang vai, ai trông nom nom giống cô Đào hàng xóm nhà bên, nhưng sao cô ta cứ cúi ghằm mặt đứng im lặng cuối bụi cây. Vì nghĩ mình cũng từng vô duyên mà chứng kiến chuyện gia đình Đào vào một đêm tối, giờ gia đình Đào lại vừa qua bốn cái tang liền kề nhau, nghĩ cũng tủi thân, và khoảng được gần nửa năm nhà họ đã dọn đi đâu hết, bà Mừng vội cất tiếng hỏi:
Ô hay, cô Đào sao về nhà chơi giữa chiều hôm thế này!
Bóng kia vẫn im lặng. Thấy lạ lùng, bà Mừng tiến lại gần và hỏi tiếp:
Anh Tạ đi đâu chưa về, hay cô không có chìa khóa vào nhà. Cô đi đâu mà mất dạng … cũng được nửa năm rồi. Làng xóm quanh đây vẫn thường nhắc đến gia đình cô.
Người kia vẫn không cử động, không thèm nói một câu gì, bà Mừng cứ ngỡ là Đào nghe được chuyện mà đang buồn nên lại đứng đó không buồn trả lời, bà lại nói an ủi:
- Khổ thân cô, oan trái nghiệt ngã sao lại đổ hết lên đầu cô, chuyện cũ mà tôi đã thấy, tôi không nói với ai đâu, chỉ tội nghiệp bà cụ, rồi ông cụ và hai anh cô đi sớm quá. Cô hãy quên đi chuyện đau buồn đó, âu cũng là số phận, cô còn trẻ lại đẹp người, từ từ hãy tìm cho mình một tấm chồng đàng hoàng mà yên thân phận, rồi còn tính bề con cái, cô đừng buồn làm gì nữa!
Vừa nói, bà vừa đưa tay chạm nhẹ vào vai cô gái, đột nhiên bà thấy lạnh lạnh tay, thay vì chạm vào da thịt của một người thường, đằng này thấy nó mát mát và ghê ghê tay, chưa dứt tay khỏi, người đó từ từ quay mặt lại phía bà Mừng. Một khuôn mặt lạnh băng, tím tái như không còn giọt máu, hai mắt xanh lè, cánh môi mỏng đẹp nhưng thâm tím, vẫn là mặt cô Đào. Sợ quá, bất thình lình bà buông tay ra định lùi lại, nhưng chưa kịp vì do vừa hốt hoảng, vừa do kinh sợ, bà ngã bật ngửa ra phía sau; hai chân bà không đỡ nổi cả cơ thể nên xoãi ra, dạng chân, lồm cồm không còn đưa lên nổi để ngồi dậy. Bà đưa tay che miệng, la ầm lên:
Ối, cô, cô … cô là ai! Phải cô Đào không, Sao hôm nay trông cô lạ thế!
Ta không còn là cô Đào bên nhà bà nữa – Người con gái kia lạnh lùng trả lời
Ôi, cô ăn nói gì lạ thế, cô không là cô Đào thì là ai nữa! – Bà Mừng lại hỏi lại.
Ta đã nói bà rồi, bà chỉ cần biết ta không còn là cô Đào nữa.
Vâng, vâng, cô không phải là cô Đào cũng được. Không sao, mà hôm nay sao trông cô lạ thế.
Hay cô đã chết, hiện hồn về báo tôi, tha cho tôi, tha cho tôi! Tôi không có làm gì cô, chuyện trước đây tôi vô duyên vô phước mà phải chứng kiến, chứ tôi không cố tình. – Bà Mừng lại thanh minh.
Nhưng Đào lại nhìn chằm chằm vào bà ta, hai tay cô khẽ nhấc lên cao, hai bàn tay vuốt thon ngày nào giờ mọc thêm mười cái móng nhọn, đầu móng tím tái đen, cô nói:
Bà không cố tình, nhưng dù sao bà đã biết sự thật về gia đình ta, làm sao tin cái miệng bà sẽ không reo rắc cho người khác. Ngày đó bà chứng kiến nghịch cảnh của gia đình ta, ta tưởng ta đã chết đi sống lại vì chuyện đó, vậy mà lại có người chứng kiến điều này, thời gian qua đi liệu bà có giữ kín không, còn nỗi tủi nhục nào bằng việc bà đã thấy điều đó, dù bà có vô tình hay bà cố tình.
Bà Mừng vội la lên:
- Không, tôi sẽ không nói cho ai nghe, tôi thề mà, cô hãy tin tôi, tha cho tôi.
Đào lại nói:
Làm cách nào ta tin bà, trừ khi ta cho bà một dịp để lập công chuộc lỗi.
Người kia từ từ tiến lại phía bà, còn bà do sợ quá mà không đứng lên nổi cứ vừa đạp chân lùi lại, hai tay vừa quờ ra sau như muốn bám lấy cái gì để rút lui. Cứ thế, người kia cứ bước tới, còn bà cứ giật lùi trong tư thế hay chân đẩy xuống đất, hai tay chống ra phía sau vừa quờ quạng vừa như muốn vớ lấy bất kể cái gì; đẩy được một đoạn thì lưng bà chạm vào giếng nước, gặp phải thành giếng như vậy, bà không thể lùi thêm được nên chân cứ đạp mải miết, hất cả một đống đất ra hai bên. Người kia tiến sát lại gần bà, cúi xuống cô ta nói khẽ trước mặt bà điều gì.
Cảnh tượng từ xa trông lại, một cái bóng trắng không rõ mặt, tóc che gần hết nửa khuôn mặt đang cúi xuống nói với một bà già điều gì, còn bà kia cứ thỉnh thoảng đạp chân phành phạch, tay cứ quờ ra đằng sau vơ định nắm cái gì, mặt bà ta thất thần kinh sợ, đầu cứ gật lia lịa như đồng ý, được một lúc lại lắc đầu như từ chối.
Được một lúc, bà lại la lên:
- Không, không, tôi không thể làm cái chuyện thất nhân thất đức đó, tôi không thể, tôi không thể … cô đi mà làm một mình.
Người kia nhìn bà một lúc, rồi không đợi câu trả lời, bước ngang qua mặt bà đi về phía nhà. Bà Mừng, thất thần quay lại định hỏi:
- Cô đi đâu vậy… tôi sẽ không làm đâu!
Bà ú ớ nói chưa dứt, thấy cô gái kia đã đi đâu mất. Chỉ còn lại một mình bà đang ngồi dựa thành giếng, hai chân vẫn dạng ra, guốc đã tụt mất một chiếc. Bà ngồi một lát chưa định trở dậy lại nghe một tiếng người nói:
Bà, làm gì mà giờ này còn ngồi đây? – Một người đàn ông đứng sau lưng bà nãy giờ hỏi.
Áh, ôi trời, … tôi sẽ không làm đâu – Bà Mừng co rúm người la lên, mà chẳng cần phải quay đầu lại.
Nhưng bà thấy giọng ai quen quen, đó là giọng của chồng bà. Bà mới quay lại, thấy chồng mình đang đứng trố mắt ngạc nhiên nhìn mình, miệng còn ngậm phì phèo điếu thuốc Basto rẻ tiền loại mà ông thường lấy trong giỏ thuốc lá của bà sáng sáng mở hàng. Ông Đăng, chồng bà nói:
Ô hay, hôm nay mẹ mày làm cái trò gì mà lạ thế?
Rồi ông quan sát toàn cảnh lại một lần, ông thấy bà hai tay còn đang móc về phía sau, hai chân thì dạng ra, lưng dựa vào thành giếng, tại chỗ hai cẳng chân còn hai vệt quệt đất dài, ùn một đống đất nhô lên, quần áo xộc xệch, guốc thì một chiếc tụt quăng ra ngoài. Ông cho rằng bà đã định gian dối điều gì, rồi lão đưa tay chỉ mặt bà Mừng, miệng lão khẽ rít lên trong khi vẫn ngậm trên môi điếu thuốc đang cháy dở đã cong oằn, đầu điếu thuốc thấm nước bọt ướt cả một đoạn dài. Lão quát:
Àh, hóa ra dạo này ban ngày, lúc tao vắng nhà, mẹ mày ở nhà giở thói mèo mỡ hả!
Lại còn sợ ai phát hiện nên rủ nhau vào tận trong vườn làm chuyện “ỡm ờ” hả?
Phải không, thằng nào? – Lão quát lên.
Bà Mừng vội trấn an trả lời:
Không, tôi bị ngã khi lấy nước.
Rồi ông quan sát toàn cảnh lại một lần, ông thấy bà hai tay còn đang móc về phía sau, hai chân thì dạng ra, lưng dựa vào thành giếng, tại chỗ hai cẳng chân còn hai vệt quệt đất dài, ùn một đống đất nhô lên, quần áo xộc xệch, guốc thì một chiếc tụt quăng ra ngoài. Ông cho rằng bà đã định gian dối điều gì, rồi lão đưa tay chỉ mặt bà Mừng, miệng lão khẽ rít lên trong khi vẫn ngậm trên môi điếu thuốc đang cháy dở đã cong oằn, đầu điếu thuốc thấm nước bọt ướt cả một đoạn dài. Lão quát:
 
Àh, hóa ra dạo này ban ngày, lúc tao vắng nhà, mẹ mày ở nhà giở thói mèo mỡ hả!
Lại còn sợ ai phát hiện nên rủ nhau vào tận trong vườn làm chuyện “ỡm ờ” hả?
Phải không, thằng nào? – Lão quát lên.
 
Bà Mừng vội trấn an trả lời:
 
Không, tôi bị ngã khi lấy nước.
 
Rồi lão ta nhìn quanh, lão thấy cửa trước vẫn khóa, quanh vườn cây không có gì cho thấy là ai vừa trèo qua hay bẻ lá cành đi vào, chỗ đất quanh đó – do đất vườn nhà lão mềm và hồi chiều qua mới có cơn mưa lớn nên đất vườn mềm nhũn ra và san phẳng, lão cũng không thấy có vệt giầy dép của ai, chỉ trừ chính vết dép của lão đang đứng kéo một đoạn từ nhà đi ra. Đứng tần ngần suy nghĩ một lát, lão tạm nguôi lòng, tin điều vợ lão nói rồi lại tò mò hỏi:
 
Thế thật bà không tằng tịu với thằng nào hả?
Vâng, đúng thế, tôi nói là tôi bị ngã và hoa mắt choáng váng – bà Mừng giải thích.
 
Lão nhìn lại tư thế bà Mừng đang ngồi, lão vẫn ngạc nhiên, nhưng do ngoại cảnh không có gì nghi ngờ, nên lão lại hỏi lái sang chuyện khác.
 
Ô hay, thế mẹ mày dạo này xem qua tivi hay sách vở nào mà học đòi cái thứ này àh?
Bắt chước mấy mẹ sồn sồn góa chồng hay sao mà âm thầm làm một mình?
Này, thế mẹ mày có một thằng chồng rồi còn chưa đủ hả?
 
 
Bà Mừng vẫn không trả lời, lúc này bã đã ngồi dậy, sửa lại quần áo, đi lại guốc. Bà định đi vào trong nhà. Lão lại nói:
 
Này đừng có vớ vẩn nữa! Lo dọn cơm đi!
 
Cả buổi tối hôm đó, khi hai đứa nhỏ đã về, cơm đã dọn xong, cả nhà bà Mừng ngồi ăn trong bếp, lão ta vẫn âm thầm quan sát cử chỉ của vợ lão. Còn bà Mừng không tỏ vẻ gì sai trái hay gian dối mà phải ăn năn nhưng mặt bà thất thần, bà Mừng ăn cơm qua loa, chỉ ngồi nhai cho hết bữa mà không nói gì. Thấy nhiều chuyện ngạc nhiên từ chiều đến giờ, lão quát:
 
Từ chiều đến giờ, bà trông cứ như bị ma ám vậy.
Thôi dọn cơm rửa bát đi, mai còn bán quán sớm.
 
Sáng ngày hôm sau, bà Mừng dậy sớm hơn, sau khi lo dọn bàn ghế hàng quán xong; nhưng bà chưa mở cửa bán quán vội. Bà lấy giỏ xách ra chợ, tìm vào một hàng xem quẻ bói, bà vào đấy trao đổi điều gì, một lúc rồi lại mua ít nhang, những lá bùa đỏ và một ít tiền vàng mã. Rồi bà trở về nhà. 
 
Đến chiều, khi ông chồng bà vẫn mãi đi đánh cờ ở xóm bên chưa về, bà tranh thủ đi thắp nhang. Sau khi đi dán một số nơi những lá bùa nhỏ, bà dán rất khéo léo vào những chỗ khuất ít ai để ý, bà lấy ít thứ vàng mã ra cúng vái đốt hết. Rồi bà vào bàn thờ thắp hương. Bà nhìn vào di ảnh trên bàn thờ, khấn vái thật lâu, đến lúc xong khi vừa quay lên cắm nhang vào bát, bất ngờ bà trợn tròn mắt khi thấy tấm hình trước mặt không phải là hình ông cố nhà chồng, mà là hình cô gái Đào đang nhìn bà; sợ quá, lấy tay dụi mắt, bà lại thấy lại hình ông cố chồng nhà bà, mà hình như ông ta đang cười cợt. Bà sợ quá không dám cắm que nhang nữa. Bà vội nhanh chóng thu dọn. Đã đến giờ đi đón thằng Đức, liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tường, đã hơn 6 giờ chiều, mà bà chưa đến đón nó. Trường nó tan học lúc 5g. Dắt chiếc xe đạp ra, bà chạy ra đường rồi ra đường cái, đi một đoạn thêm độ 2km nữa đến cổng trường.
 
Trời chiều đã chạng vạng, cổng trường giờ này đã vắng, bà vừa áp xe đạp vào lề, đứng tìm nó mãi mà không thấy. Bà đứng đợi nó.
 

*

Lớp học đã sang tiết cuối, trong lớp thằng Lê Minh Đức con bà Mừng được xếp ngồi tại dãy cuối, nó lại ngồi trong cùng phía nhìn ra cửa sổ. Phòng học của nó nằm trên lầu hai, trường có ba dãy lầu, xây thành hình chữ U, với ba bốn cầu thang chính nối lên các dãy lầu, bên dưới là sân trường hướng ra mặt tiền. Còn từ phòng học của Đức, bên cửa sổ, nhìn ra là một khu nhà bỏ hoang khác. Thường ngày, khu nhà bỏ hoang đó chẳng có gì để nó phải chú ý. Đột nhiên khi gần khoảng giữa tiết học, Đức thấy mất tập trung, lòng xao nhẵng; nó không còn nghe tiếng cô đang giảng bài nữa, đầu nó lúc đó thấy quay cuồng hơi hoa mắt, tai nghe tiếng ù ù như có tiếng gió rít qua cửa sổ. Nó ngồi một lúc lại nghe có tiếng ai gọi. Lúc đầu nó không để ý vì tiếng đó nhỏ, nhưng dần dần lớn lên trong lỗ tai nó và vang vọng:
 
Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c!
Đứ … ư … ư … c! Ta đến đón con đây.
 
Nó bắt đầu chú ý, rồi tự nhiên nó quay mặt sang trái nhìn ra cửa sổ, cách đó khoảng 30m, trong cửa sổ của một phòng trên lầu tại khu nhà bỏ hoang, nó thấy một cô gái áo trắng xõa tóc đang nhìn nó. Nó bắt đầu chú tâm và cứ nhìn vào cái bóng đó mãi. Rồi nó lại thấy một cảnh gì đó vừa khó hiểu vừa ngộ ngộ như những bộ phim hoạt hình mà nó thích xem.
 
Được một lúc, cô Tuyết đang giảng bài, bắt đầu phát giác học trò Đức thiếu tập trung, mặt thì nghệt ra như đứa mất hồn. Cô dừng giảng bài, đi lại phía nó ngồi, nhìn ra cửa sổ cô không thấy gì, còn học trò Đức thì cứ chằm chằm mặt về hướng đó.
 
Cô cầm cục phấn liệng vào bàn, tay khẽ thước kẻ “đét” một tiếng, rồi nói:
- Đức, em đang làm gì mà nhìn ra ngoài đó vậy
 
Hốt hoảng, Đức quay mặt vào, nó vội nói lảm nhảm:
Dạ không thưa cô, em đang quan sát nhà bên kia.
Quan sát nhà bên kia hả? Vậy em nói cho cô và các bạn nghe, em thấy gì bên đó mà cứ quan sát vậy. – Nói đoạn cô giáo cũng nhìn sang phía nhà bỏ hoang để tìm xem có gì lạ không mà cậu học trò này lại nói là mải quan sát.
Cô giáo nhìn sang thấy không có gì khác với ngày thường, vẫn là một khu nhà bỏ hoang, hai lầu, các phòng và cửa sổ đã cũ rêu phong và vụi bám đen ố.
 
Đức miệng nói lảm nhảm:
Dạ, em thấy một con chó đực đang dính lẹo với một con mèo cái!
Cả lớp cười ồ lên, quay lại phía Đức, nhưng cậu ta không lấy gì làm ngạc nhiên, miệng vẫn cứ lẻo bẻo:
- Em thấy con chó đực dính lẹo với con mèo cái rất hay. Rồi em thấy thầy giám thị, thầy cầm một cái gậy đi lên, vung gậy thầy định đánh một trong hai con, chúng đứt nhau ra, bỏ chạy. Rồi thầy giám thị đứng đó cầm thước kẻ nói, thầy đang đợi cô ở đấy, sau giờ học thầy muốn gặp cô tại đó!
 
Cả lớp lại cười ầm lên, có đứa còn vỗ tay rầm rầm như tán thưởng điều gì. Có lẽ, có nhiều đứa học trò vốn lười học đã âm thầm ghét cô giáo lâu rồi nhưng chưa có dịp nói xấu. Đến đây, khi nghe bạn mình nói, như trúng tâm trạng, chúng phá lên cười tán thưởng. Cô giáo hơi đỏ mặt, tức khí nhưng cô vẫn làm ra vẻ bình thản, rồi nói:
 
Thế hả Đức, lát nữa sau giờ học, em xuống phòng giám thị gặp cô.
Cả lớp tập trung, chúng ta tiếp tục vào bài học.
 
Khi hết giờ học, mọi người ra về hết, Đức phải xuống phòng giám thị viết tự kiểm vì hậu quả của những lời phát biểu như ngớ ngẩn của mình.
 
Cô giáo hỏi Đức:
Đức, hôm nay trong giờ học, em mệt mỏi hay sao mà mất tập trung vậy?
Đức vội thanh minh, cậu ta nói vanh vách:
Dạ không, nhưng quả thật là em nghe có ai đó gọi em.
Em nói ai gọi em, từ lớp học cách khu nhà bên kia đến hơn 30 mét mà em lại nghe được ai gọi em sao các bạn khác, kể cả cô không nghe?!. – Cô giáo vặn vẹo.
Dạ, thưa cô, em nói thật là em nghe có ai gọi em, em quay sang thì thấy một cô giáo nào đó đang đứng phía cửa sổ phòng bên nhà kia.
Rồi sao nữa – cô giáo cũng gạn hỏi
Rồi thì em không thấy cô giáo đó nữa, mà thấy một con chó đực, một con mèo cái, và rồi em thấy thầy giám thị. – cậu ta vẫn cứ trố mắt lên giải thích.
 
Cô giáo vội đưa tay lên sờ đầu Đức, không thấy nóng lạnh gì khác thường, rồi cô nói:
Em ngồi đây viết bản tự kiểm vì sao nhãng trong giờ học, sau đó lấy giấy ra tập chép phạt 10 lần toàn bộ bài học hôm nay. Nộp tại phòng giám thị rồi mới ra về. Sau đó về nhà em sẽ chép phạt tiếp tục 20 lần bài học hôm nay. Rõ chưa!
Vâng thưa cô, nhưng thật sự là em thấy sao em mới nói vậy.
Tại cổng trường, bà Mừng cứ đứng mãi, được chừng 15 phút, bà nhìn đồng hồ đã gần 6g30, vẫn chưa thấy thằng Đức, bà bắt đầu sốt ruột. Dắt xe lại gần góc tường, bà định dựng nép xe tại góc đó rồi vào phòng bảo vệ hỏi xem có còn học sinh nào ở lại trong trường hay trong phòng giám thị không. Khi vừa dựng xe, đột nhiên bà thấy thằng Đức lù lù từ trong cổng bảo vệ đi ra, mặt mày sa sầm mệt mỏi, đầu óc rũ rượi. Bà vui mừng cất tiếng gọi với theo nó: “Đức, Đức, mày đi đâu đấy, mẹ đứng đằng này này!”.
 
Cậu Đức đi ra cổng, đầu óc đang rũ rượi, uể oải vì bài chép phạt của cô giáo, vừa đi đầu vừa cúi ghằm xuống đất, tự nhiên nó lại nghe thấy văng vẳng tiếng gọi đó trở lại:
 
Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c! Đứ … ư … ư … c!
Đứ … ư … ư … c! Ta đến đón con đây. Ta ở bên này.
 
Nó nhìn lên, thấy cô giáo trẻ đẹp ban nãy đang gọi nó, nó vui mừng, hớn hở, vì nghĩ bụng sẽ tìm được cô giáo lúc nãy và nhờ cô này nói lại với cô giáo Tuyết, để nó khỏi phải bị phạt. Ít ra cũng sẽ thanh minh cho nó, thứ hai nó sẽ không phải chép phạt thêm 20 lần bài học hôm nay, nên cậu ta cứ vui vẻ lững thững bước đi định băng sang đường.
 
Lúc này bà Mừng thấy làm lạ, vì bà gọi cậu con trai mà nó không nghe, trong khi lại nó lại cười cợt nói lảm nhảm và mừng rỡ đi sang phía đường.
 
Lúc này, từ xa một chiếc xe hàng đang chạy tăng tốc lại từ sau khi vượt qua ngã đường uốn khúc, chiếc xe đang tăng tốc mỗi lúc một nhanh. Được một lúc, tài xế nhận thấy có người chuẩn bị sang đường, dù đã giảm tốc độ lại  một chút, bấm còi và nhá đèn ra hiệu, yên chí người tài xế cứ thong thả chạy xe gần đến cổng trường. Trong khi cậu Đức cứ lững thững từng bước, nó đã đi ra khỏi vỉa hẻ, và xuống đường, mắt mũi vẫn hớn hở nhìn chăm chăm về phía cô gái đó.
 
Chiếc xe tải giảm tốc độ thêm chút, liên tục bấm còi và nhá đèn. Còn cậu Đức cứ lững thững từng bước. Bà Mừng nãy giờ đứng đã quan sát hết, bà thấy chiếc xe kia không thể phanh gấp, nó đang lao đến, còn thằng Đức cứ tiến ra phía vạch giữa đường. Bà gọi to “Đức, mẹ đây, xe đấy, coi chừng… Đức mày điên hả, đi đâu thế”. Nhận thấy điều gì không hay, bà vội quăng xe đạp lao ra phía thằng Đức, cũng là vừa một nhịp lúc thằng Đức toan vụt chạy sang đường, chiếc xe vừa lao qua, bà đã kịp chộp lấy tay thằng nhỏ kéo nó lại, chỉ nửa nhịp nữa thôi là nó sẽ bị xe đụng nó. Chiếc xe hơi phải phanh giảm tốc độ, lảo đảo một đoạn. Gã tài xế còn kịp chửi vọng một câu “Mẹ, muốn chết hả, điên cả lũ hay sao”.
 
Vừa kịp qua cơn nguy kịch, bà Mừng cũng không để tâm đến lời nói gã tài xế, bà ôm thằng Đức lôi nó vào lề, bà khẽ lấy tay tát tát nhẹ lên mặt nó cho nó tỉnh. Khi xe vừa chạy đi, lúc này nhìn lại sang phía đường bà mới thấy một bóng cô gái, trông kỹ đúng là cô gái hôm qua đã gặp bà sau vườn. Cô ta nhìn bà lườm lườm một lúc rồi quay mặt bỏ đi. Một chiếc xe hàng khác lại chạy ngang. Khi xe này vừa đi khỏi bà Mừng lại dõi mắt nhìn sang phía đường thấy cô gái kia đã mất dạng.
 
Bà vừa ghê sợ, vừa hốt hoảng, vừa căm giận, miệng bà lẩm bẩm: “Trời ơi, lại cô ta, con yêu nữ này nó đến quở mình rồi!”. Lúc này bà đã hiểu mang máng đó là một lời cảnh cáo cho hành động chiều tối qua của bà khi dám phản đối lời con ma nữ kia.
 
Vừa kinh sợ cô ta sẽ quay lại, lại vừa sợ cô ta sẽ giàn cảnh tai nạn giao thông mà hại bà và thằng Đức, bà chở nó trên xe đạp mà chỉ dám chạy trên vỉa hè. Và cứ thế đạp cho đến nhà. Đến chỗ nào có bậc đá kéo ngang lại nhảy xuống nhấc xe lên rồi chạy tiếp …
 
Thằng Đức lúc này đã tỉnh, thấy mẹ nó đi xe vậy liền hỏi:
Mẹ bữa nay sao mẹ đi xe kỳ vậy, sao không ra đường mà chạy, chạy trong này cứ phải dừng lại nhảy lên nhảy xuống mãi.
Mày có im đi không, bữa nay tao thích đạp xe như vậy đấy! – Bà bực bội cũng quát nó.
 
4 – Thỏa thuận bí mật
Cuối cùng, hai mẹ con bà cũng vượt qua một đoạn đường trên vỉa hè về đến nhà. Ở nhà hôm nay ông Đăng chồng bà về sớm hơn mọi ngày, do vậy lão có mặt trước bà Mừng. Lão mở cổng lờ đờ đi vào trong, đẩy cái xe đạp Phượng Hoàng sườn ngang cũ kỹ vào một góc bụi cây đằng sau cổng vườn mặc cho nó muốn ngã ra sao thì tùy. Con Mơ nhà lão đang hí hoáy ngồi tô bút chì màu. Nhìn thấy bố nó với dáng vẻ như mọi ngày, nó cũng không có gì ngạc nhiên, nó vội thưa bố nó “Ah, bố đã về, mẹ lấy xe đi đón anh Đức rồi”. Lão liếc nhìn cái đồng hồ báo thức trên nóc tivi, thấy đã gần 7g tối. Rồi lão mở tivi, ra bàn nước nằm, vội vơ ấm trà, đổ bã trà cũ vào cái xô dưới bàn, bốc thêm nắm trà mới rồi cho nước sôi vào. Nằm nghỉ một lát, rồi lão ngồi dậy thò tay với các xô ống điếu, khuấy lại nắp và móc bã thuốc cũ, ngồi đợi trà ngấm hẳn sẽ kéo vài hơi thuốc lào. Con Mơ năm nay mới 6 tuổi đang vào lớp một, vẫn mải mê tô, gọt bút chì màu, bôi xóa trên tờ giấy đã có những nét nguệch ngoạc. Được một lát, nó cũng vừa vẽ xong những hình họa đơn giản, còn bên bàn nước bố nó đang nằm say thuốc, quanh bàn còn vương vãi nhiều dây thuốc lào đánh rơi, cái gói lão xé ra vứt ngay bàn nước. Rồi ngoài cửa có tiếng két két cửa, cánh cửa ngõ bật ra mở phân nửa, láo Đăng nhòm ra cửa sổ không thấy ai nhưng hình như có ai đó đang đứng ngoài, lão quay sang con Mơ bảo nó:
 
Mơ, mày ra cửa xem có ai đến, ai lạ nhỉ, đứng đó mà lại không vào!
Vâng – con Mơ vội buông bút chì, chạy ra ngoài.
 
Khi nó ra cửa, nó nói:
- Ai đấy, ai đến nhà cháu đấy!
 
Nó gọi hai ba tiếng vẫn không thấy ai, rồi nó định quay vào nhưng hình như nó thấy hai chân ai trong một chiếc quần lụa đen và đôi guốc màu tím đen vẽ những hình họa như cành hoa, lá cây và hình lông chim, ai đó đang đứng đằng sau bụi rậm. Nó bước thêm một bước ra ngoài thấy một cô gái xõa tóc trong bộ đồ trắng, quần đen nâu, mặt cô gái rất đẹp; hình như cô ấy đang vẫy vẫy nó. Vui mừng nó vội chạy ra phía đó, đến gần nó nói:
A, cô đến nhà cháu chơi, mời cô vào nhà, mẹ cháu đi đón anh Đăng rồi chưa về, trong nhà chỉ có bố cháu và cháu thôi
Cô biết rồi, con ngoan lắm – Cô gái nói.
Ah, cô đẹp quá – Nó vội khen cô gái khi nhìn kỹ khuôn mặt trắng hồng lấp ló dưới làn tóc; mũi nó ngửi thấy một mùi thơm mát lan nhẹ về phía nó.
Cô không vào nhà đâu, cô đến cho mẹ con thứ này để nấu cơm tối, cô không vào. Con cầm lấy cho mẹ này! – Cô gái kia vẫn dịu dàng nói và đưa cho nó một gói đồ trong bọc nilông kín.
Vâng, để con về đưa mẹ con!
 
Nó quay lại định chạy vào nhà, nhưng rồi sực nhớ điều gì nó quay lại miệng nói:
Con cám ơn cô, mà cô ơi cô tên gì để con về nói mẹ con?
 
Nó nhìn ra thấy cô gái đó không còn đứng đó nữa. Nhưng rồi nó vẫn quay vào trong, nó đi vào nhà bếp để gói đồ lên bàn ăn rồi lại vào bàn tiếp tục tô vẽ.
 
Lão Đăng thấy con Mơ không nói gì, cầm một bịch đồ đi vào trong rồi lại chạy ra, cũng làm lạ, nhưng lão đang say thuốc, mắt cứ dán vào tivi, lão hỏi:
Ai ở ngoài kia? Mà mày vừa mang cái gói gì vào trong nhà đấy!
Thức ăn đấy bố ạ! – con Mơ vui vẻ trả lời.
Thức ăn hả? Quái! Giờ này mà có hàng xóm nào cho đồ ăn?
Thế còn mẹ mày đâu, đến giờ cơm rồi mà còn chưa về, định cho nhà này nhịn ăn tối hả?
Quái thật, mẹ con nhà này mấy bữa nay lạ người ra sao đấy.
Mày có đi rửa cái nồi cơm điện chuẩn bị nấu cơm hay không, mà còn ngồi đấy, vẽ vẽ cái gì!
Con Mơ chán nản, phải dừng công việc tô màu của nó, bỏ ra sau bếp. Vừa lúc đó bà Mừng và thằng Đăng đang dắt chiếc xe đạp vào cửa nhà. Thấy bóng mẹ nó cùng anh Đức về con Mơ chạy ra đón mẹ nó:
Mẹ về, hôm nay mẹ có mua gì cho con không?
Không, bữa nay tao mệt lắm, đi đón thằng anh mày trễ quá, không mua gì hết. – Bà cau có trả lời lại.
 
Con Mơ nghe vậy, nó sịu mặt, nó ứ lên một tiếng:
Ứ, mẹ hư lắm!
Rồi nó sực nhớ chuyện ban nãy, nó nói:
Mẹ ơi, lúc nãy có ai đó đến cho nhà ta đồ ăn!
Bà uể oải trả lời:
Cứ vứt trong bếp, để lát tao giở ra xem.
Con đi ra bàn nước dọn dẹp, lấy mấy cái chén tách trà đem ra cửa rửa đi! Bố mày bày bừa lắm thứ trên bàn quá!
 
Bà lại đi vào bếp, thấy một gói ni lông to quấn kỹ, nghĩ bụng là nhà nào hôm nay cho nhà bà ít thịt hay giò cuộn, bà liền giở gói ra, khi vừa mở hết các bọc nilông, bà hốt hoảng  khi thấy trong bọc là một ổ rất nhiều rết còn sống đang cựa quậy, bà định la lên, nhưng do bà đã chuẩn bị trước tâm lý sau sự cố nãy ngoài đường, bà lại im, miệng lẩm bẩm:
Chết, chết, con yêu nữ này, chính nó, chính nó thôi!
 
Sợ quá, bà vội gói cái bọc đó, lấy thêm bọc nilông khác trùm lại kín hơn, rồi cầm ra đằng sau chỗ bếp lửa nấu cám heo, bà quăng vào đó, cho thêm ít củi vụn và giấy báo cũ, châm lửa đốt cái bọc.
 
Bữa cơm tối cũng dọn xong, lúc này đã hơn 8g30. Cả nhà bà ăn xong, không khí thật buồn tẻ, thỉnh thoảng lại có tiếng thìa đũa va phải chén gõ lách cách. Xong xuôi, bà lại dọn bát đũa, nồi niêu mang ra bồn nước. Lão Đức bỏ ra phía cổng, cầm theo cái ống điếu, ra võng bắt chéo chân nằm đốt thuốc. Con Mơ lại mải tô vẽ, còn thằng Đăng tranh thủ đi chép phạt. Thấy thế, con Mơ chọc anh nó:
Hôm nay anh Đức bị cô giáo phạt phải chép bài.
Hay quá, sao anh lại bị phạt, chắc anh không lo nghe cô giáo mà chơi điện tử trong lớp hả!
Thằng Đức đã mệt mỏi vì phải chép phạt từ chiều đến giờ, trong lòng thấy oan ức, mà về nhà vẫn còn đống bài phải chép phạt, khối lượng bài chép lại nhiều gấp đôi, trong khi em gái nó lại chọc ghẹo vào sự oan ức của nó, nó vểnh môi quạt lại:
Mày biết gì, ngày hôm nay tao không đánh điện tử, mà tao bị oan ức.
Tao bị hai cô giáo chơi trò ú tim, rồi lại bắt tao chép phạt. Tức quá!
Rồi nó lại ra vẻ trầm ngâm, nhìn ra cửa sổ nói:
Ngày hôm qua tao đánh cả nửa buổi học, lại không ai thấy!
Buồn cười thật!
 
Trong bếp, chỉ một mình bà Mừng đang bận đống bát đũa và chén bát. Khi quét xàphòng chùi sạch, đến lúc mở vòi để lấy nước dội, khi đưa tay mở vòi nước bất thình lình bà cả kinh thần sắc. Từ trong vòi nước, một dòng thứ nước gì đỏ tươi như máu chảy ồ ồ vào trong chậu rửa bát. Bà thất kinh lùi ra, sau đó sợ quá bà cầm chậu nước ra sân sau định hắt đổ, bà vấp phải một cái chổi ai đó để chắn ngang lối, bà ngã ra hất cả chậu nước xuống đất, lồm cồm bò dậy, bà còn lẩm bẩm:
Khốn thật, lại là nó, con yêu quái này …!
Bà chưa nói hết câu thì, bà nghe ai khẽ gọi mình:
Bà đang nói xấu ta phải không?
 
Từ từ quay đầu lại, bà thấy lại đúng cô gái này hôm qua, lần này sợ quá bà cúi đầu rạp lạy cô ta, miệng vừa mếu máo lẩm bẩm:
Ấy, không có, không có. Tôi lạy cô, có phải cô là cô Đào không? Cô đã chết hay sao mà hiện hồn về báo oán tôi mãi, lạy cô, tôi đâu có làm gì sai với cô?
Đúng, ta là Đào hay không phải Đào, điều đó bà không cần quan tâm nữa, cô Đào nhà bên cô ta đã chết rồi, bà có muốn theo cô ta không? – Vừa nói Đào vừa làm động tác giơ hay bàn tay lên trước mặt dí về phía bà Mừng, hai bàn tay từng ngón với móng tay thâm đen vuốt nhọn, miệng khẽ mở để lộ hai chiếc răng nanh, mặt trắng bệch đầy âm khí.
Ối chết, không, tôi không muốn, xin cô tha mạng, xin tha mạng, tôi còn gia đình ông nhà và hai đứa, tôi còn phải chăm lo chúng – bà Mừng lại chắp tay van xin. 
Bà còn định mua bùa về để xua ta hả, cái thứ đồ chơi con nít này bà tưởng ta sẽ sợ sao.
Nói đoạn, Đào đưa tay xòe ra một hai lá bùa nhỏ mà bà Mừng đã mua và dán trong các góc khuất, rồi cô ném ra trước mặt bà.
Dạ, tôi không dám, tôi không dám, tôi biết lỗi rồi, thế là không phải với cô! – bà Mừng lẩm bẩm trả lời.
Thế từ giờ trở đi bà có làm theo lời ta dặn không!
 
Bà Mừng sợ quá, lần này sau khi trải qua những việc từ hôm qua đến giờ, lo ngại chuyện vô duyên của mình mà sẽ liên lụy đến chồng con mình, lần này bà đành mở lời với Đào:
 
Dạ, tôi sẽ làm theo lời cô dặn! Xin cô đừng làm hại ông nhà và hai đứa nhỏ nhà tôi!
Chỉ cần bà làm theo lời ta, ta sẽ để cho bà yên, thế là ta nhân nhượng bà lắm rồi!
Dạ, vâng, cảm tạ cô!
 
Bà Mừng quýnh lên vì nghe như vậy, bà cúi đầu tạ cô ta một lần nữa, khi ngẩng lên không thấy ai, cái chậu bà làm đổ hắt nước ra sàn khô queo, hình như không có dính nước trong đó.
 
Đêm đó, trong giấc ngủ chập chờn, bà Mừng lại thấy Đào về. Trong giấc mơ, bà đang ngồi một mình ở nhà, Đào bước đến bên cửa, Đào lại gần bà và dặn dò nhiều thứ. Rồi cô ta còn cho bà ít tiền, bà Mừng thấy vui hơn, cứ gật đầu thưa “Dạ, dạ, dạ …!”. Đột nhiên, bà thấy ai thúc một phát vào lưng, mở mắt tỉnh ngủ, hóa ra bà đang mơ, chồng bà vừa thúc bà, lão còn nói “Đêm hôm, bà mơ thấy ai mà cứ vâng với dạ! Dạ, dạ … cái con khỉ! Ngủ đi”. Rồi lão quay lưng, lại chìm vào giấc ngủ say mà lão vừa bị bà làm tỉnh giấc. 
 
Sáng sớm, khi chồng bà chưa dậy, bà đã tỉnh ngủ, do quen giấc, dậy đi nấu nước, chuẩn bị hàng quán. Tò mò giấc mơ đêm qua, bà còn nhớ là Đào cho bà ít tiền rồi bà cho vào túi, nghĩ bụng xem có thật vậy không, bà ra chỗ móc treo áo, đưa tay sờ túi áo, quả nhiên có một xấp giấy, bà vội lấy ra đếm được khoảng 300 đồng. Số tiền này cũng gần bằng hơn nửa tháng bà lời từ hàng nước. Thế rồi, từ sau tối hôm đó trở đi, ngoài việc bán hàng nước tại nhà, thỉnh thoảng bà phải tranh thủ chạy ra những nhà người quen ở ngoài thị trấn để hỏi dò, tìm người đến thuê nhà cho nhà cô Đào bên cạnh. Mà yêu cầu cũng trái khoáy, chỉ tìm nam giới đến ở một mình, với một yêu cầu như vậy, nhiều lần bà cũng mắc ngượng, vì có không ít người đâm ra trêu ghẹo bà, họ cứ nghĩ, bà đã ở tuổi ngoài tứ tuần có hai mặt con và một chồng, vậy mà vẫn còn ham hố, muốn tìm người trai khỏe mạnh đến thuê nhà ngay bên cạnh, với mục đích mờ ám gì chăng, khi họ cũng biết sơ nhà bên cạnh hiện dọn đi hết vắng người chỉ dùng cho thuê, hai con đi học, còn chồng bà suốt ngày mải thuốc lá thuốc lào và đi hầu cờ tướng.