ha đã gặp Thi vào một chiều Chủ nhật đúng lúc Thi sắp sửa dời cửa hàng phố Hàng Vải Thâm về làng Định-Quyết. Có lẽ cả hai cùng khát-khao gặp nhau nên Thi đã rất tự nhiên giơ hai bàn tay lên và Kha nắm lấy vui mừng trước vẻ mặt cảm động của bà Phán. Thi nói trước: - Biết anh đã về mà mấy lần em gặp hụt anh! Kha khẽ nắm chặt hơn đôi bàn tay nhỏ hâm-hấp nóng của Thi (mà lúc đó chàng chủ ý để biết) và đáp: - Đúng vậy, anh cũng thế! Thi hơi gầy! - Em nó gầy quá anh ạ! Tiếng bà Phán thốt lên. Kha buông hai bàn tay Thi nhưng vẫn nhìn thẳng vào đôi mắt nàng, “đôi mắt thăm-thẳm, đôi mắt của cô gái lao!” Nhưng Kha lại tự cải chính thầm “Không đôi mắt Thi từ xưa vẫn thế”. Cái nhìn của Thi như đặt nặng và khoáy sâu vào tim Kha. - Em sắp về làng? - Vâng em phải về ngay kẻo hết tàu điện. Về đến làng là vừa tối đấy anh ạ. Bà Phán nói: - Bác sắp đưa em nó ra bến xe Bờ Hồ. Lúc đó Kha mới kịp để ý con sen đã ra ngồi trông hàng và ngay trước cửa, người phu xích lô đang đứng chờ. Chàng vội nói: - Dạ để bác đưa em Thi ra bến xe ngay cho kịp, đàng nào chủ nhật tuần sau bác cháu mình cũng gặp nhau ở quê, cháu đến mời trước bác từ hôm nay, hôm đó là ngày giỗ mẹ cháu. Bà Phán ồ lên một tiếng ngạc nhiên rồi mới nói: - Phải rồi, hôm đó là1 hăm bốn tháng chín, anh nhỉ. - Vâng ạ. - Thế nào bác cũng về chứ. Thôi bác đưa em đi kẻo muộn anh nhé. Thi vẫn nhìn thẳng Kha khẽ cúi đầu: - Anh ạ, em về. Kha vội đáp lại tất cả: - Vâng ạ, bác đi. Thi về nhé. Tuần sau! Hôm sau, chiếc đồng hồ trầm cảm trên nhà ông Cai điểm dứt mười tiếng, Kha vừa chấm bài xong, thoáng thấy bóng ông Hạo từ ngoài cổng vào, chàng biết ngay là ông tự trong quê ra để bàn về ngày làm giỗ mẹ. Kha vồn-vã ra đón ông Hạo tận cửa, rồi vừa kéo ghế mời ông ngồi vừa hỏi: - Thưa chú làng ta có gì lạ không ạ? Ông Hạo thở phào một tiếng rồi đáp ngay: - Còn gì lạ nữa hở anh giáo? (Ông cũng mới gọi Kha là “anh giáo”) Tây nó không về vây làng thì chẳng có việc gì lạ cả (ông đặng hắng) Chú thím cám ơn anh giáo nhiều về những quà anh gởi về cho chú thím vào ngày rằm tháng tám trước đây. - Thưa chú cũng may hôm đó cô Hĩm ra đây (ông Hạo hơi nhíu mày nhưng Kha không chú ý thấy) nên cháu mới tiện dịp gửi về biếu bà ngoại cháu, chú thím và vợ chồng cô Hĩm (ông Hạo lại nhíu lông mày). Thưa chú gọi là một chút! - Ấy cụ ngoại cứ khen anh mãi là “thằng giáo nó biết cách ăn ở “. Cụ dặn tôi ra bảo anh gửi về cho cụ chừng ba trăm bạc, cụ mua hai con lợn con nuôi sẵn để sang năm cưới vợ…Cụ muốn anh giáo lấy vợ đấy! Kha cười, ông Hạo cũng cười và dặng hắng thêm một tiếng nữa trước khi vào chuyện chính: - À tôi ra đây hỏi anh giáo về việc làm giỗ bác gái ngày hai mươi bốn tháng chín sắp tới. Ý anh giáo định thế nào? - Thưa chú cháu sẽ về quê làm giỗ mẹ cháu ở làng. Kha vừa dứt lời, ông Hạo ngồi thẳng người, hai tay giơ lên ngang vai và cùng một lúc xòe đều mười ngón, rõ là câu nói của Kha hợp ý ông quá. - Anh giáo nghĩ chí phải – ông nói bằng giọng hấp-tấp nhưng vô cùng nghiêm trọng – tôi cũng định ra bàn với anh điều đó. Chẳng gì bây giờ giời cho mình cũng làm ăn mát mặt… Kha mỉm cười nghĩ đến thế chông-chênh của đất nước hiện tại và số lương dạy tư hơn ba ngàn của chàng. Ông Hạo cho rằng cháu mình vẫn có tật hay vô cớ mỉm cười như vậy, ông nhớ đến đêm nào xem chèo cổ Kha đã mỉm cười vào đúng lúc cảm động nhất – vì vậy ông điềm nhiên tiếp: - Thôi thì ngày giỗ mình cũng nên sứa soạn vài mâm cho tươm tươm một tí, chính là dịp anh trinh diện lại với một số bà con thân tình. Những người thân vừa vừa không tiện mời thì mình sắp đồ biếu: một đĩa xôi, ba quả chuối, một miếng thịt quay khổ lớn, thế là đủ. Mua hẳn cái thủ lợn quay anh giáo ạ. Tôi đã tính tất cả chỉ hết năm trăm là cùng. - Vâng, vậy thì thế này chú nhé, việc mua bán các thứ cháu chả biết trông cậy ai ngoài thím cháu và cô Hĩm…. Ông Hạo ngắt lời Kha: - Anh giáo cứ gọi em nó là cô Toản, chồng nó là thằng Toản mà. Ý chừng sợ Kha hiểu lầm về việc bắt bẻ đó, ông chặc lưỡi: - “Lấy chồng phải gánh giang sơn nhà chồng” em nó đã về nhà chồng anh giáo cứ gọi tên chồng nó cho tiện. Kha mỉm cười hiểu ý: - Vâng, trăm sự cháu nhờ thím cháu và cô Toản. Kha đứng dậy ra cửa hướng về phía bếp: - Cô Miên ơi. Tiếng Miên: - Dạ. - Cô lên tôi nhờ một tí. - Vâng, em lên ngay đây. Kha quay lại nói với ông Hạo: - Thủ quỹ của chúng cháu đấy ạ. Ông Hạo lắc đầu tỏ dấu thán phục: - Anh thật tốt số, gặp toàn những bạn tốt quá đi mất. Mien đã lên, nhanh-nhẩu chào ông Hạo rồi nói: - Thưa ông, cháu nghe thấy tiếng ông mà đương làm bếp dở không lên chào được xin ông thứ lỗi cho ạ. - Ấy chết không dám, cô dạy quá lời. - Thưa ông cháu đã làm cơm để cả ông cùng xơi với anh em chúng cháu đấy ạ. - Chết chưa, tôi phải về ngay. Kha gạt lời ông: - Chú vội đến đâu đi nữa cũng hãy xin ở lại xơi cơm đã. À cô Miên, cô đưa cho tôi năm trăm đồng. Ngày hăm bốn sắp tới tất cả chúng mình sẽ về trong quê làm giỗ. Miên vui-vẻ như trẻ thơ: - Ô thích nhỉ, để em mở tủ lấy ngay đây. Ông Hạo đưa mắt nhìn theo Miên lanh-lẹ đến mở tủ ở góc phòng, lắc đầu nói khẽ vừa đủ Kha nghe: - Anh thật tốt số, anh thật tốt số! Chợt nhớ ra điều gì, ông trợn mắt: - Chết chưa có một việc chính suýt nữa tôi quên. Ông móc túi lấy ra một mảnh giấy gấp làm tư. Ông trịnh-trọng mở ra và đặt trước mặt Kha: - Bài khấn! Phải khấn bằng chữ nho, anh giáo! Tôi đọc cho thằng Toản ghi, chữ khí xấu nhưng anh trông được chứ? Kha đưa mắt nhìn mấy hàng chữ rồi gật đầu: - Dạ xem được ạ. - Anh thử đọc lại tôi nghe xem nó chép có đúng không nào. Miên trao năm trăm đồng cho Kha và xuống bếp, Kha trao năm trăm đồng cho ông Hạo và bắt đầu đọc thong thả: “Đại Nam quốc, ngoại thành Hà-Nội, Định Quyết xã, Nhâm Ngọ niên bát nguyệt, nhị thập tứ nhật, thừa đích từ Phạm Mạnh Kha cẩn dĩ cụ soạn phù lưu thanh trước chỉ nghi…” - Nghĩa là soạn bầy đầy đủ trầu cau, vàng hương – ông Hạo ngắt lời Kha và giải thích. Kha khẽ dạ một tiếng rồi đọc tiếp: “..cảm chỉ cáo vu hiền tỷ, húy…lai phối hưởng. Kính thỉnh Thổ Công, táo Quân, trụ trạch đồng lai phối hưởng”. Ông Hạo gật đầu, rất hài lòng: - Nó chép đúng đấy, hiền tỷ là mẹ, hiền khảo là bố, hiền tổ là bà, hiển tổ khảo là ông, anh giáo hiểu chửa. Thấy thái độ ông Hạo trịnh-trọng quá Kha không dám cười, chàng chỉ khẽ gật-gù làm vẻ trầm tư như đương hết sức theo dõi lời giảng của ông. Ông Hạo giảng tiếp: - Mình cũng phải kính thỉnh cả thổ công và táo quan đến cùng hưởng, một ông là thần đất, một ông là quan trị nhậm tại nhà, mình phải mời chứ, anh giáo. Kha gật đầu liền mấy cái, vẫn cố giữ vẻ trầm-ngâm đáp. Tiếng Hiển ở bên ngoài: - Ê cô Miên ơi! Miên reo: - Ô anh Hiển đã về. Hiển vào nhà cúi chào ông Hạo rồi vẫn nói lớn với Miên: - Thứ hai này cô đi làm đấy. Miên nhô ra khỏi bếp: - Có đúng là đi làm ở nhà thương Phủ-Doãn không anh? - Đúng – Hiển đáp. Giọng Miên thoáng lo lắng: - Hôm hăm bốn là thứ mấy, anh Kha nhỉ? - Cô đừng lo – Kha đáp – hôm đó đúng chủ nhật. Hiển nhìn Kha hỏi khẽ: - Hôm hăm bốn làm gì thế? - Giỗ mẹ tôi ngày đó. Ông Hạo tiếp lời: - Hôm đó ngày húy nhật của bác cháu, chúng tôi trù tính làm trong quê. Để rước cậu và cô Miên hôm đó cùng về. Hiển cười vui vẻ: - Dạ có chứ ạ, chúng tôi sẽ cùng anh Kha về từ sớm. Miên đã vào bếp, tiếng nàng vọng ra: - Em mà đi làm nữa thì nhà mình gà ăn không hết của! Ông Hạo mỉm cười như vui lây niềm vui của Miên. Ông chợt đưa mắt nhìn Kha, khẽ lắc đầu rồi nói chỉ vừa đủ ông nghe: - Anh ấy thật tốt số! Chủ nhật hai mươi bốn tháng chín âm lịch Kha cùng các bạn Hiển, Hãng, Miên về làng từ sớm. Miên giành về phần mình phận sự xách lẵng hoa quả (cam, táo, nho) để lát nữa bầy trên bàn thờ. Thoạt mọi người theo Hãng rẽ vào thăm bà Phán và Thi trước. Bà Phán hẳn có ý ngóng đợi từ sớm nên vừa nghe tưởng những bước chân lao-xao qua cổng, bà đã tự trong nhà bước ra hiên, ân cần chào hỏi mọi người và mời tất cả vào nhà, riêng với Hãng, bà bảo: - Cậu xuống bếp bảo con sen đun nước ngay cho tôi đi. Kha vừa bước lên thềm Thi cũng vừa tự trong nhà bước ra tới bậc cửa, nàng bỡ-ngỡ cúi chào Hiển, Miên đồng thời gọi tên chàng: - Anh Kha! Lời Thi thốt gọi nhẹ-nhàng đượm vẻ ngạc nhiên rất thân mật nhưng Kha có cảm tưởng vừa thoáng nghe tiếng kêu của một con chim bị thương. Chàng cất tiếng cười để xóa nhòa cảm giác buồn đó và thốt thành lời vui: - Trời ơi về Hà-Nội được trên hai tháng rồi mà mãi hôm nay mới thật được gặp cô. Tuần trước cô về quê còn sớm chứ? Không để Thi kịp trả lời, Kha giới thiệu Hiển, Miên với bà Phán, với Thi.bà Phán trở lại vẻ lịch thiệp ngày xưa: - Cậu Hiển, cô Miên, dạ phải, lần đầu tiên được gặp cô cậu nhưng tôi đã được anh Kha, em Hãng nhắc cho biết từ lâu. Thi cúi đầu chào Hiển, Miên rồi Thi nói với Kha: - Em vẫn hỏi thăm anh luôn, nhiều lúc muốn oán anh vì bằng-bẵng chẳng thấy anh về. Giọng Thi nhỏ nhẹ dường như nàng không thể nói to hơn được, câu trách thân mật trở thành se-sắt, rồi Thi tiến tới gần Miên thành đôi bạn gái. Bà Phán chép miệng nói với Kha: - Anh xem, em nó còn yếu quá! Chết chưa, xin mời tất cả vào nhà. Trong nhà đồ đạc ít, giản dị và sạch bóng. Bà Phán vẫn nói với Kha: - Rồi lát nữa tôi sẽ sang bên nhà giúp một tay (bà lại chép miệng) ngày nào bà chị tôi còn sống, chị em gần-gũi nhau bao nhiêu… Thi đứng bên Miên, dáng người Thi gần như Miên, nhưng vì mang bệnh phổi nên Thi gầy hơn, xanh hơn. Kha luôn luôn gặp đôi mắt thăm-thẳm của Thi quay sang hoặc ngẩng lên nhìn chàng. Khi Kha gặp cái nhìn ấy một lúc Thi nói, chàng có cảm tưởng tiếng nói của Thi mất hút vào một thế giới dị kỳ nào không để lại một tiếng vang, điều này càng khiến vẻ đẹp của Thi thêm não-nùng. Chính Miên cũng cảm thấy thương Thi ngay từ phút đầu gặp mặt. Miên thấy ở Thi hình ảnh của chính nàng nhưng đáng thương hơn vì bệnh tật. Từ trước Miên chỉ thương mình, nay gặp Thi quen Thi, tuy thương Thi mà lòng Miên cảm thấy vui vui, có lẽ vì Miên cho rằng tình thương của nàng từ nay được dịp nở rộng để ôm lấy một đối tượng bên ngoài nàng. Miên và Thi cùng gọi nhau bằng chị và xưng với nhau là em. Rồi tất cả mọi người sang nhà Kha. Ở đây gà vịt, thịt lợn, thủ lợn quay, gạo nếp, đỗ xanh đã được bà Hạo và cô Toản mua đủ. Mấy con gà, mấy con vịt đã được làm lông sạch, rá gạo nếp vo kỹ trắng ngần đặt trên chiếc chậu sành lớn ngay cửa bếp. Trong bếp thấp-thoáng những ngọn lửa cháy đều, và trên mái tranh một làn khói xám nhạt uốn mình lên cao rồi nhẹ-nhàng hòa vào với khí giời của một sớm cuối thu trong trẻo. Bà Phán bàn với bà Hạo cách làm cỗ. Miên nhờ Thi bầy hộ hoa quả lên bàn thờ, còn nàng thì tiến thẳng vào bếp giúp cô Toản. Thoạt cô Toản nói một câu xã giao: - Ấy thôi bác cứ lên nhà, mặc em. Miên cũng không chú ý đến câu cô Toản gọi mình là “bác”, như thể nàng đã là vợ của Kha, nàng chỉ thân mật đáp: - Em phải giúp chị một tay chứ, có thế mới chóng xong. Việc cô Toản buột miệng gọi Miên bằng “bác” có lý do của nó. Lần này không phải là lần đầu Miên về làng Định Quyết. Lần thứ nhất nàng về bảo cho ông bà Hạo biết tin Kha bị giữ ở ty công an Gia Lâm, lần thứ hai nàng về báo tin Kha đã được tha và đón ông Hạo cùng ra Hà-Nội, lần thứ ba là lần ăn giỗ này. Lần thứ nhất bà Hạo thoạt thấy một c&ocicute; một lời van xin, một phần vì biết van xin cũng chẳng được, một phần Hãng cho rằng rủi mình bị bắt, chết cũng đáng đời mặc dù chàng chẳng làm điều gì ác, mặc dù cha chàng bị tụi chúng bức tử. Chàng cho rằng riêng việc mình đứng trong hàng ngũ quân cướp nước- dù là đứng hờ- cũng đáng chết rồi. Sau một phút đờ đẫn Hang sực định thần bắt chợt ánh mắt riễu cợt của đối phương. Có thể là y đương quan sát lại Hãng và tưởng tượng cảnh lật ngược thế cờ xử bắn Hãng. Hãng mỉm nụ cười buồn rầu, chàng giao trả y cho quân độj canh giữ, vừa lúc có máy người lính vác tiểu liên chạy rầm rập theo đường lớn ra khỏi làng một quãng rồi lên một gò cao, nơi có bố trí lính canh. Thì ra họ rọi ống nhòm thấy có ba người dân đương tiến về làng. Hãng theo chân bọn lính lên gò. Tiếng nói chuyện của ba người dân càng ngày càng rõ dần, giọng họ trong trẻo, vui vẻ, đượm chút hài hước mà không ngờ rằng đương đi vào tử địa. Khâu tiểu liên đã được đặt trên chiếc giá ba càng vững chãi, mũi súng chĩa về phía ba người xa, những người lính nằm nép xuống... rình mồi. Tiếng nói của ba người đã rõ hẳn, họ đương thuật lại cho nhau nghe việc chạy loạn sáng này. May thay, cả ba rẽ xuống con đường nhỏ. Thì ra không phải họ tiến thẳng về làng hiện bị chiếm, họ rẽ xuống làng đối diện. Lập tức người tiểu đội trưởng cho lệnh bắn, khẩu tiểu liên khạc lửa, tiếng nổ vang dội trong bóng chiều, ba người dân vùng chạy cuống quýt lảo đảo nhưng vẫn giữ vững hướng tiến thẳng về phía trước mặt, họ bỏ đường mòn, lội ùa xuống ruộng lúa, tiểu liên tiếp tục khạc lửa, tiếng những bước chân bì bõm lội nhanh, nước bắn tung tóe. Hú vía, cả ba đã thoát xa tầm súng... Họ sẽ nhớ đời đời chiều nay. Ngày mai, ngày mốt họ sẽ kể lại chuyện này cho con cháu nghe, câu chuyện hào hứng biết là chừng nào, còn gì hào hứng hơn là chạm trán rồi chạy đua với Thần Chết? Rồi từ đây cho đến ngày họ lìa bỏ cõi đời trên giường bệnh làm sao họ quên đựợc chiều hôm nay, tất nhiên thỉnh thoảng họ phải ôn lại, thuật lại. Chuyện thoát chết càng xa ngày, lời kể càng linh động vì thêm những chi tiết hoang đường hơn một chút. Hôm sau, quân đội tiếp tục cuộc hành quân càng quét. Vừa khi gặp đường cái quan đưa về thị xã thì Hãng hay tin anh chàng trẻ tuổi tinh ranh bị hỏi cung chiều hôm trước đã trốn thoát. Không đi “ốp” ở lại bàn giấy cũng chẳng thanh thản gì hơn. Đương dịch tài liệu có thể một sĩ quan Pháp đưa đến một nqười vừa bị tra tấn xong mặt mũi sưng húp để hỏi cung lại, mình thông ngôn. Có thể một nguời mới quy thuận được gọi tới đưa sang phòng không quân. Nơi đây Hãng thông ngôn cuộc gạn hỏi về địa điểm những cơ quan kháng chiến. “Gần con đường Thái Nguyên Bắc Kạn phải không? Gần suối lớn không? Gần núi không? Bên phải núi hay bên trái? Có phải vào khoảng này không?” Những tấm hình lớn chụp từ máy bay xuống được đem ra sử dụng -phòng Nhì Pháp đã chụp hết lãnh thổ Việt Nam. Nếu kẻ kia nhận ra địa điểm gật đầu (hay gật đầu liều) thì viên sĩ quan tình báo khoanh một dấu tròn bằng bút chì xanh hay đỏ để đưa sang phòng chiến dịch ủy nhiệm cho các loại phi cơ phóng pháo đi oanh tạc. “Nhục, thật là nhục!” Hiển vẫn hằng nghe câu nói đó thốt ra tự miệng Hãng, khuôn mặt phong trần của Hãng lúc đó có một vẻ gì sót sa khôn tả. Cho đến hôm nay nhân lời nói của Hiển muốn thi vào làm thông ngôn trong quân đội viễn chinh để tránh đi lớp sĩ quan Thủ Đức, Hãng mới bộc lộ hết cả. Hãng kết luận với Hiển: Anh nên đi theo lớp sĩ quan đó. Anh biết đấy, trước đây Pháp nó có dám cho chúng ta học chỉ huy quân sự đâu, chỉ được làm lính chết thay cho nó thôi, nay gặp dịp nó phải nhả ít quyền hành chính và quân sự mình nên lợi dụng học lấy, rồi khi ra đã là sĩ quan, dưới anh có bộ đội, ít nhất anh cũng được quyết định theo lương tri của anh để chống lũ cộng sản mà ít làm thương tổn đến dân chúng. Lóc những thớ thịt nhiễm độc cộng sản trong toàn cơ thể miền quê mình hiện nay là một công việc vô cùng tinh tế, không phải là sĩ quan Việt Nam đã sống với và đã lọt khỏi cộng sản rồi, không thể làm nổi. Anh nghe tôi, hãy cứ đi đi. Chúng ta đâu có chịu tiếp tay cho thực dân cướp nước? Contrat đầu tiên ba tháng tôi làm “thầy đội thông ngôn” trong phòng nhì Pháp, tôi cũng đã lợi dụng được tờ giấy chứng nhận là quân nhân để nhờ một người bạn đồng học hiện làm ở Bắc Bộ Phủ vận động cho được cái học bổng qua Pháp tiếp tục học Luật. Mọi công việc đã xong, học bổng đã được cấp, contrat (hợp đồng) ba tháng của tôi vừa hết, tôi vừa báo tin cho mẹ tôi hay là tuần sau tôi lên đường, bây giờ đến các anh hay đó. Kha sung sướng nắm tay Hãng. - Trời ơi, sao cậu kín đáo thế, gần đến phút cuối cùng mới cho mọi người hay. Hãng cười khà: Biết làm thế nào, vì chính tôi trong lúc chờ đợi cũng hồi hộp không biết là có được hay không. Hiển nói: Thôi chúng ta đến tòa soạn Văn Hóa đi. Tôi cần gặp các anh Khiết, Khóa một chút. II - Trời ơi anh Kha kìa, anh cũng đã vào đây? - Ủa Tân! Họ nhận ra nhau ngay sau một lần gặp nhau ngày nào và sau bao nhiêu năm cách biệt. - Bây giờ anh ở đâu, làm gì? Tân hỏi tiếp. - Dạy học, làm báo, còn anh? - Tôi ấy à - Tân cười nửa vui nửa buồn - thất nghiệp! - Sao, thất nghiệp? Anh vào đây đã lâu chưa? - Nghĩa là mới thất nghiệp thì đúng hơn. Tôi vào đây được tám tháng rồi. Kha trợn tròn mắt: Trời, anh vào được tám tháng rồi. Tôi vào được ngót ba tháng, sao chúng mình không gặp nhau? - Có lẽ tại những ngày gần đây tôi phải đi đây đi đó luôn theo nhà thầu. - Anh đã về thăm quê bên Bắc Ninh chưa, cụ nhà ra sao? Tân cảm động nhìn Kha, thì ra Kha không quên một điều gì, chàng đáp: Dạo đó chia tay cùng anh ở Phú Thọ, tôi về quê may được gặp mẹ tôi lần chót, vài ngày sau người mất. Tôi muốn về thăm làng lắm nhưng chưa được, làng tôi hiện nay nằm giữa vòng đai trắng của hai miền. - Mệt quá nhỉ, thế trước đây anh thầu gì? - Tôi làm cho một nhà thầu xây cất, tôi mới thôi được nửa tháng nay. - Ồ, thế tôi sẽ giới thiệu anh với một nhà thầu khác. Ánh mắt Tân hốt hoảng, nhưng chàng tiếp: Tôi cũng vừa thi tương đương ở trường thuốc xong, họ nhận niên khóa sang năm cho phép tôi được học lại năm thứ tư. - Trường thuốc cũng cho thi tương đương sao? Bác sĩ Henri H. người Pháp đặc biệt có cảm tình với sinh viên kháng chiến vì vậy mà tôi cũng đỡ thiệt. Bác sĩ H. muốn tôi phải đi nhà thương thực tập ngay từ bây giờ và suốt vụ hè sắp tới; tôi thú thật với ông ta là tôi mới về đây, tứ cố vô thân, cần phải kiếm tiền gấp từ nay cho đến đầu niên khóa sang năm mới có đủ điều kiện tiếp tục việc học. Bác sĩ H. thông cảm ngay! Hôm qua đây Hiển, Hãng, Kha đã gặp Khiết, Khóa, vừa may gặp cả Luận mới ở Vĩnh Yên về thủ đô công tác và tạt vào tòa báo đưa bài, thế là cả “gia đình Văn Hóa” hay tin Hãng sắp đi Pháp và Hiển có thể đi Thủ Đức. Chính Luận cũng khuyên Hiển: “Anh đừng vào làm - dù là làm tạm- trong Deuxième bureau (văn phòng thứ hai) của Pháp, mang tiếng lắm, anh cứ theo lớp sĩ quan đi, khi ra trường có quân đội trong tay, sĩ quan Tây cũng không dám bắt nạt mình, trái lại bấy giờ chúng nể mình lắm và minh có toàn quyền hành động”. Khóa tiếp lời Luận, bảo Hiển: Tình thế đâu có tranh tối tranh sáng thế này mãi, tôi linh cảm tháy vận hội đất nước đương chuyển mình, anh Hiển hãy vào Thủ Đức đi. Khiết trầm ngâm gật đầu: Anh Khóa nói đúng, anh Hiển yên tâm đi Thủ Đức đi, sau một vài năm nữa tới ngày mãn khóa biết đâu chẳng đã có những biến cố lớn, khi đó mình quyết định thái độ dễ hơn. Câu chuyện còn kéo dài một tiếng nữa, tuy đã tìm ra lối giải quyết tạm ổn, nhưng bầu không khí không vì thế mà bớt vẻ băn khoăn. Rồi mọi người giải tán. Khiết đến nhà in thăm khuôn báo mới; Khóa về nhà đặt lại con tính xây cất (Khóa dự định thầu xây cất trường trung học tại Hưng Yên); Hãng trở về sửa soạn hành trang cho ngày lên đường vào chủ nhật tới. Hãng biết sự ra đi của mình- dù là đi du học Pháp- cũng làm người mẹ cô độc và đáng kính của chàng càng sầu khổ vì bên sự thương chồng nay còn thêm niềm nhớ con; Hiển, Kha trở về để còn gặp Miên, hỏi Miên về công việc nàng mới tới nhận tại nhà thương Phủ Doãn và báo cho Miên hay tin Hiển quyết định đi Thủ Đức. Hôm sau Kha dạy học xong ở trường ra, chàng đến thẳng tòa báo tính chuyện bàn với Khiết hoặc Khóa về bữa tiệc tiễn hành Hãng, Hiển lên đường. Vừa tới bến xe điện Bạch Mai sát bờ hồ thì bất chợt gặp Tân... Biết Tân đã thi tương đương để được ghi tên theo học năm thứ tư trường thuốc trong niên học tới, lại biết Tân đương thất nghiệp và đã quen với công việc nhà thầu, Kha bèn kéo tuột Tân theo đường Bờ Hồ ngược trở lại phía hội Khai Trí Tiến Đức, nói: Anh đã quen với nghề thầu rồi, hay lắm, tôi sẽ giới thiệu anh ngay với một nhà thầu khác. Tân há hốc mồm vẻ lo ngại ra mặt: - Anh Kha này... hay là thôi anh ạ... cám ơn anh... Kha vẫn kéo Tân: - Cám ơn cái gì? Sao anh khách khí thế? - Tôi... tôi... Vì quý mến Kha, Tân không muốn nói thẳng là chàng “tởm” nghề thầu quá rồi, e phật lòng bạn, nhưng Kha hầu như chẳng để ý gì đến sự ngập ngừng đó, hoặc giả Kha vẫn đinh ninh là Tân ngại phiền mình nên chàng vẫn kéo bừa Tân đi: - Anh hãy theo tôi đến tòa báo Văn Hóa đã. “Ừ thì hay đến tòa báo Văn Hóa rồi minh liệu lời nói với bạn sau vậy”- Tân nghĩ thầm thế, rồi đi. Tân theo Kha sang đường, ngang qua xe bán đồ giải khát đậu ở góc ngã ba, tiến theo con đường nhỏ tới tòa soạn tuần báo Văn Hóa. Đó chính là căn nhà Khiết ở xế chếch với cửa hàng của bà Đô. Nghe Kha reo mà Tân thấy chán ngán: Kìa anh Khóa, may gặp anh ở đây. Anh bạn thân này của tôi cũng làm nghề thầu quen rồi. “Thằng cha này đến hay- Tân nghĩ thầm- hẳn giới thiệu như thể mình là chủ thầu". Tòa soạn Văn Hóa lúc đó chỉ có hai người đàn ông, người thư ký đánh máy đã đi phát báo tới địa chỉ những người mua năm. Kha tiếp tục nói: Giới thiệu hai anh đây là anh Tân, bạn kháng chiến của tôi, đây là anh Khóa hiện vừa là nhà buôn, vừa là chủ thầu (Tân chẳng buồn nhìn mặt), đây là anh Lãng phóng viên của tuần báo Văn Hóa. (Tân nhận thấy Lãng cao lớn trắng trẻo như tây, râu quai nón mới cạo xanh om, ánh mắt thì vui dí dỏm nhưng nụ cười thì buồn). Tới lúc bắt tay nhau, Tân mới trễ nải ngẩng nhìn khuôn mặt vuông chữ điền với nước da rám nắng phong trần của Khóa. Tay Khóa cầm một cuốn sách thấp thoáng dòng chữ bìa in màu đỏ. Kha hỏi Lãng: - Anh Khiết không có nhà? - Khiết đến Etude - Khóa đáp. - Chị Khiết đâu? - Nó ở đằng mẹ tôi! - vẫn lời Khóa đáp. Chú bé chừng lên tám ở nhà bên nhân lúc vắng người ra máy nước tắm rồi khum khum tay che hạ bộ. Lãng cười lớn hỏi: - Tuynh, tắm hả? Chú bé chào lại: - Anh ạ! Lãng cười lớn hơn: - Bằng quả ớt ấy che che dấu dấu cái gì! Chú bé ngượng chạy vào nhà. - Trước đây anh cũng đã làm nghề thầu? Giọng Khóa hỏi vồn vã nhưng Tân thấy bực mình vô cùng, chàng đáp lạnh lùng: - Tôi chỉ làm thư ký cho một nhà thầu. Kha nói với Khóa: Niên khóa sang năm anh Tân sẽ tiếp tục học năm thứ tư trường thuốc nên anh cần kiếm tiền gấp khoảng thời gian mấy tháng này, anh có thể dành cho anh Tân một chân thư ký? Khóa đáp: Được chứ, nếu anh Tân điều khiển việc thành thạo thay được tôi thì tôi trở lại đất Lào tiếp tục việc buôn. - Anh còn buôn ở đất Lào? - Tân hỏi. - Vâng, nghĩa là đi đi lại lại trên con đường hàng không Xiêng-Khoảng Hà Nội. - Anh buôn gì? Tôi thuê trọn chuyến phi cơ, chuyến đi chờ xi măng essence, sắt sang Lào, chuyến về thì chở bò. Có hàng đi có hàng về nên chuyên chở bằng phi cơ vẫn có lãi. Biết Khóa là người có tài tổ chức, Tân hỏi thêm: - Anh chở bò sống từ Lào về đây? - Vâng chở nguyên con! Chuyến đầu tôi thuê hẳn chiếc Bristol của hãng hàng không Việt Nam chở được hai mươi con từ Xiêng-Khoảng về Hà Nội, sau đó vì tình trạng chiến tranh, các phi cơ của hãng hàng không Việt Nam bị trưng dụng, tôi phải điều đình với hãng Autrex hàn sửa lại chiếc Junker để có thể chở được tối đa mười con bò- bằng phân nửa chiếc Bristol... ô kìa, Khiết đã về kìa! Khiết vào. Lại một dịp Kha giới thiệu Tân. Tiếp đó Kha hỏi: - Anh ở étude về? - Không tôi đi nghe ngóng tinh hình báo của mình, khá lắm! À anh Khóa, việc anh thầu xây cất ở Hưng Yên ra sao? Nghe đến ba tiếng “thầu xây cất” mà Tân tháy chán ngán, mặc dầu khi nãy nghe Khóa nói chàng đã bớt thấy ác cảm với “người con buôn kiêm nhà thầu” đó (chỉ cần một trong hai nghề đã đủ chàng muốn kính nhi viễn chi rồi). Khóa đáp lời Khiết: - Xong rồi. Anh bạn bí thư của ông tỉnh trưởng Hải Dương có gửi thư riêng sang giới thiệu nên họ tin tôi ngay. “Tin nhà thầu- Tân nghĩ thầm- để rồi bán thóc giống đi mà ăn!” Và Tân lại thấy hậm hực với Khóa. Nguyên do sau ngày t&acirrc; đến xem cháu cô làm giỗ mẹ ra sao nào. Miên ở trong bếp bước ra, hai tay bưng chiếc mâm đồng nhỏ trên có con gà luộc đặt trên đĩa sứ lớn, mỏ cài một bông hồng. Khi qua chỗ bà Nụ đứng Miên khẽ cúi đầu chào. Bà đáp lễ rồi hỏi Kha: - Cô nào đấy cháu? - Thưa cô hôm nay cũng có mấy người bạn của cháu về ăn giỗ. Cô vừa qua đây là cô Miên, em người bạn thân của cháu…. Bà Nụ vỗ vai Kha cười tít: - Cháu cô kén vợ khéo lắm nhé. Hãng và Hiển cũng vừa đi thăm chùa về, Kha giới thiệu: - Thưa cô anh Hãng thì cô biết rồi, còn đây là anh Hiển, anh cô Miên. Bà Nụ trở lại nghiêm trang cám ơn Hiển, Hãng đã có lòng chiếu cố về ăn giỗ. Sau cùng ông bà bát Thoại đến là vừa đủ. Căn nhà hàng ngày vẫn yên tĩnh bấy giờ náo nhiệt hẳn. Tiếng ông Cả Bê oang oang: - Mời ông bà Bát lên đây, vụ mùa năm nay ông bà đổ đâu cho hết của? Đáp lại lời quá khen của ông Cả là những lời rất nhũn nhặn của cậu mợ Kha, ông bà bát Thoại. Cả làng đều gọi ông Thoại là ông bát Thoại, sắc phong bát phẩm đó không phải do vua ban mà do một người làng bạn, thoạt với tính cách khôi hài, lẽ dĩ nhiên, nhưng rồi lâu ngày dân làng gọi thế quen đi, đến nay danh hiệu đó hầu thành chính thức không một chút khôi hài. Nguyên do ngay từ hồi còn trẻ tuổi ông Thoại đã nổi tiếng là một tay chơi xì cao nhất hàng huyện. Cao ở chỗ ông rất sáng nước, nhớ và đoán được lớp bài. Cao ở chỗ ông rất bình tĩnh để nắm quyền chủ động trong việc quan sát nét mặt, cử chỉ, ngôn ngữ đối phương, khi đi tiền. Kể cả những con bạc thanh niên hăng hái nhất, giàu tự ái nhất, hiếu thắng nhất, qua một lần chơi xì với ông đều chịu nhận mình chỉ là con nít. Người ta quí ông Thoại chính là ở chỗ ông chơi hoàn toàn do trí thông minh, do tài cao đoán, chứ không hề bịp-bợm. Hàng năm thời gian “dụng võ” của ông Thoại thường vào tiết trọng xuân, những ngày làng Định Quyết mở hội. Bao giờ cho đến tháng hai Cho làng vào đám cho giai ra đình Tháng hai năm đó ông Thoại mới trên hai mươi tuổi và canh xì giữa thanh niên làng được thiết lập ngay góc đình bên hữu, vừa kín-đáo vừa sạch-sẽ. Rút tới con thứ ba, hai thanh niên bên tả và bên hữu ông Thoại đành chịu bỏ vì bài xấu, chỉ còn ông và người bạn đồng niên ngồi đối diện. Anh này khét tiếng trong làng là đam mê xì và hiếu thắng vào bậc nhất. Hai thanh niên bỏ bài, cùng chống hai tay xuống chiếu theo rõi một cách chăm chú, hào-hứng chẳng kém gì hai người trong cuộc (như thể xem một vở tuồng ruột tuy đã thuộc lòng từng đoạn, từng cảnh mà vẫn hồi-hộp). Rút cây thứ năm đối phương hơn Thoại có đôi đầm trên mặt. Anh chàng chặc lưỡi nhũn mà thách-thức. - Pha! (nhường cho địch thủ đi tiền ) Chàng thanh niên Thoại cười ha hả: - Anh chỉ có một đôi mặt thôi mà tôi lại hơn anh hai Xì và Tây. Vậy xin đi năm chục đồng. Đối phương nhìn nghiêng để bắt chợt nét mặt Thoại, nhưng nét mặt Thoại có bao giờ thay đổi, chỉ lẳng lặng kéo caií điếu lại, vê thuốc tra vào nõ, từ từ đánh diêm rít một hơi thật ròn, vừa nhả khói thì phương đập mạnh tay xuống phản: - Theo! Này năm chục và….tố ố ố thêm năm chục nữa! Thoại nhìn thẳng vào mặt đối phương: - Anh chỉ có một đôi đầm và tẩy chức, tôi nói cho anh biết thế (Thoại dằn giọng) tẩy chức! Đôi mắt đối phương thoáng bối rối, Thoại quẳng ra năm chục rồi hỏi: - Anh còn tất cả bao nhiêu tiền? - Tất cả trước mặt anh đây này. Hai thanh niên chịu bài rán theo Thoại từng cử chỉ như để “uống” lấy pha xì hồi hộp và quý giá vào bậc nhất đó. Thoại hỏi: - Còn muốn đánh thêm tiền trong túi nữa không? Đối phương cười híp mắt, vững giọng đáp: - Làng đây cũng thừa đủ! Thoại hất hàm: - Đếm xem còn bao nhiêu. Đối phương đếm hung hăng: - Còn một trăm hai mươi nhăm đồng nữa. Thoại điềm tĩnh nói: - Như vậy thì ván bài này anh có thua cũng chỉ thua chừng ba trăm là cùng. và chợt cười lớn: - Ba trăm có thể mua được một mẫu đất ruộng tốt đấy. Bắt! và tố thêm một trăm hai mươi nhăm đồng nữa. Đối phương vỗ đùi ha hả: - Anh đôi xì chăng? Đôi tây chăng? Thoại chặc lưỡi: - Tháu cáy đấy, vì biết chắc anh chỉ có đôi đầm mặt và tẩy chức! - Anh định ăn hết cả tiền để tôi về chết với vợ đấy phỏng? - Thì vợ anh nó cũng chỉ rỉa-róc anh suốt một tháng là cùng, rồi nó phải quên đi chứ. Bằng một cử động mạnh bất ngờ đối phương vơ gọn tập giấy bạc trong lòng, giơ cao tay quẳng mạnh vào đống giấy bạc giữa chiếu. Nhanh như chớp chàng thanh niên Thoại vồ lấy cả đống giấy bạc ngồn-ngộn như con sư tử vồ mồi ngon vừa định kéo về lòng chàng thì có tiếng đối phương. - Ấy khoan! Tôi đã bảo “bắt” đâu mà anh vội vơ tiền thế? Đối phương cười khanh khách: - Đánh xì như anh còn kém lắm, tôi quẳng tiền vào như vậy chỉ là để đánh cái đòn thăm dò thôi. Đối phương thu lấy số một trămb hai mươi nhăm đồng về. Tiếng cười chiến thắng – chiến thắng về tâm lý – càng ròn-rã như để trả thù số tiền đành chịu mất vì mấy lần bắt trước. Đối phương nói qua tiếng cười chế riễu đó: - Anh có đôi xì hay đôi tây đấy, cho nhau biết được chăng? Xin nhường anh ván này vậy! Thoại bình tĩnh vơ tiền về, khuôn mặt không hề thay đổi, chỉ nói khẽ: - Anh bạn có thể mở lấy mà xem. Đối phương lật con tẩy của Thoại. Tiếng cười ngưng bặt. Đồng thời với hai tiếng “ồ” lớn của hai ông bạn đã chịu bài khi nãy, tiếng vỗ đùi đánh “đét” của đối phương: - Bỏ mẹ tôi rồi! Đúng như lời tuyên bố, Thoại đã tháu cáy, bài chẳng có đôi gì hết. - Đánh như anh đáng được vua ban bát phẩm văn giai. Giỏi, giỏi thật! bá Thoại giỏi lắm! – đối phương kết luận. Ván bài tháu cáy được truyền tụng khắp làng và cũng kể từ đấy người làng gọi đùa ông Thoại là bát Thoại. Năm năm sau tên đó nghiễm nhiên thành một danh từ kép, không một chút khôi hài. Trên bàn thờ đã tàn hết ba tuần nhang thẻ, những thỏi trầm bên trong đỉnh đồng cũng đã bén hết, chỉ còn nén hương vòng cháy dở như tượng trưng cho lòng kính ái thường xuyên của người sống dâng lên người chết. Được sự chỉ dẫn của bà Phán và bà cả Bê, cô Toản và Miên bày ra làm ba mâm. Sự phân chia thành nhóm khá hợp lý theoquan niệm miền quê. Một mâm gồm toàn các ông: ông Hạo, ông bát Thoại, ông cả bê, các thanh niên Kha, Hãng, Hiển và Toản (vừa đi làm về), một mâm gồm toàn các bà: cụ ngoại, bà Hạo, bà Phán, bà cả Bê, bà Nụ, bà Quân, mâm thứ ba gồm cô Toản, Miên, Thi và lũ trẻ mà các cô có nhiệm vụ trông nom cho ăn: Quảng, Bắc, Đông. Nghĩ mình lao nặng, Thi xin rút lui, nhưng tất cả những người có mặt đều tiếp lời nhau giữ nàng lại cho bằng được (chính bà Phán và cả Hãng nữa ở nhà vẫn ăn cơm cùng mâm với Thi để nàng đỡ tủi). Thi miễn cưỡng ở lại nhưng trước khi ăn – cũng như ở nhà – nàng đã kín đáo xuống bếp đặt ấm đồng nước sôi để lát nữa dội vào bát đũa của nàng, và trong khi ăn nàng dùng hai thìa, hai đôi đũa… Vì cô Toản và Miên phải trông nom lũ trẻ nên mâm thứ ba này nói chuyện ít. Trong khi đó ở mâm các bà câu chuyện tuyxì-xào nhưng giữ được nhịp thường xuyên, thoạt là các chuyện làm ăn cày cấy vất vả, buôn bán khó khăn, tiếp đó ôn lại những kỷ niệm xưa với người quá cố, vui có buồn có, tóm lại câu chuyện nông nổi thôi nhưng tình cảm nhẹ-nhàng thành-thực, từ đầu đến cuối không một phút gắng-gượng. Câu chuyện ở mâm các ông phức tạp hơn cả. Thoạt là chuyện về thời tiết và vụ màu sắp gặt năm nay, câu chuyện chuyển dần sang thời sự, các ông nhắc lại cái nhục khi con tướng De L. Chết ở mặt trận Ninh-Bình, trường tiểu học làng phải để cờ rũ suốt một tuần lễ. Ông cả Bê vừa với cái điếu vừa gân cổ lớn tiếng phê bình: - Bố con đưa nhau sang cướp nước nhà người ta chết là đáng còn cờ rũ cờ riệc làm cóc gì? Ông bát Thoại: - Nghe nói dạo đó thằng De L. Nó mắng mấy anh chóp bu chính quyền người mình là ngồi ăn hại trong khi con nó chết. Ông cả Bê đã đánh diêm hơi cúi đầu xuống để miệng ngậm vào đầu xe điếu sắp rít một hơi bỗng ngửng lên công phẫn: - Thì nó chửi cho là phải, toàn là lũ ăn hại cả. Ông bát Thoại chêm thêm một ý kiến sâu sắc hơn: - Chính phủ khỉ gì thay đổi soành-soạch, nay thủ tướng này, mai thủ tướng khác, dân chúng không hề biết lý do mà à à…cũng chẳng cần biết lý do nữa! Ông cả Bê vừa đánh que diêm thứ hai chưa hút vội nói: - Thì chúng nó cứ tự Bắc bay vô, từ Nam bay ra chỉ để gặp đức Mệ ở Huế, đứa nào đút được nhiều thì làm thủ tướng. Các chức chủ hiến cũng vậy. Chúng nó chỉ cần tại chức một tháng là thu đủ vốn và từ tháng thứ hai trở đi là lời. Ông vẫy vội tay vì que diêm thứ hai cháy đến tay, ông phải đánh đến que diêm thứ ba, Kha còn phải hồi-hộp thấy ông tiếp tục nói cho đến khi diêm này cháy một phân nửa ông mới chịu cúi xuống hút. Các ông lại nhắc đến chuyện lên giá đồng phật lăng vào tháng tư năm ngoái (1952). Tên thủ tướng làm bộ phản đối Pháp kỳ thực đã được quan thầy cho phép chuyển ngân trước mấy triệu rồi. Có dịp về quêcn trò như vậy Kha, Hiển, Hãng mới thấy rằng chẳng có gì giấu được người dân. Chỉ có câu chuyện của Toản là không được tự nhiên. Toản cùng lứa tuổi với Kha, Hiển, Hãng, Toàn còn là một công chức, thư ký sở Thủy Lâm. Vì có mặc cảm tự ty về “trình độ văn hóa” trước Kha, Hiển, Hãng, nên anh thích bàn về các chủ nghĩa chính trị trên thế giới, anh nhắc-nhở đến tên một vài danh nhân thế giới, hình như có cả một đôi câu anh đả-động đến nghệ thuật kịch ảnh thế giới. Khi các ông nói đến lũ con buôn chính trị bay ra bay vô để gặp đức Mệ, anh thêm một câu: - Đức Mệ đâu đã bằng nữ hoàng Katherine của Nga! Khi nói đến tên chóp bu chính quyền được quan thầy thực dân báo cho biết trước việc lên giá đồng phật lăng và làm lơ cho được chấm mút ít nhiều trong việc chuyển ngân, anh Toản nhún vai nhìn khắp lượt Hiển, Hãng, Kha rồi mới nói “Bao giờ cho nước mình có được một Mustapha Kémal!” Toàn còn kể với Hiển, Hãng, Kha về việc trước đây hơn một năm anh bị bắt đến đồn Liễu Giai (về phía Bưởi, ngoại thành Hà-Nội) bị tra tấn thập tử nhất sinh, rồi còn bị giải đến Sureté de l’Air của Pháp ở phố Hàng Vôi để lại bị tra tấn lần nữa, thế mà anh không khai gì hết (vì không có gì để khai). Sự thực Toản cũng đáng để khen ở chỗ không vì bị tra tấn mà khai oan cho người khác, ngày nay Toản vẫn coi đó như một thành tích cách mạng của anh. Anh kết luận: - Chỉ thương hại cho nhà tôi ngày đó khóc hết nước mắt. Cứ như là tôi bị bắt nhốt vào ngục Bastille! Ba giờ chiều Hãng, Hiển và Miên ra Hà-Nội trước, Kha ở lại để bàn với bà Hạo xem phải đem biếu những ai. Bà Phán cũng ở lại trong quê với Thi đến chiều cả mới ra phố. Trước khi về, Thi đến chào chàng. Nàng đứng sững trước mặt Kha nhìn chàng thân mật. Miên thường chạy trốn trước cái nhìn man rợ của Kha. Thi ngược lại, tuy yếu đuối về thể xác hơn, nàng đã tiếp nhận cái nhìn đó ngang nhiên, bình tĩnh. Phải chăng vì thế mà Kha quyết định ngay rằng chàng có bổn phận gần gũi Thi để sưởi ấm cuộc đời bệnh tật của nàng. Vì tình yêu của chàng mà Thi khỏi bệnh thì ai dám phủ nhận rằng đó không là một bổn phận thiêng liêng? Trường hợp sắc đẹp mong-manh đó nếu mai đây không thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì lại càng là một lý do thiêng liêng để Kha yêu Thi chứ sao. Kha nói khe khẽ với Thi trước khi nàng về. - Anh đã có thẻ căn cước, tối nay anh ở lại nhà quê Thi ạ. Tội nghiệp cho Miên! Có lẽ tại Miên quá chủ quan, coi Kha là của mình rồi nên với chàng, nàng không một cử chỉ khêu gợi lẳng lơ – thứ khêu gợi tự nhiên của cô gái đến tuổi dậy thì – để gây một cảm giác mạnh khả dĩ khuấy động tâm hồn Kha. Nàng hiền quá, thực thà quá, không biết cả khép-nép nữa, bởi khép-nép là một thế thủ đề phòng một thế công – dù là thế công mong ước – và thế thủ đó ít ra cũng gợi trong ý thức Kha là nàng có nghĩ đến thế công của chàng, cái khép-nép của Miên – nếu Miên khép-nép – biết đâu không gợi thế công trong lòng Kha? Miên ngoan quá, hiền quá chỉ một mực dịu dàng tự nhiên như người em gái. Miên đã nhầm! sự nhầm đó làm Miên chịu thiệt-thòi bao nhiêu. Gió thu lạnh ghê ghê, mùi lúa thơm phức, một thành sương trắng quấn ngang lũy tre một làng xa thành một đại tang, khói lam chiều ở từng mái bếp bốc lên như muối lặng-lẽ sưởi ấm cho thiên nhiên. Kha thấy chán sự ồn-ào của đô thành, Kha ở trong quê một hôm thế này để nghe chính tiếng mình nói không bị lẫn vào tiếng xe cộ. Nhà rộng, sân rộng giờ đây còn ba bóng người, ông Hạo, bà Hạo và Kha. Có tiếng trẻ con khóc ở căn nhà lá lụp-sụp cách dinh cơ nhà Kha một đường hẻm. Thấy Kha nhìn về phía đó bà Hạo nói: - Nhà chị cả Cầu đấy, anh gi&aacc;m thần bị khích động về vụ bàn tay gián điệp thực dân tung tiền muốn bố trí trước một chính phủ lưu vong, Khóa từ chức hội viên hội đồng thành phố. Kể từ đó Khóa luôn luôn cảm thấy có móng vuốt của đế quốc thực dân bám vào da thịt các nhược tiểu quốc. Hễ một ung nhọt được duy trì, một mầm chia rẽ được ươm nuôi... linh tính như báo cho Khóa hay rằng đó đều là những trái mìn tinh thần do bàn tay hiểm ác của đế quốc thực dân bí mật đặt khéo để ngăn chặn bước tiện của dân ta. Cho nên Khóa hết sức giúp Khiết xúc tiến việc ra báo, hơn bao giờ hết, lúc này cần có một tiếng nói quang minh chính đại. Từ chức hội viên hội đồng thành phố, Khóa thầu xây cát trường trung học rọi trường mẫu giáo ở Hải Dương, kế đó Khóa bị sốt định kỳ tưởng bỏ mạng, mơ thấy lên thiên đàng xuống địa ngục... Khỏi bệnh, Khóa buôn liền mấy chuyến trên con đường hàng không Xiêng-Khoảng Hà Nội. Tuần báo Văn Hóa ra chào đời được phổ biến rộng rãi và nhiệt liệt hoan nghênh trong giới kiều bào ta ở Ai Lao chính là nhờ Khóa luôn luôn tìm cách cổ động. Nhưng Tân nào đã biết những chuyện đó, Tân chì biết Khóa là “nhà thầu xây cất” lại kiêm “nhà buôn” nữa! Khiết hỏi Khóa: - Thế chuyến buôn của anh vừa rồi có gì trắc trở không? - Chẳng có gì trắc trở cả, khoái là đằng khác. Lãng tủm tỉm cười: - Chắc gặp gái Lào nên anh khoái chứ gì? Không ngờ câu đoán mò áy lại đúng, Khóa được dịp thao thao không riêng gì với Hãng mà với tất cả: - Được đi chơi với bạn thân như các anh, không phải mang một cái gì trong người, tôi thích lắm! Giấy tờ không phải mang, tiền nong không phải mang, chỉ việc ngồi lên xe, mặc bạn đưa đi đây đó, sướng không thể tả được. Ấy khi trở lại đặt chân lên đất Lào, tôi cũng được sống thoải mái như thế. Lần này sang tới nơi, một anh bạn cũ đương làm chủ nhà giây thép bên đó kéo tôi đi Bạn Kơn (làng Kơn) cách Vientiane đến tám chục cây số. Rồi trong khung cảnh rừng núi mênh mông đó dân Bạn Kơn làm lễ ba-si (lễ chào mừng khách lạ tới), một cô gái mang vòng hoa lại quàng cổ, một cô khác lấy dây chỉ buộc vào tay, rồi ăn hoa quả, trứng gà, trứng vịt luộc... Tôi ở lại Bạn Kơn một ngày, lâu lắm mới lại trông thấy cảnh cô gái Lào gánh hai cái thúng trông như hai cái gầu dài ở xứ ta, trong thúng có vài nải chuối, hoa bắp chuối, trứng gà, trứng vịt, hoặc gạo, đòn gánh bằng gỗ dừa. Chắc các anh không biết cách ăn mặc của gái Lào: búi tóc đứng nghiêng trên đầu, bên trên mặc thứ áo trông như chemisette của đầm, bên dưới là cái xị (váy) có đường thêu bằng chỉ màu xanh đỏ, có cả đường kim tuyến nữa. Bán hết hàng, quẩy hai thúng không trên đường về, các cô có thể rẽ xuống một khúc sông nào đó tắm, tắm khỏa thân ạ! Chemisette cởi ra, cái xị nâng quấn lên đầu, đương tắm nghe có bước chân người, các cô lên bờ, kéo xị từ trên đầu xuống, lại kín đáo rồi. Trưa hôm đó tôi cùng anh bạn thủng thỉnh ra sông. Bỗng anh bạn để một ngón tay lên miệng “suỵt” làm hiệu im. Chúng tôi cùng đi rất êm, rồi bò xoài trên bờ cỏ từ cao ngó xuống. Dòng sông bao la và óng ánh dưới nắng, những cây mây sắc (như cây lim bên ta) la đà xõa cành xuống hai ven sông và... - Và dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên? - Kha cười và nón đón. Ảy, tòa thiên nhiên ngâm dưới nước! Rồi chúng tôi rút lui êm ái về chỗ cũ, dặng hắng làm bộ đường đường chính chính tiến lại. Người đẹp đã bỏ xị trên đầu xuống, mặc xong chiếc áo chẽn ở trên. Lâu lắm tôi mới lại nói tiếng Lào: - Dù sẩy (Cô ở đâu)? - Dù phuuuuun.. (ở xa lắm)\ Khóa cất tiếng cười sảng khoái rồi tiếp: Tiếng Lào hầu như rất hiếm adverbe “phun” là xa, kéo dài tiếng “phuun” là khá xa, mà nói “phuuuuun” là xa, xa lắm. Tôi lại hỏi người đẹp: - Chầu âu khôi bồ? (Cô có lấy tôi không)? Người Lào hiếu khách lắm mà, nàng rất nhã nhặn đáp: -Âuuu.. (lấy...) Tiếng “Âuuu” kéo dài nghe đến yêu. Nhưng còn lấy hay không lại là chuyện khác! Khiết thấy Khóa lần này hoàn toàn khác “thứ Khóa” ngày xưa, vẫn cách nói chuyện háp dẫn nhưng xưa là Khóa của khoa học huyền bí lần này là thứ Khóa bay bướm đa tình. Lãng hỏi: - Thế thời gian mấy năm theo học ở Lào anh có mê cô nào không? Tôi mê một cô hai năm liền! Lần nào gặp tôi, miệng cô cũng ngậm một bông hồng, người ta bảo đó là một cáchị Cầu: - Được rồi, con đã uống thuốc, tí nữa khỏi, nín đi con, mai mẹ đi chợ về lại mua quà cho như hôm nay. Thế con không ăn quà của mẹ ư? Bánh bò mềm mà. Thằng bé vẫn nức nở nhắc lại điệp khúc: - Đau quá mẹ ơi! Kha đã vào đến giữa sân, nhìn thấy ngón trỏ thằng bé ấn cong lên khoảng má bên trong có chiếc răng đau, miệng nó méo xệch nước mắt nhễ nhại. Chị Cầu cũng vừa ngẩng lên nhìn Kha đôi mắt mở tròn bỡ-ngỡ. - Thưa chị, - Kha nói, giọng ôn tồn lễ phép – hôm nay ngày giỗ mẹ em, gọi là có chút ít mang sang biếu anh chị. Ở xã Địn Quyết vẫn có thói quen đôi bên không họ hàng thì người nhiều tuổi tự nhiên con người ít tuổi như em mình. Vẻ mặt chị Cầu đã bớt ngạc nhiên, chị mỉm cười cảm động, đỡ lấy đồ biếu đặt lên phản: - Trời ơi, cậu Kha, cậu lại còn bày vẽ biếu anh chị. Anh không có nhà cậu ạ, chắc cậu cũng biết anh đi lính ba-ti-dăng. - Dạ em có biết. Thỉnh thoảng anh có về thăm chị? - Dăm ba tháng một lần cậu ạ. Nguy hiểm lắm, sáu tháng trước đây đã một lần bị phục kích đấy, chết hụt! về làng kể lại, tôi hết hồn. Chỉ còn năm tháng nữa là mãn, tôi bảo thôi đừng đăng nữa, về nhà làm thuê, làm mướn nhưng gần vợ gần con là hơn. Chị Cầu thở dài, im lặng. Lời Kha nói lễ phép khiến chị không ngại giầu nghèo chênh-lệch (Kha mà giầu!) Kha chỉ hơi tiếc là chàng mặc tây, giá chàng còn giữ được bộ quần áo nâu ngoài hậu phương thì mỗi khi nói chuyện như thế nay chàng đã hòa hẳn được vào nếp sống của bạn nghèo quê nhà. - Thưa chị cháu đau răng? - Vâng cháu đau răng cậu ạ. Cậu Thạnh cháu làm y tá ở nhà thương răng Hà-Nội có cho cháu uống át-bi-rin và khuyên hễ khi nào không đừng được hãy nhổ. Nói đến răng thằng bé lại khóc. Nó chừng lênba, mặt mũi nhem-nhuốc vì cả ngày chưa tắm, lại càng nhem-nhuốc vì khóc nữa. Con chị nó chừng lên sáu cũng nhem-nhuốc như vậy đứng nép vào xó nhà nhìn người lạ không dám ra dỗ em. Chị Cầu đau xót nhìn con khóc. Thà chính chị đau, chị chịu đựng lấy lại đỡ khổ. Ngón tay trỏ rất xinh của nó vẫn ấ ncong lên khoảng má răng đau. Cảnh chị Cầu ôm con lên như cố chia sẻ cái đau với nó làm chính lòng Kha cũng thấy quặn đau và trong một phút tê-tái bàng hoàng giữa khoảng bón chiều xẫm màu, tiếng khóc đau thương của đứa bé bỗng như thành tiếng khóc của cả dân tộc. Kha chào chị Cầu để rút lui, tai lơ đễnh không nghe thấy lời cám ơn của chị. Bà Hạo chạy ra đón Kha tận ngoài ngõ đỡ lấy chiếc khay ở tay chàng, bà mỉm cười bỡ-ngỡ thấy vẻ thẫn-thờ như mất hồn của ông cháu. Vừa lúc đó một cô gái gánh nước từ phía trước lướt tới. Cô ngượng-ngập cúi đầu chào Kha: - Anh ạ! Kha bừng tỉnh vội-vã chào lại: - Chào cô. Và Kha nhìn theo, những giọt nước rỏ xuống đường buồn như những giọt lệ. Người con gái tuy béo mập hơn xưa nhưng Kha cũng nhận ngay được ra là Ngân. Tính theo liên hệ thân thuộc thì bà nội Kha và ông nội Ngân là hai chị em ruột. Kha nhớ lắm, hồi hai đứa còn nhỏ, hai nhà vẫn nói đùa là sẽ thông gia với nhau theo đúng tinh thần ca dao nửa miệng: Cháu cậu mà lấy cháu cô Thóc lúa đầy bồ giống má nhà ta. Bà Hạo nói khẽ: - Con không cha như nhà không nóc, từ ngày chú Đội chết, thím Đội làm ăn sa sút dần, rồi con Ngân chửa hoang. Anh giáo có biết không? Cứ như nếp sống ngày xưa thì Ngân nó đâu phải đi gánh nước như vậy. Lúc đó hai thím cháu đã vào đến giữa sân, Kha đứng dừng lại hỏi: - Ngân chửa hoang ư thím? - Cũng chẳng biết nó chửa với đứa nào – bà Hạo đáp lẹ - Đẻ non, bảy tháng, thằng bé ra chết ngay, thôi cũng nhẹ nợ cho nó. - Năm nào hở thím? - Cách đây chừng một năm… Được biết Ngân chửa hoang, một kỷ niệm ngày Ngân còn bé bỗng hiện lên rõ-rệt trong trí Kha. Ngày đó Kha mười tám, Ngân mười ba, ông Đội Thập – cha Ngân – đóng ở Lạng Sơn và Ngân theo cha mẹ lên đó đã được một năm theo học ngay trường tỉnh. Vào cuối một vụ hè bà giáo nhân một chuyến buôn dầu hồi ưng cho Kha theo lên Lạng Sơn. Bà nghĩ hai mẹ con sẽ nhân tiện vào thăm chú thím Đội một thể. Kha còn nhớ ông Đội có lính hầu, oai lắm. Mấy bữa cơm thết đều do lính hầu làm. Đêm đến Kha ngủ trên giường có nệm êm và khăn giải giường mới là trắng bong thơm phức đều do lính hầu sửa soạn. Ngày hôm sau trong khi bà Giáo đi cất hàng (dầu hồi đóng thùng) thì Kha được Ngân dẫn đi xem phong cảnh quanh Lạng-Sơn. Ngay từ thuở mới mười hai mươi ba Kha đã cảm thấy lòng mê say mỗi khi đọc đến những câu: Đồng-Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô-Thị có chùa Tam-Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò Thoạt vì còn nhỏ tuổi quá Kha chỉ thấy se sắt vì âm hưởng của những tiếng Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh, sinh thành, dặn dò và hình ảnh nửa như cổ sơ nửa như ngộ nghĩnh của kẻ “Tay cầm bầu rượu nắm nem”. Nhưng rồi mỗi tuổi một lớn, sự ám ảnh vì âm hưởng của bài ca dao tác động màu nhiệm đến trí tưởng tượng của Kha. Kha nghĩ chắc là Lạng-Sơn phải đẹp lắm và có một sức quyến rũ thần kỳ nên người chồng mới “mải vui quên hết lời em dặn dò”. Nên nàng Tô-Thị mới mất chồng, nên nàng Tô-Thị mới hóa đá. Ôi, cái sự mải vui của người chồng lãng mạn biết là chừng nào, cái lòng chung thủy của người vợ và nỗi đau khổ của nàng đẹp biết là chừng nào. (Hồi đó Kha chưa biết chuyện Tô-Thị là em ruột người ra đi). Và Kha đòi mẹ cho đi Lạng-Sơn bằng được là vì thế. Kha bảo Ngân đưa sang phố Đồng-Đăng. Kha dừng lại rất lâu trên cầu sắt bắt qua sông Kỳ Cùng, dòng nước luôn luôn xiết mạnh và vào sườn núi đá ngầu bọt trắng. Kha bảo Ngân đưa đi xem động Tam-Thanh, nhưng cả hai chỉ xem được khoảng cửa ngoài, không có đuốc và cũng không có người dẫn để đi sâu vào phía trong động. Ngân còn đưa Kha đi xem núi Tô-Thị vọng phu. Sau cùng khoảng giữa trưa, Kha, Ngân, mười ba tuổi nhưng lanh lẹ, sắc sảo như cô gái lớn, ngoan-ngoãn như một nàng dâu thảo, thuần-thục như một người vợ hiền. Thành nhà Mạc cũng chẳng còn gì, di tích là nền móng với ít vôi gạch đây đó ngổn ngang, nhưng cảnh thì hoang vắng, thật là hoang vắng. Ngân mới mười ba tuổi còn nhỏ quá Kha chưa nghĩ đến ôm Ngân vào lòng, nhưng Kha nhìn Ngân trìu mến. Kha còn nhớ tiếng cười của Ngân như vỡ thành những mảnh thủy tinh vụn rồi tan biến vào ánh sáng chan hòa nhưng vắng lặng của miền rừng núi vòi-voi ban trưa. Khi hai đứa về đến nhà mới hay cả nhà đã chờ cơm từ nửa giờ trước. Ông bà Đội Thập tiếp tục ở Lạng-Sơn mấy năm sau nữa, cho đến ngày đảo chính mùng 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công chiếm tỉnh Lạng-Sơn. Ông Đội chết dưới cờ Pháp quốc, bà đội mang đứa con gái độc nhất về làng. Ba tháng một lần bà ra kho bạc lĩnh lương hưu của ông, số tiền chẳng được là bao. Ngày đó Kha gặp lại Ngân ở làng, Ngân đã lớn, đã biết bẽn lẽn, khuôn mặt đẹp lại u sầu, có lẽ vìshe chưa quên việc cha tử nạn. Như vậy nàng có đủ điều kiện để làm Kha say mê và lấy nàng làm vợ, rủi thay cho nàng khi đó bà Phán đã tậu đất làm nhà ngay bên hàng xóm được trên hai năm rồi. Kha đã gặp Vân, Kha sắp được Vân, Kha đang say mê Vân, điên cuồng. Bóng Ngân vì thế mờ nhạt như ngôi sao mọc muộn về lúc vừng Đông hửng rạng. Nhớ đến Vân, Kha cảm thấy cần phải sang thăm Thi, Kha sang ngay. Thi đã đứng ở đầu hiên, dường như nàng đứng đấy chờ chàng từ lâu, bên ngoài khoác chiếc áo len ngắn, mỏng. Con bé người làm đang lúi-húi đun nước dưới bếp. Bóng chiều đã phủ mờ cảnh vật. Thi chạy tới ôm Kha trước, nàng gục đầu lên vai Kha, không khóc, chỉ muốn thu nhỏ lại hơn nữa để Kha có thể bế gọn trong lòng. Nàng để nguyên Kha cúi xuống hôn lên tóc, lên trán, lên má, nhưng hết sức tránh không thể để Kha lướt lên môi. Chính nàng bíu chặt lấy Kha để muốn tìm hơi ấm ở chàng. Gió chiều thanh-thản rộng lớn thổi vào hồn như thổi vào vũ trụ. Bóng tối bắt đầu nhòa nhòa, ánh trăng giữa khoảnh khắc tranh tối tranh sáng đó chưa đủ uy lực bao trùm lấy cảnh vật, cái nhìn của Kha cũng bị nhòa đi, nhưng Kha cảm thấy rõ người con gái nhỏ bé ngoan ngoãn nép má và ngả đầu lên vai chàng đương lên cơn sốt, thứ sốt hầm-hập, âm-ỉ. Kha vuốt tóc nàng nói khẽ: - Em nên vào nhà nằm nghỉ. Anh đắp chăn cho em. Kha dìu Thi vào, đặt Thi nằm lên giường, đắp tấm mền len cho nàng và kéo ghế lại ngồi ngay bên đầu giường. Con bé người làm châm đèn tọa từ dưới bếp đem lên đặt trên chiếc bàn nhỏ kê sát tường gần đấy, ánh sáng tỏa ấm. Khuôn mặt Thi vẫn quay ra nhưng nàng nhắm mắt thở đều, nàng biết là Kha còn ngồi đấy. Bà Phán không bao giờ nói, Thi không hề nói và Hãng cũng không nói. Kha có ngờ đâu Thi đã phải bơm hơi vào màng phổi cho một bên phổi nghỉ. Vì phổi hư nhiều tất cả các cơ quan khác đều yếu theo, nàng lâm tình trạng cachexie. Các thứ thuốc trị bệnh và trợ lực P.A.S, vitamine B1 B2, C, Extrait de foie, Campolon, Hépatrol, Solucamphre, Biocholine, nàng dùng như cơm bữa và chích nát thịt mà cơn sốt về chiều stk đến đều tuy không gay-gắt nhưng dai-dẳng. Thi nhớ như in, như thể nhớ một giấc mộng tối hôm trước, ngày nào Kha tới đồn điền, hay tin Vân đã là vợ Mạnh, Vân khóc, hôm sau Kha ra đi, Vân xách lẳng đi lên đồi hái chè, chỉ có nàng theo anh Hãng tiễn Kha (và Tân nữa) ra tận bờ suối, nàng tần-ngần nhìn bóng Kha mãi cho đến lúc khuất, nắng xuân chói-chang, ban sớm mây trắng như sữa, lúc đó cả bầu trời đã nhuộm màu vàng lộng. Thi đâu có biết là nàng yêu Kha từ ngày ấy, nàng muốn thay thế Vân từ ngày ấy, bỡ ngỡ bước vào tình trường từ ngày ấy. Ngày nay gặp lại Kha, nhất là gặp vào lúc bệnh tình của nàng chẳng còn hy vọng gì qua khỏi. Thi thấy Kha chính là sự sống, và yêu Kha là yêu sự sống, yêu Kha là thế nhập là đồng hóa với sự sống, hay đúng hơn yêu Kha và được Kha yêu lại thì không còn ranh giới giữa sống và chết nữa, nàng đi vào cái gì đó mà người ta gọi là sống đời đời. Cho nên đúng sự thực thi đã ra đứng ngoài hiên chờ Kha vì nàng biết thế nào Kha cũng sang thăm nàng. Thực là khó tả được hết trạng thái tâm hồn Thi khi nàng thấy Kha bước vào cổng đúng như ý nàng mong đợi. Đó là trạng thái tâm hồn của một người hiếu khách, quý bạn, trong một ngày mưa ngâu tháng bảy rất buồn, ngồi một mình ở nhà, nhìn lọ trà ngon trên bàn, ấm nước sôi trên than hồng, bỗng cánh cửa mở tung, người bạn ưu ái nhất của mình tự ngoài vùng mưa gió bước vào, khép cửa lại…Thi đã chạy lại ôm Kha trong tâm trạng đợi bạn như vậy. Khi ôm gọn Thi, thân hình nhỏ, đôi vai gầy, Kha thấy lòng tràn ngập một tình thương yêu cao khiết như tâm trạng của chàng một lần kia sự dậy giữa nửa đêm, tì cằm tìm vần thơ bên cửa sổ giữa tiếng thì-thầm bí ẩn của hoa lá xung quanh. Nhưng khi đã đặt Thi nằm lên giường, ngồi bên Thi một lúc, rồi từ biệt ra về, Kha bỗng ôn lại vẻ đẹp của Thi vừa rồi, đúng là vẻ đẹp mong-manh của mảnh nắng vàng chiều hôm cố rực rỡ lên một phút trước khi đổ vỡ không một tiếng vang và chìm nghỉm vào bóng đêm. Cảm giác ôm Thi trong lòng, Kha thấy như cảm giác ôm một sự hoang vắng thân yêu, sự hoang vắng làm con người trở thành nhẹ bỗng trở thành hư vô, thoát khỏi mọi phiền lụy của thế gian. Lần đầu tiên Kha ôm Thi, nhưng đó cũng là lần cuối cùng vì tuần sau chàng tiễn Hãng đi Pháp (Hãng xin được một học bổng sang đó tiếp tục học Luật). Thi yếu không theo qua tận phi trường Gia Lâm tiễn anh được. Trước khi đi Hãng nói với bà Phán “Sang bên đó con hỏi ngay xem có thứ thuốc nào mới nhất con sẽ gửi về cho em Thi.” Nhưng việc đó Hãng không kịp làm. Hãng dời nước được chừng dăm hôm thì Kha đến thăm bà Phán vào đúng lúc con sen vừa ở trong quê ra báo tin chẳng lành. Bà Phán nghẹn lời không khóc được…Kha cùng bà về quê ngay. Hơi thở Thi đã yếu lắm. Nàng thiếp dần… Đôi môi cố gắng mấp-máy nhưng không nói được, chỉ ứa nước mắt nhìn mẹ, rồi nhìn Kha. Đôi mắt đó tràn đầy bóng tối rất mau, rồi hết tinh thần…thân hình bất động… Câu chuyện thương tâm về cô gái thùy mị, bạc phước, mong manh đó chúng ta chỉ nên biết vậy là đủ. Hãy trở lại buổi chiều Kha từ biệt Thi rồi qua đêm đầu tiên chàng ngủ lại giữa lòng quê thân yêu. VI Lạnh! Kha rùng mình, tâm trí bàng-hoàng trong tiếng u u đều đều mà chàng chưa nhận ra là tiếng sáo diều. Chàng mở mắt trừng trừng như muốn dùng cái nhìn đó để chống đỡ lấy khoảng trống rỗng mênh mông trong tâm trí, vì xung quanh chàng tối đen như mực. Vô tình chàng quờ tay xuống ngực kéo chăn lên ngang vai. Không phải là chiếc chăn len quen thuộc mà là tấm mền vải thoáng mùi mốc dễ chịu. Kha nhớ ra rồi, chàng ngủ ở quê! Buổi chiều khi sang chứng kiến cảnh nghèo của nhà chị Cầu, nghe tiếng khóc đau đớn dằn-vặt của thằng bé để tưởng như nghe tiếng khóc của dân tộc và ngay lúc đó Kha đã có ý nghĩ: giá những kẻ hiện được thực dân trao cho chút ít quyền hành, chúng có lòng thương dân tộc, biết ôm ghì lấy lịch sử dân tộc mà san-sẻ niềm đau như hình ảnh chị cầu với nét mặt xót xa bối rối ôm con lên, giá được như vậy… Chị Cầu già đi rất nhiều, cảnh nghèo với biết bao lo âu đã làm bệ rạc thân hình chị. Còn đâu sắc đẹp tràn trề sức sống thuở xưa, còn đâu tiếng cười vẫn ròn tan, vô tư và đầy dung thứ khi chị dùng tay đấm, phóng chân đạp những chàng trai cùng lứa tuổi và lực lưỡng không kém. Kha không được gặp anh Cầu nhưng Kha chắc chắn có gặp anh thì cũng lại gặp một hình ảnh xác-xơ khác chứ đâu còn là anh Cầu đùa cợt hồn nhiên “Của giời cho, ăn cắp ăn trộm của ai mà sợ!” Anh Cầu, chị Trác cũng như hàng triệu thanh niên nam nữ tại khắp miền đồng quê nước Việt tuy lớn lên trong cảnh nghèo của gia đình nhưng đi vào tuổi thanh xuân chan hòa sức sống. Bầu không khí của đất nước màtrg sạch (trách nhiệm của những kẻ nắm chính quyền) biết nuôi dưỡng họ, họ có thừa đức tính để trở nên những vĩ nhân của thế giới ở mọi ngành văn học, khoa học, nghệ thuật. Tất cả những sức sống phơi-phới đó bị bạo lực soi mòn, bị tham tàn bóp nghẹt cho rã-rời tắc thở, sau cùng mụ-mẫm đi mà chỉ còn biết sống theo bản năng. Tuy chỉ sống theo bản năng mà nếp cảm nghĩ cũ còn thể hiện được thành những cử chỉ nhỏ nhưng mênh-mông cao quý. Như chị Cầu thức đến mười một giờ khuya xay bột, dậy từ bốn giờ sáng để tráng bánh cuốn, rồi thổi cơm cùng hai con ăn bữa sáng, nắm cơm cho hai con ăn bữa trưa, vội vã gánh hàng ra đi cho kịp buổi chợ, thường mãi đến chiều mới về. Như anh Cầu ra đi cầm súng, rõ ràng là anh chiến đấu cho sự sống còn của dân tộc nhưng bao công lao đều do thực dân và lũ tay sai hưởng thụ, lòng thương vợ thương con của anh chỉ còn thể hiện được ở chỗ hà-tiện lấy vài bánh xà phòng, bớt ra lấy vài hộp thực phẩm để mỗi khi về làm quà đón tay. Kha nghĩ đến cả guồng máy hành chánh nặng nề của lũ thực dân và bù nhìn, chúng như hợp nhất lại, biến thành một con vampire khổng lồ bám lấy người dân Việt mà hút máu không ngớt. Thoáng trong trí Kha ánh đèn rực rỡ huy hoàng tại các công thự (nơi lũ to đầu ở) những khuôn mặt phè-phỡn, áo quần tề chỉnh tấp nập trong các quán ăn thủ đô mỗi chiều thứ bảy… Khi về đến ngõ Kha lại gặp Ngân, biết thêm một chuyện về nàng. Rồi Kha sang thăm Thi, bầu không khí kỷ niệm u buồn đó càng quyện lấy hồn Kha rồi khuếch đại mãi lên như một cuồng phong đương thời hoạt động. Trời đã tối mịt khi Kha về, bước vào nhà, lên phản nằm, trong trí ôn thêm những hình ảnh cũ và suy nghĩ rất nhiều. Ngân đã chửa hoang với một anh nào. Ngân phải yêu người đó vì nàng đâu phải là gái lẳng lơ. Lời bà Hạo còn vẳng bên tai Kha: “Con gái thế là hỏng một đời!” Bà Hạo còn cho Kha biết thêm lão hàn Công dâm đãng làng bên có ý định hỏi Ngân làm vợ bé, hắn đã trên năm mươi tuổi, người béo tốt, khuôn mặt phì nộn hồng-hào. Nói về sức khỏe mạnh thô bỉ của hắn, một chàng trai xã Định Quyết đã phê bình một câu khá hóm-hỉnh và cay độc “Thằng cha ấy đái vào gốc tre khô cũng nẩy măng!” Ngân đã nhổ nước bọt khi nghe lão rắp-ranh hỏi nàng. Kha buồn rầu nghĩ thầm “Thảo nào khi chào mình, Ngân cúi đầu bẽn lẽn”. Kha nhớ đến trước ngày kháng chiến. Tín cũng chửa hoang. Tín cũng ở xóm chùa này và ngày đó cũng trạc tuổi Ngân bây giờ. Nàng là cô gái chanh-chua nhất làng. Nàng chửi thẳng vào mặt những cô bạn nào dám “nói động” đến nàng. Nàng chửi có sách và bài chửi linh động tùy theo hoàn cảnh, như một nhạc sĩ sử dụng phím đàn tùy theo nhạc hứng. Nhất là khi đánh nhau với chị em, phải nói làshe được đánh nhau, nàng say mê trong vật lộn y như một nghệ sĩ say mê trong sáng tác, nàng nhỏ người và yếu nên thường bị đối phương đè rấp xuống bùn nhưng nàng túm tóc đối phương mà kéo xuống. Đã có lần cả xóm đổ ra và những bà lực-lưỡng nhất xúm lại phải vất vả đến mười lăm phút sau mới gỡ được tay nàng ra khỏi mớ tóc nạn nhân (vẫn là nạn nhân, mặc dù đè lên trên). Khi đứng dậy mỗi người bị kéo về một phía, nàng chỉ còn chửi, lời lời tuôn ra tưng bừng như dòng suối xuân, đối phương không sao chửi kịp, bởi một lời của đối phương vừa cất lên, lời đó lập tức đã bị chìm nghỉm vào cả một khối lời trơn-tru mà số lượng cũng như chất lượng – có thể nói là chất lượng lắm chứ - phồn thịnh gấp trăm lần. Rồi nàng về tắm rửa thay quần áo sạch, nhởn-nhơ đi ra đường, tinh thần rõ ràng sảng khoái như một người đã thực-hiện đầy đủ nguyện vọng của mình. Năm 1945, sau cuộc khởi nghĩa tháng tám, tối tối nàng xách đèn dầu ra đình theo lớp bình dân học vụ. Người dạy là Kiên, một thanh niên xóm Quán, tính tình trang nhã, có vợ và hai con. Tính tình Tín cũng thay đổi hẳn. Nàng trở nên dịu-dàng thuần-thục, tuyệt nhiên không chửi nhau hoặc cãi lộn với ai. Năm đó nước lớn, đê vỡ, lúa mùa bị ngập dưới sâu một thước. Một đêm trung tuần tháng chín, Kiên chèo thuyền ra đồng đến quá nửa đêm mới về, mang theo một con đỉa bám vào kẽ ngón chân cái mà không biết. sớm hôm sau con đỉa hút đầy máu to kềnh rụng xuống sàn nhà. Ba tháng qua đi, sang hạ tuần tháng chạp vào khoảng nửa đêm và sáng ngày hai mươi sáu tết cả làng Định Quyết đương chìm trong giấc ngủ say sưa, bỗng có tiếng kêu kinh hoàng, đó là tiếng hú hồn của bà Hương Trí (mẹ Tín): - Hú ba hồn chín vía con Tín ở đâu thì về với cha mẹ, anh eeeem! Ba lần như vậy rồi im lặng. Kiên là một trong những người dit vùng dậy, anh ngồi như tượng, đôi mắt trừng trừng nhìn vào khoảng không, cả bầu trời bên ngoài đen kịt, lạnh buốt căm căm. Từng cơn gió giật, hun-hút khô khan qua những cành bàng trụi lá, rì-rào bí hiểm qua những lùm soan cao vút quanh nhà. Tín uống thuốc phiện dấm thanh. Miệng nàng ngậm chiếc nhẫn vàng khi chết (người ta bảo ngậm vàng thì chết linh thiêng). Nàng có mang được ba tháng. Kha thiếp ngủ lúc nào, không ăn cơm chiều. Bà Hạo buông màn và đắp chăn cho chàng chiếc mền vải. Bà biết Kha có lòng thương người, bà thương Kha cách biệt gia đình trong thuở ly loạn, bà giáo chết, mẹ con chẳng được gặp nhau. Một tia sáng như hư như thực lọt qua khe cửa giúp Kha đoán là trăng hạ tuần đã lên. Chàng ngồi nhổm dậy, khẽ vén màn, khẽ rón-rén mở cửa rồi lách ra ngoài. Dưới ánh trăng mờ đồng hồ tay chỉ ba giờ rưỡi sáng. Tiếng sáo diều đều đều giờ đây nghe thật rõ. Kha không ngờ sau bao ngày chinh chiến dân làng Định Quyết vẫn còn giữ được thói quen thả diều sáo vào những đêm hạ và đêm thu. Diều cỡ trung bình bề ngang chừng ba thước gọi là diều sáo, cỡ lớn bốn hoặc năm thước là diều chiêng (có lẽ vì mang sáo lớn tiếng kêu âm u như tiếng chiêng). Giấy phết lên diều được quét thêm một lần sơn sống để nhỡ rủi có gặp mưa bất ngờ diều cũng không bị bục từ trên cao. Nếu gió cứ dìu-dịu đều đều, diều thả suốt đêm. Kha bước xuống sân nhà ngẩng nhìn trăng hạwek giữa khoảng vắng lặng của cảnh vật, ánh trăng buồn-bã chiếu sáng mấy vệt mây trắng bất động giữa đỉnh trời, bóng những lá cau phơ phất, những cây soan cao như những cây thông với những lùm lá thẫm màu nhòa nền trời, ngang tầm mắt, hình hàng rào duối dọc theo ngõ xóm in thành một vệt sẫm thẳng tắp. Kha tiến tới một cây thấp gần đấy, những hạt sương long-lanh như những hạt lệ của cảnh vật khóc rưng rưng khi nghe tiếng than vãn từ vạn cổ của sáo diều. Lòng se sắt Kha tưởng chàng có gom phần nước mắt của mình vào những giọt sương đó. Hình như tiếng sáo diều chung kết lại tất cả những mối sầu của tình quê kẻ còn (Ngân) cũng như người khuất (Tín). Ánh đèn thấp thoáng bên nhà chị Cầu. Chắc chị đã dậy sửa soạn tráng bánh. Có tiếng chày mau và đều. Thốt nhiên nhịp theo tiếng chày đó một giọng hát cất lên, giọng hát êm tưởng như theo gió từ xa..xa lắm vẳng lại. Kha đứng lặng như bị chôn chân xuống đất vì chàng chợt nhớ ra rằng tiếng hát đó, cũng như tiếng sáo diều kia chàng đã được nghe từ lâu lắm, từ ngày chàng còn nhỏ xíu luôn khóc đòi mẹ ẵm lên lòng. Rồi từ đấy vì được nghe luôn nên chàng không hề lưu ý tới những âm thanh và âm điệu đó, cho đến nay bặt một thời gian sáu bảy năm xa cách tiếng hát đột nhiên xuất hiện vào giờ này để tự tô đậm nét trường cửu của nó. Tiếng hát giọng đò đưa buồn buồn, chơi vơi xa vắng. Lời không rõ nhưng cảm giác thì như vậy. Tựa như tự thuở nào đến giờ cứ vào những giờ thanh vắng đó là tiếng hát nổi lên, tiếng hát như thoát lên tự lòng đất, kể lể nỗi niềm để vừa thoa dịu vừa làm cho thấm-thía thêm những sầu hận của những kẻ chợt thức giấc đón nghe nó. Một đợt gió lùa tới làm lanh gáy Kha. Chàng vẫn đứng chôn chân một chỗ, lặng nghe tiếng hát. Có tiếng lá cây xào-xạc tự đàng xa, rồi một đợt gió khác mạnh hơn ào ào lướt tới như một đoàn âm binh trẩy gấp vì một nhiệm vụ khẩn cấp. Kha vẫn đứng nguyên chỗ cũ hoàn toàn bị giọng hát thôi mien, hay đúng hơn để cho tâm hồn tan vào tiếng hát, xóa nhòa ý niệm về thời gian và không gian. Tuy nhiên chàng vẫn cảm thấy lạnh, cái lạnh của một tâm hồn cô đơn. Hình như chàng mỉm cười vì trong cái vô cùng cô đơn ấy chàng thấy rõ rằng chiến tranh tàn phá gây biết bao cảnh đổi đời, nhưng có một cái mà không gì tàn phá nổi là tiếng sáo diều và nhất là tiếng hát kia, tiếng hát tự lòng đất, tiếng hát sầu dằng-dặc nhưng là tiếng hát bất tuyệt vỗ về an ủi sự sống làm cho sự sống càng phì nhiêu và bất tuyệt như nó.