ai-cơn hối hả đóng cửa phòng thí nghiệm để về nhà. Anh muốn chia sẽ nỗi vui mừng với mẹ và anh trước khi đến lớp. Anh vui là phải. Cách đây đăm năm anh còn náo nức, ước ao đi dự những lớp học buổi tối. Thế mà hốm nay chính anh lại sắp sửa giảng bài đầu tiên cho những thanh niên nghèo ham học. Một người thợ chưa học hết lớp hai tiểu học như anh, bây giờ sắp sửa bước lên diễn đàn đóng vai người thầy giáo! Mai-cơn đã nhìn thấy mẹ và anh ra cửa đón mình. Anh vội vã rảo bước đi nhanh. Anh ôm choàng lấy mẹ, trong mắt ánh lên một niềm hân hoan cao độ: - Mẹ! Chân mẹ có đỡ tê không? Hôm qua anh Ghèc-xtê-bcm có đến khám bệnh cho mẹ không? Bà Mác-ga-rít hiền từ nhìn con: - Anh bạn bác sĩ của con có đến thăm bệnh và cho thuốc. Anh ấy bắt mẹ nằm nghỉ, nhưng nằm mãi cũng chán nên mẹ ra kéo bễ đỡ anh con một tay cho vui. Mai-cơn quay lại phía anh trai và nói: - Anh cố thu xếp nghỉ buổi tối có được không? Em muốn mời mẹ và anh đến nghe bài giảng đầu tiên của em ở lớp học buổi tối do Hội triết học chúng em tổ chức. ' Anh Rô-bớc cười ha hi: - Chà! Khá nhi! thế là em đã thành ông giáo rồi đấy hả? Mai-cơn sung sướng, đỏ mặt lên đáp: - Ông Ta-tum trước đây vẫn phụ trách lớp học này. Nhưng bây giờ ông già yếu rồi nên không nhận giảng nữa. Anh Ma-gơ-ra giữ chức thư ký của Hội yêu cầu em thay ông Ta-tum, anh ạ! Em phải chuẩn bị bài giảng này suốt một tháng trời cơ đấy. Anh vừa nói vừa thò tay vào túi áo lấy ra một tập giấy dày đưa cho Rô-bớc. Người anh đỡ lấy tập giấy mở ra xem. ở giữa trang đầu tiên là một hàng tiêu đề lớn: “ Mô tả những tính chất của vật chất, các dạng vật chất và những chất đơn giản “. Mở tiếp sang trang sau, anh lầm nhẫm đọc những dòng đầu tiên: “ Hóa học là khoa học về các lực và các tính chất của các chất và về các tác dụng do những lực đã gây ra. Như vậy là tôi sẽ nói về các chất và về những tính chất của chúng... “. Rô-bớc đưa trả tập giấy cho em và nói: - Những vấn đề này anh nghe có hiểu được không? Mai-cơn cười: - Em cố bắt chước bà Mác-xê và giáo sư Đê-vi trình bày vấn đề khoa học chính xác thế nào cho những người mới học cũng có thể hiểu được. Ngày xưa em cũng chỉ như anh, thế mà cứ cố gắng vừa làm vừa học rồi cũng vỡ vạc dần ra đấy. Bà mẹ nghe con nhắc đến ngày xưa liền thoáng nghĩ đến hỉnh ảnh đứa con gầy yếu cặm cụi học hành. Bà nói, giọng cảm động: - Ai cũng bì được với con ư? Hổi ấy mẹ cứ cho rằng con chỉ ao ước viển vông. Mẹ chẳng bao giờ tin là con có thể làm nên, nhưng vì thương con nên không dám ngăn trừ con học hành. Thế mà bây giờ... Mai-cơn nắm chặt lấy tay mẹ: - Không phải thế đâu mẹ ạ! Những người nghèo khổ như chúng ta thật khó có điều kiện học bành. Nếu không nhờ sự giúp đỡ của mẹ và anh Rô-bớc thì chắc chắn con không thể có ngày nay được. Nhưng ai cũng là người có bộ óc, có bàn tay. Việc học chẳng phải là độc quyền của ai cả. Anh căm tức, nhấn mạnh: - Bọn người giàu có chỉ muốn cho chúng ta suốt đời dốt nát, để cho họ có thể làm bất cứ điều gì cũng được. Chúng ta phải học, phải hiểu biết! Anh quay sang nói tiếp với Rô-bớc: - Chính vì thế mà chúng em tổ chức ra Hội triết học, tập hợp những thanh niên nghèo nhưng ham bọc, để giúp họ hiểu biết khoa học. Anh cũng phải học thêm nhiều nữa mới được. Rô-bớc cười: - Ừ! Anh sẽ học. Thế mà điều em ước ao thuở nhỏ “cà nhà đi học” nay đã thành sự thực rối đấy. Mai-cơn sung sướng nói: - Ước mơ nhất định có thể trở thành sự thực, miễn là mình quyết tâm thực hiện ước mơ. Anh có biết không, em còn mơ ước nhiều hơn nữa, muốn học nhiều hơn nữa, truyền đạt lại cho người khác nhiều hơn nữa. Và cm còn mong muốn tìm ra được những điều mới mẻ, có ích cho nhân loại nữa cơ! 2 Mấy người bạn quây quần quanh chiếc bàn nhỏ trong căn phòng c-ren-xo đã trình bày trước sự có mặt của công tước Lê-ô-pôn, một thí nghiệm độc đáo về dàng thấu kính hội tụ tập trung ánh sáng mặt trời đốt cháy một hạt kim cương... Ngày 21 tháng 3 năm 1814 giáo sư Hâm-phtr-ri Đê-vi, chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn, giám đốc Học viện hoàng gia Đại Anh quốc đã quyết định sử dụng chiếc thấu kính lịch sử, lớn có một không hai của Viện hàn lâm thí nghiệm Phtr-lồ-ren-xv để tiến hành lại một lần nữa cái thí nghiệm độc đáo kia, nhưng với một phương pháp khoa học hơn”. Ngòi bút của Mai-cơn lướt nhanh trên các trang giấy như làm sống lại quang cảnh cuộc thí nghiệm đó. Giữa trưa ngày 24 tháng 3. Căn phòng thí nghiệm của Viện hàn lâm Phơ-lô-ren-xơ như bừng tỉnh giấc sau mấy chục năm ngủ dài. Ông giám đốc, nét mặt tươi tỉnh và dường như có mặt ở khắp nơi trong phòng, khi thì đón chào một nhà khoa học Ý vừa tới, khi thì trao đổi một vài câu xã giao với các vị khách thượng lưu của thành phố Phơ-lồ-ren-xơ. Khi Mai-cơn đi theo Hâin-phơ-ri Đê-vi bước vào phòng thì mọi tiếng ồn ào đều im bặt. Ai nấy đều hân hoan đón chào nhà hóa học tri tuÀi và náo nức chờ đợi cuộc tiến hành thí nghiệm lịch sử. Trong khi viên giám đốc Viện giới thiệu Đê-vi với mọi người, thì Mai-cơn Pha-ra-đây nhanh nhẹn gắn một miếng kim cương vào đầu một thanh bạch kim rồi đưa vào bên trong một bình cầu thuỷ tinh và đậy nút bình lại. Giáo sư Đê-vi đã mặc xong chiếc áo khoác trắng và đưa mắt ra hiệu cho Mai-cơn. Anh trao bình thủy tinh cho nhà bác học rồi đưa chiếc giá có cặp chặt chiếc thấu kính lớn ra phía cửa sổ đón lấy những tia nắng mặt trời nóng bỏng. Luồng ánh sáng mặt trời tụ lại thành một vệt sáng chói lọi trên mặt bàn. Hâm-phơ-ri Đê-vi thận trọng đưa bình thuỷ tinh đón đúng lấy vệt sáng đó. Trong phút chốc, chiếc bình thuỷ tinh đã nóng rực lên, miếng kim cương treo ở trong bình bắt đầu mờ đi rõ rệt. Mai-cơn hồi hộp theo dõi cuộc thí nghiệm. Anh khẽ nhắc: - Thưa giáo sư, có lẽ ta nên chuyển binh thuỷ tinh ra xa một chút để tránh nóng chảy. Giáo-sư Đê-vi mỉm cười gật đầu. Ông làm theo ý kiến người phụ tá, và sau đó lại tiếp tục đưa bình thuỷ tinh vào giữa vệt sáng chói tập trung ánh sáng ở trên bàn. Bỗng có tiếng kêu lên: - Cháy rồi! Tất cả những người có mặt trong phòng đều đổ xô lại chung quanh chiếc bàn thí nghiệm quan sát mẫu kim cương đang bốc cháy, tỏa ánh sáng màu hồng... Mai-cơn vẫn tiếp tục viết, anh mô tả gọn và đầy đủ một loạt thí nghiệm tiếp theo mà giáo sư Đê-vi đã tiến hành nhằm chứng minh rằng: kim cương chẳng qua cũng là một dạng của các-bon. Khi đốt cháy nó trong một bình hàn kín đựng toàn khí ô-xy thì chỉ thấy có khí các-bò-níc tạo thành. Nó cũng hòa hợp với các nguyên tố khác và tạo ra các hợp chất như chất các-bon thông thường. Mai-Cơn đọc lại lần cuối cùng bản báo cáo đã viết xong. Anh thong thả gấp quyển vở lại và mỉm cười nghĩ tới lúc giáo sư Đê-vi xem lại bản báo cáo đó. Thói quen ghi chép khi tự học theo sách báo đã giúp anh rèn luyện được năng lực viết báo cáo khoa học cô đọng, súc tích, chặt chẽ, khiến cho một nhà bác học lớn như Đê-vi cũng phải hài lòng.