Chương 7

    
t ơi…. Út… à…
Sáng ra soi mặt trong gương, Hoàng Yến la lên chói lói, hốt hoảng khi phát hiện trên má của mình xuất hiện mấy cái mụn đầu đen. Hàng tuần Yến vẫn cẩn thận làm mặt nạ cà chua ba ngày một lần, ngoài ra còn làm mặt nạ mật ong với chanh, chưa kể là hàng ngày dùng sữa rửa mặt của Châu đem sang, thế mà không hiểu sao mấy đầu mụn chết tiệt vẫn xuất hiện.. Cô bé lo quá.
Nghe tiếng cháu gái la choe chóe, cô Út đang ngồi ngoài quầy hàng lật đật đi vào, nhìn Yến đang dùng tay chè nhẹ cái mụn, từ phía sau quàng tay qua cổ cô cháu gái, cô Út cười nhẹ.
- Làm gì mà sợ dữ vậy, quay lại cô Út coi nào.
Chăm chú ngắm nghía mấy chân mụn ly ti, cô Út lắc đầu.
- Gì đâu mà con cuống lên vậy.
- Ngày nào con cũng vệ sinh cẩn thận, vậy mà sao….
- Mụn đầu đen (black head) này chỉ là trứng cá chưa nhiễm trùng, không để lại di hại gì đâu, con đừng lo. Chắc là tại mấy bữa con thức khuya học bài thi nên căng thẳng đầu óc, stress nên nó mọc thôi. Nào ngồi ngay ngắn để Út mát xa mặt cho con nào.
Từ từ đưa tay lên trán Hoàng Yến, nhắc Yến cắn thậtt chặc hai hàm răng lại, cô Út dùng tay day day rồi vuốt nhẹ ra sau thái dương và sau đó bóp hai cánh mũi theo vòng tròn từ giữa sóng mũi, sang chân mày rồi theo vòng cung chân mày.
Vừa làm cô Út vừa giảng giải.
Phương pháp này gồm hai loại động tác: bảy động tác mát xa mặt và bốn động tác thể dục. Ngoài việc làm sạch da bằng các loại kem dưỡng ban đêm, loại chiếc suất từ phôi, mô hoặc thảo dược… thì còn cần kèm theo các động tác thể dục để làm săn cơ mặt. Tập thể dục cho mặt và cổ tức là các cơ này vận động, sẽ làm cho cơ mặt chắc, mạnh. Chịu chăm sóc da như vậy dứt khoát sẽ ngừa hữu hiệu các nếp nhăn, mụn…
Hoàng Yến đưa tay che miệng ngáp dài, ngoẹo đầu dựa vào cô Út thì thầm.
- Con buồn ngủ quá à. Rồi như sực tỉnh, ngạc nhiên Yến nói to – Út nè sao Út rành ba cái vụ này quá vậy, con thấy Út có làm cho mình bao giờ đâu?
Ngày hôm đó cô Út lập tức điều chỉnh chế độ ăn uống của Hoàng Yến lại, cô tăng cường mua thêm trái cây cho Yến ăn, riêng táo cô mua hẳn 2 kg. Cô bảo, ăn táo nhiều vitamin E, giàu dinh dưỡng, kéo dài tuổi trẻ, làm căng da. Ngoài ra cô còn nghiên cứu chuyển chế độ làm mặt nạ cho Yến, thay bằng dưa leo xay nát trộn lẫn sữa chua, rồi phơi sương để thoa mặt… Không những với Yến, cả Châu khi lò mò qua nhà ngủ, cô bắt làm theo luôn. Cô hạn chế không cho hai đứa dùng mấy chai sữa rửa mặt, có vẻ như cô không tín nhiệm những mỹ phẩm hóa học của Châu vẫn đem đến xài chung cùng Yến “hóa phẩm thì hại nhiều hơn là lợi cho da, nhất là ở tuổi mới lớn như hai đứa” – cô khẳng định chắc nịch.
Sáng sớm hôm sau, chờ hai đứa vệ sinh xong đang lò dò ra sửa soạn chuẩn bị đi học thì cô đã dúi vào tay Yến lẫn Châu hai ly nước đen ngòm, mùi khó ngửi và ra lệnh.
- Hai đứa uống đi!
Nhìn ly nước đen, Yến la lên.
- Út ơi, nước gì vậy?
- Nước mát đó.
- Nhìn ghê quá!
Hoàng Châu gật đầu đồng tình cái rụp, vậy là nghe mắng.
- Hai đứa bây thiệt là… nước này là nước trái cây rất nhiều vitamin, Út là cho tụi bây uống để mát da đó.
- Trời …. ơi …. là …. trời!
Hai đứa nhăn như khỉ, lẻ lưỡi ráng uống cho bằng hết hai ly nước mát do cô Út chế và cũng chẳng hiểu nó được cô chế biến bằng những thứ trái cây rau quả gì. Khi lên lớp, Châu xoa bụng, thì thầm, lỡ “tào tháo rượt” thì chết, mau quá chẳng có gì cả, chỉ có điều từ đó đến trưa cứ thấy người ngai ngái làm sao. Trưa khi nghe Yến thông báo kết quả tác dụng thứ nước thần của cô, cô Út ngẩn người suy nghĩ rất lâu và khi Yến ngủ dậy chuẩn bị đi học thì vẫn còn thấy cô Út đeo kính, dò dẫm trên cuốn cẩm nang thuốc sức khỏe. Chắc cô đang dự tính tìm cách pha chế thứ nước mới cho hai đứa.
Nghe Yến kể lại, Châu le lưỡi, thì thầm, chết tụi mình rồi Yến ơi.
Nhà này có mình cô Út và hai đứa cháu gái cưng là Yến và Châu, nên cả hai trở thành đối tượng chăm sóc của cô Út. Cô quan tâm đến hai đứa một cách chi ly cẩn thận, đôi lúc rất là cổ hủ, xét nét như một bà già lỗi thời. Nhiều lúc cô làm cho cả hai đứa thấy ngột ngạt, nhất là đang tuổi xuân phơi phới ham học mà cũng ham chơi. Nhưng rồi hai đứa cũng hiểu rằng tất cả chẳng qua là cô Út thương thật tình mong muốn cho chúng nên người chứ chẳng phải khó khăn quá để làm gì. Riết rồi đôi bên cũng chịu nhau, sống với nhau hơn năm năm trời. Giờ thì Yến trở nên quá thân thiết với cô Út, đi đâu xa cô mấy ngày là thấy nhớ và chỉ muốn bay vù về ngay với cô. Được vùi đầu vào mái tóc dày thơm ngát mùi hương như của cô, để nghe cô mắng yêu và gãi lưng, ầu ơ ru ngủ mỗi khi cô bé khó ngủ. Mà Châu cũng vậy, tuy chẳng phải là cháu ruột của cô Út nhưng lại là bạn thân của Yến nên cũng hưởng tình yêu thương của cô san sẻ đều cho hai đứa. Nhiều lúc Châu chẳng muốn về nhà, học xong là chạy ngay qua nhà cô Út để ăn cơm, ngủ nghỉ bên ấy cho dù nhà cha mẹ Châu cuộc sống vật chất có phần nhỉnh hơn bên này. Riết rồi cha mẹ Châu cũng quen, bữa nào không thấy con gái về, điện thoại là y như rằng biết Châu đang ở bên nhà cô Út với Yến. Biết cô là người đàn bà mực thước, đứng đắn đáng tin cậy nên cha mẹ Châu rất yên tâm.
Ăn mặc, ngủ nghỉ… sau này Yến phó thác hết cho cô Út đến nỗi má phải than, cô Út nhà mình thương con Yến quá, coi chừng nó sanh tật hư cho mà xem. Chẳng là có lần đến thì má phát hiện cô Út đang ngồi cặm cụi giặt bằng tay mấy cái áo mỏng cho Yến rồi có lần thì đang nấu ăn…, má gọi Yến về la quá trời. Đâu có phải là Yến lười tới cỡ đó, hành tội cô Út đâu, cô cứ giành làm đấy chứ, Út bảo, ở nhà một mình chỉ loay hoay quanh đi quẩn lại nhiều lúc cũng buồn chân buồn tay, nên kiếm việc làm cho đỡ buồn.
Quả thiệt là đến giờ thì trong nhà Yến cho đến các chú ai cũng nhận thấy rằng cô Út ngày càng đổi tính thật, ít nói và trở nên lặng lẽ, hiền hơn ngày xưa rất nhiều. Ngay cả những khi có đám giỗ hay có việc gì phải tập trung cả nhà, đám con cháu thoải mái la hét. Xem ra thì bây giờ chẳng đứa nào sợ bà cô già khó tính này nữa mà còn lại thương nhiều nữa là khác. Chẳng hiểu sao hồi xưa cô khó thế mà sao nay lại dễ thế, hau nhờ Yến có phép lại “cải tạo” gì chăng?
Sau khi cô Út xin nghỉ mất sức sớm vì sức khỏe không đảm bảo cho công việc, cô chỉ ở nhà, chẳng biết làm gì thêm, bệnh tật thì vẫn rề rề. Cũng cả mấy năm liền như vậy, cho đến khi khu chung cứ phía trước xây xong, người dân về ở rất đông. Các bà chị dâu cố vấn cô sử dụng khoảnh đất nhỏ phía trước mặt tiền nhà. cô Út đã quyết định mở một quầy tạp hóa, buôn bán gọi là cho vui. Căn nhà từ đường của dòng họ rộng lớn mà hai phần ba mặt tiền trên đường Trần Quang Khải được cho công ty Mắt kính Sài Gòn thuê mở cửa hàng, trả tháng hơn cả ngàn đô. Vì là nhà của ba Yến, hương hỏa của ông nội để lại, nên cô Út chỉ giữ lại một nửa tiền thuê nhà, còn một nửa đem qua đưa cho ba má Hoàng Yến phụ thêm để nuôi mấy anh em ăn học. Với số tiền còn lại ấy dư cho cô cô Út sống, chưa kể những thu nhập thêm của cô khi đi làm giành dụm được, nên khi Yến về ở chung, ba má có đặt vấn đề gửi tiền cho cô thì cô Út từ chối, thậm chí còn giận anh chị vì rằng sao khách sáo quá, Yến ăn uống có bao nhiêu đâu mà tiền bạc làm gì cho mệt.
Phận con gái ở cùng cha mẹ
Lòng phải chăm học khéo học khôn
Mai mốt xuất giá hồi môn
Phận bồ liễu trong như ngọc
Khéo là khéo bánh trong như ngọc…
- Đây là Gia huấn ca, mà trong đó đức hạnh của người con gái là tiêu chuẩn hàng đầu, cần thiết phải có đó con à.
- Út ơi xưa rồi.
- Nói vậy không hà. Công – dung – ngôn – hạnh, phụ nữ thời nào cũng cần phải có. Mai mốt lớn lấy chồng, con sẽ biết.
Cô Út vẫn thường thủ thỉ với Yến là cô đã để dành được một số tiền kha khá, mai mốt Yến lấy chồng thì sẽ cho riêng làm của hồi môn. Yến ré lên, con không lấy chồng đâu, con ở với Út suốt đời. Tầm bậy tầm bạ, con gái lớn phải lấy chồng chứ. Thế như Út thì sao? Cô bé lỡ lời, cô Út cười buồn, ờ chuyện của Út xưa rồi, bây giờ con phải khác, đừng như Út, khổ lắm à. Con xin lỗi Út nhe, Yến hối hận rơm rớm nước mắt. Ôm đứa cháu cưng vào lòng, cô Út cười hiền hậu, gì đâu mà xin lỗi, là Út nói vậy thôi chứ trách con hồi nào. Muốn cho Út vui, k xưa rất nhiều, nếu mấy người bạn bên kia có về Việt Nam chắc chắn sẽ ngạc nhiên chẳng nhận ra nổi một Yên Thảo ngày xưa. Yên Thảo bây giờ khác rất nhiều. Như hôm nay chẳng hạn, nàng chỉ mặc đơn giản một chiếc áo màu hồng phấn cổ tròn cùng chiếc váy đen dài quá đầu gối, tất cả đều có những đường lượn thêu hoa trang nhã. Cổ đeo một dây chuyền vàng trắng mỏng có đính mấy mảnh kim cương nhỏ, loại hàng hiệu của hãng thời trang nổi tiếng Dogay Paris, không bông tai, tay trái đeo chiếc đồng hồ ý bằng bạch kim, quà tặng của người bạn thân từ hồi bên Pháp. Nàng trang điểm nhẹ với màu son hồng phớt qua môi. Da trắng, dáng mảnh mai, mắt một mí, nhìn Yên Thảo khá giống một phụ nữ Nhật Bản, hèn gì những người Pháp ở cùng khu nhà CMC vẫn lầm lẫn gọi nàng là Ms. Japan. Có thể mới nhìn nàng bây giờ thì đúng là một nhà giáo mẫu mực, lúc nãy nhìn trong gương Yên Thảo thầm nghĩ, mình ăn mặc thế này chắc cha mẹ hài lòng lắm.
Tin… tin … Đang mơ màng suy nghĩ thì tiếng còi xe ré lên tinh nghịch làm Yên Thảo giật mình và nàng nhận ra chiếc xe hơi cổ đã bò cả lên lề đường đến sát bên từ lúc nào.
Thật ngạc nhiên, hôm nay Kiều Thu lại chạy chiế Ford Vedette 4 chỗ của Pháp. Đây là chiếc xe sản xuất từ năm 1953 – 1954, bề ngoài nôm thô, gồ và cổ. Theo dân sành điệu đánh giá thì loại môđen này không bao giờ lỗi thời, nó có 8 máy nhỏ V8, đấy là Kiều Thu giải thích như vậy, còn thì Yên Thảo mù tịt về chuyện xe cộ. Bên Pháp nàng cũng có xe riêng, nhưng là để đi lại chứ loại xe gì, máy móc nào, môđen nào… thì hoàn toàn không biết. Trong gara nhà Kiều Thu có đến ba chiếc xe hơi, một xe để đi làm, một xe thể thao đi chơi đây đó và chiếc xe “bà già” mà nàng thường hay nói đùa này, là Kiều Thu chỉ để dành riêng chở những bạn bè thật sự yêu quý. Giá chiếc xe này rất đắt, trước kia nó vốn dành cho các nguyên thủ quốc gia còn nay dành cho dân chơi có tiền mới dám dùng. Kiều Thu, dĩ nhiên là nàng có tiền.
Thò đầu qua cửa kính.
- Hi em! Dược sỹ Kiều Thu bắt tay Yên Thảo. Luôn la cái bắt tay nóng bỏng và siết chặt đầy mạnh mẽ.
Nhìn vẻ mặt buồn rầu pha lẫn mệt mỏi trên gương mặt Yên Thảo khi nàng lấy kính mát ra, Kiều Thu hỏi nhỏ.
- Có chuyện gì à?
Yên Thảo gật đầu xác nhận và ngồi vào trong xe hơi. Kiều Thu im lặng đánh tay lái, lạng chiếc xe ôtô trườn êm ra đường, hòa vào dòng xe.
Quán cà phê Nirvana tức Niết bàn, cái tên nghe thật lạ, nhìn tên quán Yên Thảo bật cười.
Quán vắng, bàn ghế đều mang màu đen giả cổ, có khảm trai và nhân viên phục vụ mặc khăn đóng áo dài. Xưa thì thật là xưa nhưng toàn là nam thanh nữ tú ngày nay nên những bộ quần áo xưa làm nhiều phục vụ rất ngượng nghịu, không tự nhiên, nhìn hóa ra rất chướng. Điều làm Yên Thảo thích nhất là trên mỗi bàn đều có một lọ sen hồng. Không hiểu giữa thành phố thế này mà quán chịu khó tìm đâu ra sen tươi để thay hàng ngày phục vụ khách, quả là kỳ công.
Bên ly nước trà ướp hương sen, chẳng cần Kiều Thu hỏi câu nào Yên Thảo đã tự động kẻ lại toàn bộ câu chuyện của mình chiều nay khi nàng bọ đem ra tổ bộ môn để kiểm điểm như thế nào. Chẳng hiểu sao nàng cũng kể luôn những nổi thất vọng về Tuấn, cũng có thể gọi đó là một tình yêu mới chớm nở trong lòng nhưng có thể sắp tan thành bọt bèo. Tuấn càng ngày càng làm cho em thất vọng quá, xem ra cuối cùng anh ta cũng lại chỉ như những gã đàn ông mà em từng gặp gỡ, yếu đuối đến bạc nhược và vô tình quá chị à.
Những giọt nước mắt bất chợt lăn trên má Yên Thảo. Thế gian này những người hiểu nàng ít quá.
Kiều Thu lục túi lấy khăn dúi vài tay Yên Thảo, và đưa tay vỗ nhè nhẹ lên vai đầy an ủi cảm thông.
Nhìn bề ngoài mọi người luôn có cảm giác em cứng cỏi, nhưng có ai biết rằng nhiều lúc em cô đơn biết chừng nào không?
Tiếng Yên Thảo nghe như nức nở trong đêm.
- Cha mẹ là chỗ dựa duy nhất của em thì nay họ đã bỏ em đi xa mãi mãi rồi, còn đàn ông, không ai làm cho em tin tưởng được cả, em chán quá … chị ơi.
Kiều Thu nắm tay Yên Thảo.
Một kỷ niệm đau đến nhói lòng chợt xuất hiện. Thở dài, nàng tiếp tục kể cho Kiều Thu nghe câu chuyện mà nàng muốn quên từ lâu.
Những năm đầu mới qua Pháp du học. Xứ người lạnh lẽo, gần như đêm nào nhớ nhà, nhớ cha mẹ cô học sinh nhỏ cũng khóc, khóc mãi, đến gần hơn nữa năm sau mới tạm hòa nhập vào cuộc sống bên ấy. Khi vào Đại học, với cá tính mạnh mẽ, năng nổ, sôi động, Yên Thảo nhanh chóng được mọi người chú ý và thế là cô quen với một người bạn trai học cùng trường nhưng trước mấy khóa, cũng là người Việt Nam, đang học chu trình ba sau Master để nhận bằng kỹ sư. Không hiểu sao anh ta lại nằm trong diện chuyển trú và cư trú chính trị do cơ quan Ofpar (cục di trú Pháp) quản lý, mãi sau này nàng mới biết anh ta là con của một quan chức ngoại giao Tiệp Khắc và đã trốn ở lại khi vị này hết nhiệm kỳ về nước. Đó là người đàn ông có hàm râu quai nón rậm rì thật nhột mỗi khi hôn và một giọng nói nhẹ nhàng ấm áp với vòng tay khỏe, rắn chắc. Cô rời khu nội trú của trường chuyển đến khu nhà ổ chuột ở quận 12, nơi tập trung toàn những dân nhập cư phương Đông, Ả rập và Châu Phi để sống với anh ta, bỏ lại sau lưng những lời nhắc nhở lẫn cảnh cáo của gia đình người bạn thân của cha mẹ cô. Yên Thảo như mê đi trong mối tình đầu thơ mộng ấy và không ngần ngại dâng hiến đời con gái cho tình yêu. Gần một năm sau, một buổi chiều, khi nghe cô báo tin mình có thai, gã đàn ông ấy nhìn nàng trừng trừng như quái vật, cười khẩy. Em đang ở đâu vậy, đây là nước Pháp, tại sao không biết giữ gìn. Giữ gìn cái gì, nước mắt Yên Thảo chảy dài. Đáng lẽ ra em không được để có cái thai ấy mới phải, thôi tìm cách phá ngay đi, anh sẽ tìm người giúp, chuyện này vỡ lỡ thì chúng mình bị đuổi về nước là cái chắc, gã ra lệnh. Trước khi đi ra cửa, gã còn càu nhàu, bao nhiêu lần anh đã nhắc mà em vẫn quên sao. Lần sau nhớ phải cẩn thận hơn và nhớ cho em biết trước để tính. Lần sau, lại còn có lần sau ư?
Rời khỏi căn nhà nhỏ trên góc phố đường số 42 ở quận 8, Yên Thảo loạng choạng lê từng bước đi, vẻ nhợt nhạt mất thần sắc của nàng làm vài người đi đường chú ý, ái ngại, có ý dò hỏi. Vừa đi nàng vừa khóc trong tội lỗi vì đã trút đi một sinh linh nhỏ bé, một hình hài con người chưa trọn vẹn. Khi đó Yên Thảo chỉ có một mong muốn duy nhất là được chết. Đứng trên cây cầu cổ Pont Neuf của Paris bắc qua sông Seine, Yên Thảo nghĩ mãi, nghĩ mãi là có nên hay không nên bước ra khoảng không mênh mông dưới chân mình. Một tiếng còi tàu rú lên, đó là một chiếc tàu du lịch lớn đang lững thửng chui qua cầu, bên dưới lố nhố một đám du khách người Á Châu đang xôn xao ngắm nghía, chỉ trỏ Paris. Có một vài người đưa tay vẫy vẫy chào nàng. Sực tình, tự nhiên Yên Thảo thấy thương cha mẹ mình quá, họ có lỗi gì đâu mà phải chịu nỗi đau mất mát khi nàng tự vẫn, tại sao vậy. Lỗi là ở nàng và nàng phải chuột lại lỗi lầm ấy, nhưng không thể bằng cái chết được. Lặng lẽ dọn đồ quay về ký túc xá, Yên Thảo cắt đứt mối quan hệ với gã đàn ông kia và xem ra gã ta cũng chẳng nhớ nàng lắm. Cũng đôi lần tình cờ chạm mặt nhau, cả hai thờ ơ lướt qua nhưng hai kẻ không quen biết. Gương mặt cứng đơ bất động không phản ứng gì khi đi qua gã, thế nhưng đêm về nằm một mình, nước mắt nàng ướt đẫm gối. Nhớ làm sao những lúc mặn nồng ân ái bên nhau, sao có thể quên dễ dàng được. Mấy năm sau đó cho đến khi tốt nghiệp Master mà Yên Thảo không còn quen một người đàn ông nào nữa bởi cảm giác đau nhói ngày nào vẫn sống trong lòng nàng, chỉ đến khi đi làm và học tiếp thì nàng mới có bạn trai mới, nhưng lúc này thì trong lòng nàng hoàn toàn nguội lạnh, tất cả chỉ là sự trao đổi những lúc thiếu thốn, cô đơn, thế thôi.
- Đến bây giờ thì thật ra em chẳng cần gì nữa chị ạ. – Tiếng Yên Thảo thì thầm với Kiều Thu.- Em không cần lấy chồng, cũng chẳng cần tình yêu và cũng chẳng cần ai nữa. Điều em cần bây giờ là có một người hiểu em, chia sẽ những niềm vui nổi buồn với em, thế thôi.
Tiếng nhác réo rắt bản Only one road qua tiếng hát của Celine Dion. Kiều Thu im lặng nhìn Yên Thảo rất lâu dưới ánh đèn mờ. Thật ra ngay từ ngày đầu gặp Yên Thảo đến bây giờ nàng đã luôn cảm nhận được một điều gì đó rất đặc biệt từ phía người bạn gái nhỏ tuổi hơn mình này. Vốn mạnh mẽ, tự chủ trong cuộc sống nên nàng thật sự thích thú cá tính mạnh của Yên Thảo bởi vì nó rất hợp với nàng. Ngoài ra bằng những linh cảm mơ hồ của mình, nàng còn cảm nhận được ở Yên Thảo những điều rất khác, rất đặc biệt, khác người mà có lẽ chỉ những người đàn bà cũng đặc biệt như nàng mới nhận ra. Do vậy không phải ngẫu nhiên mà mà nàng lại nhanh chóng quen thân với Yên Thảo đến vậy, tuy nhiên nàng vẫn lưỡng lự là có nên hay không nên nói bí mật thật sự của mình với Yên Thảo chưa, nên hay chưa nên bởi đấy là câu chuyện tế nhị và nếu xử sự không khéo thì đỗ vở tình bạn tất cả. Nhưng nàng thật lòng ao ước muốn nói cho Yên Thảo biết để có người hiểu nàng và chia sẽ với nàng.
Đàn ông, nàng không quá căm ghét bọn họ, nhưng quả thật bọn họ không để đọng lại trong lòng nàng bất kỳ điều gì đáng gọi là tình cảm cả. Là một người đàn
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---