nh tỉnh dậy giữa một căn lều lụp xụp ở trên bãi biển. Bởi anh nghe thấy tiếng sóng vỗ rì rào và gió thổi qua những kẽ vách, thoang thoảng mùi nước mặn. Anh cựa mình, rồi sờ lại chân tay mình mẩy, không thấy một vết thương tích nào cả, chỉ thấy toàn thân mỏi rời và ê ẩm. Anh nhìn lại căn lều, tuy thấp bé nhưng lại ngăn nắp gọn gàng. Mùi tanh của cá bao trùm lên trong lều làm anh xác định được đây là nhà của những người dân chài trên biển. Những tấm lưới rách, những ghim sợi đang đan dở, ở phía gần cửa, vài sâu cá mực khô treo trên vách, chứng minh cho xác định của anh.Anh đang nằm ngơ ngác ngắm nhìn từng cái cột, tấm phên của căn lều và những đồ vật trong nhà, thì nghe thấy tiếng người léo nhéo ngoài bãi. Rồi có tiếng chân người chạy lại gần căn lều anh đang nằm. Tiếng cửa liếp mở và một cô gái bước vào, anh vẫn nằm mở mắt và gật đầu chào cô gái, làm cô gái bỗng thốt lên một câu có vẻ mừng rỡ mà anh không hiểu. Anh vẫy tay ra hiệu cho cô gái lại gần. Cô gái đến bên đầu giường sờ trán anh, thấy vẫn còn hâm hấp nóng, cô lấy một lọ dầu xoa lên đầu lên hai thái dương cho anh. Cô vừa làm vừa nói điều gì đó làm anh không hiểu. Nhưng qua thái độ và cử chỉ của cô anh có thể tự phiên dịch và phỏng đoán là:- "A, anh đã tỉnh lại, hay lắm, nào để tôi xem nào, anh đỡ sốt rồi, nhưng đầu anh vẫn còn nóng đấy, để tôi xoa dầu đánh gió cho anh nhé. Hãy cứ nằm yên đấy cho khỏi, đừng ngồi lên vội, để tôi bưng cháo lên cho anh ăn nhé..." Cô gái chạy ra khỏi lều, loay hoay ở gian bên cạnh một lát có lẽ là gian bếp rồi bưng vào một bát cháo nóng.- "Nào mời anh ăn đi, cháo cá đấy, có cả hành nữa, ăn đi cho toát mồ hôi ra thì mới khỏi sốt được. Anh bị cảm lạnh đấy, nào ăn đi!"Cô gái cầm thìa vừa múc cháo vừa thổi cho nguội và bón vào mồm Đen, anh ăn thìa cháo đầu tiên mới thấy ngon lành làm sao, có lẽ đến suốt đời anh không quên được thìa cháo đó. Một mùi cháo cá vừa tanh vừa ngọt, thơm phức mùi gạo nếp và hành tươi. Anh có cảm giác giống như những bát cháo mà mẹ anh đã bón cho anh khi còn bé mỗi khi anh bị sốt. Cô gái bón cho ăn hết nửa bát, anh thấy cô gái có phép tiên làm người anh tỉnh táo hẳn lên. Anh gượng ngồi dậy và đòi bưng lấy cháo ăn, anh đã biết xấu hổ thấy mình nóng mặt lên, anh không nỡ để cô gái bón cho anh khi mình có thể tự làm lấy được. Cô gái cũng thông cảm và đỡ anh ngồi dậy, dựa vào vách lều, rồi đưa cháo cho anh bưng lấy ăn. Anh ăn ngon lành, chẳng mấy chốc hết bát cháo. Cô lại lấy cho anh một bát nữa, nhưng anh chỉ ăn được nửa bát thì no và ngấy không thể ăn được nữa, mặc cho cô gái ra hiệu van nài cho anh ăn thêm nhưng anh không thể ăn được nữa, vì một cơn sốt lại ập đến, làm người anh nóng ran lên. Anh vội vàng nằm xuống, cô gái lấy một tấm chăn mỏng bằng vải hoa đã cũ nhưng sạch sẽ đắp lên người anh, phủ chùm cả lên đầu anh, anh lại bắt đầu mê man bất tỉnh.Có lẽ phải đến một giờ hoặc hai giờ sau, anh mới tỉnh lại, thấy mồ hôi ra như tắm, quần áo đầu óc đều ướt đẫm, và thấy người nóng bức, anh vội lật chăn cho mát và mở mắt ra. Cô gái xa lạ vẫn ngồi bên cạnh giường anh, cô lại la lên những lời mừng vui líu lo như chim. Cô gấp chăn lại cho anh và lấy khăn lau mồ hôi trên đầu trên cổ và mặt mũi anh, cô lau cả người và chân tay cho anh. Người mệt mỏi quá, anh để mặc cho cô gái giúp đỡ anh, cô lật bên phải, lại lật bên trái để lau rửa cho anh bằng nước nóng và thay cả quần áo cho anh để đem giặt, cô mặc cho anh một chiếc quần đùi và chiếc áo sơ mi trắng rộng thùng thình nhưng khá sạch sẽ, chắc là của bố cô hoặc của anh trai cô, cô lại đặt anh nằm xuống và bưng chậu nước bẩn và quần áo ra ngoài, chắc là cô đi giặt cho anh.Anh nằm nghỉ ngơi và thấy người mình nhẹ nhàng khoan khoái hơn, đầu óc anh dần dần tỉnh táo ra. Khi cô gái bưng nước chè pha đường vào cho anh uống, lúc này anh mới có dịp ngắm kỹ cô gái.Cô còn trẻ quá, chỉ khoảng độ 15 hay 16 tuổi mà sao lại đảm đang tháo vát như một bà nội trợ vậy? Nét mặt bầu bầu và nước da xạm đen, giống những cô gái nông thôn Nam Bộ, đôi mắt to và đen, đôi hàm răng đều v&agravận lợi cho ta lập công và tổ chức lực lượng. Thằng quan ba chỉ huy đại đội lê dương kia quả là chủ quan, nó không thể ngờ rằng lại có hai chiến sỹ Việt Minh đang đánh cho chúng những đòn thiệt hại nặng nề ngay trên đất KhơMe này.Đen cứ trằn trọc suy nghĩ và tính toán kế hoạch mãi, không sao ngủ được. Anh vùng lên ra ngoài trời nhìn sao, tua dua đã quá đỉnh đầu, đã quá nửa đêm rồi. Anh vào nhà định đánh thức Nam dậy, nhưng nhìn thấy cậu ấy ngủ ngon và ngáy nhiều, vẻ mệt mỏi, anh tần ngần một lúc rồi lại thôi "Để nó ngủ yên!", anh nhủ thầm vậy, rồi anh âm thầm chuẩn bị cởi quần áo, chỉ mặc một chiếc quần lót, giắt theo con dao găm của cụ MaLi, rồi lẻn ra ngoài.- Đi đâu mà đêm hôm thế? - Bà mẹ già Khơ Mi thấy động biết là Đen, liền hỏi với giọng ngái ngủ- Dạ, con đi ra ngoài bến một tý ạ.- Lại đi với gái phải không?- Vâng! Đen trả lời bừa cho xong.- Biết ngay mà, bọn trai trẻ chúng mày là cứ sùng sục suốt đêm mà thôi; hồi tao còn trẻ cũng thế, chẳng ngủ yên được với bọn con trai đâu, cứ phải trốn hết chỗ này chỗ nọ mới ngủ được đấy.- Mẹ đừng đánh thức thằng Nam nhé, để yên cho nó ngủ.- Được rồi, thôi đi, kẻo nó chờ - Trời, nửa đêm rồi mà vẫn còn mò mẫm, "Đồ chó dái" ạ!Đen khép cửa lại, rồi ra ngoài sân cầm một cái vợt xúc cá, mà bọn anh vẫn thường đi kiếm cá hàng ngày, giả làm người đi kiếm cá ban đêm, anh vội vàng đi nhanh về phía cầu Rếch-Na, nơi có chiếc cầu gẫy và những chiếc xe đổ. Anh phải vòng ra bờ sông để đi cho an toàn, thỉnh thoảng lại chạy cho nhanh, anh chạy mãi, chạy mãi, toát cả mồ hôi mà vẫn chưa đến nơi, đường vừa lạ vừa xa, ban ngày sao thấy gần, mà ban đêm sao xa thế.Làng xóm im lìm dưới ánh sao mờ mờ, sương sa lạnh lẽo, toàn thân Đen ướt như tắm lẫn cả sương và mồ hôi. Những ngôi nhà cháy dở tan hoang từ buổi chiều vẫn còn âm ỉ, đó đây khét lẹt mùi thịt người bị cháy, làm anh xuýt nôn mửa. Anh vẫn chạy, chạy mãi.Phải đến hai giờ đồng hồ sau, anh mới đến được vị trí "Đài quan sát" buổi chiều của anh và Nam. Bọn lính đóng quân dã ngoại, sau một ngày lùng sục vất vả mệt mỏi nên nằm ngủ như chết dọc đường cái, thằng lính gác cũng chỉ ngồi co ro ở một xó đường. ở một bãi cỏ gần chân cầu, những tên lính bị thương được đặt bên cạnh những xác chết chưa kịp chôn. Thỉnh thoảng có tiếng kêu rên của những người bị thương vì đau quá.- "Giá như mình có một trung đội!Chỉ cần một trung đội, thì có thể tiêu diệt hết bọn này!" Đen thầm nghĩ như vậy và anh cứ tiếc cho cái thời cơ tiêu diệt địch này, ngon quá, mà chẳng làm gì được. Có lúc anh đã hăng lên định một mình lao vào bãi lính để đâm, để chém, để giết... cho hả nỗi đau đớn vì tra tấn tù đầy, phiêu bạt của cuộc đời anh bấy lâu nay! Nhưng một ý thức cao cả hơn đã ngăn bầu máu nóng của anh lại. một mình, cùng lắm cũng chỉ giết được hơn chục tên, rồi sẽ bị lộ, sẽ bị bao vây, và một sự hy sinh vô ích sẽ xảy ra. Không, mình phải sống, sống để trở về đội ngũ, sống để chiến đấu, để đánh cho chúng những đòn thất bại nặng nề hơn, không thể liều lĩnh như vậy được.Nhiệm vụ chính trị của anh bây giờ là lấy vũ khí, để trang bị cho đội du kích của anh, càng nhiều càng tốt, nhưng phải hoàn toàn bí mật không để bọn địch phát hiện ra có lực lượng chống đối chúng. Vì vậy anh không được lấy vũ khí của bọn địch còn sống, chúng sẽ biết và sẽ bị lộ, mà phải lấy vũ khí của bọn đã chết, súng đã bị rơi xuống sông, chúng không thể nào biết được.Thế là một mình anh lặn lội, mò mẫm dưới sông, trong những chiếc ô tô đổ, và bị chìm. Anh phải lật từng xác chết đang bị chìm dưới đáy sông hoặc chết trương nổi phềnh phềnh trên mặt nước. Im lặng và âm thầm. Rùng rợn và ghê sợ. Nặng nề nhưng nhẹ nhàng. Sau hàng tiếng đồng hồ lặn ngụp trong đống xác người, xác xe dưới sông, anh đã lấy được trên hai chục cây súng các loại, cả tiểu liên và trung liên, cả súng trường và một số lựu đạn. Anh phải tự hạn chế mình không được tham lam kẻo bị lộ. Lúc đó vào khoảng hơn bốn giờ sáng, anh quyết định dừng lại, vì anh đã bị ngấm lạnh rét run lên rồi, cũng không có thể cố được nữa. Anh phải đưa số vũ khí đó lên bờ. Rồi lại phải chuyển toàn bộ đó đi xa, anh phải mang vác tới ba bốn chuyến mới hết. Rồi dấu kín tất cả ở dưới lòng sông, mỗi đoạn một ít cách xa cầu Rêch - na khoảng hai, ba cây số, đánh dấu lại cẩn thận. Anh chỉ còn khoác hai cây tiểu liên và một vợt lựu đạn, chạy vội về xóm chài.Về đến nhà thì trời đã gần sáng, anh dấu số súng, lựu đạn vào một chỗ kín mà anh đã chuẩn bị sẵn từ lúc tối, rồi lại cầm c&ace;c ông hãy chiếu cố tới điều hợp tình hợp lý có lợi cho cả đôi bên đó... -...!Cuộc đấu tranh của tù binh được cả anh em sỹ quan và binh lính đồng tình ủng hộ. Phần vì sợ tù binh nổi loạn trên tàu, phần vì lo trách nhiệm nên cuối cùng tên đại uý HenRi chỉ huy trên tàu cũng phải nhượng bộ, trừ khi tàu vào cảng hoặc đậu lại ở cảng thì tù binh vẫn bị xích như cũ, còn khi nào tàu đi ngoài khơi thì các tù binh được cởi trói. Mọi người đều phấn khởi reo hò ầm ĩ náo nhiệt cả trên tàu. Họ múa hát, ngâm thơ, đóng kịch, chơi đàn, liên hoan văn nghệ suốt đêm để mừng tự do, tháo khỏi xiềng xích, dù chỉ trong một vài giờ một vài ngày.Mọi người đều chúc mừng Đen, vì họ cho rằng anh là người đã có sáng kiến khơi mào và lãnh đạo khôn khéo cuộc đấu tranh đó. Không cần la hét rùm beng mà lại thắng lợi. Nhưng chính Đen cũng không ngờ kết quả của câu chuyện châm biếm đả kích ấy lại dẫn đến thắng lợi to như vậy. Anh phải vội vàng trốn lủi vào đám đông để dấu mặt không được xuất đầu lộ diện, việc cảnh giác lúc này càng làm cho anh thận trọng hơn. Càng ít người biết mặt biết tên anh càng tốt. Trong khi mọi người đang vui mừng phấn khởi vì thắng lợi của cuộc đấu tranh thì anh lại phải im hơi lặng tiếng, bằng cách giả vờ bị ốm để được nằm im trong một xó tối, để ngủ và để suy nghĩ một kế hoạch táo bạo hơn. Thắng lợi của việc cởi xiềng xích, chính là tiền đề của một ý định, chạy trốn ngay giữa biển khơi, nơi bọn địch chủ quan sơ hở nhất. Liệu Đen có nghĩ ra được một phương án nào cho riêng anh không, hỡi cái đầu thông minh và táo bạo?
* * *
Hoang đảoAnh tỉnh dậy bỗng thấy mình nằm trên hoang đảo, không hiểu lý do nào đã đưa anh đến đây. Cái lạnh của bãi cát đã làm anh tỉnh giấc; chân tay anh mệt mỏi rã rời. Anh lại thiếp đi, rồi lại tỉnh dậy, anh cứ mơ mơ màng màng như vẫn thấy mình đang bơi, đang dập dềnh theo những đợt sóng biển như nhô lên lại chìm xuống, lại nhô lên, lại chìm xuống. Rồi mệt mỏi quá anh không bơi được nữa, anh cứ nằm yên, cố gắng để không bị chìm xuống, và mặc cho sóng đưa đến đâu thì đưa. Anh cứ nằm yên trên cát, để cho trí nhớ anh hồi tỉnh dần dần, từng đoạn, từng đoạn, từng đoạn cứ tách rời nhau và nát vụn, như những đoạn phim bị gẫy từng khúc một, phải đến một lúc khá lâu sau, anh mới chắp nối nó lại được.Từ khi tàu cập bến Đà Nẵng nhận thêm tù binh Trung Bộ thì bọn chỉ huy trên tàu lại áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ hơn, nhất là từ khi tàu cập bến Sài Gòn nhận thêm tù binh Nam Bộ, thì hầu như chúng lại bắt cùm bắt xiềng xích trói buộc suốt ngày, mỗi ngày chỉ thả ra lúc ăn cơm và người nào xin đi đại tiểu tiện mới được mở khoá.Tuy nhiên khi số tù binh Nam Bộ lên, Đen đã được nghe kể và biết thêm về Côn Đảo, như được học một bài học về địa lý và bài học về lịch sử đấu tranh bất khuất của những người tù Côn Đảo, nhất là những tù chính trị trong mấy chục năm qua, của cái nhà tù khét tiếng tàn ác nhất xứ Đông Dương này, mà nghe nói cũng chẳng kém gì ngục Bát ty và ngục Cay-en trên đất Pháp và thuộc địa Guy-am của Pháp nữa. Những cái tên: Đầu Mom, Cầu Ma Thiên Lãnh, Bãi Đá, Thị Trấn... đã giúp Đen hình dung ra địa hình của đảo lớn. Những hòn Bà, hòn Bảy cạnh, hòn Tài lớn, hòn Bông tang và nhiều hòn đảo hoang, đảo nhỏ giúp Đen hình dung ra những địa hình xung quanh đảo lớn. Anh còn được biết cự ly từ Côn Đảo đến mũi Cà Mau, từ Mũi Cà Mau đến Phú Quốc là bao nhiêu, và theo hướng gió nào thì sẽ đưa bè mảng và thuyền buồm vào đến đất liền, đến mũi Cà Mau, và ngược lại gió nào thì sẽ đưa thuyền trôi đi Malayxia hoặc trôi đến SuMatra thuộc Inđônêxia nữa.Những chuyện về hang cọp về khám cấm cố và những đòn tra tấn nói lên tội ác của bọn chúa đảo, cai ngục, và những chuyện đấu tranh, chuyện tuyệt thực, chuyện vượt biển... nói lên những gương anh hùng bất khuất của các chiến sỹ tiền bối cách mạng và những lãnh tụ của Đảng và Nhà nước hiện nay. Những chuyện đó đã an ủi động viên Đen thêm tinh thần chịu đựng và khuyến khích những suy nghĩ, ước vọng của Đen, kích động những hành động của anh trong việc tìm cách trốn chạy khỏi ngục tù này càng sớm lúc nào hay lúc ấy.Con tàu đã đi vào gần đến Côn Đảo, mọi người trên khoang, dưới hầm tầu kể cả thuỷ thủ và tù binh cũng đều nhốn nháo cả lên, vui mừng và lo buồn chen lẫn vào nhau. Bọn lính tráng thì thấy mình sắp thoát nợ vì cái đám tù binh cứng đầu cứng cổ này, còn tù binh thì cũng thấy mình thoát nạn vì con tàu bập bềnh làm họ say sóng và cứ lao đao suốt thời gian đi tàu. Nhưng lại rơi vào một tai hoạ khác, tù đầy trên đảo, xa đất liền, biệt vô âm tín với làng xóm quê hương không biết đến bao giờ, hay bị chết gục ở đây, gửi nắm xương tàn trên đất đảo giữa biển khơi mênh mông?.Lúc đó vào buổi chiều, trời đã gần tối, con tàu đã đi vào Vịnh, len lỏi qua các hòn đảo nhỏ để đi vào cảng chính. Trong bóng tối mờ mờ Đen đã nhìn thấy một hòn đảo sắp tới gần, có lẽ là gần lắm, cách tầu chỉ khoảng vài trăm mét là cùng, lúc đó anh ước lượng như thế, có lẽ do ảo tưởng tự do hoặc do chưa quen địa hình ngoài biển nên anh đã phán đoán cự ly sai số tới hàng chục lần như vậy. Rồi một ý định táo bạo đã nảy ra. Anh kêu đau bụng và xin tên lính gác tháo xích cho đi ngoài. Tên lính quát lên:- Cố nhịn vào bờ mà đi.- ối đau quá, không thể nhịn được, nhanh lên không bĩnh cả ra quần, đầy cả sàn bây giờ đây này!Đen còn dùng mồm giả tiếng đánh rắm và kêu thối. Mấy tù binh bên cạnh cũng tự dưng kêu thối theo và yêu cầu tên lính cho Đen đi ngoài.- Có cho nó đi nhanh không kẻo nó ỉa ra bây giờ, eo ôi rắm thối lắm rồi.- Mau lên!Thế là tên lính gác đành phải chạy đến tên đội lấy chìa khoá đến mở khoá cho Đen, và dẫn anh về phía nhà tiêu ở cuối tàu. Trong khi đi Đen đã nhìn thấy một đoạn dây nhỏ, anh vội nhặt lấy thủ vào người, đó là đoạn dây vải buộc cái bao hàng, anh cầm như để đi chùi sau khi đại tiện. Tên lính gác đưa Đen vào buồng xí rồi đứng gác bên ngoài chờ. Đen phải ngồi mãi trong nhà xí vừa dặn vừa dùng mồm giả làm tiếng phèn phẹt đi té de, để tên lính khỏi nghi. Đen cứ ngồi dặn, tên lính cứ chờ, sốt ruột liền hỏi vào:- Gì mà lâu thế?- Dạ, đau quá, chưa xong ạ!- Mẹ kiếp, ăn bậy bạ gì mà đi lắm thế?Gió thổi mạnh làm tên lính đi lủi vào phía trong khoang để tránh gió. Nhanh như cắt Đen vọt ra ngoài, nhẹ như một con mèo, lủi về phía sau, rồi dùng dây vắt qua một thanh lan can, Đen đã ngồi trong nhà xí chuẩn bị dây, rồi đu người tuồn xuống nước phía mạn gần đuôi tàu, tránh xa chân vịt một đoạn an toàn, rồi kéo dây xuống nước. Đen nhằm hướng hòn đảo nhỏ mờ mờ phía Tây thân tàu bơi đi. Lúc đó trời đã tối nên không ai nhìn thấy, lại ở phía đuôi tàu, sóng cuộn lên từng vệt sóng trắng, Đen đã hoà vào trong đám sóng bọt đó nên nếu có ai nhìn cũng khó phát hiện ra.Đen cắm đầu cắm cổ bơi, được một đoạn khá xa, mới nghe thấy bọn lính trên tàu la hét và tiếng súng bắn xuống nước. Nhưng chúng chỉ bắn vu vơ xung quanh tàu một lúc rồi thôi. Chắc hẳn bọn lính trên tàu cho rằng Đen đã ngã xuống biển và chết chìm rồi.Khi chiếc tàu đã đi xa, những ánh đèn trên tàu đã khuất sau một hòn đảo, Đen mới bơi chậm lại để nghỉ, anh bắt đầu bơi theo kiểu bơi đường dài, mà trước đây anh đã tập và đã từng đi thi bơi hồi còn học sinh. Thong thả, nhịp nhàng, thở hít căng lồng ngực và bơi đều tay, đều chân. Anh tin vào khả năng bơi của mình và cứ mải miết bơi, nhằm hướng hòn đảo lù lù trước mặt mà lao tới. Những ngôi sao đã mọc đầy trời, một ngôi sao sáng nhất đang lấp ló trên đỉnh đảo nhỏ, Đen hướng vào ngôi sao đó mà bơi, ngôi sao dẫn đường cho anh giữa biển đêm mênh mông này.Nhưng Đen cứ bơi, bơi mãi mà vẫn không đến nơi, đã mấy lần anh dừng lại để đứng mà không thấy đất, thực chất là để nghỉ một tý. Người Đen đã mệt mỏi rã rời, lúc nãy anh bơi mải miết quá, toát cả mồ hôi, người nóng bừng bừng, mà sao lúc này chẳng còn tý mồ hôi nào nữa, người anh đã bị lạnh, rét run lên. Anh vẫn bơi, nhưng tốc độ cứ chậm dần, chậm dần. Bóng đảo đã đen chùm trước mặt anh, ngôi sao sáng nhất đã bị đảo che lấp; anh cứ nhìn hướng bóng đen mà bơi vào.Đã đến lúc mệt quá không thể bơi được nữa, anh đành nằm ngửa để nghỉ. Nhìn bầu trời đầy sao như hoa mà sao những hy vọng của anh tưởng chừng như đang chìm nghỉm xuống đáy biển hoặc đang tan ra và vụt lao biến đi như những mảnh sao băng?Anh lại miệt mài bơi, chậm chạp và lì lợm. Vừa đói vừa khát, vừa rét vừa mệt bã cả người ra rồi, không chắc mình có thể bơi được đến bờ, không ngờ đoạn đường này lại xa như vậy, phải đến vài ba cây số, thế mà mình lại cứ tưởng là gần. Lúc này anh mới nhận thấy ân hận vì quyết định liều lĩnh của mình. Giá như cứ yên trí ở trên tàu, đi theo đoàn tù binh cùng mọi người, sẽ phải chịu đựng, nhưng còn có cơ sống và hy vọng trở về, bao nhiêu oán hờn chưa trả, bao nhiêu tủi nhục chưa nguôi, bao nhiêu ân tình chưa đền đáp, mà mình đã phải chịu chết một cách âm thầm nhục nhã như thế này ư? Hỡi ôi hen". Chỉ vì mắt lưới mà con cháu lạc hậu hàng mấy đời. Mấy đời nay không có ai làm quan, không có ai đi lính làm đến sỹ quan, không có ai học hành đỗ đạt gì cả. Không có một ai ra đi mà làm nên sự nghiệp, chỉ có những người lính ở cả thời nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, ra đi, nếu không chết trận thì cũng trở về với hai bàn tay trắng mà thôi, như cảnh ông già MaLi bố của cô May - May này vậy. Đen đã vượt lên khỏi bọn trẻ con trong làng trong việc học hành, anh là người đầu tiên vượt lên bậc trung học thời ấy giờ và đại học sau này, nhưng nghề làm lưới anh cũng không kém gì bọn trẻ nhà khác, không kém gì anh chị em trong nhà. Nhiều hôm anh vừa học bài vừa đan lưới để lấy thêm tiền mua sách vở, mua truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết. Có hôm khi đi học anh đem lưới đi thả, đến trưa đi học về anh vớt lưới cũng kiếm được bữa cá cho cả nhà thôi. Đến lúc này anh mới thấy là họ nói có lý. Con cá bắt mồi lúc này cũng có thể là cá mập, hoặc không phải, nhưng anh cứ có cảm giác lo sợ là cá mập. Nỗi sợ hãi càng làm cho anh tăng sức mạnh và bơi đi với mọi cố gắng cuối cùng của mình. Tiếng cá quẫy và đuổi nhau phía đằng sau càng làm cho anh bơi nhanh hơn, anh cắm đầu cắm cổ bơi, dù rằng bơi cũng chẳng được nhanh hơn bao nhiêu, nhưng đó là sức lực cuối cùng của anh và anh có cảm giác rằng anh bơi nhanh như những mũi tên bắn.Và thật may mắn, những con cá đuổi mồi và sự sợ hãi cá mập lại cứu thoát anh không bị chết chìm giữa biển khơi, mà đã đưa anh bơi đến một bãi cát. Khi cái chân đã chạm đất, anh mới bừng tỉnh ngừng bơi đứng lên và mới biết rằng đáng lẽ anh đã có thể lội bằng hai chân từ lâu rồi, nước chỉ còn ngập đến nửa người mà thôi. Anh bỗng hét lên một tiếng bởi sung sướng vì thoát nạn, rồi chạy thật nhanh lên bờ, anh mệt quá ngã gục xuống bãi cát và ngất đi không biết gì nữa.Sáng hai cũng biết mặt trời đã lên cao, hun nóng bãđan nhanh không kém gì họ, mà c&oai anh, anh mới tỉnh dậy và nhận thấy mìna. Thế là họ reo vui phấn khởi, họ rủ nhau cograve; lên đỉnh hòn đảo nhỏ này đn, giữa bãi biển trước nhà May - May, vừag. Qua những hòn, những mỏm lô nhô tr&et và thần linh của biển phù hộ cho Đen đợc của những tù nhân trên tàu kve;i con trai của biển.Ngay n nhỏ phía đông hòn Bảy cạnh. Hòn Bảy cạnh có rừng cây rậm rạp, còn trên hòn đảo hoang bé nhỏ này chẳng có gì cả ngoài cát và đá. Tuy nhiên anh cũng mò mẫm suốt hòn đảo bé tí này và may mắn cho anh, trên một phiến đá lớn có một khe trũng dài bằng một nửa cây sào bổ đôi, ở đó còn đọng lại một ít nước lẫn đầy rêu bẩn và cứt chim. Đen nằm bò ra để liếm, may quá nước ngọt, chắc hẳn trời mới mưa hôm qua hoặc hôm nay nên nước mưa mới còn dính lại đây. Thế là anh đã khát và tỉnh táo hẳn lên. Anh tiếp tục lần mò, khảo sát hoang đảo này. Khá nhiều chim hải âu bay lượn ở đây. Có chim là phải có tổ, mùa này còn đang là mùa chim làm tổ, sẽ phải có trứng hoặc chim non. Quả nhiên sau một hồi mò mẫm tìm kiếm, anh đã tìm được mấy ổ trứng, anh mút liền hàng chục quả trứng chim to như trứng gà con so. Anh còn bắt được cả chim non, nhưng không có lửa nên không biết làm gì được cả, đành phải bỏ lại tổ mà không bắt nữa.Ông trưởng làng đang ngồi xếp bằng tròn uống nước chè bằng bát trên tấm cót trải trên cát làm chiếu, cùng với già làng và cụ MaLi. Ông gọi Đen đến bên cạnh và bảo:- acute;ng, hàng năm trời, họ đã từng chặt cây xẻ gỗ đóng thuyền để vượt biển. Nghe nói gần đây đã có một anh du kích Sơn Tây đã trốn được ra đó, rồi kết bè chuối lấy quần áo làm buồm lựa theo gió vượt được 120ki-lô-mét từ Côn Đảo về đến mũi Cà Mau, dành lại được tự do! Chẳng biết người du kích đó có về được Cà Mau, đến nơi đến chốn thật không, nhưng chuyện vượt biển của anh đã kích động tinh thần và hành động của Đen. Máu anh hùng cá nhân lại nổi lên "Thà chết làm mồi cho cá biển còn hơn làm nô lệ ở trại tù Côn Đảo".Sau khi lại sức, ngay trưa hôm đó Đen quyết đị "Nhập grave;n Bảy cạnh. Từ hòn đảo hoang này sang Bảy cạnh không có gì vất vả lắm đối với Đen, vì anh đã được ăn, uống đầy đủ và lại sức, hơn nữa lại bơi ban ngày và khoảng cách ngắn hơn đoạn hôm qua từ tàu vào đảo hoang. Anh chỉ bơi chừng hơn một giờ đồng hồ là đã đổ bộ lên hòn Bảy cạnh được. Vừa bơi vừa tính toán kế hoạch quân sự như một mũi tấn công chiếm đảo, nên làm tinh thần anh phấn chấn hẳn lên. Cuộc đổ bộ của anh đã nhanh gọn an toàn, không gặp một cuộc kháng cự nào trên đảo, cũng không gặp một cuộc xung đột nào với cá mập hoặc thú dữ. Sau khi lên bờ, nghỉ ngơi lấy lại sức, anh bắt đầu một cuộc thám hiểm thăm dò đảo và tìm nguồn sống.Nước, đối với đảo có rừng cây thì không có gì phải lo. Vấn đề là thức ăn, hoa quả, củ rừng liệu có không, còn không và lấy gì mà đào bới? Sự quyết tâm của con người bao giờ cũng được đền bù và trời phật bao giờ cũng phù hộ cho những người có tinh thần chịu đựng bền bỉ dẻo dai. Vào giờ phút tưởng chừng như thất vọng hoàn toàn, và trời gần tối, thì Đen phát hiện được một cái lều cũ ở trên một gò đất trong rừng sâu. Sự tìm thấy di tích của sự sống cũng đã làm anh mừng cuống lên rồi. Cái lều hoang này chỉ mấy cành cây gác vào nhau và che đậy bằng những tàu lá chuối và cỏ đã khô và sụp đổ từ lâu, có lẽ hàng mấy tháng hoặc hàng năm trời nay rồi. Anh cũng đã tìm thấy một vài dụng cụ thô sơ cầm tay trong đó có một con dao cùn đã bị mẻ như răng cưa, một lưỡi cưa tay được làm bằng vành đai thùng, vài cái ống bương đựng nước. Những tài sản này đối với anh dẫu sao lúc này cũng đã làm quý lắm rồi. Anh vội vàng sửa sang lại lều để che mưa nắng. Trước mắt là cho giấc ngủ đêm nay, anh chặt thêm cây làm sàn để nằm, hứng một ống nước của một dòng chảy từ một gốc cây rỉ ra do người trước để lại. Mấy quả trứng chim vẫn còn đủ cho anh sống qua ngày hôm nay. Anh quyết định nghỉ ngơi để nằm suy nghĩ và lấy sức cho ngày mai. Nhưng muỗi và vắt đã không để cho anh được ngủ yên. Anh phải dùng cành cây để xua muỗi và cứ phải xoa khắp người để dứt những con vắt đã cắn no máu của anh, có con bằng hạt đỗ, có con bằng hạt ngô, tròn căng đầy máu.Cuối cùng không thể nào ngủ được với bọn muỗi và vắt đói này, anh phải chống gậy giữa đêm lần mò từ trên đỉnh núi xuống mép biển, dắt theo con dao cùn và sách một ống nước. Cứ đi trong rừng, mò mẫm từng bước một, hướng theo mép biển mà xuống, thà cứ đi, cử động thân thể còn hơn là nằm hoặc ngồi yên cho muỗi đốt và vắt cắn. Đến mãi gần sáng anh mới mò xuống được mép nước. Anh chọn một hòn đá và nằm lăn ra ngủ. Mặc dù sóng biển ầm ào suốt đêm, nhưng những làn gió biển đã xua những đàn muỗi cho anh, và hòn đá đầy nước mặn đã ngăn không cho vắt đến cắn anh, sóng biển lại rì rầm ru anh ngủ, anh ngủ say như chết cho đến khi mặt trời mọc rất cao gần giữa đỉnh đầu mà anh chưa dậy được.* * *
Vượt biển Anh tỉnh giấc bởi nghe thấy những âm thanh lạ, không phải tiếng sóng biển rì ầm, mà là tiếng ca nô hay tiếng tàu chiến đang gần đây. Linh tính báo động, làm anh giật mình nhổm dậy, anh thận trọng bò lên mỏm đá quan sát. Một chiếc ca nô đang đi tuần quanh đảo, đang đến gần anh. Chúng đã phát hiện ra anh và đến bắt anh chăng? Anh còn nhìn thấy lố nhố mấy thằng Tây và thằng lính ta ngồi trên ca nô, súng ống lăm lăm trong tay, thằng chỉ huy cầm ống nhòm quan sát và chỉ chỉ chỏ chỏ chỗ này lại chỗ kia luôn tay.Anh nhìn lại phía sau mình, không còn lối thoát nữa rồi, nếu anh chạy vào rừng phải qua bãi cát và bọn lính tuần dưới ca nô sẽ trông thấy, chúng sẽ bắn hoặc bao vây để bắt. Thôi thì cũng đành phải liều, cứ nằm ở đây, chưa chắc chúng đã nhìn thấy, trừ khi có máy bay ở trên nhìn xuống. Anh chỉ hơi tụt đầu xuống và lật mình lăn một vòng xuống phía đá thấp hơn và nằm im không động đậy.Chiếc ca nô ngày càng đi đến gần, dưới chân hòn đá, làm cho tim anh hồi hộp chờ đợi, chúng sẽ tắt máy và đổ bộ lên bờ? Nhưng không, chiếc ca nô chỉ đi lướt qua hòn đá anh nằm rồi tiếp tục đi xa dần, vòng quanh theo đảo. Lúc này anh mới thấy hú vía và trút một hơi thở dài khoan khoái. Anh quyết định nhanh chóng vào rừng ẩn náu, khi vào đến rừng anh mới thấy đói, nhìn xung quanh toàn cây cao, rừng già không có quả gì có thể ăn được, cũng chẳng có lá gì ăn được, ở gần đó có bãi chuối rừng, hoa chuối và cả củ chuối đều chát xít và đắng không thể ăn được, anh đành chặt ít nõn chuối ăn tạm; anh quyết định trở lại đảo chim để lấy trứng ăn, nhưng khi chạy xuống bãi biển mới sực nhớ rằng bọn ca nô có thể vòng lại. Thế là anh đành phải quay lên. Bỗng anh trông thấy khe đá có những con cá đuổi nhau, anh liền lội xuống lần mò, và thật may mắn, cái nghề bắt cua bắt cá của trẻ con chăn trâu năm nào, nay lại có tác dụng cứu sống anh; anh bắt được mấy con tép nhỏ và cả mấy con cua con nữa. Anh cho tất cả vào miệng nhai, ăn cua sống thì anh không lạ gì, bọn trẻ chăn trâu trước đây đã từng ăn và anh còn uống cả nước cua khi bị tù ở trại Kim Bôi về nữa, nên anh cảm thấy mát lòng mát circ;ng quân xuống càn quét và đánh chiếm với quy mô lớn. Chúng tưởng rằng ở đó phải có lực lượng hàng trung đoàn hoặc tiểu đoàn quân đội Khơ Me mới tiêu diệt nhanh gọn đại đội Âu Phi tinh nhuệ của chúng như thế.Lúc này đội du kích Rếch Na đã có một trung đội, được trang bị khá đầy đủ, có cả đại liên và súng cối. Được Đen và Nam huấn luyện liên tục suốt ngày đêm, được nhân dân ủng hộ lương thực, thực phẩm và cổ vũ tinh thần để chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo.Trận càn lớn của một trung đoàn quân chính quy của Pháp có đủ tàu chiến, máy bay, rầm rầm rộ rộ đánh vào chỗ không người, bà con nhân dân đã được đội du kích vận động và đưa đi sơ tán, tản cư hết, chỉ còn lại vườn không nhà trống mà thôi, chúng đã bao vây chặt chẽ nhưng cũng chẳng bắt được một bộ đội hay một du kích nào cả. Chúng bực bội đốt cháy hết mấy làng xóm rồi tuyên bố ăn mừng chiến thắng và vội vàng rầm rộ kéo quân về thành phố.Nhưng chúng rút hết quân về chưa được bao xa thì bị đội du kích Rếch Na chặn đánh suốt dọc đoạn đường dài trên hai chục cây số, bằng mìn, bằng địa lôi, bằng lựu đạn và bằng cả đại liên súng cối nữa, làm cho chúng phải chạy bán sống bán chết, để lại trên đường hàng chục xe bị phá bị cháy và hàng trăm tên bị chết và bị thương.Sau hai trận chiến đấu lớn làm bọn địch thất bị nặng nề trong hai trận càn khá quy mô. Đến nỗi trên đài phát thành BBC của Anh đã loan tin rằng quân đội Khơ Me có cả quân đội Việt Minh phối hợp hàng trung đoàn đã tiêu diệt hai đại đội xe cơ giới và một tiểu đoàn quân lê dương của Pháp tại vùng Rếch Na!Tin đó đến tai Bộ tổng tham mưu quân cách mạng Khơ Me, bộ Tổng tham mưu liền điện xuống hỏi chỉ huy Tỉnh đội xem đơn vị nào của Tỉnh đánh? Ngược lại Tỉnh đội lại điện lên hỏi: Bộ Tổng tham mưu xem lực lượng nào của Bộ đánh? Trên trả lời dưới là "không có", dưới trả lời trên cũng "không có". Các đơn vị của Bộ và của Tỉnh đều hoạt động ở hướng khác, khu vực Rếch Na không có đơn vị nào cả. Thật là vô lý, không lẽ đài địch và đài BBC lại đưa tin sai? Để giải đáp nghi vấn đó, Bộ và Tỉnh đều cử các phái viên xuống tận nơi điều tra.Khi các phái viên của Tỉnh và của Bộ xuống đến nơi thì mới biết là do một trung đội du kích tự phát ở địa phương đã lập lên những chiến công vang lừng đó. Các phái viên liền hỏi thăm và tìm đến người đội trưởng tài ba đó, thì họ đều bất ngờ và thốt lên:- Đội trưởng du kích Rếch Na lại là một cô gái trẻ và xinh đẹp đó là Y Luông! ôi kỳ lạ quá!Còn Đen và Nam đã ra đi rồi. Các anh đang trên đường trở về Tổ quốc, trở về đơn vị chiến đấu cũ của mình.ít lâu sau, Bộ Tổng tham mưu và đại diện của Chính phủ đưa "Huân chương chiến công" xuống tặng thưởng cho tập thể đội du kích và cá nhân đội trưởng Y Luông. Nhưng Y Luông kiên quyết từ chối không nhận vinh dự riêng cho mình. Mà cô đã kể lại câu chuyện về những người tù binh Côn Đảo đã vượt ngục về đây và xây dựng nên đội du kích này như thế nào. Cuối cùng cô đề nghị cấp trên hãy ghi nhận tinh thần quốc tế cao cả của hai người tù binh Côn Đảo đó. Tinh thần của các anh sống mãi với đội du kích và nhân dân vùng Rếch Na này.Khi hỏi đến họ tên và địa chỉ quê quán đơn vị của các anh thì mọi người mới ngớ ra rằng không ai biết cả. Chỉ biết tên là Đen và Nam thôi. Y Luông liền tìm đến hỏi bà Khơ Mi, thì bà Khơ Mi lại trả lời rằng:- Đến mày và thằng Đen yêu nhau là thế mà mày cũng còn không biết nữa là tao.- Ôi, con thật là đoảng quá, con có lỗi với anh chị em du kích và bà con dân làng, vì đã không hỏi thăm địa chỉ của các anh ấy.- Một thằng ở miền Bắc, còn một thằng ở miền Nam!- Điều ấy thì rõ rồi, nhưng quê anh Đen ở đâu, con làm sao có thể biết tin anh ấy được cô ơi!- Thôi cứ yên tâm, hãy cầu trời khấn Phật phù hộ độ trì cho nó đi đến nơi, về đến chốn. Nếu nó còn sống, nhất định nó sẽ biên thư hoặc trở về đây. Những con người có một tấm lòng quảng đại, không chỉ biết lo cho mình, mà biết lo cho tất cả mọi người, biết thương sót những người cùng khổ, thì không bao giờ quên tình quên nghĩa đâu con ạ.- Vâng, và chúng ta cũng không bao giờ quên tình quên nghĩa với anh ấy phải không cô ơi. Nhưng cô Khơ Mi ơi, biết bao giờ con mới được gặp lại anh ấy, liệu anh ấy có được an toàn không, con lo cho anh ấy lắm.- Hãy luôn luôn cầu nguyện cho nó, sự thuỷ chung và lòng trong trắng của tấm lòng con là vòng hào quang bảo vệ cho rave;y hôm nay và chuẩn bị những vòng hoa để tặng Đen cùng các bạn gái. Cô đun nước, pha trà và bưng mời dân làng cứ như một cô dâu sắp cưới - Chả thế mà bọn con gái còn chế cô.- Thôi, May - May chuẩn bị làm cô dâu đi, đẹp đôi đấy!- Trời cho May - May cái anh chàng "Chết trôi trên biển" đấy!Nghe những lời đó May - May chỉ cười thầm và thấy mát lòng mát dạ, tâm hồn cứ nhẹ nhàng lâng lâng.Và giờ dây, sau khi dân làng đã về hết, cô đã cùng Đen dọn dẹp bàn ghế, chiếu, bát xong. Thấy Đen đang ngồi ngoài bãi nghỉ ngơi và suy tư, cô không muốn để anh ngồi một mình, sẽ buồn. Cô liền rón rén ra ngồi bên cạnh anh, không nói năng gì cả. Họ cứ ngồi như thế một lúc khá lâu, rồi hai người nhìn nhau đắm đuối mà không nói lên lời.Cụ MaLi thấy hai người còn ngồi ở bãi liền trách khéo cô gái:- May - May, để cho anh Đen đi ngủ đi, để lấy sức còn ra biển sớm. Người con trai lần đầu tiên ra biển không được đụng đến đàn bà, nếu không Thần Biển sẽ giận và chuyến đi sẽ bị tai nạn đấy.Cụ MaLi cũng chỉ nhắc Đen: Hãy đi ngủ một lúc, để lấy sức mai đi biển sớm.Tuy vậy Đen cũng đã đoán ra được lời cụ nhắc May - May cũng có ý là nhắc nhở mình và giữ gìn cho mình. Anh đã được đọc chuyện và nghe kể về những phong tục của dân chài. Ngày đầu tiên ra biển là một ngày hệ trọng phải giữ cho người được trong sạch tinh khiết, thậm chí có nơi như dân chài ấn Độ còn có truyền thuyết, nếu người vợ ở nhà mà không chung thuỷ với chồng thì người chồng ở ngoài khơi sẽ bị chết, và xác người chồng dù ở đâu cũng trôi về bên bãi gần nhà để oán hờn người vợ đã giết hại chồng, để buộc người vợ phải ôm lấy xác chồng mà ân hận và cuối cùng cũng phải chết theo chồng?Đen đã chủ động đứng dậy cầm tay May - May để tỏ vẻ cảm ơn rồi đi vào nhà trước, trước sự bịn rịn tần ngần của May - May.* * *
Từ bốn giờ sáng cụ MaLi và Đen đã dậy để chuẩn bị ra khơi, May - May cũng không ngủ được, cô dậy để chuẩn bị cho bố và anh Đen. May - May bày biện các đồ lễ ra một cái bàn ở sân gồm hương nến, và hoa quả mà cô đã chuẩn bị sẵn từ hôm qua, để cụ MaLi làm lễ ra khơi cho Đen. Theo hướng dẫn của Cụ, Đen quỳ xuống vái trời, vái đất, vái thần biển để cầu mong mọi sự tốt lành trên biển. Cụ MaLi đốt nến thắp hương rồi khấn vái, đọc kinh một hồi rồi đem tất cả đồ vật cúng lễ ném xuống biển để cúng thần biển.Chuyến ra khơi đánh cá đầu tiên trong đời Đen xuất phát vào lúc bốn giờ rưỡi sáng hôm đó. Nhiều bạn chài cũ đều đến chúc mừng Đen và Cụ MaLi. Buổi sáng trên bến xóm chài Rêdăng nhỏ bé thật náo nhiệt. Hàng chục con thuyền ra khơi, hàng mấy chục con người bám biển mà kiếm sống ở góc biển này và còn nuôi hàng trăm con người trên đảo nữa. Ngày đầu tiên ra biển, Đen còn bỡ ngỡ nhiều, nhưng vốn sẵn tinh thần học hỏi quan sát và có trí thông minh nên chẳng mấy chốc anh đã hoà mình được với nhóm thuỷ thủ trên thuyền. Dưới sự chỉ huy và hướng dẫn của cụ MaLi chỉ sau năm ngày anh đã nhanh chóng làm được một số việc của dân chài một cách thành thạo và tháo vát. Cụ MaLi luôn luôn để anh ở bên cạnh cụ và hướng dẫn cho anh công việc của một thuyền trưởng, và từng nhiệm vụ của thuỷ thủ. Những bài học và những kinh nghiệm xử lý trên thuyền khi gặp khó khăn, bão táp...Thế là lần đầu tiên anh đã kiếm được tiền để nuôi sống mình, ngoài việc nộp cho May - May để lo liệu ăn uống với gia đình, anh còn trích góp, dành dụm ít nhiều để chuẩn bị cho cuộc trở về quê hương xứ sở của anh - Những phần dành dụm đó anh đều gửi cho May - May giữ.* * *
Điệp khúc ánh trăngNhững năm sau này Đen không bao giờ quên, cuộc sống ấm êm trong cái gia đình bé nhỏ trên đảo Rêdăng này. Có thể nói đó là những ngày anh sống thanh thản và vô tư nhất. Nếu như anh chịu an phận thủ thường, chịu yên trí làm ăn, thì có lẽ đó là những ngày hạnh phúc nhất. Trong ngôi nhà bé nhỏ đó, ông già và cô gái đã dành hết tình cảm yêu thương cho anh. Và anh cũng dành hết sự tôn trọng và quý mến của mình cho họ.Mấy hôm sau, sau ngày ra biển làm thuỷ thủ đánh cá, khi đã có tiền công của riêng anh mà cụ MaLi lĩnh hộ và trịnh trọng đặt lên bàn tay anh.- Đây là tiền công của con, con hãy giữ lấy. Hãy biết sử dụng nó một cách hợp lý nhất theo cách của con. Không hoang phí và cũng không quá tằn tiện. Hãy quý trọng nó, vì nó là mồ hôi nước mắt của con. Nó sẽ giúp con những lúc cần thiết khó khăn nhất.Anh rủ May - May đi chợ, t là dọc sông Mê Kông và biển hồ ở Cao Miên. Vì vậy anh yên tâm ngồi trên bè mà thả hồn theo sóng nước mây trời. Vũ khí duy nhất của anh là con dao cùn tìm thấy ở hòn Bảy cạnh, khi cần anh còn cây sào gỗ chắc chắn và dài. ấy là rủi nếu có chuyện gì xảy ra trên biển. Bọn hải tặc nếu có thì chúng cũng chẳng thèm đụng tới anh làm gì. Nhưng dẫu sao thì cũng phải tránh bọn chúng, nếu không dễ toi mạng như chơi. Nghe nói chúng giết người như ngoé, chẳng còn thương sót ai cả. Gió càng ngày càng to dần, làm cho chiếc bè chuối càng đi nhanh hơn, chẳng mấy chốc Đen đã không nhìn thấy hòn Bảy cạnh trong đêm nữa. Mảng đi càng nhanh Đen càng mừng vui, vì chóng đi xa khỏi cái nơi tù ngục luôn luôn đe doạ bắt bớ anh, anh sẽ càng chóng đi đến chân trời tự do thoát khỏi cảnh chết chóc đê hèn, ước mơ bao ngày nay của anh. Gió càng to, bè càng đi nhanh anh càng chóng được về với quê hương xứ sở, càng chóng được về với đội ngũ chiến đấu, với đồng đội, mà hàng tháng trời nay anh đã xa cách. Không hiểu các đồng đội của anh, có biết anh bị bắt và đang bị đi đầy ở tận Côn Đảo hay không? Chắc hẳn là không, vì anh đã bị thương nằm lại ở chân đồn địch và nằm lẫn trong đám xác chết của cả ta và địch, thì làm sao họ biết được? Chắc hẳn họ cho là mình đã chết rồi và người ta sẽ làm một cái giấy báo tử gửi về địa phương, hoặc cùng lắm cũng báo cáo lên trên là mất tích! - Mà ở quê hương mình đã bị giặc chiếm đóng cả rồi thì làm sao mà gửi giấy báo tử về được, gửi cho ai? Thôi, thà cứ như thế lại hay, cứ biệt vô âm tín, gia đình bố mẹ lại càng không phải lo nghĩ, và bọn địch chiếm đóng cũng không biết tin tức gì, càng đỡ gây rối cho gia đình mình hơn.Đen cứ ngồi mải mê suy nghĩ, lòng anh lâng lâng nhẹ nhõm và vui thích, ước mơ, giá mình còn sống trở về, sau này độc lập, mình sẽ viết lại những cuộc phiêu lưu kỳ lạ này thì thú vị biết bao. Trời càng về sáng, gió càng mạnh hơn, một cơn gió mạnh bỗng "rắc" một cái, cái cột buồm khẳng khiu của anh bị gẫy, anh phải vội vàng ôm lấy cái cánh buồm làm bằng tầu lá dừa nước, một tý nữa thì bay mất. Anh phải loay hoay mãi mới buộc lại được cánh buồm thấp lè tè dướt sát mặt nước vậy, vì cột buồm thấp và lại bị thủng tàu dừa, nên tốc độ bè chạy chậm hẳn đi, làm anh lo lắng bè chạy không kịp đến hải phận quốc tế trước khi trời sáng.Nhưng đến khi sáng rõ nhìn về hướng Bắc, Đen bỗng thấy vui mừng, vì anh đã đi cách xa Côn Đảo khá xa rồi, anh đã vào vùng Hải phận quốc tế từ lâu, cự ly an toàn đã được bảo đảm, bọn địch không ngờ tới và cũng khó lòng đuổi được anh nữa, nếu có phát hiện ra. Nhưng lúc nhìn lại hướng Nam thì Đen lại băn khoăn, sao chẳng thấy một con tàu hay cái thuyền buồm đánh cá nào cả. Anh bỗng giật mình. Thôi chết rồi, đến bây giờ anh mới nghĩ ra. Vì có gió mùa Đông Bắc, thì sẽ có biển động, nên các tầu thuyền đã không ra ngoài khơi đánh cá nữa, các tàu biển đang ở ngoài khơi đều phải nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn, trừ những tàu thật lớn mới có thể đi trong gió này được. Thế mà mình thì lại đi ra khơi, trong khi các tàu thuyền phải chạy trốn vào bờ. Trời ơi, sao mình dốt thế, ngu thế, không nghĩ ra cái điều tầm thường này nhỉ. Anh càng tự nguyền rủa mình bao nhiêu thì nỗi lo lắng càng ngày càng xâm chiếm lòng anh nặng nề hơn.Gió mỗi lúc một to hơn, sóng biển ngày càng dữ, biển động rồi, có lẽ Chúa đang trừng phạt cho sự ngu ngốc dốt nát và liều lĩnh của mình đấy chăng? Có lẽ đây là lần cuối cùng của cuộc đời hay sao? Hỡi ôi, cầu Chúa hãy ban phước lành cho con! Đen kiểm tra lại các mối dây và buộc thêm cho bè chuối được chắc chắn khỏi bị vỡ. Cánh buồm đã rách tan, anh vứt xuống nước cho nhẹ không còn tác dụng gì nữa. Cũng may mấy ống nước vẫn còn, anh uống nước lấy hơi sức và buộc chặt những ống nước vào lưng mình. Sau đó anh lại buộc cả mình vào bè chuối, nằm trên bè, để sóng gió khỏi hất tung người ra khỏi bè. Rồi anh cứ bám lấy bè chuối mà vật lộn với sóng nước. Có lần sóng tung người và bè lên cao hàng chục thước rồi lại dìm xuống thật sâu, chui qua gầm sóng, rồi lại chồi lên.Cứ thế Đen chống chọi với sóng nước với gió bão giữa biển khơi suốt một ngày trời. Cũng may chiếc bè chuối của anh đóng khá chắc chắn, và nhỏ nên không bị gẫy không bị tung ra, và anh cũng đã buộc chặt người vào bè nên không bị rơi xuống biển.Đến buổi chiều hôm ấy thì hết gió bão, chỉ còn gió Bắc hiu hiu thổi, sóng yên bể lặng, chiếc bè chuối vẫn còn, còn nhưng xác sơ cả hai đầu, nó không đủ sức nổi hẳn lên nữa mà chỉ chìm lập lờ dưới mặt nước. Còn Đen như người chết đuối nằm nửa chìm nửa nmột cái chợ quê cách đó vài cây số. Anh dùng tiền lương của mình mua tặng May-May một tấm vải hoa đẹp nhất mà cô thích để may váy áo, mua biếu cụ MaLi một chiếc áo sơ mi khá chững trạc và mua cho mình một bộ quần áo vải bình thường. Anh còn mua ít kẹo bánh ăn đường và May - May mua sắm thức ăn cho gia đình trong cả tuần.Ban ngày đi biển về, hôm nào còn sớm anh lại giúp May - May những việc vặt trong nhà, buổi tối anh thường ngồi đan lưới với cô, trong khi cụ MaLi đi chơi với các bạn già quanh xóm.Một đêm trăng trên biển, biển ở đây thật đẹp; anh đi dạo một mình trên bãi và thả tâm hồn về cõi vô biên. Nhớ lại những đêm trăng quê hương, tuổi trẻ thơ ngây trong đội thiếu niên thôn Trần đang ca hát, sôi động và vô tư làm sao. Đêm trăng trên bờ sông Kim Ngưu, ôi những đêm trăng khờ dại và ngu ngốc bên cạnh những cô gái bạn làng. Và cái đêm trăng dữ dội, khi anh làm chiến sỹ liên lạc đi bảo vệ cho mối tình của đại đội trưởng trên bờ sông Nhuệ, anh đã phải hy sinh tình yêu của mình để làm trọn phận sự canh gác cho tình yêu của đồng đội. Những đêm trăng đau buồn và uất ức nhìn qua song cửa nhà tù với những ước mơ tuyệt vọng. Rồi những đêm trăng luyện tập võ nghệ giữa cánh đồng và trên đồi hoang. Ôi những đêm trăng tàn ác và đau khổ, những đêm tủi nhục cực hình và những đêm trăng mênh mông...Những bước chân vô định của anh cứ in trên cát và mắt anh dõi về hướng Bắc, ngôi sao Bắc đẩu, hướng đó là quê hương anh, hướng đó là những trận chiến đấu và đồng đội của anh. Những ánh trăng lung linh trên sóng biển cứ cuốn hút tầm nhìn của anh về cuối chân trời xa thẳm mịt mùng, những làn gió hiu hiu thổi đưa tâm hồn anh về cõi mênh mông vô tận. Một sự nuối tiếc nhớ thương, một niềm ước mơ hy vọng đang trào lên trong lòng anh, như những đợt sóng đang vỗ bờ lúc này, tuy êm nhẹ nhưng cứ điệp khúc, điệp khúc mãi trong lòng anh.Anh ngồi xuống và nằm xoài trên bãi cát để tận hưởng những giai điệu trong lòng anh đang hoà cùng âm vang của sóng biển. Anh nằm đó, lắng nghe tiếng lòng anh đang thổn thức, và gió mơn man đưa anh về cõi mơ màng. Giữa lúc anh đang như muốn lắng chìm xuống khoảng sâu vô tận của ký ức, cơ thể anh như đang mệt mỏi rã rời, anh muốn nhắm mắt để ngủ, cho quên đi những u sầu phiền muộn bởi những nỗi nhớ nhung da diết. Thì bỗng nghe thấy những bước chân trên cát nhẹ nhàng, nhẹ nhàng đến nỗi như người bay trong gió, chỉ khẽ chạm xuống cát một chút thôi. Một linh tính của riêng anh, đã phát hiện ra bước chân đó, chính là của May-May. Anh đã nhìn thấy trong ánh mắt của May-May có bóng hình anh trong đó. Mấy ngày gần đây May - May cứ như quyện lấy người anh, anh đã cố tình lảng tránh mà sao có cái gì cứ như một sợi dây vô hình muốn trói buộc lấy thân thể anh, và cuốn hút lấy tâm hồn anh. Đôi mắt to đen lay láy của em cứ như muốn thiêu đốt con người anh thành tro bụi.Một cô gái xinh đẹp và đáng yêu làm sao? Cô gái đẹp nhất làng chài lại để một kẻ tử tù xâm chiếm hay sao? Liệu những trai làng ở đây có để yên cho anh không? Rồi những phong tục những tập quán rối răm và nghiệt ngã, làm sao mà biết được. Anh sẽ làm mất lòng tin của những người già và cả dân làng ở đây, một khi anh đã vi phạm vào những luật lệ vô hình đó. Họ sẽ tiêu diệt anh, trừng trị anh bằng những hình phạt ghê gớm hơn cả cái chết, mà anh đã từng nghe từng đọc ở những câu chuyện dân gian của những dân tộc, những bộ lạc hoang sơ.Nhưng vượt lên tất cả những hoang mang lo lắng và sự trừng phạt và đó kỵ ghen tuông mà anh tự tưởng ra, lúc nỗi ước vọng của anh, còn phải bay cao, bay xa về nơi quê hương xứ sở của anh, về nơi đồng bào anh, Tổ quốc anh đang bị quân thù dầy xéo, về nơi chiến trường của anh đang vẫy gọi, đồng đội của anh đang cần thêm một tay súng để trả nợ máu cho đồng bào đồng chí của anh. Anh không thể an phận thủ thường, trốn tránh trách nhiệm và trách nhiệm của một người lính, để tìm lấy thú vui và hạnh phúc tầm thường của mình. Anh sẽ bị coi là kẻ đảo ngũ, kẻ lưu vong, kẻ trốn chạy và sẽ bị muôn đời nguyền rủa, cả đời con đời cháu anh...Còn cao hơn tình cảm và nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc là ý chí trả thù của riêng anh, mà anh đã nguyện thề sau khi bị bắt, trong nhà tù Kim Bôi anh đã nung nấu lời nguyền này. Và anh đã và đang thực hiện được một đoạn đường lời nguyền đó. Anh phải sống, phải vươn lên trên những kẻ thù của anh, để chúng phải phủ phục dưới chân anh, phải tự hổ thẹn và tự nguyền rủa mình, đển con cháu chúng cũng phải lên án chúng và nguyền rủa chúng, và chúng hãy tự kết liễu cuộc đời và nhân phẩm của chúng. Mối thù của anh, mối thù của gia đình và Tổ quốc đã quyện vào nhau trong tâm hồn anh, chỉ khi nào chết đi mới thôi, còn hơi thở anh còn nhớ, còn khắc sâu trong tâm can đến hơi thở cuối cùng.Anh không thể dừng lại đây, cho dù có để một phần trái tim ở đây, anh cũng không yên lòng và không thể cho phép anh. Bởi vậy cho nên anh đã né tránh, né tránh những nụ cười khá dễ dãi của các cô gái làng chài này đối với anh. Né tránh đôi mắt to đen thăm thẳm của May - May cứ như cuốn hút cả hồn phách của anh.Nhưng đêm nay, ôi lòng anh sao trống trải, tâm hồn anh như rỗng không? Những bước chân cứ lại gần, nhẹ nhàng như bay trong gió. Anh cứ nằm im, lắng nghe và để mặc cho trái tim mình trôi nổi.Những bước chân cứ lại gần, đến bên cạnh Đen rồi dừng lại vẻ ngập ngừng. May - May khẽ khàng ngồi xuống bên anh và nhìn vào mắt anh, không nói."ồ anh đã ngủ ư? Không phải, em vừa thấy anh thức cơ mà? Sao anh có vẻ buồn thế, em biết làm gì cho anh vui đây! Anh vẫn không nói, cũng không thèm mở mắt nhìn em nữa ư? Anh giận em sao? Anh không yêu em nữa à? Em cũng thấy anh nhìn em đắm đuối lắm kia mà. Em muốn gần anh, muốn được yêu anh mà sao anh cứ lảng tránh em hoài là thế nào? Anh sợ ư? Anh sợ em trói buộc anh lại đây với em ư? Không đâu! Qua đôi mắt u buồn của anh, em đã hiểu tâm hồn anh. Anh không muốn ở lại đây với em, anh muốn trở về quê hương anh, chắc ở đó có những cô gái rất đẹp, đẹp hơn em, đang chờ anh phải không? Ôi, giá ước gì em được đi theo anh đến cùng trời cuối đất, anh đi đâu em cũng đi cùng, em sẽ chiều chuộng anh, hầu hạ anh và an ủi anh. Nhưng khốn khổ thân em, từ bé em đã mồi côi mẹ và lạc cả cha, cha tìm mãi mới thấy em. Em chỉ còn mình cha già, em không thể bỏ cha không ai phụng dưỡng mà đi theo anh được. Anh hãy ở lại đây với em đi, anh mãi mãi là niềm vui là hạnh phúc của đời em. Các bạn gái cứ khen em là tốt số, và chúng ghen với em là được của trời cho anh chàng "Chết trôi trên biển" khoẻ mạnh, đẹp trai, đan lưới giỏi, đi biển cũng giỏi... Thế mà em linh cảm thấy, anh sắp tuột khỏi tay em rồi, còn đâu? Ôi, tình yêu của em, anh là người con trai đầu tiên làm trái tim em thổn thức, anh hãy nhận lấy bông hoa biển đầu mùa này, em là của anh đấy. Cho dù sau này có phải xa nhau, thì anh hãy nhớ lấy có một trái tim nhỏ bé ở xóm chài nghèo khó này mãi mãi yêu anh, mãi mãi hướng về anh. Nào hãy yêu em đi, đừng sợ, để em được hạnh phúc cùng anh, dù chỉ trong giây lát, nó sẽ để lại cho em một kỷ niệm không thể quên anh được. Đừng sợ, phong tục của bọn con gái chúng em ở đây là "Hãy trao tình cho người yêu đầu tiên", không có gì phải giàng buộc ai cả. Đó là quyền của em, quyền của người con gái. Nào anh hãy mở mắt ra, hãy tỉnh dậy đi và hãy nhận lấy tình yêu của em, em không muốn anh buồn, nào vui lên đi!..."Đen vẫn nằm im, để nghe lòng mình thổn thức và trái tim mình đang rạo rực vì hơi thở của nàng. May-May ngồi mãi và nhủ lòng anh lay gọi anh mãi không thấy anh đáp lại, cô liền tinh nghịch ôm chầm lấy anh và cù vào mạng sườn anh, làm cho anh buồn cười uốn người lên, rồi bỗng ôm chặt lấy May - May, hai người lăn lộn trên bãi cát và cười như nắc nẻ. Tiếng cười thật hồn nhiên, thật trẻ trung, thật hạnh phúc.* * *
Bọn cướp biểnMột hôm, vào buổi chiều, thuyền cá của cụ MaLi đang quay buồm trên đường trở về bến. Bỗng nghe thấy tiếng súng nổ, hình như tiếng súng ngắn, và tiếng kêu cứu trên một con thuyền phía xa xa. Cụ MaLi bỗng kêu lên:- Bọn cướp biển đấy!Cụ liền đánh tín hiệu cho thuyền bạn cùng đang trên đường về ở phía sau biết và yêu cầu hiệp đồng. Rồi cụ quyết định quay mũi thuyền lao thẳng đến chiếc thuyền có tiếng súng nổ và tiếng kêu. Thuyền bạn đi đằng sau nhận được tín hiệu của cụ, cũng quay thuyền tiến về phía tiếng kêu đó. Thế là hai con thuyền hình thành hai gọng kìm bao vây và đuổi theo chiếc thuyền kêu cứu đó. Chiếc thuyền bị tai nạn không chạy được nhanh vì hình như trên thuyền đang có cuộc xô sát, có lúc thuyền tròng trành nghiêng ngả như sắp bị lật bị đắm.Cụ MaLi cho thuyền căng hết buồm no gió, nên con thuyền của cụ phóng đi như những mũi tên. Vừa đi cụ vừa ra lệnh cho Đen và các thuỷ thủ chuẩn bị vũ khí, đó là dao, mác, gậy gộc và những cuộn dây. Trên thuyền đánh cá không được phép mang súng, còn Cụ MaLi chuẩn bị cho mình con dao găm nhỏ chuôi sừng, rất sáng, mà cụ vẫn buộc bên mình làm dụng cụ phòng thân và sử dụng hàng ngày. Đó là con dao kỷ niệm đời lính của cụ từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở bên Pháp. May - May mách với Đen thế, đi đâu cụ cũng mang theo nó bên người. Dân làng kể rằng cụ đã từng dùng con dao đó đâm chết một con cá mập, để thoát thân, khi còn làm lính ở vùng biển Caribé. Và cũng con dao đó, cụ đã giết chết một tên ác ôn ở quê hương cụ đã hãm hại vợ con cụ. Đen nghe kể như một câu chuyện cổ tích, chứ cũng không tin gì lắm vào sức mạnh con dao nhỏ của cụ, chẳng qua đó cũng chỉ là một con dao díp cỡ lớn, bình thường mà thôi. Trên thuyền có 4 người, cụ MaLi, Đen và hai thuỷ thủ nữa. Cụ vừa cầm lái vừa kể vắn tắt cho Đen nghe.ít lâu nay trên biển có xuất hiện một bọn cướp biển, do bọn lính đảo ngũ và bọn trốn tù hội lại với nhau. Chúng không phải là lũ cướp tàu lớn, mà thường chỉ cướp những tàu nhỏ và thuyền đánh cá "Đó là bọn cướp mạt hạng!" Cụ MaLi nói và phẩy tay vẻ coi khinh chúng. Nhưng chúng cũng gây nên rối ren trên vùng biển này và nỗi lo sợ cho dân đánh cá. Chúng thường thả xuống biển hai ba thằng giả làm người bị đắm tàu hoặc bị cướp biển trói thả trôi trên biển, rồi kêu cứu thuyền đánh cá đến cứu, khi được người ta cứu vớt lên tàu rồi, chúng lựa thời cơ để cướp thuyền, lúc đó chúng mới rút súng dấu kín trong người hoặc trong phao ra để bắt trói thuyền trưởng và thuỷ thủ, rồi khống chế họ, bắt họ phải đưa tàu thuyền theo hướng của chúng về một khu tập trung do tên tướng cướp thường đi trên một chiếc tàu nhỏ cướp được của bọn Nhật trước đây, để chỉ huy. Nếu ai chống lại chúng, chúng sẽ bắn chết, rồi cướp thuyền chạy hoặc chờ cho tàu của chủ tướng đến kéo đi. Và cụ phán đoán, đây chính là một bọn cướp biển như thế. Cụ nhắc Đen và mọi người phải chú ý quan sát, nếu thấy tàu cướp đến thì phải báo ngay để kịp đối phó. Thông thường bọn chúng thường thả bọn cướp xuống biển rồi lởn vởn quanh đâu đây thôi.Hai chiếc thuyền của làng chài Rêdăng đã lao sát đến nơi và hình thành thế bao vây chiếc thuyền lạ bị nạn. Cuộc vật lộn trên thuyền bị nạn vẫn chưa chấm dứt. Đen trông thấy một người bị trói ở cột buồm, một người bị ngã gục máu chảy đầy ngực, còn hai tên cướp đang đuổi hai người thuỷ thủ, một tên cầm súng ngắn, còn một tên cầm một thanh kiếm Nhật.Tên cầm súng đang nhảy xuống phía đuôi thuyền để đối phó với chiếc thuyền thứ hai, còn tên cầm kiếm đang định cầm kiếm giơ lên chém vào đầu người thuỷ thủ mà nó vừa bắt được. Vừa lúc đó mũi dao găm của cụ MaLi vút đi, trúng ngực tên cầm kiếm làm nó ngã ngửa ra, tay rời cây kiếm, Đen chỉ thấy một vết loáng loáng phía bên cạnh, đã thấy tên cướp gục xuống. Anh vội nhảy sang thuyền bị nạn, và chạy về phía tên cầm súng ngắn. Tên cướp đã thấy mối nguy đằng sau, liền quay ngoắt lại nhằm vào ngực Đen bóp cò, nhưng Đen lường trước được thủ đoạn đó, nên đã ngã nhào vào chân tên cướp, viên đạn bắn trượt, Đen uốn cong người lên lấy đà, đá vào tay tên cướp, làm cho khẩu súng bị rời ra, lúc này hai người chỉ còn đấu tay bo. Tên cướp rất to khoẻ, to gấp đôi người Đen và khá hung hăng, nó chịu đòn và lao vào ôm lấy được Đen, nó định nhấc Đen lên ném xuống biển, nhưng Đen đã chủ động kéo nó ngã xuống biển cùng với mình trước. Tên cướp bị cú bất ngờ nên rã rời tay để bơi, thừa lúc đó Đen đã kịp tống cho nó một quả vào thái dương như trời giáng, nó bị ngất đi và từ từ chìm xuống. Anh phải túm lấy tóc nó và ghìm nó lại. Vừa hay một chiếc dây được ném xuống, anh vội vàng quấn vào tên cướp cho các thuỷ thủ thuyền bạn kéo lên, và anh cũng nhảy vội lên thuyền. Cụ MaLi đã sang thuyền bị nạn, kịp thời thu con dao lại và cầm lấy khẩu súng và thanh kiếm của bọn cướp.Một tên cướp đã chết vì mũi dao của cụ MaLi. Người ta liền hất xác nó xuống biển, tên to béo bị bắt được trói lại thật chặt. Người thuyền trưởng tàu bị nạn đã chết, một thuỷ thủ bị thương, chỉ còn hai thuỷ thủ mệt nhoài vì đánh nhau với bọn cướp. Họ đưa xác thuyền trưởng đặt vào trong khoang che chiếu lại, ông bị một viên đạn vào trúng tim ngay từ phút đầu tiên.- Khát... nước!Đen bỗng nghe thấy có tiếng kêu lên bằng tiếng Việt, anh liền quay lại, thì ra đó là người thuỷ thủ bị thương, đang nằm ở dưới sàn thuyền. Anh vội chạy lại xem vết thương và băng bó cho anh ta. Anh ta chỉ bị một viên đạn vào cánh tay trái vào phần mềm, nhưng vì mất nhiều máu và mệt mỏi quá nên ngất đi. Băng bó xong, Đen liền lấy nước cho anh ta uống và lay gọi anh ta một cách rối rít.- Này cậu gì ơi! Anh bạn ơi! Tỉnh lại đi nào!Như có phép lạ, đúng như linh tính của Đen, nghe tiếng quê hương, người thuỷ thủ bỗng bừng tỉnh, ngơ ngác nhìn Đen và hỏi:- Anh là người Việt có phải không?- Phải.- Trời ơi, thế là tôi gặp được đồng bào tôi rồi! - Anh ta vùng ngồi dậy và ôm chằm lấy Đen. Hai người mừng mừng tủi tủi như anh em đồng đội đi xa lâu ngày mới gặp nhau.Những ai từng xa quê hương bản quán, những ai từng phiêu bạt khắp bốn phương trời để tìm đường về Tổ quốc, lúc này mới thấy "Tiếng quê hương" tha thiết làm sao, mới thấy tiếng "Quê hương" thiêng liêng làm sao. Hai người anh em đồng bào cứ ôm nhau mãi mà chẳng nói lên lời. Trước sự ngỡ ngàng của các thuỷ thủ trên ba con thuyền đánh cá.Mãi sau Đen mới hỏi người bị thương và anh ta cho biết, anh ta tên là Nam, Nguyễn Văn Nam, quê ở Nam Bộ, đi vệ quốc đoàn rồi bị bắt làm tù binh, cũng bị đầy ra Côn Đảo, rồi anh ta được tham gia vào một vụ trốn tù, bằng thuyền nan do tù binh làm lấy. Nhưng giữa đường thuyền bị đắm, trên hai chục người bị chết hết, anh ta vớ được một cái phao nên còn sống, lênh lênh trên biển hai ngày trời rồi được một chiếc thuyền đánh cá của dân chài Khơ Me cứu vớt. Đã hai tháng nay anh ta đi làm thuê theo dân chài để kiếm sống, không may hôm nay bị tai nạn cướp biển. Chiếc thuyền này là của người Hoa sống ở Khơ Me, thuyền trưởng và thuỷ thủ đều là người Hoa, riêng chỉ có anh ta là người Việt đi làm theo. Anh ta đề nghị Đen nói với các chủ thuyền hãy cứu anh ta và chiếc thuyền bị nạn này.- Thế thì chúng ta đều là những người lính cả, và tôi cũng là tù binh Côn Đảo chạy trốn như anh mà thôi. Hiện nay tôi cũng đang đi làm với những người dân chài Malaxia, những người đã cứu vớt tôi. Đen nói cho Nam biết, Nam mỉm cười thông cảm và một lần nữa lại ôm lấy anh.- Ôi, hay quá! Chúng ta đều là đồng chí cả! Đồng chí đã đến cứu chúng tôi, xin cảm ơn đồng chí!Những người đáng cảm ơn chính là những người đã cứu vớt chúng ta những người dân chài MaLaxia, Khơ Me, người Hoa... họ đều là những dân chài tốt bụng.- Vâng chúng ta không bao giờ quên công ơn những người đó...Sau khi đánh bại được bọn cướp biển, cứu được thuyền bị nạn. Cụ MaLi dự định dong chiếc thuyền bị nạn về Rêdăng nơi bến gần nhất để chôn cất người chết, cấp cứu người bị thương rồi mới cử thêm người đưa thuyền trả về Khơ Me. Nhưng những thuỷ thủ người Hoa nói rằng, vì có ông thuyền trưởng chết, nên cần phải đưa xác ông về nhà để cho gia đình chôn cất ngay, hơn nữa chủ thuyền và mọi người kể cả các gia đình thuỷ thủ khỏi mong và sốt ruột. Vả lại thuyền này cũng đã đi ba hôm nay rồi, đến hẹn phải về để chủ thuyền khỏi đi tìm và mọi người khỏi lo lắng.- Nhưng ai có thể làm thay thuyền trưởng đưa con thuyền này về bến an toàn? Lại còn có thể gặp bọn cướp biển nữa? Các thuỷ thủ người Hoa không ai dám đảm nhận được việc thay thuyền trưởng, mà đoạn đường trở về của họ khá xa, trên 100 hải lý chứ có phải ngắn đâu, giữa lúc mọi người đang bàn tán chưa quyết định ra sao được thì Đen lên tiếng:- Tôi xin đảm nhận thay thuyền trưởng đưa con thuyền này về Khơ Me! Rồi anh quay sang Cụ MaLi, giọng cầu khẩn:- Cụ ạ, con xin phép cụ cho con được đi theo con thuyền này, con hứa rằng những lời dậy bảo của cụ bao lâu nay sẽ không thừa đối với con lúc này. Đây cũng là thời cơ để con tìm đường về Tổ quốc, để con được trở về đội ngũ chiến đấu của mình, con xin cụ.Nghe Đen nói làm mọi người ngơ ngác và nhất là cụ MaLi cụ bỗng lặng người đi, bộ mặt cụ ỉu xìu vẻ trầm ngâm, mãi một lúc sau cụ mới thốt lên lời, chậm rãi:- Phải, chỉ có Đen mới có khả năng thay thuyền trưởng con thuyền này. Ta tin ở con, ta đã là người lính già, ta hiểu tâm hồn người lính đối với vận mệnh Tổ quốc mình, dân tộc mình. Ta không giữ con, ta cũng không được phép giữ con, ta đã hiểu tấm lòng của con gần một tháng trời nay, ta thông cảm với nỗi buồn và mơ ước của con. Ta cho phép con đi. Nhưng không lẽ con không một lời từ biệt với May - May sao? Thiếu con nó sẽ rất đau buồn. Ta thông cảm cho các con.Lời cụ MaLi trầm trầm, chậm rãi, nghe thống thiết làm sao, Đen bỗng trào nước mắt, anh quỳ xuống dưới chân cụ MaLi.- Con nguyện suốt đời không bao giờ quên ơn cụ, May-May và dân làng đã cứu vớt và đùm bọc con. Con nhờ cụ gửi lời chào May-May và nói với em ấy hãy hết sức thông cảm cho con. Con xin cầu nguyện cho cụ được sống lâu vững bền như cây đại thụ, con xin cầu nguyện cho May - May được trọn đời hạnh phúc. Nếu sau này khi đất nước con được độc lập tự do, nếu sau này con còn sống, nhất định con sẽ trở về Rêdăng để thăm cụ, thăm May - May và cảm ơn dân làng. Xin cụ hãy nhận lấy lời cầu chúc của con, xin trời phật và thần biển hãy nhận lời cầu nguyện của con...- Hãy đứng lên Đen, ta không giận con, không trách con đâu, ta chỉ buồn cho số phận của ta, cứu vớt bao người đau khổ, mà cuối cùng đời ta vẫn lận đận cô đơn. Cụ rút con dao găm đưa cho Đen. Đây là kỷ vật thiêng liêng của ta, ta đã giữ gìn nó 50 năm nay và đã dùng nó tiêu diệt nhiều kẻ thù, cứu vớt nhiều sinh mạng, nay ta trao cho con làm kỷ niệm, để cho con luôn luôn nhớ đến ta, và thấy ta bên mình con, hướng dẫn tinh thần con và động viên an ủi con. Ta mong con hãy giữ vững nó và xứng đáng với nó, xứng đáng với ta. - Còn đây là - Ngừng một lúc cụ MaLi lại tiếp giọng nghẹn ngào - Chiến lợi phẩm của con - Cụ trao thanh kiếm và khẩu súng ngắn cho Đen - Con có quyền được sử dụng và kia là tù binh của con. Cụ chỉ tên cướp đang bị trói dưới sàn - Con có quyền xử theo luật giang hồ của bọn chúng. Thôi con hãy mau chóng lên đường đi, hãy bảo vệ thi hài người thuyền trưởng, linh hồn người chết sẽ dẫn đường cho con. Cầu trời phật và thần biển hãy phù hộ cho con thuận buồm xuôi gió - Thôi, vĩnh biệt con! Vĩnh biệt!Cụ MaLi ôm lấy Đen vào lòng và vỗ về Đen rồi đột nhiên buông anh ra, như sợ nếu nán lại, cụ sẽ không bao giờ xa anh được nữa, rồi vội vàng cụ nhảy về thuyền mình. Vào vị trí của mình, như để thúc giục Đen mau chóng đứng vào cương vị của anh vậy. Đen cũng nhanh chóng bước vào vị trí thuyền trưởng. Các thuỷ thủ thuyền nào về thuyền ấy sẵn sàng. Cụ MaLi ra hiệu cho thuyền Đen tách ra đi trước.Đen bẻ ngoặt tay lái quay ngược lại hướng về phía Tây Bắc và hô cho các thuỷ thủ căng dây buồm. Buồm đón gió căng phồng và chiếc thuyền của Đen lao đi. Cụ MaLi và thuỷ thủ trên hai thuyền Rêdăng đều giơ tay vẫy chào tiễn biệt họ. Đen và các thuỷ thủ của anh cũng vẫy chào từ biệt.Khi hai chiếc thuyền đã quay về hướng Tây Nam, những chiếc thuyền đã cách xa nhau mà tiếng vọng vẫn âm vang trên biển.- MaLi...i i! A...đi eu...! Vĩnh biệt!- Đen...en! Ađi eu...! Vĩnh biệt!* * *
Khi con thuyền đã đi được một chặng, Đen liền cho đánh thức tên cướp to béo và tra hỏi nó để biết hướng đi của tàu cướp mà tìm đường tránh. Tên cướp biển lúc đầu còn ngoan cố, sau nghe thấy hai người nói tiếng Việt, chúng biết là lính Việt Minh và nhìn thấy họng súng của chính nó, nó sợ quá mới chịu khai. Tên tướng cướp là người Hoa Kiều tên là Lý Voòng, hiện nay nó đang đi trên chiếc tàu chiến cướp được của Nhật trước đây cùng với vợ nó là con Voòng Cắm, cũng là một tên tướng cướp biển tàn ác. Chúng lệnh cho bọn thằng béo này phải cướp thuyền và đón chúng ở toạ độ này... toạ độ này... Cùng một lúc chúng thả năm toán cướp xuống biển, rồi chờ quay lại dắt những thuyền cướp được về bến. Không hiểu bốn toán cướp kia ra sao, riêng toán của nó thì đã thất bại.Sau khi nắm được ý định và đường đi của bọn cướp. Đen quyết định phải đi vòng xa chệch toạ độ đón đường của chúng vài độ, tuy có xa hơn, nhưng bảo đảm an toàn.Quả nhiên con thuyền của anh được thuận buồm xuôi gió, không gặp một khó khăn trở ngại gì trên biển cả. Vào khoảng chiều ngày hôm sau, thuyền của anh đã cập bến ở một làng chài bờ biển phía Nam Khơ Me. Trước sự vui mừng của chủ thuyền, vì không bị mất, không bị hư hỏng và trước sự đau buồn của gia đình thuyền trưởng, những gia đình thuỷ thủ và bà con dân làng.Tại đây Đen đã được đón tiếp như một người anh hùng, vị cứu tinh của con thuyền và ân nhân của bà con dân làng. Anh tù binh Nguyễn Văn Nam đã tỉnh táo, anh dẫn Đen về với mình, ở nhờ nhà một bà già cô đơn làm nghề bán rau quả trên bãi biển.Thế là Đen đã từ trại tù này rơi vào trại tù khác - Và bây giờ lại từ làng chài này rơi vào làng chài khác, mà cái ước mơ trở về quê hương, trở về đội ngũ chiến đấu vẫn chưa thực hiện được, và cái ý chí trả thủ vẫn còn xa vời vợi, không biết đến bao giờ hận thù của anh mới được rửa trả, ân tình của anh mới được đáp đền?Thực ra Đen chưa bao giờ nghĩ đến con đường vòng trở về đất Khơ Me này rồi mới tìm đường về Việt Nam, rồi lần đến Việt Bắc, chà con đường này, tuy là con đường bộ, con đường liền, sao mà xa xôi mờ mịt, không khéo đi hết đời mình vẫn chưa đến nơi, mình sẽ phải chết gục giữa đường, còn mong chi mà trở về chiến đấu, trở về trả thù nữa? Anh đã chuẩn bị một phương án táo bạo hơn, tìm con đường biển để trở về, về thẳng Nam Bộ hay về được Bắc Bộ, Trung Bộ càng tốt. Phải rút ngắn thời gian bằng rút ngắn con đường. Nhưng anh chờ mãi, chờ mãi vẫn chưa có thời cơ. Anh phải đi theo một con tàu buôn vượt đại dương, hoặc chí ít cũng phải đi theo một con tàu chiến, như con tàu đã đưa anh và đoàn tù binh từ cảng Hải Phòng vào đến đảo Côn Lôn. Muốn như vậy mà cứ quanh quẩn ở mấy làng chài hẻo lánh và nhỏ bé này thì không bao giờ có được thời cơ. Anh đã định cóp nhặt dành dụm một số tiền rồi tìm đến một cảng lớn của Malayxia và từ đó sẽ lần ra manh mối trở về.Nhưng sự việc bất ngờ đã xảy đến, chiếc thuyền bị cướp biển không có người lái, không lẽ anh có thể làm được mà lại không xung phong đảm nhận? Không lẽ để xác người thuyền trưởng đi chôn ở đất khách quê người biết đến bao giờ gia đình họ mới đến thăm mộ được, không lẽ để anh bạn tù binh Việt Nam bị thương không được kịp thời chữa chạy? Và những người thuỷ thủ phải biệt tin với gia đình một thời gian làm họ phải lo lắng? Chính tấm lòng nhân hậu của cụ MaLi và dân làng chài Rêdăng đã thôi thúc anh phải nhận lấy trách nhiệm nặng nề này, và anh đã thực hiện xong, xứng đáng với sự tín nhiệm của cụ MaLi, xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng dậy dỗ của Cụ và dân làng.Và bây giờ hoàn cảnh lại đưa anh đến một bước ngoặt mới, một khó khăn mới. Anh phải tiếp tục như thế nào đây để trở về được nhanh chóng hơn. Chiến trường đang chờ đợi, anh là sỹ quan, anh phải làm sao cho xứng với danh hiệu sỹ quan của mình. Anh không thể như cậu Nam, một chiến sỹ chịu an phận thủ thường, làm ăn kiếm sống mãi ở đất này mà không bao giờ nghĩ đến trở về, mặc dầu con đường trên đất liền, dẫu sao vẫn cảm thấy gần gũi quê hương hơn con đường biển!Vậy thì anh phải bắt đầu từ đâu? Làm gì đây? Hay lại tiếp tục theo cậu Nam ra khơi kiếm sống, để dành dụm tiền nong, rồi mới tìm cách trở về. Vậy thì phải bao nhiêu tiền mới đủ, anh phải đi làm thuê bao nhiêu lần mới được số tiền ấy? Tối tăm này lại sang mờ mịt khác. Bế tắc này lại dẫn đến vướng mắc khác. Mấy ngày liền, anh nằm nghĩ ngợi và đi lang thang trên bãi biển Khơ Me này mà vẫn chưa tìm ra được một ánh sáng le lói nào. Anh chỉ còn biết lao vào chữa chạy săn sóc cậu Nam chóng lành vết thương mà thôi.