CHƯƠNG 7
THẤT LY KHÓA SƠN ĐƯỜNG

     ương truyền vào cuối đời Nguyên, Lưu Bá Ôn đến Tô Châu, thấy Sơn Đường chảy dài nằm phục trước Bạch Đê, hình dạng hệt như con rồng lớn. Lưu Bá Ôn vốn tinh thông chiêm bốc âm dương, dự cảm thiên hạ sắp đổi chủ, mà người có được thiên hạ nhất định phải chế ngự được rồng rồi mới có thể thành rồng. Bởi vậy, ông đã thuận ứng theo ý trời, tìm cách dựng bảy pho tượng ly miêu bằng đá xanh ở phía trước bảy cây cầu cong bậc đá suốt trên đoạn đường từ cầu Sơn Đường đến cầu Tây Sơn Miếu, đồng thời đặt cho chúng những cái tên rất đẹp… Tương truyền bảy con ly miêu giống như những chiếc khóa lớn ngàn cân, có khả năng khóa chặt thân rồng. Lưu Bá Ôn phá phong thủy, khóa chết long hình, nhằm giúp cho nhân vật ngự long càng dễ thành công. Đây chính là truyền thuyết “thất ly khóa Sơn Đường”.

*

Chương 7.1 RÀO KHÓA RỒNG

Lỗ Thịnh Nghĩa không lập tức bò lên bờ, mà nấp bên dưới hòm gỗ, bơi ra giữa ao, ông muốn tìm một nơi an toàn hơn để trở lên. Mặc dù đã bắn trúng ả đàn bà mang mặt nạ ly miêu, nhưng bọn cao thủ ở đây tựa như con trùng trăm chân, chết còn ngoan cố, chưa biết chừng chỉ một cú giãy giụa trước khi chết cũng đủ để ông mất mạng như chơi. Với kinh nghiệm mấy chục năm quen biết gia tộc này, Lỗ Thịnh Nghĩa thừa biết đối phương là những kẻ xảo trá gian manh tột bậc, quỷ kế đa đoan, không từ thủ đoạn.
Ông vốn định đi lên từ bờ bên kia. Vì tính đến lúc này, ở dưới nước vẫn là an toàn hơn cả. Nhưng khi ông bắt đầu bơi vào bờ, đột nhiên phát hiện một sự quái lạ. Ông đã sờ thấy mộ lớp băng ở dưới nước chừng hai thước. Rãnh nước xanh đen mà ông bơi nãy giờ là chỗ trào ra sau khi băng nứt. Nếu không có rãnh nứt này, lúc nãy Lỗ Ân muốn lặn xuống nước, đã phải phá vỡ lớp băng.
Tại sao lại xuất hiện tình trạng này? Cách thiết kế này có tác dụng gì? Không biết! Bởi vì không biết, nên Lỗ Thịnh Nghĩa cảm thấy sợ. Ông quyết định từ bỏ kế hoạch ban đầu, bơi vòng sang mé bên kia của thềm đá.
Mé bên kia của thềm đá cũng có băng, nhưng toàn là băng vụn, vì cơn chấn động vừa khiến thềm đá vỡ đôi, căn lầu sụp xuống cũng đã làm mặt băng vỡ nát.
Lỗ Thịnh Nghĩa đã trúng một chưởng của ả đàn bà khi nãy, nội thương không nhẹ. Lúc này ông cảm thấy khó thở, đờm nghẹt trong cổ, toàn bộ bả vai không thể vận lực, chỉ có thể vịn một tay vào hòm gỗ, một bàn tay bám lấy lan can, từ từ di chuyển lên bờ. Trong quá trình di chuyển, bàn tay của ông lướt qua đầu dây thừng mà Lỗ Ân vừa buộc. Sau khi cơ thể ông đi qua hẳn, nút thắt bỗng lặng lẽ tuột ra.
Vừa đặt chân lên bờ, Lỗ Thịnh Nghĩa lại phun ra một búng máu tím đen, mắt lóe hoa cà hoa cải, hai chân mềm nhũn, suýt chút nữa thì lăn ra ngất xỉu. Nhưng ông đã liên tục tự nhắc nhở mình: “Lúc này quyết không được ngả xuống, việc cần làm vẫn chưa hoàn thành, còn chưa biết Liễu Nhi và những người khác hiện ra sao!”
Đôi chân mềm nhũn khiến bước đi của ông trở nên xiêu vẹo, thế là ông quyết định quăng bỏ hòm gỗ, loạng choạng tiến về phía trước mấy bước, đưa tay bám vào bức tường ố vàng trước mặt.
Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa vẫn ngã xuống, không phải ông đứng không vững, mà ông đã bám hụt. Bức tường trước mặt đột nhiên “rầm” một tiếng sụp đổ tan tành, Lỗ Thịnh Nghĩa ngã sòng soài trên đống gạch đổ nát.
Ông cố gắng bám vào những viên gạch vỡ gượng dậy, thầm hỏi không biết có phải mình đang nằm mơ hay không, hay là đã hôn mê. Toàn bộ khung cảnh trước mắt đã hoàn toàn biến dạng.
Từ vị trí của Lỗ Thịnh Nghĩa, tất cả những bức tường mà ông có thể nhìn thấy đều đã biến mất; tất cả những cảnh tượng vốn bị bức tường che khuất đã hiện ra. Ngay trước tầm mắt ông là một thư hiên, hai bên tiếp nối với hai hành lang dài đối xứng. Xa xa phía sau nó là một hòn giả sơn không cao lắm, trên đỉnh hòn giả sơn có một ngôi đình hợp ngói lưu ly, hai bên trồng hai cây bách cổ thụ.
Kiểu cách bố trí đó là một cục tướng chí cao vô cùng hiếm gặp. Ngôi đình là trán rồng, hai cây bách cổ thụ là sừng rồng, hai hành lang dài là râu rồng. Nhìn từ mặt vị trí, mũi r!!!15727_7.htm!!! Đã xem 5952 lần.

Typer: Tiểu Diệp Tử, Huỳnh Ngọc Tú
Nguồn: Thienthuonghongdiep.wordpress.com
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 6 tháng 11 năm 2015