háng giêng năm 1945, Hồng quân đã mở cuộc tấn công rầm rộ nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến đến giờ. 180 sư đoàn ồ ạt tấn công ở Đông Phổ và Ba Lan. Vị tân Tham mưu trưởng quân đội Đức là tướng thiết giáp Heinz Guderian đã ghi: “Từ ngày 27 tháng giêng, làn sóng Hồng quân hùng hổ tràn ngập chúng tôi như một cơn đại họa.” Cùng ngày đó, đợt sóng ngầm lại bủa vây Đông Phổ chỉ còn 150 cây số nữa thì đến Bá Linh. Và cũng còn cách Peenemunde có 150 cây số.
Từ mùa xuân năm 1943, Werhner Von Braun đã biết rằng Đức không thể nào thắng trận được và hỏa tiễn V2 sẽ không phải là “vũ khí nhiệm màu” có khả năng xoay ngược được tình hình quân sự. Một cộng sự viên của ông có nhắc lại lời nói đượm tính chất “thực tế” mà ông đã trình bày trong văn phòng ở Peenemunde giữa đám kỹ sư đầy nhiệt thành: “Đừng quên là chúng ta chỉ mới ở vào thời kỳ đầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phi hành bằng hỏa tiễn. Dường như điều này đã chứng minh một lần nữa về một sự kiện đáng buồn: thường thường những tiến bộ khoa học quan trọng và đổi mới chỉ thành công khi chúng được áp dụng trên địa hạt quân sự trước.”
Thật sự thì V2 không phải là một Wunderwaffe (vũ khí nhiệm mầu) như Goebbels đã tuyên bố. Đến ngày 27 tháng giêng năm 1945, Von Braun thây rằng chẳng những nước Đức hoàn toàn thất trận, mà còn không làm sao ngăn được làn sóng đỏ đang cuồn cuộn chảy về Peenemunde. Bây giờ thì kể như ván đã đóng thuyền rồi, không còn thay đổi gì được nữa. Người xướng ngôn viên đài phát thanh Đức vừa loan báo với một giọng đầy tin tưởng rằng: tiền tuyến đã ổn định… Nhưng ông ta chưa dứt câu thì đài đã bị chiếm và quân Nga phát thanh ngay trên luồng sóng điện ấy: “Tuyên truyền! Láo toét! Hôm nay Hồng quân đã thực hiện được cuộc xâm nhập ở…”
Từng đoàn người chạy nạn, sự sợ hãi kinh hoàng còn in trên nét mặt, đang tìm đường băng qua Poméraine để đến miền Tây. Những cụ già hì hục còng lưng đẩy chiếc xe bù ệch nặng trĩu chất đầy sản nghiệp của cả đời cụ. Những thiếu phụ trẻ mệt lả vì đói khát đang lội bì bõm trong vũng tuyết, lưng đai con nhỏ cũng đang mê man thiêm thiếp vì lạnh cóng. Khi Von Braun một mình đi lang thang trên những con đường đầy hố bom ở Peenemunde, ông chợt thấy những kỹ sư đang tập sử dụng súng và lưỡi lê. Căn cứ thí nghiệm này phải được phòng vệ, mặc dù nó không quan trọng về chiến lược cũng như chiến thuật. Sự phòng thủ yếu ớt ở đây sẽ đem lại được gì, hay rốt lại trung tâm hỏa tiễn này cũng đến bị tiêu hủy mà thôi. Nhìn dưới một khía cạnh khác, nếu Peenemunde không được phòng thủ thì nó sẽ rụng như một trái chín muồi và người Nga sẽ chiếm được A4. Người Nga sẽ chiếm tất cả, từ những tài liệu kỹ thuật, giàn thí nghiệm, phòng nghiên cứu… cho đến năm ngàn kỹ thuật thượng thặng. Những người này am tường một ngành kỹ thuật chuyên biệt, hoàn toàn tối tân chưa quốc gia nào sánh kịp. Như vậy, chỉ trong một cú, người Nga sẽ chiếm trọn được một sự tiến bộ về hỏa tiễn, điều khiển vô địch trên thế giới. Sau này, nếu họ quyết định tận lực sử dụng hỏa tiễn không vì mục tiêu quân sự, thì họ sẽ là người đứng đầu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.
Đây là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan mà Von Braun tin rằng ông sẽ tìm được giải pháp. Là một người mới 32 tuổi, nhưng một khi ông ta đã quyết định về Peenemunde, thì ông ta sẽ làm thay đổi tất cả. Từ khi Himmler để cử Hans Kammler làm ủy viên đặc biệt vào tháng tám, thì Dornberger cũng nhận được một chức vụ mới ở Bộ Vũ trang. Tại Bá Linh, ông cầm đầu một nhóm chuyên viên phụ trách việc thực hiện những vũ khí dùng để “bẻ gãy ưu thế không trung của địch”. Còn Von Braun chỉ là một dân chính, ông không có quyền phát biểu sáng kiến cho quân đội hay cho lực lượng S.S.. Ở Peenemunde, ông chỉ có thể tìm biện pháp duy nhất để bảo vệ căn cứ: đó là di tản tất cả chuyên viên ưu tú và vật liệu tối cần thiết.
Sau cuộc oanh kích ngày 17 tháng 8 năm 1943, căn cứ thí nghiệm của quân đội ở Peenemunde đã đổi tên và trở thành Heimat Artill Park (bãi pháo binh quốc nội, viết tắt là H.A.P.) Sau đó vào khoảng mùa hè năm 1944, chính quyền lại đổi H.A.P. thành một cơ sở dân chính, lấy tên là E.W. Elektromechanische Werke (sở điện cơ học) với hy vọng đánh lừa Sở Tình báo địch và gia tăng hiệu năng của E.W. Chủ nhân công ty điện lực tư lớn nhất là Paul Storch được đề cử làm tổng giám đốc E.W. Nói về ông này, Dornberger đã dùng chữ bóng bẩy: đó là người “lạ mặt với công việc của chúng ta”. Tuy nhiên, Storch cũng có khả năng và khôn khéo. Ông ta cũng tự biết kiến thức của mình trên lĩnh vực hỏa tiễn rất giới hạn. Sau khi Dornberger bị đẩy đi xa vì nhân cách cao quý của ông không thích hợp với bọn S.S., thì Storch để Von Braun tùy nghi điều động ở trung tâm. Nhưng, dù sao thì Von Braun cũng không thẻ nào ngăn chặn Kammler và bọn S.S. lộng quyền ở Peenemunde. Ngay khi đã đối diện với một tình trạng không lối thoát như thế này, bọn họ cũng không hề có ý định di tản căn cứ đi. Hơn nữa, nhiều vị kỹ sư ở E.W khi công khai tuyên bố: dời bỏ căn cứ là một việc cần thiết, đã bị bắt, bị xử tử. Thi thể của họ bị treo lên cây ở những con đường đông đúc nhất, với bảng yết thị: “
Tôi quá hèn nhát không bảo vệ quê hương”.
Mãi đến ngày 31 tháng giêng năm 1945, trời lạnh như cắt và từ xa dội lại tiếng đại bác đì đùng của quân Nga, Von Braun nhận được công điện của Kammler. Lúc ấy Kammler đang ở Nordhausen và ra chỉ thị: Tất cả nhân viên E.W. đều phải rời khỏi Peenemunde và triệt thoái về Nordhausen để tiếp tục công việc ở tỏng xưởng ngầm. Tất cả đều nhằm mục đích tập trung chương trình trang bị trọng yếu về trung tâm nước Đức, để tránh việc rơi vào tay Đồng Minh.
Thế mà, cũng trong ngày ấy, Von Braun lại nhận được một lệnh khác do vị Tư lệnh Quân đoàn bảo vệ Poméranie đưa xuống, Usedom cũng nằm trong vùng này, dưới quyền kiểm soát của ông ta. Ông ta quyết định: tất cả kỹ sư cơ quan E.W. phải tập hợp lại thành một toán nhân dân vũ trang và phải ở lại tại chỗ để bảo vệ Usedom chống Sô Viết.
Đối với Von Braun thì hai cái chỉ thị trái ngược nhau ấy tượng trưng một cách trung thực cho tình trạng lạ lùng của nước Đức đang phân tán bấy giờ. Không thể thi hành lệnh thứ nhất, cũng như không thể theo chỉ thị thứ nhì được. Trong tình trạng hỗn độn này thật khó mà biết đích thực chính quyền thuộc về ai. Nhiều cộng sự viên đã nói với ông là một cuộc di tản rầm rộ về miền Tây như vậy chắc chắn sẽ thất bại, giải pháp khôn ngoan nhất là bất động, không đi đâu cả. Họ lý luận rằng người Nga chưa có hỏa tiễn tầm xa, vậy chắc chắn họ sẽ ưu đãi chuyên viên Đức, nếu những người này còn sống sót sau trận Usedom.
Von Braun cũng đã bàn tính tương lai của E.W. với vài vị phụ tá thân tín của ông. Những người này đều muốn rằng cả hỏa tiễn lẫn cá nhân họ đều không phải rơi vào tay Sô Viết. Braun quyết định ngay: phải theo lệnh của Kammler. Điều quan trọng thứ nhất là ngăn chặn không cho người Nga chiếm được E.W., điều thứ hai là phải đi đến con đường của liên minh Anh-Mỹ.
Bây giờ phải thực hiện việc di chuyển năm ngàn người, kể cả đàn bà, trẻ con trên một lộ trình dài 375 cây số. Ban ngày, tất cả đường lộ, đường sắt nào còn dùng được đều bị phi cơ Đồng Minh kềm tỏa, sẵn sàng rỉa hàng loạt đạn đại liên xuống. Tuy vậy, ở E.W., người ta bắt đầu bỏ vô thùng những vật dụng cần thiết và lập danh sách những người phải tản cư. Khoảng một trăm chiếc xe vận tải và hai chuyến xe lửa được lệnh chạy ban đêm, khởi hành về Nam trong một đoàn công voa riêng biệt. Tất cả những gì có ích lợi cho khoa học, gồm những tài liệu thiết yếu đều được đưa đi.
Chuyến xe lửa đầu tiên trở 500 kỹ thuật gia và gia đình rời Peenemunde ngày 17 tháng 2 năm 1945. Von Braun đáp máy bay đến Nordhausen để xem xét cơ sở mới dành cho E.W. Xong rồi, ông lại trở về Peenemunde để hộ tống chuyến công voa đầu tiên đi bằng đường bộ. Chuyến này bị cản lại ở Eberswadle, nằm giữa Peenemunde và Bá Linh. Viên sĩ quan phụ trách ở đó bảo với Von Braun rằng: vùng này cấm lưu thông dân sự. Thật là một giây phút hồi hộp. Khi vị chỉ huy hỏi ý bộ tham mưu quân đoàn thì ở đấy trả lời là: họ đã ra lệnh cho kỹ sư của E.W. phải lập thành toán nhân dân vũ trang và phải ở lại Peenemunde. Như vậy là đoàn xe phải lộn trở lại.
Đây là lần đầu tiên và cũng lần cuối cùng Von Braun thầm nhủ rằng chính Himmler đã có ý độc chiếm chương trình hỏa tiễn. Ông đã thận trọng không đưa ra những sự vụ lệnh cũng như giấy thông hành để chứng tỏ sự liên hệ giữa E.W. và Reichsfuhrer. Hơn nữa, trên xe, trên toa và trên những thùng hàng đều có dán nhãn VZBV, là một cái nhãn hiệu vừa bí mật, vừa khôi hài nên nx;'>
TÂM NIỆM:
A4 sẽ trở lại hại bạn nếu bạn không học tập thấu đáo cẩm nang này. Khi bạn đã thấm nhuần điều trên, mỗi quả nhắm đúng sẽ làm hại được quân thù.
Bài trên đã được những nhân vật của các pháp đội đang ẩn núp trong rừng rậm ở Haagsche Bosch nghiên cứu một cách tỉ mỉ. Rừng Haagsche Bosch thì lại ở ngay ngoại biên thành phố La Haye, vậy nó chỉ cách Luân Đôn không đầy 300 cây số. Đó là vào khỏng đầu tháng 9 năm 1944.
Tình hình quân sự của nước Đức bắt đầu trở nên tuyệt vọng. Ở Ý, La Mã đã thất thủ, Ba Lê đã được giải phóng và quân Đồng Minh đang đuổi họ ra khỏi phía Bắc nước Pháp, một phần lớn nước Bỉ và Lục Xâm Bảo. Đồng Minh đang tiến lần đến sông Rhin. Những đoàn oanh tạc cơ hùng hậu trút hàng ngàn tấn bom tàn phá thành phố và trung tâm kỹ nghệ khắp toàn cõi nước Đức.
Ở mặt trận phía Đông, quân Nga đã phát động cuộc tấn công mùa hè. Lực lượng của họ như chiếc hủ lô nặng nề đã đè bẹp địch quân ở Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi và hiện đang từ từ tiến về biên thùy Hung Gia Lợi, rồi tới Vienne. Hồng quân đã tràn ngập Ba Lan; họ đang dừng bước trước thủ đô Varsovie và lượng kháng chiến Ba Lan đã bắt đầu giao chiến trong thủ đo câm lặng của họ.
Bây giờ, Hitler chỉ là một ông già không hơn không kém. Qủa bom mưu sát ông ngày 20 tháng 7 đã làm hư màng nhĩ của ông, tật điếc lát càng khiến ông thêm dễ cáu giận. Ông lại đau ruột và bị chứng nhức đầu thường xuyên hành hạ. Giọng nói của ông yếu ớt, da thì vàng mét và tay thì run run mỗi khi cử động.
Tuy nhiên, Fuhrer vẫn cầm cự được. Ông giữ việc Tổng kiểm soát toàn thể chiến lược. Tình trạng càng ngày càng bất lợi, thì Hitler càng nói nhiều hơn về những loại vũ khí mới mà các nhà khoa học Đức đang thai nghén. Nhờ những khí giới mới này, cục diện chiến tranh cải thiện một cách bất ngờ và ngoạn mục. Những tân tiềm thủy đĩnh chạy bằng thôi lực điện sẽ càn quét trên những đại dương và những phi cơ đạn lực sẽ tảo thanh khắp không trung, những vũ khí loại V sẽ thay đổi tất cả vào giờ thứ 11. Ngày 14 tháng 6, Hitler đến thị sát mặt trận ở Normandie, ông đã quả quyết với các tướng lãnh rằng bom bay sẽ là một “vũ khí quyết định chống lại Anh quốc và nước này bắt buộc phải xin hòa.”
Nhưng vũ khí bom bay chưa quyết định được cuộc chiến này. Những cuộc pháo kích bằng V1 đã đạt được mục tiêu một cách tối đa vào tháng 7, tháng 8, sau đó giảm dần vì những vị trí phóng ở dọc theo bờ biển Pháp lần lượt rơi vào tay Đồng Minh cả. Nỗi lo sợ một cuộc tấn công qui mô bằng “hỏa tiễn Hitler” bắt đầu giảm nhẹ dần. Không kể ở Hà Lan, khắp nơi quân Đức đều bị đẩy lui quá khỏi cái lằn mức đặc biệt 300 cây số. Quan sát từ trên không, các phi cơ thám thính cũng không còn tìm thấy những căn cứ phóng hỏa tiễn ở Hà Lan nữa. Đối với những người biết được có sự bí mật từ lúc Sandys bắt đầu cuộc điều tra, thì cái mối hiểm họa đã làm cho họ quên ăn mất ngủ, bây giờ coi như chuyện đã qua rồi. Ngày 1 tháng 9, trong công tác phòng thủ thụ động, người Anh đã dẹp bỏ đi cách điều hành của những biện pháp đề phòng mà họ phải áp dụng trong trường hợp bị tấn công bằng hỏa tiễn. Ngày 6 tháng 9 các vị tham mưu trưởng quân lực Anh kết luận rằng “sắp hết nguy hiển”, và đồng ý ngưng oanh tạc theo kế hoạch Crossbow trên những lộ tiếp vận và những kho dự trữ dành cho hỏa tiễn. Ngày 7 tháng 9 với tư cách chủ tịch ủy ban tranh đấu chống lại bom bay, Ducan Sandys đã mở một buổi họp báo ở Luân Đôn. Trong dịp này, lần đầu tiên ông đã cho công chúng biết một cách vắn tắt về sự hiện hiễn của V2, loại vũ khí từ bấy giờ đã trở thành kẻ chiến bại.
Sandys tuyên bố: “Luân Đôn đã anh dũng chịu đựng những cuộc tấn công tàn khốc. Nhưng nếu không nhờ sự cẩn mật của cơ quan tình báo của chúng ta, không nhờ những nỗ lực không ngừng của không lực Anh-Mỹ, không nhờ sự hiện hữu của công cuộc phòng thủ, thì nỗi khổ nhọc của Luân Đôn càng ác liệt hơn nữa.”
Sandys không đả động gì đến hỏa tiễn V2 cho mãi đến khi có một phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề đó, lúc buổi họp sắp chấm dứt: “Tôi hơi ngần ngại khi nói về V2. Chúng ta cũng có biết một vài điều về nó. Theo tôi nghĩ, trong vài ngày sắp tới đây, báo chí sẽ có dịp biết được ngay trên chính nước Pháp những điều mà ngày hôm nay chúng ta không biết.”
Nhưng lúc mới mở đầu buổi thuyết trình, Sandys đã mạnh miệng tiên đoán: “Trừ những cú bất ngờ vào giờ chót, cuộc chiến ở Luân Đôn, đã chấm dứt.”
Ngay hôm sau, sau ngày 8 tháng 9 năm 1944, vào lúc 18h43 mà dân cư ở Chiswick, ngoại ô Luân Đôn, vừa đi làm về, hoặc đã ngồi vào bàn ăn, thì bỗng có một âm thanh vang lên làm họ hoảng hốt. “Tiếng ào ào rít lên giống như tiếng sấm gầm”, nhưng không phải tiếng sấm. Ngay sau tiếng động là một vật thể nặng vút nhanh trong không khí. Hai mươi mái nhà sụp đổ, ba người chết, mười người khác bị thương. Mười sáu giây liền đó, vụ nổ thứ hai lại xảy ra ở Parndon Wood, gần Epping vài căn nhà cây bị tàn phá, ngoài ra không có thiệt hại nào khác nữa.
Các nhân chứng vụ nổ đều lấy làm ngạc nhiên. Không ai thấy hay nghe tiếng phi cơ oanh tạc Đức hoặc tiếng V1 cày xới trên không trung. Toán chuyên viên khoa học ùa đến Chiswick và Epping tức khắc, và họ cũng hiểu ngay rằng chính nó, cái làm đảo ngược tình thế đã đến: mặt trận Luân Đôn chưa kết thúc. Một trong hai vũ khí tối tân khủng khiếp đã đến, sau cùng, thì “loại thứ hai, chắc chắn đó là bom nguyên tử” đã bắt đầu lao vào cuộc chiến. Chỉ cần nghe lời khai của những nhân chứng, các chuyên viên điều tra cũng có thể xác định được mối nghi ngờ của họ. Họ hiểu rằng V2 đã đi nhanh hơn âm thanh: đầu tiên người ta nghe tiếng nổ, rồi hỏa tiễn mới đến, đó là “một vật thể nặng nề bay vút qua không trung”.
Quần chúng im lặng trước hai vụ nổ ở Chiswick và Epping. Còn chính quyền thì tránh né, không tuyên bố chính thức về vấn đề V2 trong suốt hai tháng để đo lường hậu quả của hỏa tiễn đối với quần chúng về phương diện tinh thần. Trong thời gian hai tháng ấy có đến 200 hỏa tiễn ly kỳ đã rơi xuống miền Nam nước Anh, nhất là ở vùng đô thị Luân Đôn.
Như người ta biết trước, không có cách nào chặn đứng được chiếc hỏa tiễn V2 đang bay. Luân Đôn còn phải tỏ ra kiên nhẫn chịu đựng nữa nếu quân Đồng Minh chưa đẩy lui được lực lượng người Đức qua khỏi tầm tác xạ của A4. Và thành phố đầu tiên trên thế giới đang bị pháo kích bằng hỏa tiễn có hướng dẫn, đã biết cầm cự đợi chờ.
Điều lạ nữa là cuộc pháo kích vũ bão vào mùa đông năm 1940-1941 và hỏa tiễn V1 dường như có vẻ ác liệt hơn. Đối với V1 người ta thấy nó, người ta nghe được tiếng rào rào của nó như tiếng một loại tàu điện bay. Bỗng tiếng động cơ tắt hẳn, người ta biết ngay nó sắp rơi xuống. Tiếng rầm rầm của phóng pháo cơ Luftware cộng với tiếng rào rào của hỏa tiễn V1 tạo nên một âm thành báo hiệu có thể làm đứt dây thần kinh người ta.
Nhưng đối với V2 thì không còn những phút hồi hộp, khổ sở đợi chờ đó nữa. Người ta đang sống êm đềm trong nhà, đang đọc báo Times hay đang âu yếm vợ con; người ta đang mua bán trong những tiệm buôn đồ sợ hay đang nhâm nhi một ly bia trong quán rượu nên thơ, thình lình không có gì báo trước – trái đất rung chuyển và lòng đất mở rộng ra. Người nào còn sống sót sau vụ nổ không bao giờ quên được âm thành kỳ dị lúc V2 chạm tới mục tiêu. Ban đầu, nó giống như tiếng vút của ngọn roi, có thể là sức ép của không khí do hỏa tiễn siêu thanh tạo nên âm thanh đó như muốn xé rách lá nhĩ của bạn, nó rít lên một tích tắc trước khi đầu đạn nổ bùng lên với làn chớp trắng. Kế đó là tiéng tưởng đổ rầm rầm, rồi tiếng thủy tinh vỡ loảng xoảng, rồi cuối cùng V2 xuất hiện: nó rú lên và tắt lịm từ từ.
Tuy nhiên, đó là một tính chất rất trừu tượng. Người ta nhìn nhận ngay rằng cái chết chỉ là một vấn đề may rủi. Chết đi hay sống sót, già hay trẻ, cam đảm hay hèn nhát, bà nội trợ tầm thường hay ví tổng trưởng quyền uy, thì số phận cũng như nhau, không khác nhau chút nào cả. Người ta đã không làm gì được, thì lo sợ cũng không có ích lợi gì? Phản ứng của dân chúng dường như buông xuôi hoàn toàn tùy theo định mệnh.
Cường độ pháo kích của V2 tăng dần. (Trong vòng 15 ngày, tính đến ngày 14 tháng 11, đã có đến 63 vụ nổ), chính quyền chỉ dùng biện pháp đối phó khả dĩ vậy thôi. Người ta nỗ lực tối đa để làm giảm bớt áp lực đang đè nặng lên thành phố Luân Đôn, bằng cách gia tăng việc khám phá những giàn phóng và hủy diệt chúng. Người ta nhận thấy ngay phần lớn hỏa tiễn được phóng đi từ Haagsche Bosch, một công viên lớn ở thủ đô La Haye. Tuy nhiên, những cuộc tấn công trinh sát và oanh tác của Đồng Minh không ngăn chặn được hoạt động của V2, chúng vẫn tiếp tục được phóng lên trời xanh.
Đồng Minh thất bại vì một lý do thật giản dị: những cuộc không sát đã không dò ra được một căn cứ phóng cố định nào. Đồng Minh thì tin chắc rằng quân địch phải dùng loại căn cứ như vậy, nhưng người Đức không hề dùng đến chúng. Tướng Dornberger đã đắc thắng: ông đã giành lại được ưu thế nhờ dùng sàn bắn di động. Người ta có thể mang V2 đến bất cứ nơi nào vì chúng được đặt trên các chiếc Meillerwagen (xe rờ mọt dài có gắn bánh). Sau đó, đặt nó lên bốn tay cánh một cách nhanh chóng, rồi đổ nhiêu liệu vào và khai hỏa. Các nhóm lưu động tìm vị trí, bất cứ nơi nào mà họ chọn tang cây rậm rạp ở Haagsche Bosch, xong việc họ biến mất. Vài quả V2 đã bị bắn phá trong khi được chuyển đến Hà Lan, nhưng theo Von Braun: sẽ không có một sàn bắn di động nào bị thiệt hại gì cả.
Von Braun và Dornberger đã hữu lý khi xác định rằng A4 chưa hoàn tất trên phương diện sản xuất hàng loạt, cũng như trên phương diện sử dụng tác chiến. Hai nhà bác học Hà Lan, Dr. Kooy và Pr. Uytenbogaar đã quan sát những hỏa tiễn được phóng lên phía trên thành phố La Haye. Họ thông báo với cơ quan tình báo Đồng Minh rằng gần tám mươi phần trăm vụ phóng đã không thành công. Một số hỏa tiễn đã rớt ngay dưới chân giàn phóng và các hỏa pháo viên chết liền tại chỗ. Một số khác cứng đầu ương ngạnh không chịu cất bước ra đi, một số khác nữa thì lại chìm xuống dòng Bắc Hải.
Các vị chỉ huy Anh-Mỹ biết rằng V2 là một kỳ công rực rỡ về kỹ thuật. Nhưng may mắn thay nó đã góp mặt quá trễ và số lượng của nó cũng quá ít, nên nó đã không thay đổi được kết quả cuộc chiến.
Mặc dù những cuộc oanh tạc dữ dội ở La Haye và ở các căn cứ nghi ngờ dọc theo bờ biển Hà Lan, người ta ghi nhận rằng vẫn có sjự tăng gia đều đặn những “rắc rối”. Một sử gia chính thức của cơ quan R.A.F. về sau có viết “đó là chữ dùng một cách dè dặt để chỉ sự tiêu hủy bất thần và ác liệt về nhà cửa cũng như dân cư.” Tuy nhiên một sự kiện khác bùng nổ và chứng tỏ: sau cùng khi V2 xuất hiện thì trái phi đạn đầu tiên được hướng dẫn đó – nói theo ngôn ngữ nhà binh – chỉ là một sự đại bại, mặc dầu nó đã gây ra biết bao nhiêu là lo âu, khổ sở.
Quân lực Đồng Minh đã bắn phá những phương tiện giao thông giữa Nordhausen và Hà Lan đã xâm chiếm những xưởng chế tạo nhiên liệu của hỏa tiễn. Sau cùng, họ đuổi nốt bọn hỏa pháo viên lưu động ra khỏi đất Hà Lan. Ngày 27 tháng 3 năm 1945, một quả V2 đã rơi ở Orpington, thuộc quận Kent: đó là một vụ “rắc rối” cuối cùng. Khi chiếc kềm khổng lồ đã khép lại trên nước Đức, thì người ta quên hẳn V2. Hay, nếu có nhớ lại, thì cũng như nhớ một câu thần chú ngắn và hãi hùng ở cuối trang sách Đệ nhị thế chiến. Theo sự nhận xét bên ngoài thì đến ngày 27 tháng 3, huyền sử V2 đã chấm dứt ở Kent.
Tuy nhiên, ở Anh, ở Hiệp chủng quốc, và ở Liên Bang Sô Viết, có một nhóm kỹ thuật gia và chuyên viên vẫn không tin V2 chỉ là một hiện tượng phù du hay một sự thất bại rực rỡ. Những người này ý thức rằng nó đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh, nhất là những cuộc chiến trong tương lai. Họ cũng biết rằng quốc gia họ chưa có hỏa tiễn nào khả dĩ đối địch được với V2 về khả năng, về tầm sát hại và về kỹ sảo.
Họ khẩn khhoản với chính quyền khả kính của họ phải để cơ quan tình báo lăn xả vào Đức quốc chiến bại để giành cho được các chuyên viên Đức và các tài liệu liên quan đến V2. Bây giờ, không còn là mối đe dọa, là cáci đích của sự truy tầm loại vũ khí bí mật, V2 trở nên đối tượng của một cuộc chinh phục khác. Trong cuộc chạy đua này, người Anh đã chia được một phần lời rõ ràng. Người Mỹ đã tham gia vào kế hoạch Crossbow và Big-Ben, nên cũng theo bén gót người Anh. Về phần người Nga, họ bị bạn Đồng Minh bỏ họ một đoạn khá xa.
Tuy nhiên, có tình báo Nga đã chứng tỏ rằng chính họ cũng đang ở trên đường tìm kiếm một chiến lợi phẩm. Chiến lợi phẩm này có thể đưa họ đến chỗ phát triển loại phi đạn tác xạ xuyên lục địa và giúp họ thực hiện việc khám phá không gian. Trước đây, vào khoảng tháng 7 năm 1944, họ đã cho nhảy dù xuống khu vực gần Peenemunde một toán tù nhân người Đức giả. Họ được trang bị đầy đủ tiền bạc, giấy tờ giả và máy phát thanh với làn sóng ngắn. Trung úy Brandt đã điều khiển vụ này. Ông thông báo tất cả những gì có lợi cho quốc gia ông. Sau lần thông tin thứ bẩy việc làm của ông bị cơ quan Funk Abwehr (trung tâm kiểm thích) phát giác, ông bị bắt và xử tử. Tháng 8 năm 1944, Hồng quân đã chiếm đóng pháo xạ trường ở Blizna. Ngày 3 tháng 9 năm 1944, người Nga đã cho phép một toán chuyên viên hỏa tiễn Anh và Mỹ đến quan sát căn cứ ở Ba Lan. Nhưng căn cứ này đã triệt thoái và di sản tất cả rồi, nên các điều tra viên không tim thấy một chi tiết gì quan trọng. Mùa đông sắp đến, nhưng cơ quan tình báo Nga vẫn không ngã lòng, và họ cũng bất chấp cả sự chậm trễ thường xuyên của họ sau bạn Đồng Minh. Họ có lý do để nghĩ rằng: họ sẽ bắt kịp bước tiến của người Tây phương và sau rốt Liên Bang Sô Viết sẽ chiếm được V2.