Cảm giác bất anTrong quá khứ không có việc làm thủ tục đăng ký hôn thú. Người đàn ông và người đàn bà quyết định thoả thuận cùng nhau kết nghĩa vợ chồng rồi cùng nhau chung sống. Hôn lễ được cử hành trước cộng đồng. Việc ly thân rất hiếm. Việc quan trọng nhất là họ cùng nhau thực sự thương yêu, kính trọng lẫn nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm.Ngày nay việc đăng ký hôn nhân hợp pháp rất cần thiết để gìn giữ của cải và bảo đảm an toàn cho con cái. Để được an tâm, đôi vợ chồng làm thủ tục hôn nhân hợp pháp để bảo đảm sự liên đới trách nhiệm, không lơ là bổn phận và không ngược đãi lẫn nhau. Ngày nay, một số cặp vợ chồng ký giao kèo để định đoạt tài sản trong trường hợp họ ly dị nhau!Chồng và vợTheo giáo lý của đạo Phật, trong hôn nhân, người chồng mong người vợ có những đức tính như sau:- tình yêu- thái độ ân cần- bổn phận trong gia đình- trung thành- săn sóc con cái- tiết kiệm- chu đáo các bữa ăn- giúp chồng nguôi giận khi nóng nảy- luôn luôn dịu hiềnNgược lại người vợ mong ước những đức tính sau đây nơi người chồng:- dịu dàng- lịch sự- thân mật- đáng tin cậy- công bằng- chung thuỷ- thật thà- bạn đường tốt- ủng hộ tinh thầnNgoài phần tình cảm và ái ân, vợ chồng phải lo công việc hàng ngày, giữ ngân sách gia đình và làm bổn phận công dân. Như vậy, việc vợ chồng cùng nhau thảo luận ý kiến trong tất cả vấn đề gia đình, sẽ tạo nên bầu không khí tin cẩn và hiểu biết để sẵn sàng giải quyết mọi việc xẩy đến.Lời khuyên đôi lứa của đức PhậtI Người vợKhi khuyên phụ nữ về vai trò của họ, đức Phật cho rằng yên ổn và hoà thuận trong gia đình phần lớn do nơi người đàn bà. Lời khuyên của Ngài rất thực tế và dễ thi hành khi Ngài giảng về một số hạnh kiểm hàng ngày mà người phụ nữ nên hay không nên trau dồi. Trong nhiều dịp, Ngài khuyên người vợ nên:a) không nuôi dưỡng các tư tưởng tội lỗi đối với chồngb) không độc ác, thô bạo hay trịch thượngc) không hoang phí, phải tằn tiện và sống tuỳ khả năngd) giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm đượce) luôn luôn có ý tứ và đoan trangf) chung thuỷ và không có tư tưởng ngoại tìnhg) thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành độngh) tử tế, cần cù và siêng năngi) ân cần và thương chồng như bà mẹ thương con, săn sóc che chở cho đứa con duy nhất của mìnhj) phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kínhk) điềm tỉnh, dịu dàng và hiểu biết – không những chìu chồng như là một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.Trong thời đức Phật, những đạo sư của tôn giáo khác cũng nói đến nhiệm vụ và bổn phận của vợ đối với chồng, đặc biệt đề cao nhiệm vụ của người vợ sanh con cho chồng, chung thuỷ phục vụ chồng và mang lại hạnh phúc gia đình cho chồng.Một vài cộng đồng đặc biệt muốn có một đứa con trai trong gia đình. Họ nghĩ rằng cần có con trai để cử hành tang lễ, để đời sau của họ được tốt đẹp. Không có được con trai với người vợ thứ nhất, người chồng được tự do lấy vợ khác để sanh con trai. Phật giáo không tán thành niềm tin trên đây.Theo lời đức Phật dạy về quy luật của nghiệp, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình và hậu quả của nó. Trai hay gái sanh ra không do sự quyết định của cha hay mẹ mà do nghiệp quyết định. Và đời của ông, của cha, sướng hay khổ không tuỳ thuộc vào hành động của con hay cháu. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. Cho nên, hoàn toàn sai khi người chồng đổ lỗi cho vợ, hay người vợ trách chồng bất lực nên không sanh được con trai. Giáo lý Giác Ngộ trên giúp chúng ta sửa chữa những quan niệm sai lầm của nhiều người và đương nhiên giảm bớt nỗi lo âu của người phụ nữ không thể có con trai để “nối dõi tông đường”.Mặc dù bổn phận của người vợ đối với chồng đã được ghi nhận trong kinh thư của đức Khổng Tử nhưng lại không nói đến nhiệm vụ và bổn phận của chồng đối với vợ. Nhưng trong kinh Thi Ca La Việt, đức Phật đề cập rõ ràng nhiệm vụ của chồng với vợ và ngược lại.II Người chồngĐể trả lời một bà nội trợ về việc người chồng phải chăm sóc vợ như thế nào, đức Phật tuyên bố là người chồng bao giờ cũng phải quý mến và kính trọng người vợ, phải chung thuỷ, cho vợ đủ quyền để lo việc nhà và cũng sắm cho vợ đồ nữ trang ưa thích. Lời dạy của đức Phật đã trên 25 thế kỷ vẫn đứng vững và có giá trị cho đến ngày nay.Biết tâm lý người đàn ông lúc nào cũng cho mình là cao hơn phụ nữ, đức Phật đã thay đổi một cách đặc biệt và đã nâng cao địa vị phụ nữ bằng một đề nghị đơn giản là người chồng phải quý mến và kính trọng người vợ. Người chồng phải chung thuỷ với người vợ, có nghĩa là người chồng phải làm tròn bổn phận đối với vợ để gìn giữ tín nhiệm cho đúng với tình nghĩa vợ chồng.Người chồng, là người kiếm tiền nuôi gia đình, phải thường xa nhà, cho nên người chồng nên giao việc nội trợ cho vợ làm nhiệm vụ quản gia, điều hành tài sản và quản trị kinh tế. Việc cung cấp nữ trang cho người vợ biểu hiện tình yêu, săn sóc và quan tâm của người chồng đối với vợ. Việc thực hành này được lưu truyền từ thời xa xưa trong các cộng đồng Phật giáo. Bất hạnh thay, điều đẹp đẽ này đang tàn lụi vì ảnh hưởng của văn minh hiện đại.Quá khứTrong quá khứ, cấu trúc xã hội khác hẳn với cái mà ngày nay ta thấy, chồng và vợ phụ thuộc lẫn nhau. Có một sự thông cảm giữa hai vợ chồng nên sự quan hệ được vững vàng vì người hôn phối hiểu rõ vai trò hợp tác của mình. Tình yêu vợ chồng biểu lộ bằng cách âu yếm trước công chúng không phải là tình yêu chân thật và hiểu biết. Trong quá khứ, tuy các cặp vợ chồng không bày tỏ tình yêu hay cảm nghĩ nội tâm trước công chúng, nhưng họ vẫn giữ tiếng lòng thầm lặng và kính trọng lẫn nhau.Cổ tục của một số quốc gia buộc người vợ phải hy sinh sau khi chồng chết và cấm goá phụ tái giá rất xa lạ với Phật giáo. Phật giáo không cho là người vợ thấp kém hơn người chồng.Xã hội hiện đạiMột số phụ nữ cho rằng chỉ lo nuôi nấng con cái trong gia đình là mất sĩ diện và bảo thủ. Điều này đúng vì thời xưa phụ nữ bị bạc đãi. Những điều đó là do sự ngu si của phái nam chứ không phải do thành kiến cố hữu cho rằng đàn bà chỉ để sanh con đẻ cái.Phụ nữ đã tranh đấu từ nhiều thời đại đòi bình đẳng với phái nam trong các lãnh vực như giáo dục, nghề nghiệp, chính trị và các lãnh vực khác. Phụ nữ ngày nay bình đẳng khá nhiều với nam giới trong mọi phạm vi. Bản tính phái nam năng động và phái nữ thì nhiều tình cảm hơn. Trong khung cảnh gia đình, nhất là tại Đông phương, phái nam lấn át làm chủ gia đình trong khi người vợ thụ động. Xin nhớ là “thụ động” không có nghĩa là “yếu kém”, nhưng là một đức hạnh “mềm mỏng” và “nhu mì”. Nếu phái nam và phái nữ giữ được đức tính thừa hưởng của thiên nhiên và nhận thức được khả năng của nhau thì thái độ đó đem lại sự hiểu biết về tình nghĩa vợ chồng giữa hai bên.Ngài Gandhi nhận xét:“Tôi tin vào nền giáo dục thích ứng cho phụ nữ. Nhưng tôi cũng tin rằng bắt chước và thi đua với nam giới, phụ nữ chẳng đóng góp được gì cho thế giới này. Phụ nữ có thể tranh đua, nhưng không thể tiến đến tột đỉnh để có khả năng bắt chước phái nam. Họ phải được phái nam bổ túc”.Trách nhiệm của cha mẹNền móng của xã hội loài người là sự tương quan phức tạp giữa cha mẹ và con cái. Bổn phận của người mẹ là thương yêu, săn sóc và bảo bọc con cái với bất cứ giá nào. Đó là tình mẫu tử mà đức Phật đã dạy. Tình thương yêu này thực tiễn, bảo dưỡng, bao dung và không vị kỷ. Người Phật tử được dạy rằng bậc cha mẹ phải săn sóc con cái giống như đất bảo dưỡng cây cối và sinh vật.Cha mẹ chịu trách nhiệm về hạnh phúc và về việc nuôi dưỡng con cái. Nếu đứa trẻ lớn lên tráng kiện, mạnh khoẻ và thành người công dân tốt, đó là kết quả các cố gắng của bậc cha mẹ. Nếu đứa trẻ lớn lên thành kẻ phạm pháp, bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm. Ta không nên đổ lỗi cho ai hay cho xã hội, nếu đứa trẻ đi lầm đường. Bổn phận của bậc cha mẹ là hướng dẫn con cái theo đúng đường.Một đứa trẻ vào lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng, cần có sự trìu mến, chăm sóc và lưu ý của cha mẹ. Không có tình thương và sự hướng dẫn của cha mẹ, đứa trẻ sẽ tổn thương tình cảm và sẽ thấy rằng thế giới là một nơi khó sống. Tuy nhiên, biểu lộ tình thương, chăm sóc và ân cần với con cái không có nghĩa là thoả mãn tất cả những đòi hỏi của nó dù hợp lý hay không hợp lý. Qúa nuông chìu thực sự làm hư đứa trẻ. Người mẹ dành cho con tình thương và chăm sóc cũng phải nghiêm khắc và cứng rắn nhưng không cay nghiệt trong lúc xử sự trước cái hư đốn của đứa trẻ. Nghiêm khắc và cứng rắn không có nghĩa là cay nghiệt với con cái. Tỏ tình thương, nhưng nghiêm khắc - rồi ra đứa trẻ sẽ hiểu được.Thật là bất hạnh, tình thương của cha mẹ thời nay đối với con cái vô cùng thiếu xót. Việc đổ xô điên cuồng vào những tiến bộ vật chất, và các phong trào tự do, bình đẳng, đưa đến kết quả là nhiều bà vợ theo chồng, làm việc tại các văn phòng hay xưởng thợ, hơn là ở nhà để trông nom con cái. Con cái để cho thân nhân hay thuê người để săn sóc ở nhà; con cái trở nên ngơ ngác vì thiếu tình mẫu tử thương yêu và chăm sóc. Người mẹ cảm thấy có lỗi vì thiếu chăm sóc, cố gắng xoa dịu đứa trẻ bằng cách thoả mãn cho nó tất cả những gì nó đòi hỏi. Hành động này chỉ làm hư đứa trẻ mà thôi. Về mặt tâm lý trẻ con, mua cho chúng những đồ chơi hiện đại như xe tăng, súng máy, súng lục, kiếm và những thứ tương tự, không tốt đẹp gì.Những đồ chơi nói trên không thay thế được tình thương yêu và sự trìu mến của người mẹ. Thiếu tình thương và sự hướng dẫn của cha mẹ, người ta sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi thấy đứa trẻ trở thành kẻ phạm pháp. Vậy thì, ai là người đáng bị trách cứ, làm đứa trẻ trở nên ương ngạnh? Dĩ nhiên là cha mẹ! Người mẹ đi làm, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc tại sở, lại phải làm những việc lặt vặt tại nhà, không có thời gian dành cho con cái trong lúc chúng khao khát sự chăm lo và ân cần của người mẹ. Cha mẹ không săn sóc con cái thì chẳng nên phàn nàn chúng không săn sóc mình lúc về già. “Vì quá bận”, cha mẹ đã tiêu một số tiền lớn cho con cái, và cũng chẳng nên than vãn gì khi đến lượt những đứa con khôn lớn cũng vì “quá bận” nên đã để cha mẹ trong các viện dưỡng lão đắt tiền!Đa số các phụ nữ ngày nay làm việc để gia đình hưởng nhiều tiện nghi vật chất. Các bà nên nghiêm túc nhận thức lời dạy của Gandhi, khuyên người ta nên bỏ lòng tham lam hơn là bị nhu cầu ràng buộc. Đương nhiên ngày nay, vì tình trạng kinh tế, chúng ta không thể khước từ việc một số bà mẹ bắt buộc phải đi làm. Trường hợp này, cha mẹ phải hy sinh một số thời giờ để đền bù vào thời gian mà họ phải xa con cái. Nếu cha mẹ ở nhà với con cái ngoài giờ làm việc, cha mẹ và con cái sẽ hiểu nhau nhiều hơn.Trong những bài thuyết giảng, đức Phật có nêu một số trách nhiệm căn bản như những cương lãnh thiết yếu cho bậc làm cha mẹ. Những điều đó là giữ giới luật, thực hành, tác động khéo léo, khuyến dụ con cái xa lánh những điều tội lỗi, và hướng dẫn chúng làm những điều tốt cho gia đình, xã hội và xứ sở. Trong mối quan hệ này, bậc cha mẹ phải hết sức thận trọng trong việc đối xử với con cái. Cha mẹ dạy bảo con cái bằng hành động, con cái sẽ lãnh hội những lời giáo huấn và sự yêu thương của cha mẹ. Đứa trẻ vào đời được hun đúc theo cá tính của cha mẹ. Hậu quả là sâu nào rau ấy. Cha mẹ dành nhiều thì giờ cho con cái sẽ truyền lại những đặc tính của mình cho chúng.Bổn phận của cha mẹBổn phận của cha mẹ là lưu ý đến hạnh phúc của con cái. Thật vậy, cha mẹ đầy đủ bổn phận và thương yêu con cái, gánh trách nhiệm với niềm vui. Muốn hướng dẫn con cái theo chánh đạo, cha mẹ trước hết phải làm gương và sống một cuộc đời lý tưởng. Không có những đứa con xứng đáng khi cha mẹ không xứng đáng. Ngoài phần thụ lãnh những ảnh hưởng do Nghiệp (Karma) tạo ra từ những kiếp trước, con cái cũng thừa hưởng những tật xấu và tính tốt của cha mẹ. Các bậc cha mẹ hữu trách nên hết sức cẩn thận để không truyền lại những khuynh hướng xấu xa cho con cái.Theo kinh Thi Ca La Việt, có năm nhiệm vụ mà bậc cha mẹ phải thi hành, đó là:Nhiệm vụ thứ nhất: ngăn cản con cái gây tội lỗiNhà là trường học đầu tiên, và cha mẹ là các thầy giáo đầu tiên. Trẻ con thường học những bài học vỡ lòng tốt xấu nơi cha mẹ. Các bậc cha mẹ thiếu thận trọng gián tiếp hay trực tiếp tiêm nhiễm vào đầu óc con cái những điều nói dối, gian lận, bất lương, vu oan, báo thù, không biết xấu hổ, không sợ hãi tội lỗi, và những hành động vô luân của mình trong thời thơ ấu của chúng.Cha mẹ phải làm gương và không nên tiêm nhiễm những tật xấu vào đầu óc ngây thơ của chúng.Nhiệm vụ thứ hai: thuyết phục trẻ làm điều lànhCha mẹ là các thầy giáo ở nhà và thầy giáo là cha mẹ ở trường. Cả cha mẹ lẫn thầy giáo đều chịu trách nhiệm về tương lai của đứa trẻ. Chúng sẽ trở nên người tốt hay xấu là do cha mẹ và thầy giáo hun đúc. Khi lớn lên, nó hay hoặc dở cũng tại người lớn. Trong lúc tuổi thơ, chúng thường bị người lớn lôi cuốn. Vậy, bổn phận của cha mẹ là tạo bầu không khí tương đắc ở nhà và ở trường học.Giản dị, vâng lời, hợp tác, đoàn kết, can đảm, hy sinh, chân thật, thẳng thắn, phục vụ, tự tin, hiền hoà, tiết kiệm, hài lòng, cử chỉ tốt, nhiệt thành mộ đạo, và các đức hạnh khác phải được in sâu lần lần vào đầu óc lúc thiếu thời của đứa trẻ. Những hạt giống như vậy được đem trồng sẽ lớn lên thành cây nhiều trái.Nhiệm vụ thứ ba: cho con cái một nền học vấn tốtMột nền giáo dục đứng đắn là một di sản tốt nhất mà bậc cha mẹ để lại cho con cái. Một kho tàng quý giá cũng khôn bằng. Giáo dục là phước báu tốt nhất mà cha mẹ để lại cho con cái.Giaó dục phải được truyền dạy cho đứa trẻ ngay từ tuổi ấu thơ trong bầu không khí đạo giáo. Việc đó sẽ ảnh hưởng sau này đến đời sống của chúng.Nhiệm vụ thứ tư: lo cho con cái thành lập gia đình với những người xứng đáng Hôn nhân là một hành động nghiêm trọng của cuộc đời; hôn phối không thể huỷ bỏ dễ dàng. Cho nên, hôn nhân phải được xét kỹ từ mỗi khía cạnh và tất cả mọi chiều hướng để hai họ vui lòng trước khi cưới.Theo văn hoá Phật giáo, nhiệm vụ thay thế nhân quyền. Cả hai bên không nên cứng rắn, nhưng phải khôn ngoan, khéo léo để đi đến giải pháp thân hữu. Nếu không đôi bên sẽ nguyền rủa lẫn nhau và các hậu quả khác sẽ xảy đến. Tất nhiên, việc bất hoà này sẽ ảnh hưởng đến đời con cháu.Nhiệm vụ cuối cùng: nên giao lại gia tài cho con cái đúng lúcLúc còn sống, cha mẹ không chỉ thương yêu và trìu mến con cái, mà còn phải lo liệu cho tương lai và hạnhPhúc cho chúng. Cha mẹ đã phải nhọc nhằn tạo nên của cái, nhưng không nuối tiếc khi cho con cái gia tài. Đạo từ biPhật giáo là một tôn giáo từ bi, và cha mẹ không bao giờ quên trình bày cho con cái biết đạo từ bi của mình. Đức Phật dạy Pháp (Dharma) cho thế gian do lòng từ bi mà ra. Cha mẹ phải thực hành “Bốn định cao thượng của tinh thần” được đức Phật dạy trong việc nuôi nấng con cái:Metta - tình thương hay thiện chíKaruna - từ biMudita - khinh anUpekkha- tự tại hay bình thảnThực hành nghiêm chỉnh bốn định trên đây, cha mẹ sẽ giữ được bình tĩnh lúc khó khăn trong việc nuôi dưỡng con cái.Đó là con đường chính đáng hay lý tưởng để xử sự với mọi người. Bốn đức tính trên đây làm khuôn mẫu cho việc giao tế xã hội trong mọi trạng huống. Những đức tính này giúp chúng ta thót khỏi tình trạng căng thẳng, dàn hoà mọi xung đột, hàn gắn các vết thương gây ra trong cuộc tranh đấu để sống còn, san bằng giai cấp xã hội, xây dựng những cộng đồng hoà thuận, đánh thức lòng cao thượng đã bị lãng quên, làm sống lại niềm vui và hy vọng đã bỏ quên từ lâu, và đẩy mạnh tình huynh đệ của loài người chống lại sức mạnh của vị kỷ.Nhiệm vụ lớn nhất của cặp vợ chồng là phải lo nuôi dưỡng con cái cho đúng cách. Đó là một khía cạnh khác phân biệt chúng ta với loài vật. Trong khi một con vật hết lòng săn sóc con cái, con người mang một trách nhiệm vĩ đại, đó là việc nuôi dưỡng tinh thần. Đức Phật dạy rằng việc thử thách vĩ đại nhất của một người là việc chế ngự tinh thần. Từ lúc mới sanh, lúc còn thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, trách nhiệm chính yếu của bậc cha mẹ là mở mang tinh thần cho con cái. Một người trở nên một công dân tốt hay không là do tinh thần có phát triển hay không. Theo Phật giáo, người cha mẹ tốt phải thực hành bốn hạnh cao cả nêu trên để đủ sức vượt qua chán nản là điều liên hệ mất thiết trong việc nuôi dạy con cái.Khi đứa nhỏ còn đang chập chững, chưa biết diễn tả nhu cầu của nó, nó thường giận dữ và khóc lóc. Khi người cha hoặc mẹ thực hành hạnh thứ nhất là thương yêu con cái, vẫn giữ được an lạc nội tâm, và tiếp tục thương yêu con mình dù ở trong tình trạng khó khăn. Đứa trẻ vui hưởng tình yêu thắm thiết của cha mẹ đối với nó, và đến phiên đứa trẻ sẽ học cách để biểu lộ tình cảm này liền.Khi đứa trẻ lớn lên già dặn hơn thành một thanh niên, cha mẹ nên thực hành hạnh từ bi với nó. Tuổi thanh niên là tuổi khó khăn cho mọi đứa trẻ. Đến lúc chúng trở thành người lớn, tuổi dậy thì, chúng hay bướng bỉnh, giận dữ và bực bội với cha mẹ. Thực hành hạnh từ bi, cha mẹ hiểu việc chống đối này chỉ là phản ứng tự nhiên lúc lớn lên và đứa trẻ không phải có ý xấu muốn hại cha mẹ.Đứa trẻ vui hưởng tình thương yêu ân cần và lòng từ bi của cha mẹ sẽ trở nên người tốt. Nếu không bị ghét bỏ, nó sẽ trải tình thương và lòng từ bi đến người khác.Trước khi trưởng thành, đứa trẻ có thể đạt được vài thành công trong việc thi cử hay các hoạt động khác ngoài gia đình. Lúc này là lúc cha mẹ nên thực hành hạnh khinh an. Quá nhiều bậc cha mẹ trong xã hội hiện đại đem con mình để tranh đua với các người khác. Họ muốn con họ thành công vì ích kỷ; tất cả chỉ vì họ muốn người khác khen con họ. Thực hành hạnh khinh an, cha mẹ sẽ hoan hỷ sự thành công và hạnh phúc của con mình mà không có ý đồ thầm kín nào cả. Người cha vui vì đứa con vui! Một đứa trẻ chịu ảnh hưởng niềm khinh an của cha mẹ sẽ trở thành một người không đố kỵ với ai và cũng không hơn thua với ai. Người như vậy trong tâm không còn có vị kỷ, tham lam và sân hận.Khi đứa trẻ trưởng thành, có nghề nghiệp và lập gia đình. Cha mẹ nên thực hành hạnh quan trọng cuối cùng là tự tại. Đây là một hạnh khó khăn nhất cho các bậc cha mẹ ở Á đông thực hành. Quả thực là khó khăn cho họ khi cho phép các con được độc lập, và đầy đủ quyền hành. Khi các bậc cha mẹ thực hành hạnh tự tại, thì không xen vào những chuyện riêng tư của con cái và cũng không còn ích kỷ đòi hỏi con cái dành nhiều thời giờ để chăm sóc mình. Giới trẻ trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề. Cha mẹ hiểu biết không đặt thêm gánh nặng vào cặp vợ chồng trẻ bằng những đòi hỏi không cần thiết. Điều quan trọng nhất, các cha mẹ già đừng nên làm cho con cái đã có gia đình cảm thấy tội lỗi là đã lơ là bổn phận làm con. Cha mẹ thực hành hạnh tự tại, sẽ giữ được thanh thản trong lúc tuổi già, và do đó tạo được sự kính trọng của thế hệ trẻ.Khi các bậc cha mẹ thực hành bốn hạnh nói trên với con cái, con cái sẽ đáp ứng thuận lợi, và bầu không khí trong gia đình tràn ngập vui tươi. Một gia đình có tình thương yêu, từ tâm, khinh an và tự tại là một gia đình hạnh phúc. Con cái lớn lên trong môi trường như vậy, sẽ trở thành những công dân biết điều, có từ tâm, có thiện ý, và thành những ông chủ chu đáo. Đó là gia tài vĩ đại mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng có thể dành cho con cái được.Cha mẹ trong xã hội hiện đạiMột trong những điều đáng buồn nhất trong xã hội hiện đại là con cái trong các quốc gia kỹ nghệ cực thịnh rất đau khổ vì thiếu tình thương của cha mẹ. Khi mới lấy nhau, đôi vợ chồng thường mong mỏi có con. Khi đứa trẻ ra đời, cha mẹ có bổn phận phải trông nom con với hết khả năng của mình. Cha mẹ có trách nhiệm thấy đứa con không được thoả mãn đầy đủ vật chất; và cả về mặt tinh thần, tâm lý cũng rất là quan trọng.Những tiện nghi vật chất cha mẹ cho con đứng hàng thứ yếu so với tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ. Chúng ta được biết nhiều bậc cha mẹ trong những gia đình không mấy khả giả, đã nuôi nấng con cái nên người với tình thương chan chứa. Trái lại, nhiều gia đình giàu có đã cho con cái tất cả tiện nghi vật chất nhưng lại thiếu tình thương với con cái. Những đứa trẻ như vậy lớn lên sẽ thiếu phần phát triển về tâm lý và đạo đức.Các bà mẹ nên suy nghĩ cho kỹ, nên tiếp tục đi làm hay nên ở nhà làm bà nội trợ, đem hết tình thương yêu và chăm soác, cho con cái được hạnh phúc. (Thật là lạ lùng, một số các bà mẹ hiện đại đã được huấn luyện để sử dụng các loại súng và võ khí giết người, trong lúc lẽ ra các bà phải nâng niu con cái và huấn luyện chúng trở nên người tốt, trở nên người công dân biết tôn trọng luật pháp).Khuynh hướng và thái độ hiện dại của các bà mẹ đi làm đối với con cái làm hao mòn tình hiếu thảo, đã được quý trọng từ lâu đời, mà con cái phải đem cho cha mẹ. Sự thay thế sữa mẹ bằng sữa chai cũng là một yếu tố khác làm giảm bớt tình yêu giữa mẹ và đứa con. Khi bà mẹ nâng niu con trong tay và cho con bú bằng sữa của mình, tình thương giữa mẹ con ngày càng đậm đà và ảnh hưởng của người mẹ với hạnh phúc của đứa con càng ngày càng rõ rệt. Trong những hoàn cảnh như vậy, tình hiếu thảo, gia đình gắn bó, và hoà thuận luôn luôn thể hiện. Những truyền thống như vậy làm cho con cái được sung sướng. Cha mẹ, nhất là các bà mẹ, nên tuỳ tiện đem đến cho con những tình cảm nói trên. Người mẹ chịu trách nhiệm về đứa con ngoan hay ương ngạnh. Các bà mẹ có thể làm giảm bớt nạn phạm pháp!Sự kiểm soát của cha mẹNhiều bậc cha mẹ tìm cách kiểm soát con cái đã có gia đình. Họ không cho con cái được tự do và ưa can thiệp vào đời tư của cặp vợ chồng trẻ mới cưới. Khi cha mẹ cố gắng kiểm soát con trai hay con gái đã có gia đình và muốn chúng phải theo đúng lối sống của mình, sẽ gây nên một số hiểu lầm giữa hai thế hệ và cũng làm mất hạnh phúc giữa đôi trẻ. Có lẽ các cha mẹ tưởng làm như vậy là thương yêu và luyến ái con cái; nhưng vì làm như thế đã tạo nhiều khó khăn cho chính mình và cho con cái.Cha mẹ phải để con cái gánh tránh nhiệm về đời sống và gia đình riêng tư của chúng. Thí dụ như nếu gieo một vài hột giống dưới một gốc cây ít lâu sau một số cây sẽ mọc lên. Nếu bạn muốn các cây lớn mạnh mẽ và độc lập, bạn phải đem trồng lại các cây đó cách xa nhau tại một nơi đất trống, ra khỏi ảnh hưởng trở ngại của bóng cây gốc. Cha mẹ không nên sao lãng trí tuệ ngàn xưa căn cứ trên lời khuyên của các vị đạo sư, các nhà hiền triết và các người già cả đã mở mang kiến thức kinh nghiệm qua những thử thách và nhầm lẫn của chính họ.Ly dịLy dị là một vấn đề được tranh cãi giữa các tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau. Một số người tin là hôn nhân đã được ghi sổ thiên đường nên chấp nhận ly dị là sai. Nhưng, nếu vợ chồng không thể cùng nhau chung sống, thay vì sống một cuộc đời khổ sở, đầy những ghen ghét, sân hận, và căm thù, thì họ nên xa nhau để được sống yên ổn.Trách nhiệm đối với con cáiTuy nhiên, việc chia ly của đôi vợ chồng phải được thi hành trong bầu không khí hiểu biết bằng cách áp dụng những giải pháp hợp lý mà không tạo thêm căm thù. Nếu vợ chồng có con cái thì nên cố gắng sao cho việc ly dị bớt thương tổn cho con cái, và giúp chúng thích ứng với hoàn cảnh mới. Điều quan trọng nhất là tương lai và hạnh phúc của con cái phải được bảo đảm. Thật là vô nhân đạo khi một cặp vợ chồng bỏ rơi con cái và để chúng sống một cuộc đời đau khổ.Quan điểm của người Phật tửTrong Phật giáo, không có điều luật nào nói chồng và vợ không được xa nhau nếu họ không thể cùng nhau chung sống trong hoà thuận. Nhưng, nếu chúng ta theo lời khuyên của đức Phật để chu toàn nhiệm vụ với nhau, thì việc bất hạnh như ly dị hay ly thân không bao giờ xảy ra ngay từ lúc đầu.Trong quá khứ, khi giá trị tôn giáo được triệt để tôn trọng, nhiều cặp vợ chồng Đông cũng như Tây, đều cố gắng đi đến một sự hiểu biết thân hữu để phát triển mối tương quan hạnh phúc căn cứ trên sự kính trọng, tình yêu và quý mến. Các cặp vợ chồng phát triển và tạo hôn nhân thành một nét đặc biệt quan trọng mà họ ôm ấp trong tim. Trường hợp ly dị rất hiếm và bị coi như một ô nhục vì nó chứng tỏ lòng ích kỷ của đôi bên.Cho đến nay, việc ly dị hiếm có trong những quốc gia Phật giáo là sự thật. Đó là vì các cặp vợ chồng giữ nhiệm vụ và bổn phận với nhau; và trên nguyên tắc, ly dị không được cộng đồng chấp thuận. Trong nhiều trường hợp, khi gia đình rắc rối, nhóm người già thường hợp nhau lại và đóng một vai trò quan trọng để cải tiến tình hình. Bất hạnh thay, trong các xã hội tiên tiến ngày nay, ly dị đã trở nên một việc thông thường. Tại một vài quốc gia, việc này còn trở nên đúng mốt, hợp thời trang. Thay vì coi ly dị là xấu hổ hay thất bại trong cuộc sống, vài cặp vợ chồng trẻ lại lấy đó làm điều hãnh diện. Nguyên nhân chánh sự thất bại trong hôn nhân trong xã hội ngày nay là sự lạm dụng tự do, quá nhiều độc lập và chủ nghĩa cá nhân của người hôn phối. Phải có một giới hạn cho cuộc sống độc lập, nếu không cả vợ lẫn chồng sẽ dễ dàng lạc lối.