Thanh Mai đưa mắt liếc 'đối thủ; của mình ngồi ở dãy bàn bên cạnh, kín đáo giấu m6ọt nụ cười. Trò chơi đã kéo dài được ba tuần và đang tiến triể tốt đẹp, Chẳng biết rồi kết quả sẽ đến đâu, nhưng trước mắt thì ít nhất cũng có một kẻ đang khổ sơ? − Tố Mai! Chị hãy dịch sang tiếng Anh cho tôi câu này. Nghe vị giáo sư già gọi tên mình, Tố Mai giật thót người. Cô hoàn toàn không nghĩ gì đến bài học và những lời giảng của thầy. − 'London, thủ đô nước Anh, là một trong những thành phố nổi tiếng trên thế giớí- Đôi mắt sau cặp kính trắng của thầy hấp háy nhìn cô học trò. Tố Mai nhìn lại thầy bằng cặp mắt thất thần. Mãi một lúc sau nhỏ Nhật Uyên cứu bồ nên mới lấy lại được bình tĩnh. − London, quhich is the capital của England, is one của the phamous cities all over the quorld. − Very good! Sit doqun please! Thầy vui vẻ khoát tay ra hiệu. Tố Mai thở phào nhẹ nhõm. Thoát rồi! Trong lúc đó thì gương mặt đang hớn hở của Thanh Mai vụt sa sầm. Cô tứu tối khi nghĩ lần này địch thủ của mình lại gặp may mắn. Được rồi! Cứ chờ đó, ta sẽ cho mi nếm mùi rủi ro. Nhưng người gặp rủi ro trước tiên không phải là Tố Mai. Buổi sáng đó, Minh đang ngồi soạn bài cho giờ dạy thêm của mình, bỗng nghe có tiếng gọi cửa. Ra đến nơi thì người đưa thư – anh chàng Qúy, lớp trưởng, đã đi xa rồi. Nhìn chiếc phong bì và những giòng chữ quen thuộc, trước mắt Minh bỗng hiện lên hai lúm đồng tiền và chiếc răng khểnh. − Con đâu rồi Minh đỡ ba ra ngoài một lát... Chưa kịp bóc thư, nghe tiếng cha, Minh vội vàng chạy vào. Đỡ ông ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn, anh nhẹ nhàng đẩy cha ra trước hiên. − Ba có muốn đi dạo ngoài phố không? − Thôi! Để ba ngồi đây được rồi con làm gì thì làm đi. Minh vừa mở bức thư vừa huýt sáo môt bài hát thật vui. Cô bé này xinh đẹp thế mà lại viết chữ cẩu thả không ai bằng. Mai mốt gặp mặt phải 'góp ý' mới được. Nhưng... cái gì, thế này? Hai góc chân mày Minh nhíu lại. Vẻ lạ lẫm xuất hiện trên đôi môi mím chặt. Rất lâu sau, khi ngẩng lên, khuôn mặt Minh đầy đăm chiêu, tư lự. 'Em chỉ đùa cho vui thôi, Anh đừng hy vọng cũng đừng đến nữa làm gì! bạn em có thể hiểu lầm. Mà em thì không thích bị quấy rầy đâu! Em chỉ muốn thử xem có đúng như lời người ta nói rằng, khi đứng trước mặt Tố Mai, tất cả mọi con tim đều mềm yếu. Hoá ra là vậy! Minh buồn bã nghĩ thầm và cố lục tìm trong trí nhớ xem đã có lần nào mình đã thấy Tố Mai có những biểu hiện của sự giả dối hay không? Tuyệt nhiên chẳng thấy gì cả. Tố Mai tinh nghịch, lém lỉnh thì có, nhưng giả dối thì không! Vậy thì tại sao! Hay là cô ấy đã biết mình là ai? Không có lẽ... − Anh vô ăn cơm đi anh Minh. Tiếng cô em họ vang lên sau lưng, Minh lắc đầu nhưng không quay lại: − Xuân đói bụng thì ăn trước đi. Tôi không đói: Và đôi mắt chàng trai vẫn dán chặt vào cái khoảng trống bằng bàn tay trên cánh cổng sắt. Kia rồi! Suýt nữa thì Minh đã kêu lên nhưng anh kịp kềm lại. Vẫn còn một chút hy vọng níu kéo Minh đến bên cánh cổng sắt này. Cái dáng quen thuộc của Tố Mai xuất hiện ở cuối con đường. Cô gái ấy bao giờ cũng đi bộ. Chiếc cặp cũ kỹ trên tay. Hai bím tóc vắt vẻo trên vai. Chiếc răng khểnh hôm nay đi vắng để hai lúm dồng tiền buồn bã, ưu tư... sao thế nhỉ? Có chuyện gì mà trông em thật buồn. − Chắc là người ta cũng bận thi như mình, hơi sức đâu mà buồn! Nhật Uyên an ủi bạn. Nhưng Tố Mai vẫn buồn thiu. − Ai mà không biết thiên hạ bận, nhưng ai biểu hứa làm chi? − Có thể anh ấy quên - Nhật Uyên trêu bạn – Hay là... đi qua cơ sở i tìm thử? − Không bao giờ... người ta cười cho. − Vạy thì biết làm sao cho mi hết buồn bây giờ? để ta vắt óc nghĩ xem. − Không cần! Ta không thèm buồn nữa đâu! Tố Mai giận dỗi bước nhanh. − Chờ chút! Đi đâu mà đi dữ vậy? Nhật Uyên vừa chạy vừa kêu lên. Ngang qua một trạm điện thoại công cộng đột nhiên Tố Mai rẽ vào. − Định phone cho hắn hả? − Còn lâu! Tố Mai bĩu môi. Có lẽ cô nàng buồn lắm rồi, nên khi đầu dây bên kia trả lời. Nhật Uyên thấy hai mắt bạn sáng lên. − Làm gì vậy? Cô hỏi Tố Mai. − Trả thù đời! Tối Mai nhún vai. − Cụ thể? − Bún bò huế! − Cái... gì? Giọng Nhật Uyên có pha lẫn tiếng cười. Rủ anh Hai đi Bùi Thị Xuân. − Trời ơi! Kiểu trả thù gì mà kỳ cục vậy? − Kiểu Trịnh Tố Mai! Vừa nói, Tố Mai vừa kéo tay bạn bước ra đường. Họ thả bộ chầm chậm dọc theo con đường Xô Viết Ngệ Tĩnh trong cái nắng hanh hao của những ngày giáp Tết. Nhìn hai cô gái, không ai biết được họ đang vui hay đang buồn, chỉ thấy cô có hai bím tóc vắt vẻo trên vai đôi môi cứ mím chặt. − Cứ cái đà này chắc lương anh không đủ nộp cho các ông, các bà chủ quán quá! Chinh nháy mắt với em gái và nhìn trộm cô bạn của em. Gương mặt hai cô đỏ bừng vì nắng, vì mệt và vì mấy tô bún bò hãy còn bốc khói. − Khỏi phải nói!- Tố Mai tủm tỉm nhìn anh – giá mà có phải xin thêm tiền của ba mẹ thì anh Hai cũng vẫn khoái được bọn em rủ rê. − Nhỏ Mai đang hận đời đó anh Hai!- Nhật Uyên chen vào - Chẳng biết hắn còn định giở trò gì nữa không? − Yên trí, ta mạ giận ai thì nhỏ Uyên chỉ lợi thôi, đừng sợ! − Chuyện này thì anh còn chưa biết đấy! – Chinh ngước nhìn em – có lẽ từ đầy về sau mỗi lần bị 'lôi kéó vào những tiết mục như thế này, anh cần phải xác minh lại cho rõ ràng! Anh Hai đừng có nghi ngờ lòng tốt của em. Thế xem xưa này em có hại ai bao giờ đâu! − Quên nữa! Hôm nay nhỏ Mai suýt chút nữa thì bị đứng chào cờ rồi. Anh Hai về méc ba mẹ cho hắn bị đòn chơi. − Hử? Chinh tròn mắt nhìn em gái đang đỏ mặt- Em giải thích như thế nào về chuyện đó, hở Tố Mai? − Anh hỏi kỳ ghê vậy! Chẳng lẽ hồi còn đi học anh chưa bao giờ bị chào cờ hay sao? Mẹ nói anh là chúa không thuộc bài. − Nhưng anh là con trai! − Hì... hì... nam nữ bình quyền mà! Tố Mai trêu anh. Chinh cũng cười theo cô: − Chuyện chỉ có... ba người biết thôi nhé. Mà nhớ là về nhà đừng có giở cái giọng bình đẳng đó ra, bằng không thì hai anh em mình trưa nay khỏi ăn cơm luôn. Nhưng điều lo ngại của Chinh đã bằng thừa, bởi khi về tới nhà hai anh em đã bị mẹ chặn ngoài cổng. − Thằng Chinh tắt mắt xe đi con!- Ông nội đang mệt. Cả hai rón rén đi vào như hai tên ăn trộm. Ngang qua phòng ông Chinh rẻ vào. TỐ Mai cũng vào theo. Có cả Trường ở đó. Vừa thấy hai đứa cháu nội bước vào, cụ Khiêm đã lên tiếng. Giọng cụ thều thào: − Con Mai, thằng Chinh nhớ lời ông dặn. Chúng mày bướng bỉnh lắm, không được như thằng Trường. Tố Mai liếc nhìn Trường và lén cười với anh. Giá mà nội không mệt thì cô đã trêu ông anh hiền lành như con gái của mình rồi. − Sao hôm nay về trễ vậy Mai? Trường nhìn Mai bằng ánh mắt dò xét. Cô em gái đưa ngón tay lên miệng ra hiệu rồi hất đầu về phía ông anh Hai đang thì thầm điều gì đó với ông nội. − Mai này! Nội lập di chúc... phần cô cái gì biết không? Lúc ra ngoài, Trường bảo em. − Cái gì vậy anh Trường? Trường kéo em sát lại gần, nói nhỏ vào tai cô: − Nội dành cho em mấy bộ quần áo hồi ông cụ đi châu Phi. Tố Mai vừa nghe đến đây ôm bụng cười. − Nội nói vì hồi trước em xin - Trường nói thêm. − Trời đất quỉ thần ơi! Em nói giỡn vậy mà nội tưởng thiệt - Tố Mai kêu lên − Đem tặng cho viện bảo tàng - Chinh từ nhà trong bước ra nói luôn. Ba anh em nhìn nhau rồi cùng bật cười. Trường tiếp. − Còn phần anh và anh Chinh cái nhà này, tuyệt đối không dược phá bức tường. Đứa nào không nghe lời, nội về vặn cổ. − Chắc nội vặn cổ anh trước tiên quá! – Chinh nói, mặt làm ra vẻ quan trọng. − Cả em nữa! Trường hưởng ứng. − Để em chạy lên méc nội ngay bây giờ! Tố Mai vờ doa. mấy ông anh của mình − Ê, bẽ chĩa hả? trường la lên, nội đang mệt coi chừng nói tưởng thật thì khổ. − Sao chưa đi ăn cơm, còn ở đó? Nghe tiếng mẹ đột ngột vang lên, cả ba người đều giật mình. Tố Mai luýnh quýnh chạy đi dọn cơm. Hai chàng trai cũng vội vã ngồi vào bàn. Họ rất sợ mẹ. Tối hôm đó, cụ Khiêm đột nhiên mệt nhiều, vợ chồng bác sĩ Chiến lo lắng, túc trực một bên. Sợ mình sẽ chết ông cụ bắt con cháu tụ tập đông đủ. Bà hương án được bày ra, tờ di chúc được đứa cháu đích tôn trịnh trọng tuyên đọc trong khói hương huyền ảo. Không khi nghiêm trang đến nghẹt thở. − Anh sờ thử tay em xem nè? Tô Mai đặt tay mình vào tay Trường thì thào. − Làm gì mà nổi gai ốc vậy? Trường ngạc nhiên hỏi em. − Sợ quá! Em có cảm giác như có cái hồn, ma lảng vảng đâu đây. − Nói bậy! Làm gì có chuyện ma quỷ ở đây. − Các con cháu phải... khắc cốt ghi xương... mối thù truyền kiếp này. Ai quên... sẽ bị trừng phạt. Giọng Chinh gập gãy, gặp khúc như người mới biết đọc. Vì anh cúi xuống nên Tố Mai không nhìn thấy được nét mặt anh lúc ấy ra sao. − Nội ơi! - Tố Mai bỗng mếu máo – Hãy tha thứ... để cho lòng nội được thanh thản... cháu van nội đấy. − Tố Mai hả cháu? Ông lo cho cháu nhiều lắm đấy, Tố Mai ạ. − Để cho nội nghỉ con gái yêu quý! Ông Chiến âu yếm vuốt tóc con, xong rồi các con có thể đi ra. Nhưng cả ba anh em vẫn không ai rời khỏi phòng. Có lẽ họ đã linh cảm thấy một điều gì đó khác thường. Nhưng quá nửa đêm vẫn không có chuyện gì xảy ra. Mọi người lần lượt giải tán. Tố Mai lặng lẽ về phòng riêng. Bị ám ảnh bởi những điều vừa mới chứng kiến nên cô cứ trằn trọc mãi. Chợt một tiếng kêu rất lạ khiến Tố Mai ngồi bật dậy. Trong tối lờ mò, cô nhận ra mình đã quên đónc ửa sổ, và tiếng kêu phát ra từ đó. Trong một thoáng, Tố Mai bỗng thấy mình bủn rủn. Cô không kêu được, cũng không cử động được. Trên bệ cửa sổ, con chim cú – đúng là con chim cú thật- Vẫn kêy lên từng hồi.