Trám chua có cùi cứng, mới ăn vào có vị chua chát, nhai lâu mới thấy thơm miệng, ăn rồi còn dư vị.Cùi và nhân hạt trám đều có thể dùng làm thuốc. Cùi có những chất dinh dưỡng như protein, lipid, đường, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt... Nhân hạt chứa nhiều lipid, có thể ép thành dầu. Trám vị chua, ngọt, tính ấm, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu, tan đờm, sinh tân dịch, chữa khô khát, khai vị, giáng khí, trừ phiền, tỉnh rượu. Trong cuốn "Bản thảo cương mục" có ghi: Trám là thứ quả "sinh tân dịch, giảm phiền khát, trị đau đầu, đau họng; nhai nuốt lấy nước có thể giảm ngộ độc, dị ứng do ăn cua cá.Nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng trám:- Viêm họng: Cùi trám xanh 60 gam, ninh kỹ thành nước sánh đặc, thêm 30 gam phèn chua, nấu thành dạng cao. Ngày dùng 9 gam, chia 3 lần.- Bệnh hoại huyết: Trám tươi 30 quả sắc uống ngày 1 thang, dùng liền trong vài tuần.- Nẻ da do lạnh: Hạt trám đốt thành tro, trộn mới mỡ lợn bôi.- Kiết lỵ ra máu: Trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro, mỗi ngày 9 gam, uống bằng nước cơm.- Nứt môi, lở mép: Trám xanh sao, tán bột, trộn mỡ lợn để bôi.- Hóc xương cá: Hạt trám non nghiền nát, ngậm nuốt dần.- Ngộ độc do ăn cá: Trám xanh 30 gam sắc uống.- Trẻ em bị sởi: Cùi trám xanh 30 gam sắc uống.