8
Sự phát triển của tổ chức Xô-viết

Tính chất xã hội chủ nghĩa của chế độ dân chủ xô-viết, - tức là chế độ dân chủ vô sản nếu áp dụng nó một cách cụ thể, nhất định, - là ở chỗ: trước hết, các cử tri đều phải là quần chúng lao động và bị bóc lột, còn giai cấp tư sản thì bị loại ra; hai là, mọi thủ tục và những sự hạn chế có tính chất quan liêu đều bị xóa bỏ, quần chúng tự quy định lấy thể thức và thời hạn bầu cử, hoàn toàn có quyền tự do bãi miễn những người mà họ đã bầu ra; ba là, hình thành một tổ chức quần chúng tốt nhất của đội tiền phong của những người lao động - giai cấp vô sản đại công nghiệp, tổ chức đó giúp cho đội tiền phong có thể lãnh đạo được đại đa số quần chúng bị bóc lột, có thể thu hút số quần chúng đó độc lập tham gia vào sinh hoạt chính trị, và có thể lấy kinh nghiệm của bản thân mà giáo dục họ về mặt chính trị, và do đó có thể bắt tay, lần đầu tiên, vào việc thi hành nhiệm vụ sau đây: làm thế nào cho thực sự toàn thể nhân dân đều học tập được công tác quản lý và bắt đầu đảm nhận công tác quản lý.
Đó là những đặc trưng chủ yếu của chế độ dân chủ đã được thi hành ở Nga, một chế độ dân chủ kiểu cao hơn, hoàn toàn trái ngược với sự xuyên tạc của giai cấp tư sản đối với chế độ dân chủ, và đánh dấu bước chuyển sang chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và sang những điều kiện trong đó nhà nước sẽ có thể bắt đầu tiêu vong.
Dĩ nhiên, cái yếu tố tự phát của tính vô tổ chức tiểu tư sản (trong mọi cuộc cách mạng vô sản, yếu tố này nhất định biểu hiện ra đến một chừng mực nào đó, còn trong cuộc cách mạng của chúng ta, thì do tính chất tiểu tư sản, do tình trạng lạc hậu của nước ta và do những hậu quả của cuộc chiến tranh phản động, nên yếu tố đó biểu hiện ra một cách đặc biệt mạnh mẽ) không thể không ảnh hưởng đến ngay cả các Xô-viết nữa.
Chúng ta phải cố gắng không ngừng trong việc phát triển tổ chức của các Xô-viết và của Chính quyền xô-viết. Hiện nay có một khuynh hướng tiểu tư sản muốn biến đại biểu của các Xô-viết thành "những nghị sĩ" hay, mặt khác, thành những phần tử quan liêu. Phải đả phá khuynh hướng đó bằng cách làm cho hết thảy những đại biểu của các Xô-viết đều thực sự tham gia việc quản lý. Tại nhiều địa phương, có những bộ phận của các Xô-viết biến thành những cơ quan dần dần hợp nhất với các bộ dân ủy. Mục đích của chúng ta là làm cho hết thảy những người nghèo khổ, không trừ một ai, đều thực tế tham gia quản lý; và tất cả mọi biện pháp dùng để đạt đến mục đích đó - những biện pháp này càng có nhiều hình thức khác nhau càng tốt - cần phải được ghi lại, nghiên cứu, hệ thống hóa kỹ càng, cần phải được thẩm tra lại bằng kinh nghiệm rộng rãi hơn, cần phải được biến thành đạo luật. Mục đích của chúng ta là làm cho mỗi người lao động, một khi đã kết thúc "thời hạn" 8 tiếng đồng hồ sản xuất rồi, thì còn đảm nhiệm không công những nghĩa vụ nhà nước: chuyển sang thực hiện chế độ ấy thì đặc biệt khó khăn, nhưng chỉ có làm được như thế mới đảm bảo hoàn toàn củng cố được chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên là cái mới mẻ và khó khăn của bước thay đổi ấy gây ra rất nhiều bước có thể nói là mò mẫm, rất nhiều sai lầm và rất nhiều sự dao động, - mà không như thế thì sẽ không bao giờ tiến mạnh lên được. Tất cả tính chất độc đáo của tình hình hiện nay, theo quan điểm của nhiều kẻ muốn tự xưng là xã hội chủ nghĩa, là ở chỗ người ta có thói quen đem chủ nghĩa tư bản ra đối lập với chủ nghĩa xã hội một cách trừu tượng; họ ra vẻ suy nghĩ sâu sắc khi đặt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội danh từ: "bước nhảy vọt" (có một số người nhớ lại những đoạn văn đọc được của Ăng-ghen và nói thêm một cách có vẻ sâu sắc hơn nữa, là: "bước nhảy vọt từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do"74). Phần đông những kẻ tự xưng là xã hội chủ nghĩa ấy, đã "đọc trong sách" về chủ nghĩa xã hội, nhưng không bao giờ nghiền ngẫm về vấn đề một cách nghiêm chỉnh, nên họ không thể hiểu được rằng các vị thầy của chủ nghĩa xã hội quan niệm "bước nhảy vọt" là một bước ngoặt, xét về mặt lịch sử toàn thế giới; rằng những bước nhảy vọt như thế kéo dài hàng mười năm và có khi hơn thế nữa. Lẽ tự nhiên là trong những thời kỳ như thế thì trong "giới trí thức" khét tiếng nảy sinh ra vô số những mụ khóc mướn: mụ này thì khóc Quốc hội lập hiến, mụ kia thì khóc kỷ luật tư sản, mụ thứ ba lại khóc trật tự tư bản chủ nghĩa, mụ thứ tư khóc địa chủ có văn hóa, mụ thứ năm khóc chủ nghĩa đế quốc nước lớn v.v và v.v...
Điều thật sự đáng chú ý trong thời kỳ những bước nhảy vọt lớn lao, chính là: có vô số những mảnh vụn của trật tự cũ đôi khi chất đống lại một cách nhanh hơn những mầm mống (không phải bao giờ cũng thấy rõ ngay được) của trật tự mới, cho nên đòi hỏi phải biết phân biệt cái cơ bản nhất trong chiều hướng phát triển hay trong cái dây xích phát triển. Có những thời kỳ lịch sử trong đó muốn làm cho cách mạng thắng lợi thì điều quan trọng nhất là phải tích lữy được thật nhiều mảnh vụn, nghĩa là phải đập tan được thật nhiều cơ quan cũ; có những thời kỳ trong đó người ta đã đập tan khá nhiều những cơ quan đó và nhiệm vụ cấp thiết được đề ra lại là một công việc "tầm thường" ("tẻ ngắt" đối với nhà cách mạng tiểu tư sản), tức là: dọn sạch những mảnh vụn còn ngổn ngang; có những thời kỳ trong đó điều quan trọng nhất lại là vun bón chu đáo những mầm mống của trật tự mới, đang từ dưới những mảnh vụn nhú lên trên đám đất còn ngổn ngang những mảnh đá vụn chưa quét sạch.
Làm một nhà cách mạng, một người tán thành chủ nghĩa xã hội, hay một người cộng sản nói chung, như thế chưa đủ. Trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cần phải biết tìm cho ra cái mắt xích đặc biệt mà ngưòi ta phải đem toàn lực ra nắm lấy đong có kỷ luật và giác ngộ của giai cấp vô sản là lãnh tụ đáng tin cậy nhất của họ.
Nhưng chuyên chính là một danh từ có ý nghĩa lớn. Và những danh từ có ý nghĩa lớn thì không nên tùy tiện nói bừa bãi. Chuyên chính là một chính quyền sắt, có dũng khí cách mạng và nhanh chóng, thẳng tay khi cần trấn áp bọn bóc lột cũng như bọn lưu manh. Thế mà, chính quyền ta lại quá hiền: thường thường nó giống thạch hơn là giống sắt. Không một phút nào được quên rằng thế lực tự phát tư sản và tiểu tư sản đang đấu tranh chống Chính quyền xô-viết bằng hai cách: một mặt, nó hành động từ bên ngoài vào bằng những thủ đoạn của bọn Xa-vin-cốp, Gô-txơ, Ghê-ghê-tsơ-cô-ri, Coóc-ni-lốp, bằng những âm mưu và những cuộc nổi loạn, bằng sự phản ánh bẩn thỉu trên lĩnh vực "tư tưởng" của chúng, tức là bằng vô số những lời dối trá và vu khống tràn ngập trong báo chí của bọn dân chủ - lập hiến, bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh hữu và bọn men-sê-vích; mặt khác, thế lực tự phát đó hành động từ trong ra, bằng cách lợi dụng từng phần tử hủ bại, từng nhược điểm, để mua chuộc, để làm cho tình trạng vô kỷ luật, phóng túng và hỗn loạn càng thêm trầm trọng. Chúng ta càng tiến gần đến ngày hoàn toàn đè bẹp được giai cấp tư sản bằng quân sự, thì thế lực tự phát tiểu tư sản vô chính phủ lại càng trở thành nguy hiểm đối với chúng ta. Và cuộc đấu tranh chống thế lực đó, không thể chỉ tiến hành đơn thuần bằng tuyên truyền và cổ động, đơn thuần bằng việc tổ chức thi đua và lựa chọn các nhà tổ chức; mà cũng cần phải tiến hành cả bằng sự cưỡng bức nữa.
Đến khi nhiệm vụ cơ bản của chính quyền không còn là nhiệm vụ trấn áp bằng quân sự nữa, mà là nhiệm vụ quản lý, thì lúc bấy giờ tòa án, chứ không phải là hình phạt xử bắn tại chỗ, sẽ trở thành biểu hiện điển hình của sự trấn áp và cưỡng bức. Và về mặt này, quần chúng cách mạng đã đi vào con đường đúng đắn sau ngày 25 tháng Mười l9l7 và đã chứng minh sức sống của cách mạng bằng cách bắt đầu tổ chức các tòa án công nông riêng của họ, ngay khi chưa có một sắc lệnh nào về giải tán bộ máy tư pháp quan liêu tư sản. Nhưng các tòa án cách mạng và tòa án nhân dân của chúng ta lại vô cùng yếu, yếu không tưởng tượng được. Người ta cảm thấy rằng cái quan điểm mà ách áp bức của bọn địa chủ và tư sản đã truyền lại cho nhân dân - tức là quan điểm cho tòa án là một cái gì quan liêu và xa lạ - hiện nay vẫn chưa bị đả phá hoàn toàn. Người ta chưa có ý thức đầy đủ rằng tòa án chính là một cơ quan có trách nhiệm làm cho tất cả những người nghèo khổ, không trừ một ai, đều có thể tham gia việc quản lý nhà nước (vì hoạt động của các tòa án là một trong những chức năng cửa việc quản lý nhà nước); rằng tòa án là một cơ quan chính quyền của giai cấp vô sản và của nông dân nghèo, rằng tòa án là một công cụ để giáo dục kỷ luật. Người ta chưa có ý thức đầy đủ về sự thật giản đơn và rõ ràng rằng nếu nạn đói và nạn thất nghiệp là những tai họa chủ yếu của nước Nga thì chẳng có một thứ nhiệt tình nhất thời nào có thể thắng được những tai họa ấy cả, mà chỉ có một sự tổ chức toàn diện, phổ biến, toàn dân, chỉ có xây dựng kỷ luật để tăng sản xuất bánh mì cho con người và bánh mì cho công nghiệp (tức là nhiên liệu) và đảm bảo kịp thời việc vận chuyển và phân phối đúng đắn sản phẩm đó, mới có thể thắng được những tai họa ấy; rằng bởi vậy, kẻ nào vi phạm kỷ luật lao động trong bất cứ xí nghiệp nào, bất cứ ngành nào và bất cứ việc gì đều phải chịu trách nhiệm về những nỗi khổ do nạn đói và nạn thất nghiệp gây ra, rằng phải biết truy cho ra bọn thủ phạm ấy, truy tố chúng trước tòa án và thẳng tay trừng trị chúng. Tính tự phát tiểu tư sản mà hiện nay chúng ta phải chống lại bằng một cuộc đấu tranh kiên qưyết nhất, biểu hiện ra chính ở chỗ người ta còn kém giác ngộ về mối liên hệ về mặt kinh tế và chính trị giữa nạn đói và nạn thất nghiệp, với tính phóng túng của tất cả mọi người về mặt tổ chức và kỷ luật; và ở chỗ quan điểm tiểu tư hữu vẫn còn ăn sâu trong đầu óc người ta: miễn là vơ vét được phần hơn còn thì sống chết mặc bay!
Trong ngành đường sắt là nơi có lẽ thể hiện rõ hơn hết những mối liên hệ kinh tế của một cơ thể do chủ nghĩa đại tư bản tạo ra, thì cuộc đấu tranh đó giữa tính phóng túng của thể lực tự phát tiểu tư sản với tính tổ chức của giai cấp vô sản, càng hiện ra đặc biệt nổi bật. Trong số những người tham gia "quản lý", có rất nhiều kẻ phá hoại ngầm và ăn hối lộ; còn bộ phận ưu tú trong thành phần vô sản thì đấu tranh cho kỷ luật. Nhưng cố nhiên là trong cả hai thành phần đều còn có nhiều kẻ do dự, nhiều kẻ "yếu ớt" không có khả năng cưỡng lại sự "cám dỗ" của nạn đầu cơ, của đút lót, của những mối lợi cá nhân thu được bằng cách làm tan rã toàn thể bộ máy, thế mà muốn khắc phục nạn đói và thất nghiệp, thì bộ máy ấy phải hoạt động tốt.
Cuộc đấu tranh đang diễn ra chung quanh sắc lệnh vừa mới được ban hành về việc quản lý ngành đường sắt và về việc trao cho một số người lãnh đạo những quyền hành độc tài (hay những quyền "vô hạn"71), cuộc đấu tranh đó thật là tiêu biểu. Những đại biểu có ý thức (và phần đông, thì chắc là vô ý thức) của tính phóng túng tiểu tư sản muốn coi việc trao những quyền hành "vô hạn" (nghĩa là quyền hành độc tài) cho một số cá nhân, là rời bỏ những nguyên tắc tập thể, rời bỏ dân chủ và những nguyên tắc của Chính quyền xô-viết. Đây đó, người ta đã thấy những đảng viên xã hội chủ nghĩa - cách mạng cánh tả mở ra một cuộc cổ động chống sắc lệnh ban hành những quyền hành độc tài, một cuộc cổ động hoàn toàn có tính chất lưu manh vì nó khêu gợi những bản năng xấu xa và đầu óc tư hữu nhỏ muốn "vơ vét được" phần hơn về mình. Vấn đề này qủa thật có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Trước hết, đó là vấn đề nguyên tắc: đề cử ra người này người nọ có những quyền độc tài vô hạn định, thì nói chung, như thế có phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Chính quyền xô-viết không? Sau nữa, mối quan hệ giữa trường hợp này - hay gọi là tiền lệ cũng được - với những nhiệm vụ đặc biệt của chính quyền trong một giai đoạn cụ thể nhất định, là như thế nào? Chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề ấy một cách rất kỹ càng.
Kinh nghiệm không thể chối cãi được của lịch sử đã chứng minh rằng, trong lịch sử các phong trào cách mạng, rất nhiều khi sự chuyên chính của một số cá nhân là sự biểu hiện, sự tiêu biểu, sự thực hiện nền chuyên chính của các giai cấp cách mạng. Không nghi ngờ gì nữa, chuyên chính cá nhân là thích hợp với nền dân chủ tư sản. Nhưng về điểm này, bọn tư sản chê bai Chính quyền xô-viết, cũng như bọn tiểu tư sản phụ họa với chúng, luôn luôn tỏ ra hết sức khôn khéo; một mặt, chúng tuyên bố rằng Chính quyền xô-viết hoàn toàn chỉ là một cái kỳ quặc, vô chính phủ và man rợ, đồng thời chúng lại tìm cách bỏ qua không nói đến những sự so sánh về mặt lịch sử và những lý lẽ về mặt lý luận mà chúng ta đã dùng để chứng minh rằng các Xô-viết thực ra là hình thức cao nhất của nền dân chủ, thậm chí hơn thế nữa, nó còn là hình thức xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nền dân chủ; mặt khác, chúng đòi hỏi chúng ta phải thiết lập một nền dân chủ cao hơn nền dân chủ tư sản và nói với chúng ta rằng: chế độ chuyên chính cá nhân tuyệt đối không thể nào dung hợp được với nền dân chủ bôn-sê-vích (nghĩa là không phải dân chủ tư sản mà là dân chủ xã hội chủ nghĩa), với nền dân chủ xô-viết của các anh đâu.
Những lập luận đó không đứng vững. Nếu chúng ta không phải là những người vô chính phủ, thì chúng ta phải thừa nhận rằng, để chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có nhà nước, tức là phải có cưỡng bức. Những điều kiện quyết định hình thức của sự cưỡng bức ấy trước hết là trình độ phát triển của giai cấp cách mạng lúc bấy giờ, tiếp đến là những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như tình trạng do một cuộc chiến tranh phản động lâu dài để lại; cuối cùng là những hình thức phản kháng của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Cho nên giữa nền dân chủ xô-viết (nghĩa là dân chủ xã hội chủ nghĩa) và việc dùng đến quyền độc tài cá nhân, tuyệt đối không có một sự mâu thuẫn nào về nguyên tắc cả. Sự khác nhau giữa chuyên chính vô sản và chuyên chính tư sản, trước hết, chính là ở chỗ chuyên chính vô sản, vì lợi ích của đa số những người bị bóc lột, đã đánh vào thiểu số đi bóc lột, và sau nữa là ở chỗ người thực hiện chuyên chính vô sản - cũng thông qua cả những cá nhân - không những chỉ là quần chúng lao động và bị bóc lột, mà cả những tổ chức được xây dựng nên chính là nhằm để thức tỉnh số quần chúng đó, để nâng cao họ lên đến mức sáng tạo lịch sử (những tổ chức xô-viết thuộc loại các tổ chức đó).
Về vấn đề thứ hai, tức là vấn đề ý nghĩa của chính cái chính quyền độc tài cá nhân xét theo giác độ những nhiệm vụ đặc biệt hiện nay thì phải nói rằng mọi nền đại công nghiệp cơ khí - tức chính là cái nguồn và nền tảng sản xuất vật chất của chủ nghĩa xã hội - đều đòi hỏi phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối, điều tiết được công việc chung của hàng trăm, hàng nghìn và hàng vạn người. Về mặt kỹ thuật, kinh tế cũng như về mặt lịch sử, hiển nhiên là cần phải như thế, và tất cả những người nào đã nghiền ngẫm về chủ nghĩa xã hội đều luôn luôn thừa nhận rằng sự cần thiết đó là một trong những điều kiện để thực hiện chủ nghĩa xã hội. Nhưng một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ có thể được đảm bảo bằng cách nào? Bằng cách làm cho ý chí của hàng nghìn người phục tùng ý chí của một người.
Sự phục tùng đó có thể giống việc chỉ huy nhẹ nhàng của một viên nhạc trưởng, nếu như những người tham gia công việc chung đều tự giác và có kỷ luật một cách lý tưởng. Và sự phục từng đó có thể được thực hiện bằng những hình thức độc tài gay gắt, nếu không có một kỷ luật và một sự tự giác lý tưởng. Nhưng, dù sao đi nữa thì sự phục tùng không điều kiện đối với một ý chí duy nhất là tuyệt đối cần thiết cho thắng lợi của một quá trình công tác được tổ chức theo kiểu đại công nghiệp cơ khí. Trong ngành đường sắt, sự phục tùng đó lại còn cấp thiết gấp đôi, gấp ba. Và chính bước chuyển đó từ một nhiệm vụ chính trị này sang một nhiệm vụ chính trị khác mà trông bề ngoài thì hoàn toàn khác hẳn với nhiệm vụ trên, - chính là toàn bộ sự độc đáo của thời cuộc hiện nay. Cách mạng vừa mới đập tan được những xiềng xích lâu đời nhất, vững chắc nhất và nặng nề nhất mà chế độ dùi cui đã dùng để buộc quần chúng tuân theo. Đó là việc hôm qua. Còn hôm nay, cũng cuộc cách mạng đó lại đòi hỏi quần chúng phải phục tùng vô điều kiện ý chí duy nhất của những người lãnh đạo quá trình lao động, chính là vì lợi ích của sự nghiệp phát triển và củng cố cách mạng, chính là vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Hiển nhiên, không thể nào hoàn thành ngay được một bước chuyển như thế. Rõ ràng bước chuyển đó chỉ có thể hoàn thành được qua những sự thúc đẩy rất dữ dội, những sự chấn động, những bước quay lùi về quá khứ, một sự nỗ lực ghê gớm của đội tiền phong vô sản đang lãnh đạo nhân dân tiến đến một trật tự mới. Đó là điều mà những kẻ đang lên cơn loạn trí tầm thường thưộc bọn "Đời sống mới" hay "Tiến lên"72, "Sự nghiệp nhân dân" hay "Thế kỷ chúng ta"73, không suy nghĩ đến.
Hãy lấy tâm lý một đại biểu bình thường, trung bình của quần chúng lao động và bị bóc lột, rồi đối chiếu tâm lý ấy với những điều kiện vật chất, khách quan của đời sống xã hội của anh ta. Trước Cách mạng tháng Mười, anh ta thực tế chưa từng thấy những giai cấp hữu sản, bóc lột, lại thật sự hy sinh, nhượng bộ cho anh ta một cái gì thật đáng kể cả. Anh ta chưa hề thấy những giai cấp đó mang lại cho anh ta ruộng đất và tự do, - cái mà chúng đã bao lần hứa hẹn - hay mang lại cho anh ta hòa bình; chưa hề thấy chúng hy sinh cho anh ta mảy may lợi ích "cường quốc" của chúng hay lợi ích của những hiệp ước bí mật cường quốc chủ nghĩa của chúng, hy sinh tư bản hay lợi nhuận của chúng. Anh ta chỉ thấy được những cái đó sau ngày 25 tháng Mười l9l7, khi bản thân anh ta đã dùng vũ lực giành lấy tất cả những cái đó, và rồi anh ta cũng phải dùng vũ lực để bảo vệ những cái đó chống lại bọn Kê-ren-xki, Gô-txơ, Ghê-ghê-tsơ-cô-ri, Đu-tốp, Coóc- ni-lốp. Cố nhiên là trong một thời gian nào đó, tất cả mọi sự chú ý, mọi ý nghĩ, mọi tinh lực của anh ta đềể giữ vững được toàn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích kế bên; hơn nữa trình tự nối tiếp, hình thức, mối liên hệ của các mắt xích, và những đặc điểm khác nhau của mắt xích này với mắt xích khác trong cái xích những sự biến lịch sử, đều không đơn giản, và cũng không phải sơ sài như trong cái xích thường do bàn tay người thợ rèn làm ra.
Cuộc đấu tranh chống sự lệch lạc quan liêu chủ nghĩa đối với tổ chức xô-viết, được đảm bảo bởi tính vững chắc của những mối liên hệ gắn liền các Xô-viết với "nhân dân", nghĩa là với những người lao động và những người bị bóc lột; bởi tính chất linh hoạt và mềm dẻo của những mối liên hệ đó. Những nghị viện tư sản, ngay cả đến nghị viện của nước cộng hòa tư bản chủ nghĩa dân chủ nhất trên thế giới, cũng không bao giờ được những người nghèo coi là những cơ quan "của mình". Còn các Xô-viết, thì quần chúng công nông lại coi đó là "của mình" chứ không phải là của kẻ khác, Ngày nay, "những người dân chủ - xã hội" kiểu Sai-đê-man hoặc cũng na ná như thế, tức là kiểu Mác-tốp, đều không ưa các Xô-viết, và thiên về cái thứ nghị viện tư sản đoan trang hay Quốc hội lập hiến, cũng hệt như cách đây 60 năm, Tuốc-ghê-nép đã thiên về chế độ lập hiến quân chủ và quý tộc ôn hòa và đã không ưa chủ nghĩa dân chủ mu-gích của Đô-brô-li-u-bốp và của Tséc-nư- sépxki 75.
Chính sự gần gũi của các Xô-viết với "nhân dân" lao động đã tạo ra những hình thức đặc biệt của sự bãi miễn và của thứ kiểm tra khác từ dưới lên, những hình thức mà hiện nay chúng ta phải thật cố gắng phát triển. Thí dụ, những hội đồng giáo dục quốc dân - tức là những hội nghị định kỳ mà các cử tri xô-viết và các đại biểu của họ cùng nhau họp để thảo luận và kiểm tra sự hoạt động trong lĩnh vực này của các cơ quan chính quyền xô-viết - đều đáng được chúng ta đồng tình và ủng hộ đầy đủ nhất. Không gì ngu dại hơn là biến các Xô-viết thành một cái gì cứng đờ, thành một cái gì độc lập tự tại. Ngày nay, chúng ta càng cương quyết chủ trương phải có một chính quyền thẳng tay cứng rắn, phải thi hành chế độ chuyên chính cá nhân trong những quá trình công tác nào đó, trong những chức năng thuần túy có tính chất thực hành nào đó, - thì những hình thức và những phương pháp kiểm tra từ dưới lên, càng phải hết sức muôn vẻ để làm tê liệt mọi khả năng, dù nhỏ đến đâu, dẫn tới xuyên tạc Chính quyền xô-viết, để tiếp tục và luôn luôn trừ cho tiệt cái thứ cỏ dại chủ nghĩa quan liêu.

Xem Tiếp: ----