Bảy

Cái ngày đầu tiên chúng tôi đi men theo vách đá thật là vất vả, nguy hiểm. Đường đi cực kỳ khó khăn nên ông toán trưởng hạ lệnh nhổ trại, tất cả phải khoác theo đồ đoàn, vừa đi vừa đo tuyến, tối đâu ngủ đó, sáng sau đi tiếp. The là thằng cấp dưỡng không còn an nhàn nằm chơi trong lúc chúng tôi vất vả như trước nữa, nó cũng phải bó gọn nồi niêu xoong chảo khoác lên vai và bò men vách đá. Không rõ ông toán trưởng nhặt được nó từ cái xó nào mà tinh thần nó bạc nhược đến thế. Thằng hộ pháp đã phải chặt một cây làm tay vịn chỗ vách đá phẳng lì không nơi bấu víu, mà nó vẫn sợ không dám bước qua. Nó nhìn xuống chiều sâu hun hút dưới đó có một con sông trông chỉ nhỏ bằng một eon rắn đang vặn mình, run bần bật bước thử vài bước rồi lùi lại:
ối giời ơi hãi lắm, tao chịu thôi, trượt chân thì tan xác.
Thằng hộ pháp quát to:
Đừng có nhìn xuống dưới đó, nhìn vào tao đây này...
Nó thoăn thoắt bước qua đoạn vách đứng làm mẫu cho thằng cấp dưỡng rồi vòng trở lại: nào, bước đi, thằng của nợ.
Chao ôi, điệu bộ thằng cấp dưỡng trông mà thương, nó ngồi thụp xuống, cố không nhìn xuống vực sâu, nhưng ma ám sao đó, nó cứ he hé mắt nhìn cái con rắn đỏ ngầu đang cuộn dưới đó. Cậu cả này là con cầu tự, gia đình họ xa của ông toán trưởng. Hơn hai chục tuổi đầu, cậu còn chưa vượt qua lớp bảy phổ thông, còn thích chơi thả diều, đánh khăng với đám con nít trong làng hơn là vác cuốc theo mẹ ra đồng kiếm ít điểm hợp tác xã. Buổi sáng, mặt trời dọi thẳng vào màn, cậu mới oằn oèo dậy, xuống bếp lục chạn có gói sôi, quả trứng luộc, hoặc cái bánh chưng mẹ để sẵn rồi đến trưa trưa, mẹ đi làm đồng về đã thấy cậu nằm trên giường ngáy khò khò. ông toán trưởng về thăm bà chị họ, nhìn thấy ông cháu suốt ngày quanh quẩn giữa bốn bức vách, xềm xệp như gái đẻ, mới lắc đầu:
Thằng này rồi hỏng. Cứ rúc xó buồng thế kia bao giờ mới thành người. Thanh niên bây giờ nguời ta chịu khó phấn đấu rèn luyện cả, có ai bám váy mẹ mãi như nó.
Cái tiền đồ ông vẽ ra cho cậu con cầu tự huy hoàng quá khiến bà mẹ bấm bụng giao nó cho ông đưa nó lên đường xây dựng sự nghiệp. Trong bọn tôi, nó là thằng vô tích sự nhất, cầm dao phát cây không chặt, leo trèo trên tuyến thì run bần bật, thôi xếp nó vào chân nấu ăn, ưu tiên cháu ông toán trưởng. Nhưng chao ôi, có lẽ cả đời cậu cả chưa mó vào rá gạo, bởi vậy bữa đầu cậu nấu cơm thành cháo, bữa sau được rút kinh nghiệm cậu nấu thành gạo rang, làm thịt vịt không đủ kiên nhẫn nhổ sạch lông, cậu đem đặt nghiến lên bếp thui. ông toán trưởng ra sức nhồi nhét vào đầu cậu đủ mọi lời hay ý đẹp nhưng vào tai này nó ra tai kia, thỉnh thoảng cậu vẫn ngủ quên trễ cả giờ nấu ăn, hoặc đôi khi nửa đêm nhớ mẹ, cậu vẫn thút thít khóc, mãi rồi ông toán trưởng cũng chán, ông mặc cậu, thôi không còn dậy dỗ bảo ban như buổi đầu nữa. Chỉ có một điều tôi thấy lạ là khổ cực đến đâu, cấm có bao giờ cậu hé răng đòi về với mẹ. Có lúc nhìn thấy nó lập cập hai tay xách thùng nước từ dưới suối lên, cái thân hình còm cõi của nó eứ lăm le đổ nghiêng xuống đất, thằng hộ pháp xui nó:
Tao như mày chuồn bố nó về với mẹ. Người ngợm như cây sậy thế kia không theo nổi được bọn tao đâu.
Thằng học giả cười cợt:
Nhưng nó là cây sậy biết nghĩ. Chúng mày đừng xui dại, bàn lùi. Nó quyết tâm phấn đấu đấy. Cố lên con, mai kia thay thế ông toán trưởng lãnh đạo bọn tao.
Chao ôi, thật chẳng ngờ cái thằng lẻo khỏeo, xanh rớt như con sâu đo ấy lại hung dữ tllế. Nó quẳng ngay thùng nước xuống chân thằng học giả rồi eứ thế xông đến đấm tới tấp. Thằng kia gồng cứng khuỳnh hai tay, ưỡn ngực, xuống tấn cười ha hả:
Đấm đi, đấm nữa đi con, tao cho mày đấm gãy tay thôi.
Thằng hộ pháp phải xông vào, giằng ra, quẳng mỗi đứa đi mỗi phía. Mãi sau này thằng cấp dưỡng tỉ tê tâm sự, tôi mới hiểu thằng học giả đã nói oan cho nó, nó không trốn về, cắn răng chịu đựng chẳng qua nó thương mẹ, không muốn bà vở mộng vì nó mà thôi. Ấy thế rồi con người ta kể cũng lạ, thằng cấp dưỡng hóa ra rất dai sức, qua vài năm sống giữa vùng lam sơn chướng khí, nó chẳng đau ốm gì như người ta tưởng, thịt da tuy không nảy nở nhưng săn chắc, cái vẻ cô hồn trên gương mặt đã tiêu đi, duy chỉ còn cái bệnh lười và nhát sợ là hai thứ bệnh kinh niên có lẽ cậu con cầu tự chẳng bao giờ chữa được. Bò lê bò lết mãi rồi thằng cấp dưỡng cũng vượt qua được đoạn chênh vênh nhất của vách đá. Thằng hộ pháp cười hềnh hệch:
Mày thử sờ lên cổ coi hai hòn dái có thọt lên đó không?
Thằng học giả đi sau cũng đang men vách đà lần tới, miệng lẩm bẩm: tồn tại quyệt định ý thức con người, tồn tại... Bỗng nhiên thằng cấp dưỡng rú lên, nhắm nghiền mắt lại. Tôi chỉ thoáng thấy thân hình thằng học giả đ[1] nghiêng ra phía ngoài, lộn đi mấy vòng rồi treo lơ lửng trong khoảng không, dãy duạ đôi chân một cách tuyệt vọng. Thằng hộ pháp vội hét lên:
Bám chắc, bám chắc, đừng có dãy, đứt dây leo thì chết!
Chao ôi, tôi cũng đã trải qua bao gian nan nguy hiểm mà chưa lúc nào dựng tóc gáy lên như thế. Bên dưới chiều sâu hun hút kia con sông vẫn vặn mình như con rắn há miệng sẵn sàng đớp lấy thân xác thằng học giả lúc này nom nhỏ xíu giữa trời đất.
Ông toán trưởng chẳng giữ được vẻ lầm lì, lạnh lùng thường ngày nữa, tai nạn lao động chết người đang đe dọa, bao thành tích của ông sẽ tan vỡ như cái thân xác đang treo đu đưa kia một khi nó rơi xuống. Có lẽ cái giờ phút sung sướng nhất trong ngày của ông là lúc ngồi bên máy VTĐ báo về Ban chỉ huy bao nhiêu mét đường đã thăm dò được, bao nhiêu người tập thể dục buổi sáng, bao nhiêu người phát biểu trong buổi học chính trị... Như một người bỏ ống, từng hạt, từng hạt thành tích ông gom suốt một năm để rồi mai kia ông sẽ nhận lại chúng dưới dạng những lời ngợi khen của cấp trên. Vậy mà than ôi, nước lã sẽ ra sông hết, củi kiếm bao năm sẽ bốc cháy chẳng tới một giờ.
Thằng trí thức dở người kia định giết ông bằng cái chết của chính nó. Ông giận sôi lên, quay lui, quay tới, quýnh quáng la hét làm bọn tôi cứ ngẩn người chẳng hiểu ông ra lệnh gì? Thằng hộ pháp đã đặt ba lô xuống. tháo máy vô tuyến điện sau lưng giao cho thằng cấp dưỡng rồi như một con mối bò trên tường, nó bám theo những chỗ mấp mô của vách đá nhích dần tới chỗ tùm búi dây leo phía trên đầu thằng họe giả. Ngực tôi bỗng đau thắt lại lo sợ, bây giờ thêm một thằng nữa tính mạng treo trên đầu sợi tóc, chỉ cần một tảng đá nơi những sợi dây leo bấu vào kia lở ra, cả hai sẽ thành đống thịt vụn dưới vực sâu. Thằng hộ pháp có hiểu điều ấy không mà nó dám liều mình thế? Tôi bỗng ứa nước mắt thương chúng nó. Một thằng chứ nghĩa đầy đầu và một thằng có thân hình lực sĩ đang gắn kết lại với nhau đu đưa trong cõi chết.
Bám chặt, bám chặt...
Ông toán trưởng vẫn la hét một cách vô ích. Lúc này ngoài hai đứa ra chẳng còn ai cứu nổi chúng nó. Giá như ông cứ im lặng như tôi hoặc khiếp sợ úp mặt vào hai bàn tay như thằng cấp dưỡng còn hơn.
Im mồm đi, tốt hơn hết ông quỳ xuống vái lạy trời phật phù hộ chúng nó.
Tôi quát lên và bước tới làm ông thu người lại. Ông hiểu lầm, không, không bao giờ tôi có ý định đánh vào bộ mặt đang méo xệch vì sợ hãi và ngỡ ngàng kia. Tôi chỉ nắm lấy cổ áo ông, lôi mạnh:
Quỳ xuống, quỳ xuống đi, quỳ xuống cho tới lúc hai đứa hoặc là tan xác hoặc là trèo lên thoát được.
Không hiểu do vẻ mặt hung dữ hay sức mạnh đôi tay tôi ông toán trưởng khuỵu dần hai đầu gối xuống, miệng lắp bắp những gì chẳng rõ. Và rồi khi ông nước nhìn bầu trời lúc này bỗng cao lên và xanh vời vợi bằng đôi mắt mở lớn và ngầu đục, tôi quay lưng, hất cái ba lô xuống, bám theo vách đá lần tới ehỗ tùm búi dây leo. Lúc này thằng hộ pháp đã tìm được một hốc đá bám chắc hai tay, buông thõng đôi chân cho thằng học giả bám lấy. Bất giác tôi nhìn xuống phía dưới. Chiều sâu hun hút của vực thẳm làm tôi hoa mắt. Không hiểu sao lúc này tôi lại nhớ tới câu nói của thằng học giả đêm hôm nào về cái lỗ đen trên vũ trụ và cái hố thẳm trong con người. Tôi nhắm mắt, cố không nhìn vực sâu bên dưới kia nhưng lại cảm thấy nó rất rõ ở bên trong tôi. Chẳng lẽ lại như vậy, chẳng lẽ con người lại sâu thẳm ở bên trong một chiều sâu chóng mặt như thế kia ư? Dưới đó còn những cái gì thế? Tôi phải ghi nhớ điều này mai kia nếu thằng học giả sống sót, tôi sẽ hỏi nó. Tuy nhiên, liệu cái con mọt sách ấy có trả lời được không? Còn lúc này tôi mở mắt ra và nhìn thấy ông toán trưởng hình như vẫn còn quỳ.