Dìu nhau đi trên phố vắng
Dìu nhau đi trong ánh sáng...Thương Tình Ca Như đã tâm sự trong Chương 9 của cuốn Hồi Ký THƠI THƠ ẤU, tôi biết yêu rất sớm -- vào khoảng 12 tuổi -- chỉ vì tôi mê đọc truyện lãng mạn và thường được người lớn kể cho nghe những truyện tình. Dục tính trong tôi còn được khêu gợi sớm hơn nữa, ngay từ khi mới lên bẩy lên tám. Được biết những bài học về tình từ lúc còn thơ rồi lớn lên với những cuộc tình quá dễ dãi, tôi luôn luôn đi trên con đường tình ái rất đỗi bình yên. Trong cuộc nội tình đã trở thành duyên thành nghĩa với vợ hiền hay trong những cuộc ngoại tình hoa bướm nào đó, bão tố chưa bao giờ đến với tôi cả. Nhưng vào năm 1956 này, đổ vỡ đã đến qua một tai nạn ái tình xẩy ra giữa tôi và người vợ của em vợ. Đây là lúc chúng tôi bị lôi cuốn vào một ngành nghệ thuật rất mới mẻ là điện ảnh. Tôi vừa ở Pháp về và cộng tác chặt chẽ với anh bạn Đỗ Bá Thế mà tôi đã quen khi còn ở Paris và hứa sẽ cùng anh đi vào công việc thực hiện phim Việt Nam. Lúc đó hai hãng phim lớn ở Saigon là ĐÔNG PHƯƠNG của Đỗ Bá Thế và TÂN VIÊT của Bùi Diễm đang thi đua làm phim tố Cộng với hai cuốn phim Đất Lành và Chúng Tôi Muốn Sống. Đây cũng là lúc tôi rất hung hăng (!) với những thành công quá dễ dãi của mình -- trong cả hai địa hạt âm nhạc và điện ảnh -- quên hẳn bài học bị bắt giam ở bót Catinat và cái chết của Hồ Hán Sơn, tất cả những chuyện đó xẩy ra cũng vì cái tính háo thắng của tuổi trẻ. Sự buông thả không kìm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hàng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim. Hơn nữa trong đời sống hằng ngày, lẽ ra vợ chồng tôi nên đi ở riêng sau ngày em vợ lấy vợ nhưng khi dọn tới căn nhà rất lớn đường Bà Huyện Thanh Quan, chúng tôi vẫn cứ ở gần nhau. Thế là vụ ngoại tình xẩy ra. Nếu tôi sống trong một xã hội Âu Mỹ thì tai nạn ái tình này cũng dễ giải quyết, nhưng vì gia đình nhà vợ -- trừ vợ tôi -- đã không bình tĩnh lại còn bị hai nhà văn (!) T.N. và T.K.N. xúi giục nên đem vụ này ra chốn công khai và vì tôi đã nổi tiếng rồi cho nên, khác với câu châm ngôn tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, chuyện không đẹp này trở thành một sì căng đan rất lớn. Báo chí ở Saigon làm ầm lên đã đành, báo chí Hà Nội còn mỉa mai: Cam ở đất Bố Hạ mà đem vào trồng ở nơi không hợp với thủy thổ là hư ngay (!) Dù chưa đến độ lúc nào cũng đấm ngực thùm thụp để nhận cái tội gốc của những người mang số kiếp nòi tình, tôi luôn luôn buồn rầu khi phải nhắc lại mối tình cấm (amour défendu) mà tôi cả gan đi vào khi tôi mới ngoài 30 tuổi. Tôi chỉ buồn vì đã làm buồn lòng người vợ, người em. Buồn vì biết rằng những đổ vỡ này sẽ không bao giờ có thể hàn gắn được. Khác với người A Đông, thường cho rằng phước bất trùng lai hoạ vô đơn chí, người Pháp có câu à quelque chose malheur est bon, tai hoạ tôi gây nên và nhận lấy không ngờ đem về cho tôi hạnh phước. Cuộc tình không đẹp vừa kết thúc dẫn tôi tới một cuộc tình khác. Nhưng vì kinh qua việc gây khổ đau cho mình và cho người nên tôi rất thận trọng, tự nguyện phải nâng niu cuộc tình này. Trong Chương 25 của cuốn Hồi Ký THƠI VAO ĐƠI, tôi nói tới những ngày rất đẹp khi ghé lại tỉnh Phan Thiết vào năm 1944. Tại thành phố sáng sủa và ấm áp này, nhờ bài hát Buồn Tàn Thu của Văn Cao, tôi làm quen với một goá phụ rất trẻ có hai dòng máu Việt-Anh tên là Hélène. Nàng ở với mẹ già và hai đứa con, một gái là Alice, một trai là Roger, tại một đồn điền ở Suốt Kiết, cách tỉnh lỵ không xa. Giữa chàng du ca và người cô phụ trẻ tuổi có một cuộc tình rất nhẹ nhàng và trong sạch. Mối tình nửa kín nửa hở được hiểu ngầm là khá say sưa. Hai người đều biết có sự yêu mến lẫn nhau nhưng không ai dám lên tiếng yêu đương cả, chẳng khác chi trong những mối tình câm lặng khi tôi mới 16 tuổi. Mối tình thốt lên qua những lời ca tôi mượn của Đặng Thế Phong, Lê Thương, hay Văn Cao và qua những lời thơ nàng mượn của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu hay Huy Cận. Rất có thể vào lúc đó, tôi mang mặc cảm tự ti của anh hát rong trong gánh Cải Lương và nàng chưa ra thoát lối sống goá phụ thầm lặng, chúng tôi chỉ được coi đang ở mấp mé một cuộc tình. Suốt một tháng trời, hai người dạo chơi trên phố xá đông đảo hay trên bãi cát vắng vẻ, nói với nhau những chuyện trên trời dưới bể, chuyện con dế con giun nhưng không bao giờ dám nắm tay nhau hay nói những lời ân ái như trong tiểu thuyết hay trên màn ảnh cinéma. Khi tôi giã từ Phan Thiết và Hélène để theo gánh hát vào Nam, nàng tiễn tôi trên sân ga xe lửa. Trên bước đường giang hồ, tôi nhận nhiều bức thư (và cả những bài thơ) của Hélène. Tôi cũng luôn luôn gửi thư cho nàng. Tất cả những chuyện gặp gỡ, gần nhau, hát và đọc cho nhau nghe những lời ca, lời thơ rồi chia tay nhau, gửi cho nhau những lá thư mầu xanh mầu tím... chao ôi, sao mà giống như những gì bao quanh một mối tình huyền diệu. Thực tế, đó chỉ là một mối tình suông! Cho nên khi xẩy ra Cách Mạng và kháng chiến ở miền Nam khiến tôi phải chạy khỏi Saigon, leo lên xe lửa trở về miền Bắc, tàu hoả ngừng tại ga Suốt Kiết mà tôi cũng không ghé thăm Hélène. Rồi kể từ đó, tôi quên nàng goá phụ trẻ tuổi. Trở lại Saigon vào năm 1951, tôi chẳng có lúc nào nhớ tới người đẹp Phan Thiết cả. Năm tháng trôi qua với những sinh động và xuẩn động trong nghề nghiệp cũng như trong đời tư, sau tai nạn ái tình kể trên, một hôm tôi đang lang thang trước chợ Bến Thành, đột nhiên Hélène hiện ra trước mắt. Mừng mừng, tủi tủi, chúng tôi đứng nói chuyện rất lâu, biết rằng đôi bên đã có gia đình, tôi đã có bốn đứa con, nàng cng khác khiến cho giai điệu của bất cứ nhạc phẩm nào cũng có rất nhiều cung bậc mà nghe ra vẫn là giai điệu Việt Nam. Học hỏi về nhạc lý và lịch sử âm nhạc cổ điển Tây Phương còn giúp tôi phối hợp đặc tính của hai loại nhạc có chủ thể (musique tonale) và nhạc không có thể (musique modale). Tôi cũng chăm chú nghe đĩa hát và tập đánh đàn những đoản khúc soạn cho piano của Debussy để thấy nhạc sĩ này đã sử dụng âm giai ngũ cung ra sao trong việc sáng tạo những giai điệu mới. Bản La Jeune Fille Aux Cheveux De Lin của ông cho tôi thấy rõ ràng cách ông phát triển nét nhạc ngũ cung. Những nhạc phẩm của Debussy đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều vì mấy chục năm sau, dù đã quên hẳn Debussy nhưng trên đường tị nạn, tôi đã soạn ra một ca khúc nhan đề Dấu Chân Trên Tuyết. Chắc chắn trong tiềm thức của tôi vẫn còn cái tên của bản nhạc Des Pas Sur La Neige của Debussy. Sau khi nắm được hiện tượng métabole và bí quyết soạn nhạc ngũ cung của Debussy rồi, tôi soạn ra mấy khúc đầu của Trường Ca CON ĐƯƠNG CAI QUAN: Tôi đi từ Ai Nam Quan, tôi gặp Nàng Tô Thị y y ý Cho tôi gửi một đôi câu: chớ có về... Đó là lời ca của đoạn 2. Về sau, khi hoàn tất tác phẩm này thì cả nhạc lẫn lời mà tôi phác hoạ ra ở Paris vào năm 54 sẽ được thay đổi ít nhiều. Trường Ca CON ĐƯƠNG CAI QUAN là sự phản kháng của tôi trước sự chia cắt đất nước. Dù luôn luôn chối từ đóng những vai trò chính trị viên hay chính trị gia nhưng tôi không bao giờ bỏ lỡ cơ hội dùng văn nghệ để bày tỏ thái độ chính trị của mình. Tôi cứ bị chính trị quấn chặt như vậy là vì qua tới Paris, tôi gặp lại anh bạn Võ Lăng của trường Cao Đẳng Mỹ Thuật ngày nào. Võ Lăng đang là một chính trị gia thứ thiệt, nhân viên rất đắc lực của Tân Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Tôi rất năng tới trụ sở của Đại Sứ Lưu Động Ngô Đình Luyện ở Avenue Kléber hay tới phòng vẽ ở đường Vaugirard để gặp anh bạn cũ. Tò mò muốn biết vì sao Võ Lăng trở thành người tâm phúc của nhà Ngô, tôi được anh kể chuyện... ... Trong khoảng đầu thập niên 30 khi ông Tuần Vũ Ngô Đình Diệm ở Bình Thuận ra Quảng Trị để thăm và ở lại nhà người bạn đồng liêu là Tri Phủ Võ Vọng thì vào một buổi trưa hè ông được con trai 10 tuổi của bạn là Võ Lăng (cậu con lớn là Võ Văn Hải) ngồi quạt cho ông ngủ. Cậu bé Lăng ngồi quạt một lúc thì gục xuống giường ngủ. Khi tỉnh dậy cậu bé hết hồn vì thấy ông Diệm đang cầm quạt phe phẩy cho cậu ngủ. Rồi Võ Lăng lớn lên, đi học vẽ, hoạt động chính trị và bị Việt Minh lùng bắt, phải trốn qua Hồng Kông làm nghề vẽ truyền thần. Tại đây, vào tháng 6 năm 1946, gặp nhau trong thang máy của Hôtel Francis, anh trở thành người quen của Bảo Đại. Vì ở chung một khách sạn nên hai người gặp nhau hằng ngày và vì cựu hoàng không có quần thần ở chung quanh, Võ Lăng là người độc nhất để cựu hoàng trò chuyện. Thời cơ tới với Bảo Đại khi người Pháp tiếp xúc với cựu hoàng. Bảo Đại hỏi Võ Lăng là nên chọn ai để lập chính phủ. Võ Lăng đề nghị ông Ngô Đình Diệm, người được tiếng là yêu nước và thanh liêm. Võ Lăng liên lạc với anh là Võ Văn Hải lúc đó đang ở Bỉ để ngỏ lời mời gặp của cựu hoàng tới ông Diệm. Khi ông Diệm tới Hồng Kông, Võ Lăng lại là người cho ông Diệm biết rằng cựu hoàng không còn ăn chơi như lời đồn đại. Hai nhân vật lịch sử này gặp nhau tại Hotel Paramount. Để thấy cựu hoàng trọng ông Diệm tới mức nào, Võ Lăng kể rằng khi các chính trị gia khác, ngửi thấy mùi sôi thịt, lục tục kéo nhau từ Việt Nam qua Hồng Kông để xin yết kiến Hoàng Thượng thì có lần cựu hoàng mặc pyjama, không thèm cài lại khuy quần khi tiếp họ. Trái lại, ngày tiếp ông Diệm ở Hồng Kông, cựu hoàng rất băn khoăn, ăn mặc rất chỉnh tề, còn nhờ Võ Lăng coi xem cái cravate có ngay ngắn hay không. Cựu hoàng trọng ông Diệm tới độ vái ông Thủ Tướng tương lai hai cái và gọi ông Diệm là Ngài. Cũng phải qua một thời gian khá lâu, với sự thay đổi của mấy bộ máy chính trị không được lòng dân như chính phủ Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc, với tình hình đã biến đổi sau hoà hội Genève, đã tới lúc Quốc Trưởng Bảo Đại trao lá cờ quốc gia cho ông Diệm để ông phất cao trong việc tranh thủ nhân dân với ông Hồ Chí Minh. Võ Lăng lại là người đưa ông Diệm xuống Cannes để gặp Cựu Hoàng. Đáng lẽ Võ Lăng trở về Việt Nam cùng với ông Diệm. Vé máy bay đã mua sẵn. Nhưng ông Diệm muốn Võ Lăng ở lại Paris để giúp việc cho ông Ngô Đình Luyện. Võ Văn Hải về Việt Nam thay em và làm bí thư cho Thủ Tướng... Đến với Võ Lăng, tôi chỉ có một nhúm kinh nghiệm trong thời gian làm cán bộ văn nghệ kháng chiến để nói với bạn. Tôi ủng hộ việc Toà Đại Sứ Lưu Động vận động một số lớn chuyên viên trở về phục vụ đất nước, trong số đó -- về điện ảnh -- có Đỗ Bá Thế, Trần Văn Bửu là những người mà sau này tôi sẽ tích cực tiếp tay qua việc sản xuất phim của Hãng Đông Phương và của Trung Tâm Điện Ảnh Quốc Gia. Lúc này, anh ruột tôi là Phạm Duy Khiêm đã nhận chức Cao Ủy Việt Nam (cao hơn chức Đại Sứ) tại Pháp. Tôi chỉ tới Toà Đại Sứ để thăm anh tôi một lần và cũng được hỏi qua loa về đường lối chính trị chung chung của Việt Minh. Một lần khác, nhân ngày giỗ mẹ, hai anh em hẹn gặp nhau ở một tiệm ăn, cùng nhau trao đổi vài ba câu chuyện gia đình. Thời gian đi rất nhanh. Năm tháng trôi qua, trôi nhanh hơn nước sông Seine chảy dưới cầu Pont Neuf. Hàng ngày tôi đi học tư nơi thầy Robert Lopez hay tới Institut de Musicologie để nghe giảng về nhạc học. Trước giờ học, thi nhau đánh tilt (bàn bi điện) với Trần văn Khê. Hoặc đến chơi với Võ Lăng và gặp Đại Sứ Lưu Động Ngô Đình Luyện, người hiền lành nhất của gia đình họ Ngô, rất đông con nhưng toàn là con gái. Đôi khi tới Đông Dương Học Xá với Đặng Trần Vận, tham gia chương trình văn nghệ của các sinh viên Việt Nam và được coi màn múa võ của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã tương lai Ngô Viết Thụ. Hay hẹn hò với hai nhạc sĩ Công Giáo Hải Linh, Ngô Duy Linh gặp nhau ở đâu đó để bàn chuyện âm nhạc. Trong thời gian sống ở Paris, tôi chẳng bao giờ thấy cô đơn cả! Thế nhưng tôi thấy một ranh giới được vạch ra giữa Việt Kiều, một ranh giới rất sâu đậm, từ đó tới nay chưa được xoá bỏ hoàn toàn. Tôi nhớ tới ý niệm bên ni bên tê mà tôi đưa ra trong một bài ca kháng chiến, với m Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc sau này, cũng hăng hái như tôi, xung phong vào làm việc trong Văn Hoá Vụ, nhưng anh sẽ sớm thất vọng và bỏ nước ra đi. Đó là bởi vì chính quyền khởi sự dùng ngay những công chức không có kinh nghiệm văn nghệ (nhưng là người cùng quê với Tổng Thống) như Nguyễn Duy Miễn ở Văn Hoá Vụ và Bửu Thọ ở Đài Phát Thanh để thay thế Đinh Sinh Pài và Đoàn Văn Cừu, những người tương đối biết tìm cách gần gũi với văn nghệ sĩ. Sự gắn bó giữa chính quyền và văn nghệ sĩ dần dần trở nên lỏng lẻo. Sau này, trước khi bị lật đổ, chính phủ Diệm đưa ông Ngô Trọng Hiếu về cơ quan Công Dân Vụ (với sự giúp sức của Nguyễn Đức Quỳnh) để cố gắng thu phục văn nghệ sĩ một lần nữa, cũng như có những người trong các chính phủ kế tiếp định nắm đầu văn nghệ sĩ, phải kết luận là trong suốt mấy chục năm đấu tranh chính trị với miền Bắc, miền Nam chưa hề có một chính sách văn nghệ có hiệu quả, nghĩa là chưa bao giờ vận động được văn nghệ sĩ vào cuộc tranh đấu chính trị đó. Riêng về ngành nhạc, nhờ có Tham Vụ Nguyễn văn Huấn -- vốn là một tay chơi violon -- làm việc trong Phủ Tổng Thống và được lòng hai anh em ông Diệm, ông Nhu cho nên sau khi có trường Quốc Gia Âm Nhạc, một ban nhạc hoà tấu được thành lập ở Saigon. Mấy đêm nhạc Mozart được tổ chức dưới quyền điều khiển của một nhạc sư già người Đức là Otto Soellner. Nhưng ban nhạc hoà tấu đó chỉ hoạt động trong một hai năm rồi tan rã ngay. Suốt trong 20 năm ở miền Nam, chỉ có vài buổi concert do Nguyễn Phụng hay Nghiêm Phú Phi điều khiển. Năm nào cũng có tổ chức giải thưởng VĂN CHƯƠNG TOAN QUC của Tổng Thống trong đó có giải thưởng cho nhạc hoà tấu. Người luôn luôn giật giải là nhạc sĩ Vũ Thành, nhưng không bao giờ bản nhạc trúng giải được trình tấu vì lẽ giản dị là miền Nam không có ban nhạc hoà tấu. Thật là tội nghiệp cho những nhạc sĩ Việt Nam của thời đại này. Trong nửa thế kỷ loạn lạc, nước ta là một nước chưa giầu chưa mạnh cho nên dân chúng chưa có thể vui thú trong cảnh hoà bình thịnh vượng để tận hưởng cái hay cái đẹp của nhạc cổ điển. Tôi là kẻ biết thân biết phận, sau khi đi du học ở ngoại quốc về, nhìn thấy tình trạng đất nước nên không dám nghĩ tới chuyện soạn nhạc theo trường phái đại nhạc Tây Phương. Tôi chỉ xin nhũn nhặn làm kẻ hát rong suốt đời với một chục, một trăm hay một ngàn lời ca tầm thường. Ấy thế mà lại hay! Tôi không phải đau khổ như các nhạc sĩ nuôi mộng làm Mozart, Chopin hay Beethoven vì trong suốt đời mình, dù tôi chỉ dùng phương tiện tầm thường nhưng lại nói lên được khá nhiều điều. Và quan trọng nhất, có rất nhiều người nghe được những điều mình muốn nói. Nói tới Đài Phát Thanh thì vào mấy năm đầu của Cộng Hoà thứ nhất, sau khi công chức Bửu Thọ thay thế Đoàn Văn Cừu, vì không biết cách sử dụng văn nghệ trong việc đấu tranh chính trị với miền Bắc, đài Saigon tràn ngập thinh không bằng những bài hát tuyên truyền. Nếu đó là những bài hát có giá trị thì cũng tốt thôi, nhưng trong 45 phút phát thanh của mỗi ban nhạc mà chỉ có toàn nhạc khẩu hiệu thì thật là khổ cho lỗ tai của thính giả. Đài còn làm một điều rất là cao quý: nhạc sĩ sáng tác được trả tác quyền để soạn nhạc tuyên truyền. Mối lợi này khiến cho ở trong Phòng Văn Nghệ của Đài có những nhạc sĩ (xin giấu tên) làm sẵn một số nhạc điệu rồi tùy theo các chiến dịch tuyên truyền mà soạn lời. Thế thì làm sao mà có nhạc hay được, hở Trời? Chúng tôi gọi đó là loại nhạc bốn bò vì Đài trả tiền tác giả cho mỗi bài hát đấu tranh là 400$. Vào năm 56, đó là một số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, những đãi ngộ đối với nhạc sĩ và ca sĩ của Đài Phát Thanh không lúc nào đi đôi với thực tế. Trong suốt hai mươi năm, tiền thù lao cho ca sĩ, tiền tác quyền cho tác giả, lúc đầu mua được cả trăm tô phở, vì không bao giờ được tăng lên, sẽ không thể nào theo kịp giá sinh hoạt. Vào những năm cuối cùng của miền Nam, tiền tác quyền hay tiền thù lao đó chỉ đủ cho nhạc sĩ hay ca sĩ ăn một hai tô phở hay chỉ đủ trả một cuốc xe taxi đi hát radio. Đài Vô Tuyến Việt Nam viết tắt là VTVN được chúng tôi gọi là Đài Vô Tình Vô Nghĩa. Nói đùa thế thôi, chứ những ngày làm việc ở Đài Phát Thanh là những ngày đầy tình nghĩa giữa đám nghệ sĩ chúng tôi và những người điều khiển tổ chức này, phần nhiều là những nhà văn nhà thơ như Thái Văn Kiểm, Huy Quang Vũ Đức Vinh, Nhất Tuấn Phạm Hậu, Hà Thượng Nhân Phạm Xuân Ninh.... Hàng ngày gặp nhau tại Đài hay tại quán Phở trước mặt Đài là truyện trò với nhauvui như Tết. Các ca sĩ hay nhạc sĩ có khi đánh đàn hay hát trong hai, ba ban nhạc khác nhau, vào trong studio rồi mà vẫn còn đấu láo huyên thuyên một hồi, rồi khi đèn đỏ bật lên mới nhào vào chỗ mình ngồi hay đứng. It khi chúng tôi phải tập hát hay tập đàn những bài bản ghi trong chương trình. Dù là bài mới, trông lời ca mà hát, trông nốt nhạc mà đàn. Nhiều nghệ sĩ thành vợ thành chồng nhờ ở những năm tháng làm việc chung trong Đài Phát Thanh. Chúng tôi thân nhau đến độ gọi nhau bằng những biệt hiệu. Trưởng Phòng Văn Nghệ kiêm thi sĩ Thái Thủy đi chân chữ bát được gọi là Hoàng Tử Gù. Nguyễn Hữu Thiết mang biệt hiệu Khủng Long vì mặt mũi lúc nào cũng có vẻ đau khổ. Trưởng ban Tùng Lâm hay gắt gỏng được gọi là Tùm Lum...