Dù đã nghe An tả sơ về tình trạng chiếc xe đạp nhưng Quân cũng không ngờ nó có thể xuống cấp tàn tạ đến mức phải xách cổ vác nó ra ngoài sân chứ không thể dắt nổi. - Quân xem phải bắt đầu sửa từ đâu? Quân vừa phủi tay bụi trên hai ống quần Jeans vừa quan sát kỹ chiếc xe: - Ðầu tiên phải làm sạch bụi cái đã, cỡ chừng cả năm không mó tới phải không? - Trên hai năm là ít, từ khi chị Kim mua xe gắn máy. - Cặp vỏ nứt, chắc chắn ruột cũng phải thay. Bộ thắng và cặp vè móp méo rơi rụng cũng phải thay luôn. Sên, líp cần phải gỡ ra xem lại. Tóm tắt là mọi thứ đều phải nghĩ tới chuyện sửa hoặc thay thế. An bóp chiếc chuông xe, tiếng chuông “kính coong” kêu vang khiến cô bé thích thú. - Nó còn tốt đấy chứ? Quân bật cười: - Duy có một thứ không cần thì còn tốt. - Không cần sao được, nó vẫn kêu to. - To nhưng vẫn chẳng khiến ai chú ý. An xem bây giờ có chiếc xe đạp nào người ta ráp chuông đâu? - Kệ họ, nhưng An cứ thích. - Thích thì để lại. - Quân xem xét cái chuông - Ừ hàng ngoại đây. Cả cái khung bằng đuyara bây giờ cũng hiếm thấy, vừa nhẹ vừa chắc, khỏi cần sơn, chỉ cần đánh bóng là sáng như mới. - Quân làm được không? - Dễ ợt, để mình lo cho. Này nhé, Quân sẽ đưa về nhà, tháo ra hết, chùi rửa và xem lại cái gì cần thay Quân sẽ kể ra để An đi mua, cái gì phải sửa để Quân sửa cho. - Quân sửa xe được à? - Xe đạp chứ có gì đâu. Chỉ cần chiếc kìm và cái mỏ lết. - Tài thật. Chỉ lo Quân tháo ra rồi không biết ráp lại thì... - Thì đem bán “lạc xon” chứ có gì phải lo. Quân cười. An cười. - Tôi sẽ bắt thường bạn cái xe “cuộc” mới đấy. - Sẵn sàng, nếu An đi được xe khung ngang. An mạnh miệng: - Sao lại không. Bộ thế giới này không có “cua rơ” nữ chắc! - Nhưng tiếc rằng ở xứ ta thì chưa. - Chưa rồi sẽ. Tôi sẽ là... Kiện tướng công huân đầu tiên môn xe nữ cho bạn xem. - Xin chúc mừng trước. Quân xòe tay ra để nhận một cái đập mạnh của An. Cả hai cười vui vẻ. Quân vác cái xe lên vai nhẹ nhàng bước ra cỗng còn ngoái lại: - Hẹn một tuần sau tới nhận hàng nhé. Không đợi đến một tuần sau, ngay buổi chiều An đã có mặt ở cổng nhà Quân. Quân lật gọng chiếc xe và bắt đầu gỡ bánh xe sau với cả búa và kìm. - Làm chi mà nóng ruột thế? - Tới kiểm tra Quân làm việc được không? - Sợ đổi đồ hở? Hì hì, mình sẽ tới tiệm bán phụ tùng đổi hết lại thì đúng hơn. Chiếc xe... bạn xem nè, rụng càng hết cả rồi. An như không để ý đến chiếc xe và cũng chẳng cần biết tới công biệc tiếp sau đó của Quân sẽ ra sao, cô bé đi một vòng sân xem xét những chậu cây cảnh rồi đá nhẹ vào đôi tạ tay xem chúng lăn dưới gốc mận. - Thôi, dẹp đi Quân. Mình thích chơi cầu với cậu, được không? Quân ngớ người, đưa đôi tay đầy dầu đen sì quệt cả xuống nền sân xi măng, không hiểu An nói thật hay đùa. Cô ta một mực đòi Quân phải bỏ hết mọi việc để chỉ lo chiếc xe cho cô ta, giờ lại... - Tự dưng chiều nay mình thấy... khỏe quá. An nói và quay một vòng cánh tay nhỏ nhắn trước mặt Quân châm chọc, bộ Quân không thích à? - Có chứ, Quân vội quấn lấy cái giẻ lau, đợi mình lấy dầu rửa tay đã. Khi Quân vừa lau sạch đôi tay, An lại khiến cậu ta cụt hứng: - Nhưng mà thôi Quân ạ, ngoài đường còn nắng quá. Chỉ vài trái là chạy đổ mồ hôi, chẳng ham chút nào. Hay là... phải rồi, tại sao mình không đi bơi nhỉ? Lại còn thế nữa. Cái chong chóng cánh tay An đang quay trước mặt Quân, nó sẽ còn quay tiếp hay sắp dừng? - Thông báo, hồ bơi huấn luyện còn đang sửa chưa biết đến bao giờ mới nhập khóa. An quên rồi sao? - Ố là la, mình đâu có tham vọng làm vận động viên bơi lội. Thôi dẹp cái chương trình huấn luyện đi Quân. Mình chỉ thích vùng vẫy nước cho mát thôi. - Thế thì dễ. Có hồ bơi công cộng dành cho cả con nít lẫn người lớn lúc nào cũng mở cửa. - Tuyệt quá, còn chần chừ gì Quân không sửa soạn đi. - Nhưng... - Còn nhưng nhị gì nữa, bồ ngán phải chở tui hở? - Xe honda của mình ba giữ chìa khóa rồi. - Còn chiếc xe “cuộc” mới tinh để dành đua chắc? - Xe “cuộc” đâu có chỗ ngồi sau? - Ừa há. Chả lẽ mình lại phải quay chong chóng đổi ý nữa? - An dám ngồi đằng trước không? - Không sau thì trước, có gì mà không dám. Nào lên đường... Nhưng... - Ðừng quay chong chóng nữa. - Hết gió rồi, yên tâm. Mình tính thế này nè, để mình đi bộ trước đợi Quân ở ngoài cổng cư xá kẻo lỡ ông bà già thấy mình đi chơi linh tinh kiểu này hẳn khó sống. Hồ bơi Yết Kiêu vào những ngày nóng nực như thế này còn đông hơn rạp hát. Chủ yếu là những “kiện tướng” nhí. An thấy yên tâm và yên tâm hơn nữa là dãy hàng quà dàn hàng chào hai bên lối vào dành bồi dường cho các “kiện tướng” sau khi ngụp lặn vùng vẫy dưới nước xong, ăn cái gì cũng thấy ngon và muốn ăn nữa. Quân chỉ nơi thuê đồ tắm cho An và phòng thay đồ nữ, rồi anh chàng biến mất. An loay hoay mãi với mãnh áo tắm một mình, cuối cùng cô bé đẩy đại một cánh cửa khép hờ phòng bên cạnh. - Ê, làm gì vậy, tính... dê hở? Một bạn đang ngửa cổ xả nước quay ra nạt An. Tiếng cười phun nước và sau đó An bị lôi tuột vào trong. - Quê vừa chứ. Bộ mới đi hồ bơi lần đầu hở? - Ừa. - Thế này nè... Không có phản ứng phụ. An được bóc nhanh để thay vào bộ áo tắm ôm sát người. - Hơi bó một chút đấy, nhưng chả sao, càng nổi. Áo thuê phải không? - Mình bốc đại. Có kỳ lắm không? - Tuyệt vời. Bồ tên gì? - An. Còn bồ? - Hoàng Ly. - Hoàng Ly à, tên hay nhỉ. Tớ khoái bồ. Hoàng Ly đẩy An tới vòi sen: - Xả nước đi rồi ra hồ cho kịp suất với tớ. Chỉ khi ngâm mình dưới nước hồ rồi An mới thấy bớt ngượng. Dù rằng toàn những ông nhí, các cô cậu ở đây chưa chiếm được một góc hồ. Ở góc hồ bên kia Quân đang đảo mắt tìm An. An đưa tay vẫy cao ra hiệu. - Ai vậy? Hoàng Ly hỏi. An đáp bừa. - Ông em họ. - Ðược đấy. Giới thiệu với tớ đi. Người con trai hơi e dè khi tiến lại. - Ðây là Quân, còn đây là Hoàng Ly. Các bồ làm quen với nhau đi. Hoàng Ly đưa tay ra, Quân còn chưa hiểu ý thì đã bị kéo ngồi xuống mép hồ. Chưa ổn vị cậu ta đã bị tấn công tới tấp: - Tập tạ phải không? Trông Quân “phông” lắm nhưng coi chừng... thiếu bề dài đấy. Nói rồi Hoàng Ly phóng xuống nước, kéo An theo. - Sao bồ bạo miệng thế? - Có gì đâu, em của bồ cũng là em của tớ. Bồ không thấy nhận xét của tớ là đúng à? An cười. Nếu người ta cứ nói ra tất cả những điều mình nghĩ thì mọi sự đều chói như nắng giữa trưa. - Bồ có đồng ý không, bọn con trai thiếu bề ngang thì không đến nỗi, chứ thiếu bề dài coi không được. - Bồ có vẻ rành về ngoại hình nhỉ. - Người ta bảo tương lai thế hệ bọn trẻ mình có khuynh hướng phát triển ngoại hình cao lớn hơn những thế hệ trước làm mình cũng cảm thấy sốt ruột. - Bộ bồ ham làm cầu thủ bóng rổ hay bóng chuyền? - Cần gì phải làm cầu thủ. Này nhé, bồ không thấy bực bội khi họp mặt giao lưu nhi đồng quốc tế người ta chọn trẻ 8 tuổi còn mình phải chọn 15. Chào cờ Liên Hiệp Quốc người ta đứng nghiêm còn mình phải... nhón gót lên, tự ái dân tộc lắm chứ? Không biết Hoàng Ly lấy đâu ra những dữ liệu ấy. Nhưng rõ ràng là Hoàng Ly không đứng chỗ An đang đứng. An chưa kịp họi thì Hoàng Ly đã hỏi trước: - An học cấp 3 rồi chứ? - Không, mới cấp 2 thôi. - Vậy thì ít ra An cũng kém mình hai lớp. An còn đang tuổi lớn, còn mình thì sợ hết dài nổi nên ham đi bơi mỗi ngày đến sạm cả da đây nè. An bật cười, sao cô nàng cứ mãi nói tới bề dài, mà thực sự cô ta cũng hơi thiêu thiếu đấy. - Ðừng lo, nghe người ta nói mãi tới năm hai mí con gái mới hết lớn cơ mà. - Không phải đâu, tùy từng người đấy thôi. Như mình từ đầu năm đến giờ cứ ở mài con số 1 mét 55, chẳng dài hơn được một ly. An không có cái thước và An cũng chẳng bao giờ để ý tới điều ấy. Có một lần, chị Kim thấy quần áo em cứ cộc cũn cỡn mãi lên, chị bắt An dựa lưng vào tường và lấy cuốn sách dựng trên đầu, vạch một vạch rồi lấy cái thước vải của chị ra đo: 1 mét 58. Chị kêu toáng lên: Cái con bé này sẽ không dưới 1 mét 65 khi 18 tuổi. Chuông báo hiệu hết suất bơi. Mọi người hầu như chưa cảm thấy đủ nhưng vẫn nhất loạt rời hồ. Chỉ có bọn trẻ phải chờ tới cái cây của huấn luyện viên canh hồ lùa mới chịu thôi chạy nhảy, rời khu vực. Hoàng Ly rủ An ở lại suất sau nữa, An cũng ham nhưng thấy Quân bỏ vô phòng thay đồ rồi, nên thôi. - Hẹn bữa khác nhé – mình còn gặp nhau nữa chứ? - Dĩ nhiên. - Nhà bồ ở đâu vậy? - Quận 8. - Còn mình ở quận 3. An và Hoàng Ly trao đổi địa chỉ nhau. Cả hai còn lùa hết tô bún rồi đến dĩa bò kho trong khi Quân chỉ đứng ngó trời, không tham dự. - Hẹn gặp lại. Bắt tay nhau một cái đi. - Quân miễn cưỡng chìa tay ra nắm tay Hoàng Ly trong khi đã ngồi sẵn trên yên xe. Ðều vòng bánh lăng rồi, Quân mới hỏi: - Bạn cùng lớp với An đấy à? - Không. Mới quen. Cô ta cũng “dòn” đấy chứ. - Con gái gì mà ngổ ngáo quá. - Học cùng trường với Quân đấy. Cô ta có vẻ “chịu” Quân, muốn làm quen với Quân, được chứ? Quân yên lặng đạp xe. Ðược một quãng An đòi nhảy xuống. - Chi vậy? - Ê mông quá. Ngồi xe cái kiểu này chẳng thoải mái tí nào, để An gọi xích lô về một mình cũng được. Ngồi trên xích lô rồi An còn gọi vói theo: - Nhớ Quân nhé, cái xe đạp của An xong càng sớm càng tốt. Ngày nào An cũng tới kiểm tra đấy. Một buổi chiều vùng vẫy thoải mái, về tới nhà An nghe mẹ cằn nhằn: “Chị em đi đâu mà đi suốt, anh Thức ngồi chờ cả giờ, mới về rồi”. - Anh ấy có nhắn gì không mẹ? - Có biên giấy nhắn gì tụi bay ở trên phòng ấy, ai mà biết. Chương 9 Thức dậy thật trể. Cơ chừng đã chín giờ hơn. Những ly bia đêm trước chưa đủ mềm nhưng cũng dư để anh phải choáng váng. Một thời rắm rối mù mịt đã qua. Thức đã chối từ lâu những cơn say vô bổ, chỉ để làm mệt người khi tỉnh giấc. Bữa qua Trung tâm ký được một hợp đồng trị giá đáng kể, thế là toàn bộ anh em được đãi một chầu nhà hàng máy lạnh để gọi là “lấy khí thế đi lên” và “gợi hứng sáng tạo”. Về tới nhà trọ đã quá nửa đêm, Thức để nguyên quần áo, giày vớ lăn ra giường. Từ lâu lắm, những hình ảnh xa xưa đã trốc gốc, bứt rễ. Nhưng thật kỳ lạ, trong giấc ngủ chập chờn đã nối nhau tìm về, Thúc thấy mình thuở nhỏ chạy dọc bờ đê ngăn mặn té lên té xuống. Thức nghe tiếng đạn pháo và những đám cháy xe tre nổ ràn rạt trên đầu. Rồi Thức lại thấy biển, thấy những vỏ ốc trôi dạt nằm chơ vơ nơi chân cát ẩm ướt. Những võ ốc trôi dạt nằm chơ vơ nơi chân cát ẩm ướt. Những vỏ ốc ấy in hằn trên bìa một cuốn album hoàn toàn một màu tắng ẩn hiện. Người thiết kế mẫu bìa thật tuyệt diệu, đã dùng những hình ảnh vỏ ốc để nhắc nhở rằng những gì chất chứa trong ấy, cuốn album này, chỉ là cái xác, cái hình hài đã khô còn giữ lại là kỷ niệm. Làm sao có được sự liên tưởng đầy thơ, đầy thực từ vốn sống và công việc làm? Thức thấy mình xách cái máy ảnh chạy ngược chạy xuôi khắp chốn và ngắm chụp tới tấp để hy vọng kiếm được cái gì độc đáo, xuất thần. Nhưng cuộn phim tráng xong chỉ toàn một màu trắng xác, thất vọng. Thức lại thấy mình ở tuổi mới lớn ngu ngơ, vác cặp lẽo đẽo theo một con bé leo lên xích lô, chú bé hồng hộc chạy theo. Con bé vô nhà, chú bé đứng nắm thanh sắt cổng ngó vào. Cười. Con bé ngó ra nhăn mặt. Chú bé vẫn đứng đấy dù cô bé đã khuất vào nhà tự khuya. Ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn, cô bé vẫn thấy chút ta còn đứng đấy, ngoài cổng. Ném vào mặt một tờ giấy bạc, cô bé xua tay ra hiệu cho chú bé cút ngay. Thức châm điếu thuốc rồi rít hơi dài, lằm bằm: Khỉ thật, cũng có cái con bé mặc đầm trắng cài nơ đỏ ngày xưa đấy, nhưng đâu có chuyện vẽ vời như thế. Cái con bé kiêu kỳ ấy lại được đầu óc quen tưởng tượng viết tiếp một kết thúc tệ hại, đầy chất kịch. Thất vọng thì tìm đường phú lỉnh cho rồi, lại còn tiếc rẻ tờ giấy bạc cúi xuống lượm đã. Thơ văn, ong bướm đều cháy rụi bởi một cái cúi xuống chết tiệt ấy. Rõ chán. Thức không khỏi mỉm cười một mình với khói thuốc lãng đã bay khắp phòng. Thật kỳ lạ những giấc mơ, Thức ngẫm nghĩ, đôi khi nó không một mình chìm nghỉm trong cõi vô thức, một phần nào của bộ não vẫn làm việc và can dự theo tập tục nó vẫn thường làm. Nó quyện cả hư lẫn thực, cả quá khứ xa lắc xa lơ với hiện tại nóng bỏng đang ở trên tay. Nhớ tới An, lao xao trong chuổi liên tưởng một bờ áo trắng thuở vụng dại, đã nhập cả tâm tình vào đấy. Hình như mình vẫn đeo đuổi một cái gì đó trong đời. Thức nghĩ, một cái gì thanh thoát, dễ thương, một cái gì nhẹ nhàng, ấm áp. Một cái gì đó khó nắm bắt và chẳng bao giờ giữ được. - Tôi là Mực Tím, vì từ khi học mẫu giáo đến giờ tôi chỉ thích viết mực tím. - Còn tôi hễ một tuần không đi dạo phố xá là không chịu được... các bạn gọi tôi là Thành Phố. - Tôi yêu sự êm ả của giòng sông và tôi có thể ngồi cả ngày bên bờ (không phải vì câu cá đâu nhé) nên tôi mang tên Dòng Sông. - Cỏ May là tôi, loài cỏ mới dễ thương làm sao, hễ đụng tới là bám theo, tôi còn gọi chúng là cỏ “bắt bồ”. - Cỏ “bắt bồ”, cái tên nghe ngộ đấy. - Cúp máy. - Cái gì mà cúp máy? - Lạc đề. Mi không thấy là đang quay phim sao? Ðây là đoạn giới thiệu nhân vật. - Hay đấy, tiếp tục. - Ðến phiên mi chứ còn ai nữa An, mi tự giới thiệu tên đi. - Tên gì? - Thì tên... Học trò của mi chứ còn tên gì. - Ừa há, tao... í quên... tôi... À này, đề nghị camera thu hình một bông hao đi. - Sao lại một bông hoa? - Cãi diễn viên chính hở, xù bây giờ. - Ðược rồi, một bông hoa đang nở xòe ra đây nè. Nhưng mà hoa Cỏ hôi hay hoa mắc cở vậy? - Hoa gì cũng được miễn là trắng. Rồi chưa? Từ từ lồng hình tớ vào nhé. Tớ đang cười toe ra đây nè... Nhưng khoan đã, xóa ngay đi làm lại. - Lại còn gì nữa đây, khó quá. - Miệng tớ... hơi sún cười không đẹp, đưa tớ cái bánh hay trái cây gì nhóp nhép cho có duyên. - Hoa gì hoa hay ăn! - Cãi đạo diễn phải không, cho nghỉ việc lập tức. - Rồi xóa, rồi hoa, rồi nhóp nhép... Lên tiếng đi cưng. - Còn thiếu. Tớ thấy như còn thiếu cái gì ấy. - Hết ăn rồi tới uống chứ gì? - Ðúng rồi. Âm nhạc. Hình ảnh phải có âm nhạc mới bay bổng được. Anh Thức đâu? - Có tôi. - Anh chơi một đoạn nhạc thật vui tươi, nhí nhảnh đi anh. - Các cô thích nhảy phải không? - Tụi em đang đóng phim. - Hay đấy. Nhưng phim gì vậy? - Phim gì chưa biết nhưng chắc chắn không phải là phim tình cảm hay võ hiệp. - Thế là phim học trò. - Ðúng rồi. Thưa các bạn, đây là một bộ phim học trò nhiều tập đầy thơ mộng, ngập tiếng cười và tiếng hát... - Bấm may. Âm nhậc nổi lên. Anh Thức ôm cây ghi-ta “tình tinh tính” đầy hào hứng. - Ðây có phải là kên 7 đâu mà anh chơi nhạc hiệu đầu kên. Bộ anh tính “đồng hành” với công ty vàng bạc đá quý chắc? - Chẳng đồng hành đồng hương chi cả. Anh cứ thích chút “Mặt trời bé con”. - Hay quá, chơi tiếp đi anh Thức. Tụi em cũng thích nữa. Cả bọn xúm lại quanh cây đàn với người thanh niên. Bài ca bắt đầu bằng tiếng “Ngày xưa” đầy huyền thoại và những đôi mắt tròn xoe long lanh, long lanh mãi thôi với nụ “cười ngộ ghê”. Ai đã về giữa đám cỏ non chợt thấy lòng mình ngọt dịu bất ngờ, thèm tìm lại được một ngày của tuổi thơ mát rượi. Không lo lắng, muộn phiền. Bài ca bay lên, chao lượn rồi tung tăng, nhảy nhót. Cho đến khi trời mưa làm “bài ca ướt mất rồi”, để lại nỗi ngẩn ngơ ở cuối bài lẫn xót xa và tiếc nuối “hạnh phúc đơn sơ” và “đời tôi đâu có ngờ”. Cái gì thế nhỉ? Kết cuộc thường tình của những câu chuyện bắt đầu bằng tiếng “ngày xưa” đều tròn trịa, nhẵn nhụi để có thể dễ in vào óc trẻ thơ nhu tay nó có thể nắm gọn một cái kẹo hoặc chiếc bánh, viên bi hoặc hòn cuội. Ở đây không có thường tình ấy. Thường tình của những người đánh mất tuổi thơ đi tìm lý tưởng, đi tìm những thứ đắt giá của cuộc đời. Rồi quay quắt, ê chề, mệt mỏi nhìn lại giật mình cảm nhận rằng: Hạnh phúc đơn sơ thôi, nó ở ngay quanh ta. Bài ca giữa trẻ nhỏ mà không thuộc về trẻ nhỏ. Vừa gần gũi vừa xa lạ. Vừa ở trong vạt áo đó song lại quá tầm tay. Nó thuộc về Mực Tím, Dòng Sông, Thành Phố, Cỏ May... và cả Thức. Nó thuộc về những tâm hồn bát ngát thương yêu. - Anh Thức nè, tại sao anh không là ông thầy của bọn em nhỉ. - Ông thầy dạy gì bây giờ? - Gì cũng được. - Ồ, các cổ chỉ thấy một ông thầy lầm lì, cau có, các cô lại là những học trò bướng bỉnh, lười biếng. Chán lắm. - Vậy thì dạy đàn cũng được. - Dạy vỗ tay mười ngón hôn nhau cho dễ. - Thôi đủ rồi. An đứng lên xô bạn bè ra, các cô yêu sách quá nhiều. Các cô quên rằng cái người này đã thuộc về độc quyền quản lý của ta rồi sao? Dữ tợn. Vô lý. Chưa đăng ký sản phẩm. Chưa đăng ký chất lượng. Ðộc quyền dỏm. Chiếm đoạt tín dụng. Mất khả năng chi trả. Tuyên bố vỡ nợ. Vỡ nợ. Một cảnh tượng hỗn loạn, An bị đè ra trên cỏ, bị nhéo tai, bứt tóc, rút ngón chân... la oai oái: - Buông tôi ra... Trời ơi... anh Thức... cứu người ta với chứ. Bớ bớ... người ta. Thức chỉ ngồi yên, khoanh tay trên mặt đàn, mỉm cười. Tiếc rằng nguyên một cuộn phim màu đã hết nhẵn.