Nay 2 tỉnh Gia Định, Định Tường là nơi quãng giữa trong 6 tỉnh, trên từ bọn sơn man, dưới đến cửa biển, người Tây dương đã chiếm giữ được cả; còn 3 tỉnh Vĩnh Long, An, Hà thì cách trở không thông, Biên Hòa đã liền sáp với bọn ho. Rừng lớn đằng sau, nối đến đất man, rất là chỗ đứt ngang. Tuy 4 tỉnh ấy đều có thuyền, nhưng khó đối địch với tàu của Tây dương được. Cho nên thần nói rằng dù cho có nhiều thuyền quân cũng chưa dùng được là thế đó. Hiện nay Tây dương đã chiếm cứ Gia Định, Định Tường, hòa hay không hòa, chỉ một việc ấy ta đã thua thiệt rồi. Nếu hòa mà họ không trả lại 2 tỉnh ấy thì ta chỉ có thua thiệt có bấy nhiêu thôi, mà Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên còn là của ta, đường bộ đường biển có thể giao thông được, để cứu cấp trước mắt, mà tính cách về sau. Nếu ta cho thế mà thua thiệt mà không hòa thì họ có chịu ngồi yên đâu, cả 6 tỉnh Nam Kỳ rồi cũng mất cả. Việc buôn bán trên sông, và việc vận tả đường biển đều đứt mất cả. Chỗ đáng lo ngại khó nói ra được. Thần không dám nói điều quá đáng. Cho nên thần nói rằng: hòa thì dẫu thua thiệt mà sự thế Nam Kỳ còn làm được, nếu không thì thần không biết chịu tội vào chỗ nào, là thế đó. Ngày nay thế giặc như thế, hiện tình 6 tỉnh như thế, việc đánh hay giữ không thể thi thố được. Không có sự thực đánh giữ, chỉ phô trương hình thức, chỉ cho giặc chóng sinh lòng mà thêm tổn hại thôi. Cho nên tôi gần đây không đắp đồn lũy, bớt việc trưng lương gọi lính, là vì cớ đó. Đấy là chủ ý của tôi. Duy quân Tây dương yêu cầu quá đáng, tôi cố sức biện bạch, đã đến 4 lần, mà khí thế của họ rất găng, giỡ giọng dã man. Thần đã lại nói như trước, thực là có chỗ không tiện, không chịu nổi, cho nên chưa dám y theo. Đã phái người đưa thư. Viên quan Tây dương ấy nói rằng: việc ấy khó giải quyết, đợi 10 ngày nữa sẽ bàn lại. Vả lại, cứ như phái nhân trở về nói lại thì xem giọng nói, cách khoản tiếp của họ, cũng như mấy lần trước, không có tình ý gì khác. Xem thế thì đủ biết ta không sinh sự với họ thì họ cũng chưa vội lấn áp ta. Hãy đợi cho họ trả lời thế nào, sẽ tùy cơ mà làm. Hiên nay sự thế 6 tỉnh Nam Kỳ như thế, chỉ có một chữ hòa, còn có thể làm được. Nhưng nay hòa thì một khoản mất đất, ta đã thua thiệt. Bởi họ cho là của họ đã lấy được rồi, họ nhất vị cố giữ, ta kiếm lời biện bạch cũng khó. Còn các khoản khác ta lấy lời lẽ biện bác, hoặc có thể bớt đi được. Cuối mong hoàng thượng quyết đoán mà làm, để cứu đỡ nỗi khổ cho dân binh từ Quảng Nam, Quảng Ngãi trở vào Nam. Nếu hoàng thượng không quyết đoán mà làm hai mặt kia còn về phần hạ thần thì làm thư từ đi lại giảng thuyết; còn về phần quân thứ và các tỉnh thì không dám trái lời của bộ, hoặc phái người đi chiêu dụ binh dân, hoặc sửa đắp đồn lũy làm ra dáng đánh giữ. Bên giặc dòm thấy ý ta không thực, lại cố ý đánh hiếp ta. Thế thì đánh không được, giữ không được, hòa cũng không được, thần không biết xử trí làm sao cả". Vua nói rằng: "Sự thế khó làm, trẫm đã biết hết rồi. Ngươi có lòng chịu trách nhiệm, nên hết sức mà làm, để tỏ khí tiết như cây khỏe gặp cơn bảo táp, là được. >> (ĐNTLCB đã dẫn; bản dịch; quyển XXIV; trang 210, 211, 212, 213). ° Tháng 6 âl năm Tân Dậu (niên hiệu Tự Đức thứ 14) (1861), ĐNTL ghi chép một đoạn văn rất là mờ ám như sau: "Quan quân thứ Biên Hòa là bọn Nguyễn Bá Nghi cùng với viên soái của Tây dương bàn, mật đem việc Tây dương yêu cầu giảng hòa tâu lên. (Có 14 khoản chép ở tháng 4 năm Tự Đức thứ 15 sau đây)." (ĐNTLCB; sách đã dẫn; trang 226). Nghi vấn đặt ra là tại sao sử quán nhà Nguyễn không liệt kê ra ngay 14 khoản đòi hỏi của quân xâm lược Pháp gởi cho Nguyễn Bá Nghi vào lúc đó mà lại đợi đến gần một năm sau (tháng 4 â.l, năm Nhâm Tuất, niên hiệu Tự Đức thứ 15/1862) mới chịu khai ra? Trong khoảng thời gian gần 1 năm đó việc gì đã xảy ra? 14 khoản đòi hỏi của người Pháp gồm có những gì?