Người Dịch: Vũ Liêm – Đoàn Doãn
Chương 8
CHUYỆN KỂ CỦA TU SĨ KHỔ HẠNH THỨ NHẤT, CON VUA

- Thưa bà, để cho bà hiểu vì sao tôi lại mất con mắt bên phải và nguyên nhân buộc tôi mang áo thầy tu, xin thưa với bà tôi là hoàng tử con vua. Vua cha tôi có một người em trai cũng ở ngôi vua như ông tại một nước láng giềng. Người em này có hai con, một hoàng tử và một công chúa và hoàng tử thì gần như đồng niên với tôi.
Khi tôi đã hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được trao, phụ vương cha tôi thường cho tôi được hưởng một thứ tự do thuần khiết và thích đáng. Đều đều hàng năm tôi được đi thăm quốc vương chú tôi và tôi ở lại đó một hoặc hai tháng. Sau đó tôi lại về sống gần phụ vương cha tôi. Những cuộc đi trên đã tạo điều kiện cho hoàng tử em họ tôi và tôi một tình thân thật đậm đà và đặc biệt sâu sắc. Lần gặp nhau vừa rồi, hoàng tử em tiếp tôi với những biểu hiện thân tình chưa từng thấy. Và một hôm để chiêu đãi tôi, chú ta đã chuẩn bị thật là kỳ công. Chúng tôi ngồi vào bàn ăn đã lâu và sau khi cả hai cùng no nê thoả mãn, hoàng tử bảo tôi:
- Anh ạ, anh không thể đoán được là em đã bận tâm về việc gì từ cuộc đến thăm của anh lần trước đâu. Đã được một năm kể từ ngày anh trở về bên bác, em đã thuê rất nhiều thợ làm việc để thực hiện một ý đồ mà em đã nghiền, ngẫm. Em đã cho xây xong một đinh thự và bây giờ đã có thể ở được. Chắc là anh sẽ rất thích được tới xem. Nhưng trước hết anh phải hứa với em là tuyệt đối giữ bí mật và phải một dạ trung thành. Đó là hai điều em đòi hỏi ở anh. Tình bạn thân thiết và tình ruột thịt gia đình giữa chúng tôi không cho phép tôi từ khước một điều gì, vì vậy tôi không chút ngần ngại thề như ý em tôi muốn và em tôi liền bảo:
- Anh hãy chờ em tại đây, một lát nữa em sẽ quay lại. Đúng vậy, chỉ một lát sau em tôi trở về và đi cùng một thiếu nữ rất xinh đẹp, quần áo sang trọng. Em chẳng nói cho tôi biết nàng là ai và tôi thấy cũng chẳng nên tò mò làm gì. Chúng tôi lại ngồi vào bàn tiệc cùng người thiếu nữ đó một lát, nói chuyện về nhiều vấn đề và uống chúc mừng sức khoẻ lẫn nhau. Sau đó hoàng tử bảo tôi: “Anh họ ạ, chúng ta không có nhiều thời gian đâu. Anh hãy giúp em đưa phu nhân này tới phía đó, ở cái chỗ mà anh sẽ nhìn thấy một ngôi mộ có vòm mới xây. Anh sẽ nhận biết dễ dàng. Cửa hầm mộ đã mở sẵn, hai người cùng vào trong đó và chờ em. Em sẽ tới ngay thôi”.
Trung thành với lời hứa, tôi chẳng muốn tìm hiểu gì hơn, giơ tay cho nàng và theo những chỉ dẫn của hoàng tử em họ, tôi dẫn nàng đi dưới ánh trăng. Vừa tới chỗ ngôi mộ, chúng tôi đã nhìn thấy hoàng tử đi phía sau chúng tôi, mang theo cái bình chứa đầy nước, một cái cuốc và một túi nhỏ đựng vôi vữa.
Hoàng tử dùng cuốc phá dở nấm mồ trống không, bê lần lượt các tảng đá xếp vào một góc. Rồi chú ấy đào đất sâu xuống và tôi thấy hiện ra một cái nắp dưới đáy huyệt mộ. Hoàng tử lật cái nắp đậy lên và tôi nhìn thấy ở phía dưới, đầu một cầu thang xoáy trôn ốc. Thế rồi ông em họ tôi nói với thiếu nữ:
Đó là lối để đi tới chỗ mà tôi đã nói.
Người thiếu nữ bèn đi tới gần và đưa chân bước xuống, hoàng tử em tôi đi theo, nhưng trước khi cũng bước xuống bèn quay lại nói với tôi: “Anh họ của em, em rất biết ơn sự giúp đỡ của anh. Xin cảm ơn và vĩnh biệt anh. – Em họ thân mến của anh - tôi kêu lên - Thế này là nghĩa làm sao? - Thế là đủ rồi anh ạ - Chú em tôi đáp - Anh có thể trở lại con đường anh vừa đi tới đây”
Scheherazade kể đến đây thì trời vừa sáng, nàng chẳng thể vượt điều đã qui định. Hoàng đế cũng đứng lên, trong lòng băn khoăn về ý đồ của người hoàng tử và vị phu nhân dường như muốn tự chôn sống mình. Ông đành nóng lòng chờ đến đêm hôm sau để được sáng tỏ chuyện đó.
- Chị ơi, nếu chị không còn ngủ nữa - Dinarzade gọi chị trước khi trời sáng - Em xin chị kể tiếp chuyện người tu sĩ thứ nhất cho em nghe đi.
Schahrlar cũng tỏ ý với hoàng hậu là ông rất muốn nghe hoàng hậu kể tiếp chuyện đó. Scheherazade kể tiếp như sau:
“ Người tu sĩ nói với Zobéide:
- Tôi không thể moi gì được thêm ở hoàng tử em họ tôi nên buộc phải chia tay với y. Khi trở về hoàng cung, của quốc vương chú tôi, chất men rượu bốc lên đầu nhưng tôi cũng về được tới phòng riêng nằm ngủ như chết. Hôm sau thức dậy, nghĩ lại những gì đã xảy ra đêm trước, và sau khi nhớ lại tất cả những chi tiết của một sự kiện thật là kỳ lạ, tôi ngỡ đó là một giấc mộng. Đinh ninh với ý nghĩ đó, tôi cho người đi tìm hiểu xem hoàng tử em họ tôi có ở nhà không. Nhưng khi người ta cho biết là y không ngủ ở nhà và cũng không biết y ra sao trong lúc này. Mọi người đều lấy làm lo lắng, tôi thấy rõ là chuyện kỳ lạ về ngôi mộ là hoàn toàn có thật. Tôi rất buồn và tránh mặt tất cả, tôi bí mật một mình đi tới nghĩa địa mà ở đó có vô vàn những nấm mồ giống như nấm mồ tôi đã thấy hôm qua. Suốt một ngày tôi xem xét hết cái này đến cái khác nhưng không sao nhận biết được ngôi mộ nào là cái tôi đã thấy. Liên tiếp bốn ngày tôi tìm tòi một cách vô ích.
Cũng cần biết thêm là suất thời gian đó quốc vương chú tôi đi vắng. Nhiều ngày liền, ông mải đi vào cuộc săn thú rừng. Chờ đợi lâu tôi rất sốt ruột nên sau khi nhờ các quan trong triều cáo lỗi hộ khi Người trở về và tôi rời hoàng cung của ông để về với triều đình của phụ vương cha tôi mà tôi không quen sống xa quá lậu. Những đại thần của triều đình chú tôi rất lo lắng về việc hoàng tử em họ tôi mất tích. Nhưng trung thành với lời thề là giữ bí mật cho y, tôi không dám cho họ rõ những gì tôi biết về hoàng tử.
Tôi về tới kinh đô nơi cha tôi trị vì. Trái với lệ thường, tôi thấy trước cổng hoàng cung rất nhiều lính vệ binh và tôi bị bao vây ngay lúc mới bước vào. Hỏi lý do, viên sĩ quan cận vệ cho tôi biết là quân đội đã suy tôn viên tể tướng lên nối ngôi thay cha tôi đã mất và tôi bị bắt làm tù binh theo lệnh của quốc vương mới. Bọn vệ binh bắt trói tôi và đưa đến trước tên bạo chúa. Bà thử xem, thưa bà, sự kinh ngạc và nỗi đau của tôi lớn đến mức nào.
Tên tể tướng phản động này đã mời mối hận thù với tôi đã rất lâu rồi. Và nguyên nhân là đây: Trong tuổi ấu niên, tôi rất thích bắn cung. Một hôm tôi cầm một cây cung đứng trên sân thượng cung điện tập bắn. Có một con chim đậu phía trước, tôi nhằm bắn nhưng trượt và chẳng may mũi tên bay lạc cắm vào mắt viên tể tướng lúc đó đang đứng hóng mát trên sân thượng nhà ông và làm ông ta nổ một mắt. Khi biết tin tai hoạ đó, tôi cho người đến tạ lỗi và tự mình cũng đến tạ lỗi với ông. Nhưng ông vẫn mang lòng hận thù và chỉ chờ dịp để trả hận. Khi thấy tôi đã ở trong tay, hắn nhảy xổ vào tôi như một thằng điên, chọc thẳng ngón tay vào mắt phải tôi và móc ra. Đó, tôi bị chột mắt là vì thế.
Nhưng kẻ tiếm quyền không ngừng tính độc ác của hắn tại đó. Hắn cho giam tôi trong một chiếc hòm và ra lệnh cho đao phủ cứ thế mang tôi ra xa kinh thành, để cho lũ ác điểu rỉa thịt sau khi đã chặt đầu tôi. Tên đao phủ cùng với một tên nữa cưỡi ngựa, mang theo cái hòm, dừng lại trên cánh đồng vắng để thi hành mệnh lệnh. Tôi khóc lóc van xin khiến chúng mủi lòng.
Tên đao phủ bảo tôi:
- Đi đi, đi ra mau khỏi vương quốc và đừng trở về nữa vì anh sẽ chết và tơi cũng bị chết lây đó.
Tôi cảm ơn tên đao phủ và khi chỉ còn lại một mình tôi tự an ủi dù bị mất một con mắt nhưng đã tránh được tai hoạ mất đi cả cuộc sống.
Với tình trạng như thế nên tôi chẳng đi được bao ngã quãng đường dài. Ban ngày tôi ẩn mình vào những nơi hẻo lánh kín đáo, tôi chỉ đi hoàn toàn vào ban đêm, gắng hết sức mình càng đi được mau càng tốt. Cuối cùng tôi tới được vương quốc của chú và đi thẳng vào kinh đô.
Tôi kể cho chú tôi nghe với tất cả chi tiết nguyên nhân khốc liệt của sự trở về và tình trạng bi thảm lúc này mà chú tôi thấy.
- Than ôi? - Ông thốt kêu lên - Mất một đứa con thế chưa đủ sao! Mà ta lại còn phải hay tin cái chết của một người anh trai vô cùng thân thiết, lại còn phải nhìn thấy tình trạng thảm thương của cháu ta thế này.
Chú tôi tỏ ra vô cùng lo lắng về việc chẳng được có một tí tin tức nào về hoàng tử con trai ông dù đã cho đi lùng tìm ráo riết. Người cha khốn khổ này khóc ròng khi than thở cùng tôi và tỏ vẻ vô cùng đau khổ làm tôi không sao đừng được mà phải kể lại cho ông nghe tất cả những gì tôi biết mặc dù tôi đã phát lời thề với hoàng tử em họ tôi.
Nhà vua lắng nghe tôi nói có vẻ như được an ủi phần nào. Khi tôi dứt lời, ông nhìn tôi hỏi:
- Cháu của chú, chuyện cháu vừa kể đưa lại cho chú một đôi chút hy vọng. Chú biết là con chú đã cho xây nhà mồ đó và chú biết nó ở chỗ nào. Với trí nhớ của cháu, ta tin là có thể tìm thấy. Nhưng vì nó đã bí mật xây và còn đòi hỏi ở cháu phải giữ kín, ta thấy là nên tránh chuyện ồn ào: chỉ hai chú cháu ta đi tìm thôi.
Còn một lý do nữa mà chú tôi không nói ra là không muốn cho tất cả mọi người biết chuyện. Lý do này rất quan trọng mà chúng ta sẽ thấy rõ ở đoạn tiếp lời thuật lại của tôi.
Hai chú cháu cùng cải trang và ra khỏi hoàng thành bằng cửa khu vườn mở ra phía cánh đồng. Chúng tôi may mắn tìm ngay ra được cái cần tìm. Tôi vô cùng sung sướng nhận ra cái nhà mồ mà mấy hôm trước đã mất bao công tìm kiếm vô ích. Chúng tôi bước vào và tìm ra được cái cửa sắt chặn lối xương cầu thang. Mất rất nhiều công sức với cái cửa này vì hoàng tử em tôi đã trát kỹ phía trong bằng túi vữa chú ta mang theo. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng nâng lên được.
Quốc vương chú tôi bước xuống trước. Tôi theo sau và chúng tôi phải đi xuống khoảng năm chục bậc thang. Khi đã xuống tới chân cầu thang, chúng tôi thấy mình đang ở trong một tiền phòng đầy khói và bốc lên mùi hôi hám. Khói làm cho ánh sáng toả ra từ một cái đèn chùm rất đẹp bị mờ hẳn đi.
Từ gian phòng này chúng tôi bước sang một gian phòng khác to rộng có những cột lớn và được nhiều chùm đèn chiếu sáng. Giữa phòng là một thùng lớn chứa nước và bên cạnh xếp nhiều loại thức ăn. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì chẳng nhìn thấy một người nào. Trước mặt chúng tôi kê một cái sập khá cao có bậc để trèo lên và trên sập là một chiếc giường rộng có điềm che kín. Nhà vua đặt chân vào bậc trèo lên, mở diềm che và nhìn thấy hoàng tử con trai ông và người thiếu nữ nằm cạnh nhau nhưng thân thể cả hai đều bị đốt cháy đen như thể có ai ném họ vào một lò lửa lớn rồi lôi ra kịp trước khi bị thiêu cháy hoàn toàn thành than.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trước cảnh tượng làm mọi người kinh hoàng đó thì nhà vua chú tôi, đáng lẽ phải rất đau buồn thấy con trai mình trong tình trạng thê thảm như vậy thì ông lại nhổ vào mặt con và phẫn nộ kêu lên: “Đó là sự trừng phạt trên thế gian này nhưng ở thế giới bên kia thì sự trừng phạt sẽ còn kéo dài vĩnh viễn”. Chưa bằng lòng với lời xỉ vả đó, ông còn tháo giày ra cầm tay đập mạnh vào mặt hoàng tử, con trai ông.”
- Nhưng, tâu hoàng thượng - Scheherazade nói - Trời đã lại sáng rồi, thiếp tiếc là Người chẳng còn được thư thả để nghe thiếp kể tiếp nữa.
Vì câu chuyện về tu sĩ thứ nhất chưa kể xong và thật lạ lùng với hoàng đế nên ông quyết định nghe kể tiếp vào đêm sau và đứng lên
Hôm sau Dinarzade thức giấc sớm hơn mọi khi. Nàng gọi chị Scheherazade và bảo:
Hoàng hậu tốt bụng của em ơi, nếu chị không còn ngủ nữa thì xin chị kể nốt chuyện người tu sĩ thứ nhất cho em nghe đi. Em sốt ruột muốn biết đoạn kết ra sao.
- Vậy thì thế này nhé - Scheherazade bảo - Em thấy là tu sĩ thứ nhất đang tiếp tục kể chuyện của mình với nàng Zobéide. Anh ta nói:
- Tôi không sao tả được, thưa bà, sự ngạc nhiên của mình khi thấy quốc vương chú tôi lại hành hạ hoàng tử con mình đã chết rồi như thế. Tôi nói với ông:
- Tâu bệ hạ, dù sự tang tóc này có làm cho cháu đau đớn tới mức nào thì cháu cũng cố nén lại để xin chú cho biết hoàng tử em họ cháu đã phạm tội gì để Người phải đối xử như thế với thi hài của em.
- Cháu của ta! - Nhà vúa đáp - Ta có thể nói là con trai ta không xứng đáng được mang tên gọi đó. Nó yêu em gái nó từ khi còn nhỏ và em gái nó cũng yêu nó như vậy. Ta không phản đối cái tình cảm đó bởi vì ta không lường trước được điều xấu có thể xảy ra. Ai mà có thể dự kiến được cái đó? Tình cảm âu yếm đó tăng lên theo tuổi và tiến tới điểm mà bác lo là sẽ gây hậu quả không hay. Ta tìm cách ngăn ngừa trong phạm vi quyền lực của mình. Không những ta kéo riêng con trai mình ra một chỗ để răn đe, vạch cho nó thấy rõ sự kinh tởm của mối tình say đắm mà nó sa vào và sự nhục nhã mãi mãi của cả một dòng tộc nếu nó cứ nhắm mắt lao theo những tình cảm tội lỗi. Ta còn răn đe con gái ta cũng những điều như thế và bắt nó cấm cung để không còn liên hệ được với anh trai nó nữa. Nhưng con bé khốn kiếp đã ăn phải bả độc rồi nên tất cả những cấm đoán vì lo xa chúng rơi vào sự loạn luân bất chính chỉ càng làm cho nó như bị kích thích thêm mà thôi.
Con trai chú chắc là em gái nó đối với nó vẫn như trước đây, mượn cớ xây lăng mộ, nó chuẩn bị chỗ ở dưới đất này với hy vọng có ngày nào đó tạo cơ hội để bắt cóc đối tượng yêu đương của nó rồi mang tới đây. Nó đã chọn ngày chú đi vắng để xông vào nơi giam giữ em gái nó, phá cửa đưa em gái ra. Đó là điều mà danh dự không cho phép chú công bố. Sau hành động đáng phải lên án như thế, nó cùng với em gái đến ẩn náu tại đây. Cháu xem đấy, chúng đã chuẩn bị đủ các loại thức ăn để cùng nhau tận hưởng lâu lâu mối tình đáng khinh bỉ mà mọi người đều ghê tởm. Nhưng Thượng đế chẳng bỏ qua hành động bỉ ổi này và Người đã trừng phạt đích đáng cả hai đứa.
Nói dứt câu trên, ông bật khóc nức nở và tôi cũng hoà nước,mắt cùng ông.
Một thời gian sau, ông để mắt tới tôi, ông ôm hôn tôi và nói:
- Cháu yêu quí, ta đã mất đứa con chẳng ra gì, nhưng lại sung sướng thấy ở cháu một con người xứng đáng để thay thế nó.
Những suy nghĩ mà chú tôi gợi lại về cái kết thúc bi thảm của hoàng tử và công chúa, hai con của Người đã khiến cả chú tôi và tôi không cầm được nước mắt.
Chúng tôi trèo lên cũng bằng các bậc thang đó và rời khỏi cái chốn chết chóc ấy. Chúng tôi hạ cái cánh cửa sắt xuống và đắp đất dày lên trên, cố gắng che giấu đi cái hậu quả khủng khiếp của cơn thịnh nộ mà Thượng đế đã ra tay.
Chúng tôi trở lại hoàng cung mà không một ai biết đã vắng mặt. Chưa được bao lâu thì nghe thấy tiếng kèn, trống, thanh la những khí cụ chiến tranh khác nổi lên vang dậy. Một đám bụi khổng lồ dày đặc bốc lên làm không gian mờ mịt đã cho chúng tôi biết có gì xảy ra. Một đạo quân đông đảo đang tiến tới gần. Đó cũng chính là tên tế tướng đã cướp ngôi vua của cha tôi, bây giờ lại muốn chiếm cả đất nước của chú tôi với một lực lượng quân sĩ đông vô kể.
Vị quốc vương này lúc đó chỉ có một đội quân cận vệ bình thường không thể cự địch với kẻ thù hùng hậu. Chúng tấn công đô thành và vì các cổng thành đều bỏ ngỏ không đề kháng, nên chúng dễ dàng làm chủ. Cũng chẳng khó khăn gì mà chúng tiến vào tới tận cung điện của chú tôi. Ông ra sức kháng cự nhưng đã bị chúng giết sau khi bắt chúng phải trả giá đắt cho mạng sống của mình. Về phần mình, tôi cũng chiến đấu được một thời gian nhưng xét thấy một mình chẳng địch nổi được số đông nên tìm cách rút lui. May mắn cho tôi là đã dựa được vào các ngóc ngách thoát được ra ngoài vòng vây tìm đến nhà một vị võ quan mà lòng trung thành đã được thử thách, nhờ cứu giúp.
Ê chề đau khổ và bị số phận đầy đoạ, tôi phải nhờ đến một mẹo nó là phương sách cuối cùng để bảo toàn tính mệnh. Tôi cạo nhẵn râu ria và cả lông mày, mặc áo tu sĩ khổ hạnh, đi ra khỏi kinh thành chẳng thu hút sự chú ý của ai. Nhờ đó, tôi đã dễ dàng đi ra khỏi đất nước của quốc vương chú tôi, bằng những con đường đi vắng vẻ hẻo lánh. Tôi tránh không đi qua các thành phố, cho đến khi tới được bờ cõi của đức thống lĩnh các tín đồ, hoàng đế vinh quang và danh tiếng Haroun Alraschid, tôi mới hết sợ. Thế là tôi tự hỏi phải làm gì lúc này, tôi quyết định là phải đi tới Bagdad, quỳ xuống chân vị hoàng đế vĩ đại mà ai cũng ca ngợi đức tính khoan dung độ lượng. Tôi tự nhủ:!'Ta sẽ làm cho Người xúc động bằng câu chuyện kỳ lạ của ta, Người sẽ rủ lòng thương một hoàng tử tội nghiệp và ta sẽ chẳng uổng công cầu xin sự trợ giúp của Người”.
Rồi, sau một cuộc đi dài nhiều tháng trời, hôm nay tôi đã tới trước cổng kinh thành này. Lúc tôi vào thành thì trời đã về chiều. Dừng lại một lát cho tĩnh trí và để xem phải đi về hướng nào thì tu sĩ này, người ngồi cạnh tôi đây đi tới cũng như một du khách. Anh ta chào tôi, tôi chào lại và hỏi: “Có vẻ bạn cũng là khách lạ như tôi?”. Anh ta đáp là tôi đã không lầm. Trong khi anh ta trả lời tôi như thế thì người tu sĩ thứ ba mà các vị thấy đây, chợt đi tới. Anh ta chào chúng tôi và cho biết anh ta cũng là khách lạ và là lần đầu đến Bagdad. Vì là đồng đạo, nên chúng tôi đi cùng với nhau và quyết định không rời nhau nữa. Tuy nhiên, đêm đã khuya, chúng tôi chẳng biết tìm đâu ra nơi trọ ở một thành phố chưa tới lần nào, hoàn toàn lạ lẫm. Nhưng số phận may mắn đã đưa chúng tôi đến trước cửa đinh thự của các bà và mạnh bạo gõ cửa. Các bà đón tiếp chúng tôi với tấm lòng nhân hậu và hào phóng khiến chúng tôi vô cùng biết ơn. Đó, thưa bà - Anh ta nói thêm - đó là toàn bộ câu chuyện mà bà ra lệnh cho tôi kể hầu bà để rõ tại sao mà tôi chột mắt phải, vì sao râu tóc, lông mày tôi cạo nhẵn và tại sao lúc này tôi lại ở tại nhà quý bà.
- Đủ rồi - Zobéide nói - Chúng tôi rất hài lòng. Ngài hãy đi đi? Đi đâu tuỳ ý.
Chàng tu sĩ xin lỗi và xin được ở lại để có được cái thích thú là được nghe chuyện của hai người đồng đạo mà anh không thể, như anh nói, bỏ lại đột nhiên như vậy, và còn cả chuyện của ba vị khác nữa cùng trong nhóm người có mặt hôm nay.”
Tâu bệ hạ - đến đây Scheherazade nói - trời sáng rồi, thiếp chẳng kể tiếp được sang chuyện của người tu sĩ thứ hai. Nhưng nếu Người muốn nghe vào đêm mai thì Người sẽ thấy chẳng kém hứng thú như chuyện của tu sĩ thứ nhất. Hoàng đế bằng lòng và đứng lên để đi tới phòng thiết triều.
Dinarzade chắc chắn là chuyện của người tu sĩ thứ hai cũng sẽ hay chẳng kém chuyện người tu sĩ đầu nên không quên gọi hoàng hậu trước khi trời sáng:
- Chị ơi, nếu chị đã thức thì xin chị hãy bắt đầu kể chuyện mà chị đã hứa hôm qua đi.
Scheherazade hướng về hoàng đế và nói thế này:
“- Tâu bệ hạ, chuyện người tu sĩ thứ nhất làm cả bọn thích thú về tính chất kỳ lạ của nó, đặc biệt là đối với vị hoàng đế. Sự có mặt của những nô lệ kiếm lăm lăm trong tay cũng không ngăn được ông rỉ tai viên tể tướng: “Từ khi lớn lên, ta đã được nghe nhiều chuyện, nhưng không có chuyện nào từa tựa như chuyện của tu sĩ này”. Trong lúc hoàng đế nói như thế thì người tu sĩ thứ hai cất tiếng nói với Zobéide: