Sau 5 năm ở Moscow, những ý nghĩ của tôi ngày càng hưởng về châu Á, đặc biệt là về Việt nam. Những người thỉnh thoảng từ Việt nam đến mang lại những tin báo động về chiến sự đã tiếp diễn và về khả năng của một cuộc chiến tranh toàn bộ. Tại Moscow, tờ Tin nhanh hàng ngày, có một phóng viên. Sau đó có thêm các phóng viên khác của tờ Bưu điện hàng ngày, tờ Điện tín hàng ngày và BBC. Đối với báo chí và các phương tiện thông tin của Anh, thì vai trò tiên phong của tôi đã chấm dứt. Sau khi tờ Tin nhanh hàng ngày không cần đến sự phục vụ của tôi nữa, tôi chuyển sang ở Thời báo tài chính mà các bạn đọc cần tin tức khách quan về các sự phát triển kinh tế và về tin tức nghiên cứu thị trường. Đây là một lĩnh vực hoạt động mới, lý thú, những quá xa với những quan tâm thực sự của tôi. Sự tin tưởng rằng tôi không bao giờ có thể làm phóng viên tại tổng hành dinh đã được củng cố thêm. Ngay những lúc hồ hởi nhất trong việc đưa tin về các cuộc chinh phục vũ trụ, sự quan tâm của tôi vẫn gắn chặt vào các vấn đề của trái đất chúng ta. Chính ở đây, tương lai của nhân loại phải được quyết định.Mùa xuân năm 1962, tôi thăm lại các quốc gia Đông Dương cũ nhằm tiếp xúc với thực tế rất cần thiết cho tôi trong các cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh ở Hà Nội; với các hoàng thân anh em cùng cha khác mẹ, Xu-pha-nu-vông ở cánh đồng Chum và Xu-va-na Phuma ở Viêng Chăn; với Thái tử Norodom Sihanouk ở Phnompenh; và với hàng chục những người tị nạn dọc theo các biên giới Campuchia, Lào và đang trốn qua vĩ tuyến 17 để vào Bắc Việt nam, tôi ngày càng tin rằng Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật ở miền Nam Việt nam, Lào và đang gây các sức ép không thể chịu đựng nổi nhằm buộc Sihanouk phải từ bỏ chính sách trung lập của ông ta ở Campuchia. Khi tôi thay đổi đề tài bằng việc đề nghị cho tôi xem xét tình hình ở miền Nam, Cụ Hồ Chí Minh khuyên tôi trước tiên nên thăm các vùng biên giới và tôi đã làm như vậy trong các tuần tiếp theo sau đó.Dọc theo tất cả các biên giới, tình hình đối với người kinh cũng như các dân tộc ít người, nhất là ở những vùng dọc theo biên giới của Việt nam với Lào và Campuchia, đều giống nhau. Đang có cuộc dồn nông dân và các bộ lạc vào trại tập trung mà người ta gọi là các ấp chiến lược. Dọc theo biên giới phía nam của Campuchia, giáp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. khói và mùi của chiến tranh làm vẩn đục không khí khi cuộc hành quân “Mặt trời mọc” lên đến đỉnh cao. Đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên do cố vấn Mỹ chỉ đạo và được không lực Mỹ yểm trợ. Lúc đó, tôi chỉ nghe những câu chuyện do những người tị nạn chạy trốn kể lại về những sự khủng khiếp của bom na-pan, bom sát thương và những “toán bình định” đến để dồn những người còn sống sót vào các ấp chiến lược. Chính ở dọc vĩ tuyến 17 tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam trên đường ra Hà Nội để báo cáo về Đại hội lần thứ 1 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam họp ở tỉnh Tày Ninh từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 1962. Ông là cán bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đây là một con người gợi cảm với một khuôn mặt bình tĩnh, suy tư và một tinh thần trong sáng, hay phân tích. (Sau khi Việt nam thống nhất, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam). Trả lời câu hỏi đầu tiên của tôi về giai đoạn mà cuộc đấu tranh đã đạt tới, ông nói: “Nói chung Ngô Đình Diệm kiểm soát các đô thị và phần lớn, chứ không phải tất cả các đường chiến lược. Chúng tôi nắm nông thôn. Nhưng nếu Diệm và các cố vấn quân sự Mỹ muốn ra khỏi Sài Gòn, thì chúng chỉ có thể thực hiện được bằng việc tổ chức một cuộc hành quân. Chúng không dám di chuyển, thậm chí 10 hoặc 15 dặm về phía bác Sài Gòn. Sự khủng bố và sự đàn áp đã man đang đẩy mọi người vào cánh tay của cuộc kháng chiến”. Khi tôi hỏi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam lấy vũ khí của mình ở đâu, ông Nguyễn Văn Hiếu nói: “Trong giai đoạn này, chúng tôi dùng vũ khí lấy được của Mỹ vào tất cả các hành động lớn và cũng dùng những vũ khí do những người đảo ngũ của các lực lượng Sài Gòn mang đến, thường là những đơn vị trọn vẹn. Người Mỹ rêu rao rằng chúng tôi được cung cấp vũ khí từ Bắc Việt nam. Nhưng đó sẽ là điều ngớ ngẩn ngay khi việc đó có thể làm được. Bạn hãy nghĩ đến vấn đề vận chuyển, nhất là khi những hành động quan trọng nhất của chúng tôi lại xảy ra trong các khu vực cực nam. Chính người Mỹ cung cấp cho chúng tôi tại nơi mà chúng tôi cần đến. Rõ ràng là tốt hơn nếu chúng tôi lấy được loại súng phù hợp với loại đạn mà chúng tôi đã chiếm được hoặc mua ở chợ đen”.Rõ ràng cuộc chiến tranh của Việt cộng ở miền Nam cũng theo một kiểu mẫu giống như kiểu mẫu của cuộc chiến tranh của Việt nam chống Pháp. Tôi trở lại Moscow tin chắc rằng cuộc chiến tranh sẽ trở thành quy mô lớn. Một khi đã tham gia vào một cuộc mạo hiểm như vậy Mỹ sẽ tăng gấp đôi công sức của họ, nhưng rồi họ cũng sẽ thua. Vào lúc này, tôi đã biết một ít về lịch sử Việt nam và cách mà các chính quyền cũ và nhân dân đã đứng dậy để chống mọi kẻ xâm lược chiếm đóng trong 2.000 năm và cuối cùng đã đánh bại chúng. Do đó trong một quyển sách mà tôi viết ngay trong chuyến đi thăm dài ngày này The Furtive War (Cuộc chiến tranh lén lút - ND) đã có một sồ nhận xét có tính chất tiên tri; những lời tiên đoán này có thể sẽ có tác dụng tích cực đối với các Tổng thống Mỹ nếu họ chịu để ý tới. Nước Pháp đã đưa những tướng và nguyên soái từng lẫy nhất của họ sang tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương. Hết người này đến người khác, những tướng lĩnh đỏ đã mất tiếng tăm hoặc sinh mạng. đôi khi cả hai. Các tướng của Lầu Năm Góc dường như cũng nghiêng theo con đường như vậy. Họ dường như nghĩ rằng với sự ủng hộ của Mỹ, họ có thể làm tốt với tên độc tài Ngô Đình Diệm hơn là người Pháp với vua Bảo Đại. Những mảnh vụn của máy bay Mỹ, xe tăng và những cỗ pháo trong thung lũng Điện Biên Phủ là lời cảnh cáo khá đủ cho những điều sẽ xảy ra vào cuối con đường. Nước Mỹ có thể nhiều tướng hơn người Pháp nhưng sinh mạng và tiếng tăm của họ hoặc cả hai, cũng có thể bị huỷ diệt. Kết quả cuối cùng sẽ giống nhau. Họ không có đủ khả năng để buộc người Việt nam quỳ gối.Ro ràng là Nhà Trắng có thể tự bào chữa cho mình vì không thay đổi chính sách trước ý kiến của một nhà báo nước ngoài, cấp tiến như tôi. Nhưng có những chuyên gia báo chí Mỹ có uy tín, sản sinh ra tử trong nước, không cấp tiến cũng nói những điều giống như vậy. Họ cũng thấy, như tôi đã thấy rằng ít có công việc gì khó khăn và mạo hiểm bằng việc tìm cách kéo một cuộc chiến tranh ra khỏi những kẻ gây ra chiến tranh, một khi họ đã ngoạm răng nanh của họ vào đó. Nếu có độc giả nào nghĩ rằng tôi đã hài lòng vì được là một trong những người đầu tiên báo trước điều mà nước Mỹ đang đi tới ở Việt nam, thì không phải là như vậy. Trái lại, tôi rất phiền muộn trước điều mà chắc chằn sẽ xảy ra ở Việt nam và rất thất vọng trước sự bàng quan chính thức rất phổ biến lúc bấy giờ. Tôi chán nản đến mức phải nắm bệnh viện đến 4 tháng, trong đó 3 tháng ở bệnh viện Moscow. Về bệnh lý thì được chẩn đoán là bị viêm thần kinh gốc ở lưng. Sau đó các bạn thầy thuốc tâm thần phương Tây cho biết trường hợp của tôi là một hình thức suy nhược cơ thể và tâm thần gây ra do lo nghĩ quá nhiều. Tôi bị sút sức khoẻ rất nhiều trong một thời gian, đến mức nhà văn Australia Phran-cơ Hác-đi, sau khi thăm tôi ở bệnh viện, nói với các bạn rằng: “Burchett sẽ không thể nào đi trở lại được có lẽ anh ta sẽ không bao giờ rời bệnh viện”. Tuy vậy, tôi vẫn có các kế hoạnh khác, chủ yếu là đi Việt nam càng sớm càng tốt để tự mắt thấy được tình hình.Trong phòng đợi lại sân bay Viêng Chăn đầu tháng 11 năm 1963, trong khi đơn chiếc máy bay giao thông của Uỷ ban kiểm soát quốc tế bay từ Hà Nội đến Phnompenh, thình lình tôi nhận thấy trong một ghế trống bên cạnh tôi có một máy chữ Héc-mét kiểu nhỏ. Tôi kín đáo chuyển sang một ghế khác, tôi kinh ngạc nhận thấy khuôn mặt quen của Téc Hao-ơ. Chúng tôi đã cùng làm việc với nhau trong những ngày ở Berlin khi anh ta là phóng viên của tờ Tóm tắt hàng ngày của ngài Kem-xlây. Vợ anh ta, Rô-bin, tác giả của nhiều cuốn sách về môn nấu ăn và anh ta, Téc Hao-ơ đã là khách của tôi tại một bữa ăn trưa thịnh soạn ở Niu Đê-li 3 năm trước đây. Anh ta lướt mắt qua khắp phòng đợi, thỉnh thoảng lại nhìn vào mặt tôi, rồi lại bỏ qua. Việc cải trang của tôi với bộ râu đen bắt đầu bạc và đôi kính râm đậm đã có tác dụng. Nếu anh ta xem danh sách hành khách, anh ta sẽ thấy một người Áo, tên là Bức-ca-đơ nhà kinh doanh đăng ký đi Phnompenh. Téc nhìn trẻ lại và bắt đầu có một cái nhìn chằm chằm, nghi kỵ nhưng may thay chuyến bay Băng Cốc của anh được công bố trên loa phóng thanh. Anh ta sách ngay máy chữ đi ra cửa.Tôi đã đi vào công việc nhà báo quan trọng nhất của. tôi kể từ Hirosima, và mong muốn sâu sắc nhất của tôi là không nên gặp bất cứ đồng sự nảo vào giai đoạn này. Bộ râu của tôi là bộ râu thật, có được là nhờ hơn một tháng lăn lộn với các du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam ngay ở phía nam vĩ tuyến 17 xuyên qua biên giới từ Lào. Các cán bộ từ các tỉnh Bắc của Nam Việt nam và từ cao nguyên thường đến những điểm hẹn để thông báo cho tôi tình hình khu vực của họ, chủ yếu là những phát súng đầu tiên đã xảy ra như thế nào và về tình hình mới nhất. Rõ ràng là tôi cần phải đến sát hơn trung tám của các sự việc gần Sài Gòn hơn, nơi Ban lãnh đạo Mặt trận dân tộc giải phóng đóng trụ sở. Vi vậy tôi trở về Hà Nội chuẩn bị những kế hoạch chi tiết để vào Campuchia và từ đó vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền miền Nam Việt nam mà không gây thiệt hại gì cho chính sách trung lập của Sihanouk. Sihanouk sẽ không có cách gì cả ngoài việc từ chồi, nếu tôi xin phép một cách hợp pháp. Còn nếu tôi đi qua mà ông ta không biết thì cũng chỉ thêm một chuyến vượt qua biên giới trong sồ hàng trăm chuyến vượt qua hàng ngày không hợp phàp nhưng òng ta không kiểm soát được. Vì vậy mới có sự sửa đổi cải trang đôi chút mặt mũi, tên tuổi và quốc tịch của tôi. Các bạn Bắc Việt nam và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam rất xem trọng việc không làm hại đến lập trường của Sihanouk và tôi đã làm như vậy.Chẳng có gì xảy ra ở sân bay vì danh sách hành khách của máy bay Uỷ ban kiểm soát quốc tế thường không bao giờ bị kiểm tra. Nhưng một giờ sau khi tôi vào buồng ở khách sạn, có tiếng gọi cửa và một con người to lớn tóc hung hung đưa tay ra cho tôi và nói với một giọng Mỹ. “Hi! Bạn là Winfred Burchett? Tôi là Rớt Johnson của Uỷ ban phục vụ những người bạn Mỹ. Tôi thấy tên bạn trong danh sách dưới nhà và không thể ngờ đến số may của tôi. Tôi đang đọc các bài báo của bạn trong tờ Người bảo vệ và nghĩ rằng bạn có lẽ còn ở trong rừng Quảng Nam”.Làm gì bây giờ? Các kế hoạch vạch ra một cách thận trọng đã bay thành mây khói. Anh ta có một bộ mặt tao nhã và tổ chức của anh ta cũng có tiếng tốt. Tôi quyết định phó mặc cho tính ngay thẳng của anh ta. Tôi bèn nói “Tôi mới từ Quảng Nam đến và bạn sẽ đọc về nó trong các bài của tôi. Nhưng đề nghị cho tôi một đặc ân. Tình cờ bạn gặp tôi, nhưng đừng tiết lộ sự có mặt của tôi cho các đồng sự nhà báo khác, nếu không họ sẽ quấy rày tôi mãi mãi. Tôi cần nghỉ vì thế tôi mới chọn khách sạn không có tiếng này”. Anh ta hứa với tôi hoàn toàn kín đáo và đã giữ lời hứa. Đó là cơ sở cho một tình bạn vững bền, được nối lại tại những cuộc gặp gỡ ở nhiều nơi trên thế giới.Sau đó, tôi mới phát hiện ra rằng người bạn địa phương chịu trách nhiệm đăng ký khách sạn cho tôi đã quên tên mới của tôi. Vì thế mà Rớt Johnson phát hiện được nơi ẩn trong khiêm tốn của tôi.Sáng sớm hôm sau, tôi được đưa nhanh bằng xe hơi đến tỉnh biên giới Tây Ninh của Nam Việt nam. Đêm đó, sau khi vượt sông Mê Công bằng phà tại Công Pông Chàm và nghỉ tại một đồn điền cao-su vì cái nóng buổi chiều và đầu đêm người lái xe đưa tôi đến một điểm mà con đường đi song song rất gầ của Mỹ ở Việt nam sẽ có những hậu quả tàn khốc. Chu Ân Lai đã tự phát biểu như sau:“Mỹ đã bị chìm vào một địa vị khốn khổ nhất ở Việt nam. Giống như tất cả những kẻ xâm lược trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc Mỹ chắc chắn phải thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Ngay những chính khách của Pháp, nước đồng minh của Mỹ cũng vạch ra rằng không có lối thoát cho Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt nam.Sự viện trợ lẫn nhau của nhân dân Việt nam để chống lại sự xâm lược của nước ngoài là quyền thiêng liêng không thể xâm phạm của họ. Nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của nhân dân Việt nam. Cũng như nhân dân Việt nam, nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận logic kẻ cướp của Mỹ. Nếu Mỹ lấy cớ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Bắc Việt nam đối với nhản dân Nam Việt để ném bom Việt nam, thế thì làm sao nó không có thể lấy cớ Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt nam làm cái cớ như vậy để ném bom Trung Quốc? Đỏ là một vấn đề nguyên tắc không thể có bất kỳ sự mơ hồ nào được. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất trước những đe doạ của Mỹ.Chúng tôi đã đáp ứng một cách kiên quyết lời kêu gọi ngày 2 tháng 3 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam (kêu gọi quân đội và cán bộ Việt nam cũ ở miền Bắc trở về miền Nam và kêu gọi tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt nam) và sẵn sàng đưa người chúng tôi đến chiến đấu vai kề vai với nhản dân miền Nam Việt nam nếu họ yêu cầu như vậy. Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ lập trưởng của Quốc trưởng Campuhia, Thái tử Sihanouk tức là một Hội nghị Giơ-ne-vơ mới về vấn đề Campuchia, không được đụng đến vấn đề Việt nam. Để giải quyết vấn đề Việt nam, Mỹ phải chấm dứt cuộc xâm lược chống lại Việt nam và rút tất cả các lực lượng vũ trang của minh ra khỏi miền Nam Việt nam. Vấn đề miền Nam Việt nam chỉ có thể do chính nhân dân Việt nam tự giải quyết. Độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ Việt nam phải được bảo đảm. Dù cho có làm gì đi nữa, Mỹ cũng không thể tự cứu mình khỏi thất bại chắc chắn ở Việt nam”.Liền sau khi phỏng vấn Chu Ân Lai, tôi cũng đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng. Ông xác nhận rằng Bắc Việt nam chỉ cần nêu yêu cầu là quân Trung Quốc sẽ vào phía ông. Nhưng ông nói thêm trên thực tế tôi thấy trước rằng sẽ không có tình hình như vậy vì chúng tôi không thiếu nhân lực.Về sau một chi tiết có liên quan đến cuộc phỏng vấn Chu Ân Lai đã được tiết lộ. Tôi đã thoả thuận với ông ta trước rằng cuộc phỏng vấn đó sẽ được công bố cùng với phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, Xu-pha-nu-vông, Thái tử Sihanouk và Nguyễn Văn Hiếu, tất cả cùng một đề tài giống nhau, vào thứ sáu ngày 4 tháng 3 trên chương trình vô tuyến truyền hình hàng tháng rất có tiếng của Pháp, gọi là “Năm cột trên trang một”. Nhưng trong khi còn ở Jakarta, tôi nhận được một bức điện của Chu Ân Lai trên đường về ghé lại Quảng Châu, yêu cầu tôi công bố ngay bài phỏng vấn của ông ta. (Việc này không thể làm được vì quá chậm nên không thể sửa lại chương trình). Có phải Chu muốn công bố trước khi Mao có thể can thiệp để chặn lại không? Mao sẽ biết nội dung cuộc phỏng vấn chỉ vài phút sau khi máy bay của Chu đến Bắc Kinh và Mao đã nói rõ ông ta không muốn Trung Quốc dính đến Việt nam. Đó là một suy nghĩ trớ trêu cũng như câu hỏi trớ trêu rằng quan điểm của Mao hay của Chu sẽ thắng?Qua những tư liệu mà Việt nam công bố năm 1979, rõ ràng là Mao đã thẳng. Ví dụ, đã có cuộc thoả thuận bí mật rằng Trung Quốc phải cho phi công chiến đấu sang Việt nam trong tháng 6 năm 1965. Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965, Bắc Kinh điện cho Hà Nội rằng “thời điểm chưa đúng lúc” và không có cách nào “ngăn chặn địch tăng cường ném bom”. Trong những cuộc thảo luận giữa hai bên tháng 8 năm 1966, Việt nam được báo rằng Trung Quốc “không có sức mạnh không quân sẵn có để bảo vệ Hà nội”.Trong tháng 12 năm 1964, như Việt nam về sau tiết lộ, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc đã gửi một thông điệp của Chủ tịch Mao cho cụ Hồ Chí Minh bằng lòng cung cấp mọi thứ cần thiết kể cả quân sự, với điều kiện là Việt nam khước từ bất cứ viện trợ nào của Liên Xô. Tất nhiên đề nghị này bị bác hỏ.Tôi không thể thực hiện lời nói của Chu Ân Lai gặp các tướng lĩnh ở Bắc Kinh. Nhưng về sau ông ta nói với tôi rằng ông ta rất quan tâm đến điều tôi đã biết và đã nói với ông ta ở Jakarta. Ông ta nói thêm: “Tất nhiên chiến tranh nhân dân được đưa lên mức cao hơn trong chiến đấu. Nếu trước kia chúng tôi có những kinh nghiệm của các đông chí Nam Việt nam, thì có lẽ chẳng phải có cuộc trường chinh).Quá cảnh qua Hà Nội, trên đường từ Jakarta về Moscow tôi hỏi cụ Hồ Chí Minh nghĩ gì về lời rêu rao trên báo chí Mỹ rằng, việc xây dựng nhanh chóng lực lượng Mỹ ở Đã Nẵng báo trước một cuộc xâm lược Bắc Việt nam của Mỹ. Hồ Chủ Tịch cười và nói: “Tốt hơn bạn nói việc đó với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Nhưng ý kiến đó làm cho tôi nhớ lại hình ảnh một con chồn bị mắc một chân vào bẫy. Nó bắt đầu giẫy giụa để tìm cách thoá thì “ụp” một chân thứ hai lại mắc vào một bẫy khác”. Tôi có hỏi tướng Võ Nguyên Giáp, đọc cho ông nghe vài đoạn trích từ báo chí Mỹ chế nhạo ông là một tín đồ của chiến tranh nhân dân với một đội quân trang bị bằng những vũ khí cũ lấy được ở Điện Biện Phủ. Với nụ cười mỉa mai, ông nói: “Hãy để cho họ thử, chúng tôi sẽ tiếp đón họ nơi nào chúng tôi gặp họ với những vũ khí hiện đại mà các đồng chí của chúng tôi ở miền Nam không có... Nhưng họ cũng sẽ tự thấy mình mắc vào cuộc chiến tranh nhân dân. Toàn dân đoàn kết lại như dưới thời tổ tiên chúng tôi và bọn xâm lược sẽ thấy rằng mỗi xã là một tổ ong bò vẽ. Bất kỳ lúc nào, và bất kỳ ở đâu chúng tôi chiến đấu ở đó luôn luôn sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân”.Trong cuộc nói chuyện với Sihanouk ở Phnompenh trên đường đi Jakarta, tôi đã nêu khả năng chuyển trụ sở của tôi đến Campuchia để theo dõi cái mà chúng tôi đều đồng ý sẽ là một cuộc đối đầu quân sự lâu dài, nguy hiểm trong vùng. Ông ta đã biết rằng tôi ủng hộ một cách không do dự chính sách trung lập của ông ta. Ông ta nói: “Xin mời ông cùng với gia đình đến bất kỳ lúc nào ông muốn”.Vấn đề là phải thuyết phục trẻ con để chúng đồng ý di chuyển một nửa vòng thế giới một lần nứa. Chúng đã có những bạn tốt ở tất cả các cấp, từ bạn học ở nhà trường cho đến “các bác” như Coóc-nây, Su-cốp-ki nhà văn Xô-viết lỗi lạc. Nhiều dịp cuối tuần chúng đi đến Pi-ri-đen-ki-nô, khu nhà ở của các nhà văn trong rừng ngoại ô Moscow, nơi mà Su-cốp-ki và “các bác” nhà văn dễ thương khác có biệt thự của họ. Chúng tôi phải gợi lên những hình ảnh của “các bác” trong rừng như chúng tôi định gọi bất kỳ người du kích nào có thể đến nhà chúng tôi ở Phnompenh; của những con khỉ và các thú nuôi ưa thích khác trong nhà, của việc câu cá trong biển ấm, ngoài trời mở rộng chứ không phải trong một lỗ đục qua băng ở sông Volga, v.v..., để đánh bại việc trẻ con không muốn có một sự thay đổi chỗ ở nữa.Khi những hành trang đã được chuẩn bị xong đêm đó, chúng tôi nghi đến rất nhiều tình bạn nồng nhiệt đã được hình thành, nhất là giữa những nhà báo, nhà văn với nhau như Borít Pa-xtơ-nác và I-lia E-ren-bua cũng như cộng đồng khoa học mà chúng tôi có nhiều tiếp xúc do kết quả của sự quan tâm trong vấn đề vũ trụ... Vì Vét-xa là người Bun-ga-ri và các con chúng tôi có nhiều bạn mà cha mẹ chúng đã trở thành bạn của chúng tôi; nên chúng tôi có nhiều người tiếp xúc hơn là phản đông các phóng viên khác. Chúng tôi có đầy đủ lý do để ghi nhở lòng nồng nhiệt và tính rộng rãi tự nhiên của nhản dân Xô-viết.Đầu tháng 9 năm 1965, chúng tôi rời căn nhà Vi-xốt-ky đi Cairô, đoạn đầu của cuộc đi trú mới đến Campuchia. Và lúc này hai cháu trai đã nói thông thạo tiếng Pháp (ngôn ngữ gia đình) và đang bắt đầu nói một vài tiếng Anh học ở trường chuyên ngữ Nga-Anh; tất cả ba đứa đều nói thông thạo tiếng Nga ở trường và ở vườn trẻ, và tiếng Bun-ga-ri như là “tiếng nói mùa hè” của chúng khi nghỉ hè với gia đình Vét-xa.Hai tháng sau khi ổn định cuộc sống ở Phnompenh, tôi trở lại miền Nam Việt nam. Mục đích chính là xem Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam giải quyết như thế nào trước quy mô tăng nhanh sự can thiệp của Mỹ và xem giới lãnh đạo nhìn những phát triển tương lai như thế nào. Từ điểm vượt biên giới mà một toán hộ tống nhỏ đang đợi, chúng tôi đạp xe 11 tiếng đồng hồ, với mỗi giờ nghỉ 10 phút theo quy định, đến thẳng khu vực đóng trụ sở của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Trong hai ngày và hai đêm nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Châu một quan chức cấp cao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam đã thấy xuất hiện một triển vọng rõ ràng và một thực tế lạc quan. Tất nhiên, tôi nhớ lại những thông báo tình hình mà cụ Hồ Chí Minh chủ toạ trong Tôtng hành dinh trên rừng của Người hơn 11 năm trước đây. Nhưng đó là hai con người rất khác nhau. Cụ Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng tự rèn luyện, ăn mặc và hành động bình thường, giản dị. Ông Nguyễn Hữu Thọ là một nhà trí thức thành thị được Pháp giáo dục đã bỏ nghề luật rất có lợi ở Sài gòn để đem tài năng và lòng yêu nước phục vụ cuộc kháng chiến thứ nhất chống Pháp. Ông mặc rất lịch sự dù đó chỉ và bộ quần áo may bằng vải ka-ki. Cách nói và điệu bộ là của một trí thức thạo đời. Nhưng các vấn đề khác đều giống nhau. Các lực lượng cách mạng có thể đứng vững được không trước ưu thế trội hẳn về kỹ thuật quân sự và về tài lực kinh tế? Mặt trận dân tộc giải phóng sẽ đối phó với bộ máy quân sự mạnh nhất của thế giới như thế nào? Trả lời một trong các câu hỏi, ông Nguyễn Hữu Thọ đã cho tôi một hình ảnh còn đọng mãi với tôi trong suốt cuộc chiến tranh, cũng như hình ảnh chiếc mũ lưỡi trai của cụ Hồ Chí Minh về Điện Biên Phủ.“Chiến tranh, đôi khi có thể so sánh nhu một ván cờ. Nhưng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam chắc chắn không phải là một ván cờ. Khi Lầu Năm góc quyết định dùng đến quân Mỹ, đó là vì họ đã thua trong cuộc chiến tranh đặc biệt (đó là cuộc chiến tranh trong đó Mỹ cung cấp mọi thứ trừ quân chiến đấu). Ai đã thua trong một ván cờ, bàn cờ sẽ bị xoá sạch. Mỗi bên sắp xếp lại quân của mình rồi hai bên bắt đầu lại. Trong chiến tranh không phải như vậy. Khi người Mỹ chuyển sang “chiến tranh hạn chế” (không phải hạt nhân mà hạn chế về địa lý) họ chuyển vào một tình hình trong đó người của chúng tôi đã ở trong vị trí chiến thắng trên bàn cờ. Về mặt quân sự thì chúng tôi nắm chủ động chiến lược. Người Mỹ chỉ có sự tự do lựa chọn hạn chế về nơi mà họ có thể đặt quân và tướng của họ. Họ không thể vạch ra một con đường ranh giới rồi nói: “Phía nam là của các anh, phía bắc là của chúng tôi. Hãy chiến đấu đi rồi sẽ thấy ai thắng”.Một trong những nhân tố quyết định là cuộc chiến tranh sẽ được tiến hành theo những điều kiện của aỉ. Nếu người Mỹ có thể gán ép những điều kiện của họ, thì các lực lượng vũ trang của chúng tôi sẽ sớm ẹi tiêu tan. Chúng tôi không có máy bay, không có tàu biển, xe tăng và phà lớn. Nhưng vì chúng tôi làm chủ tình hình, chúng tôi có núi và có dân, chúng tôi sẽ đề ra những điều kiện của chúng tôi. Chính chúng tôi là người quyết định những cuộc chiến đâu quyết định sẽ diến ra ở đâu, khi nào và như thế nào.Chúng tôi sẽ buộc họ đánh theo cách của chúng tôi không để cho họ có quyền tập trung hoặc phân tán. Nếu họ muốn phân tán, chúng tôi buộc họ phải tập trung. Nếu họ thấy rằng tập trung sẽ tốt hơn thì chúng tôi sẽ buộc họ phải phân tán”.(Winfred Burchett: Việt nam sẽ thắng - New York, Sách Người bảo vệ, 1968, trang 66-67)Sự phân tích cơ bản này của một con người không được rèn luyện về các vấn đề quân sự, luôn luôn giữ được giá trị của nó trong suốt cuộc chiến tranh. Muốn làm cho sự phân tích đó mất hiệu lực, các nhà vạch kế hoạch chiến tranh Mỹ phải làm được hai việc cơ bản: chiếm được cao nguyên Trung Bộ và biến nó thành lãnh thổ của họ, chiếm được tinh thần, quả tim và khôi óc của nhân dân miền Nam Việt nam. Các chỉ huy quân sự Mỹ liên tiếp nhau không giành được tiến bộ nào trong cả hai hướng nên thất bại là tất yếu.Khi còn là một công dân bình thường, Henry Kít-sinh-giơ đã ý thức được điều đó. Nhưng khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Ri-sớt Nixon thì ông ta đã gạt lẽ phải sang một bên và khuyến khích Nixon rằng ông ta có thể thắng lợi trong khi các tổng thống khác đã thua. Ông ta nhắm mắt trước cái lô-gích của chính ông ta, đã được bày tỏ một cách rất có ý thức khi ông ta viết: “... chúng ta đã để mất một câu thâm ngôn chủ yếu của chiến tranh du kích... người du kích thắng khi nó không thua: quân đội chính quy thua nếu nó không thắng”.Sau một năm Mỹ trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh mà không đạt được kết quả hấp dẫn nào, thì cuộc tấn công bằng không quân chống lại Bắc Việt nam đã được đẩy mạnh, và đã xuất hiện ở Washington và Sài gòn một lý thuyết về việc “thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng cuộc ném bom miền Bắc”.Ngày 24 tháng 4 năm 1966, một vài ngày sau khi B52 đã được sử dụng lần đầu tiên để chống lại miền Bắc, tôi hỏi tướng Võ Nguyên Giáp xem lý thuyết đó như thế nào. Trong một cuộc phỏng vấn ghi âm cho truyền hình Pháp, ông ta cười một cách khinh bỉ và nói:.“Các nhà chiến lược Mỹ không thiếu những lý thuyết. Có những lý thuyết mà bạn vừa nói đến, nhưng cũng có những lý thuyết khác, hợp lý hơn, nó xác định rằng chính ở miền Nam Việt nam mà kết quả của cuộc chiến tranh sẽ được quyết định.“Lý thuyết đúng đắn duy nhất là: cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt nam là một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Còn đối với nhân dân ở miền Nam họ đang chiến đấu để tự vệ hợp pháp, để bảo đảm quyền lợi dân tộc của mình... “Bằng việc dùng không quân tấn công chống Việt nam Dân chủ Cộng hoà, người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh ra toàn nước Việt nam. Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng tôi nắm vũ khí trong tay chống lại sự xâm lược của Mỹ, để cứu nước. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi một người yêu nước Việt nam và của toàn dân Việt nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hoà bỉnh thống nhất Tổ quốc... Tướng Giáp đã nói điều mà không một người Việt nam nào khác đã nói cho đến lúc đó: Đó là bằng cách đưa cuộc chiến tranh không quân ra miền Bắc, Mỹ đã đưa lại một sự thống nhất quân sự trên thực tế của Việt Nam. Nếu thấy bay ném bom Mỹ có thể đố1 xử với Việt nam như một thực thể duy nhất thì tại sao quân đội trên bộ của ông Giáp lại không có thể làm như vậy? Nhưng Washington làm ngơ trước một kiểu cảnh cáo rõ ràng như vậy.Trong khi một cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng về một đề tài tương tự như vậy đang được quay phim ở dinh Chủ tịch vài ngày sau đó, cụ Hồ Chí Minh bước vào, chào Vét-xa và tôi. Với máy quay phim ở tư thế sẵn sàng, tôi không thể không hỏi: “Người Mỹ đang nói họ sẽ thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng việc ném bom miền Bắc. Vậy Cụ sẽ nói gì?”“Không bao giờ. Chúng tôi sẽ chiến đấu 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Chúng tôi có sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Chúng tôi sẽ thắng”.Lời tuyên bố rất đơn giản đó, tuyên bố duy nhất của “Bác Hồ” trong cuộc phỏng vấn truyền hình, đã nhanh chóng truyền đi khắp thế giới.Ba tháng sau tôi trở lại tổng hành dinh của ông Nguyễn Hữu Thọ. Cuối tháng 8 năm 1966, tôi gặp và phỏng vấn ông. Tôi đặt vấn đề: “Trong ước tính ban đầu của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng lực lượng Mỹ lúc đó đã lên đến 300.000 quân, do đó ngay dù cho Bắc Việt nam và Trung Quốc có tham gia vào cuộc chiến tranh, thì số quân trên bộ tối đa cần thiết của Mỹ cũng chỉ là 205.000 quân. (lúc đó đã có dư luận đến 500.000 quân). Mặt trận dân tộc giải phóng xem việc này như thế nào? Ông có thể chịu đựng được sức mạnh quân sự ghê gớm như vậy không? Những người bạn lạc quan nhất của các ông ở nước ngoài nói: cho rằng người Mỹ không thể thắng là điệu tất nhiên, nhưng Mặt trận dân tộc giải phóng cũng không thể thắng. Những người ít lạc quan thì nói: “Thế là hết đối với Mặt trận dân tộc giải phóng! Nhiều người bạn của chúng tôi, kể cả một số chủ bút, nghĩ rằng tôi quá tay mê mới nhấn mạnh rằng các ông có thể tiếp tục và cuối cùng sẽ thắng. Vậy thì ông thấy tình hình như thế nào?”.Ông Nguyễn Hữu Thọ với mái tóc húi cua bắt đầu điểm bạc, mà 3 năm trước đây chưa hề thấy, đã trả lời:“Chúng tôi cho rằng sức mạnh của một quân đội trong thời chiến gồm có nhiều nhân tố mà những nhân tố quyết định lại thuộc về chính trị và tinh thần. Chúng tôi có ưu thế tuyệt đối đối với người Mỹ trên các mặt chính trị và tinh thần. Toàn dân chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này và không lùi bước trước bất khó khăn hoặc hy sinh nào. Chúng tôi cũng mạnh hơn người Mỹ trong các mặt căn bản khác của cuộc đấu tranh, như vị trí chiến lược hậu phương và cách tiến hành thực tế chiến tranh của chúng tôi. Các lực lượng trên bộ cũng hơn các lực lượng của họ, đó là những nhân tố quyết định kết quả trên chiến trường. Mặc dù người Mỹ mạnh về dụng cụ và trang bị, nhưng họ cũng có những điểm yếu căn bản; về chính trị và vật chất, về chiến lược và chiến thuật... Chúng tôi có thể thành công trong việc đương đầu chống lại mọi việc tăng quân của Mỹ và có thể đánh bại về quân sựr bọn xâm lược Mỹ trong bất cứ tình huống như thế nào. Trên thực tế, nếu việc Mỹ không thể đưa lại một chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt nam là một sự thật, thì cũng thật rõ ràng đối với chúng tôi rằng nhân dân miền Nam Việt nam và các lực lượng vũ trang của mình có thể đưa lại thắng lợi cuối cùng, bất chấp sức mạnh quân sự và kinh tề của Mỹ như thế nào.Ông Trương Ký, một nhân viên khác của ông Nguyễn Hữu Thọ, đã giải thích rằng vì sự cần thiết phải mở rộng các căn cứ hậu cần và do đó phải tăng thêm số quân để giữ các khu vực mở rộng đó, cho nên với tổng số 500.000 quân Bộ tư lệnh Mỹ sẽ có ít quân chiến đấu hơn lúc nó đã có trong các chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 mặc dù lúc đó tổng số quân chỉ có 50.000”. Trương Ký nói:“Chúng tôi sẽ tiếp tục bao vây và bám sát những căn cứ của họ dù cho các căn cứ đó được thiết lập ở đâu. Các lực lượng của chúng tôi cũng đang tăng lên về lượng cũng như về chất. Khi chúng tôi trở nên mạnh hơn thì họ sẽ có nhu cầu tương ứng như vậy để bảo vệ những căn cứ đó... Tăng gấp đôi số quân trong những hoàn cảnh như vậy, sẽ có nghĩa là tăng lớn hơn gấp đôi những khó khăn... Lực lượng cơ động của họ sẽ nhỏ hơn dần, chứ không phải lớn hơn”.Vì chế độ Sài gòn của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang đưa những yêu sách về lãnh thổ đối với Campuchia và tuyên bố rằng các biên giới chưa hề bao giờ được xác định, tôi đã hỏi những câu hỏi về điểm đó và ông Nguyễn Hữu Thọ trả lời rằng “Mặt trận dân tộc giải phóng thừa nhận độc lập và chủ quyền của Vương quốc Campuchia trong giới hạn của biên giới hiện nay”. Việc đó đã trở thành một công thức quan trọng về mặt lịch sử.Tôi trở về Phnompenh một vài phút sau nửa đêm ngày 30 tháng 8 năm 1966. Một vài giờ sau đó Tổng thống Charles De Gaull đến thăm chính thức Campuchia. Đêm đó, văn bản về cuộc phỏng vấn ông Nguyên Hữu Thọ, chi tiết hơn nhiều so với phân tích trong các trang sách này, đã nằm trong tay Thái tử Norodom Sihanouk và Tổng thống Charles De Gaull.Tôi bảo đảm rằng cả hai đã nghiên cứu tài liệu đó với sự quan tâm lớn và kết quả là Charles De Gaull đã bổ sung cho bản thảo của diễn văn lịch sử mà ông ta đọc hai ngày sau tại một cuộc mít tinh quần chúng ở sân thể thao Olem-pich của Phnompenh. Những phần đặc biệt xúc phạm đến Tổng thống Lin-đơ Giônxơn của Mỹ, trích từ bản tiếng Anh của diễn văn và đã được phân phát là:“Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 196l được ký kết. Campuchia với lòng dũng cảm và sáng suốt đã chọn chính sách trung lập, một chính sách mà các hiệp định đó đưa lại và vì trách nhiệm của nước Pháp không còn có hiệu lực nữa nền chính sách đó có thể tránh cho Đông Dương trở thành khu vực đối đầu giữa các nền thống trị và tư tưởng đối địch nhau và trở thành nơi thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ. Đó là lý do tại sao, trong khi nước của ngài thành công trong việc cứu được thể xác và tinh thần của mình vì đã làm chủ được chính ngôi nhà của mình, thì quyền lực chính trị và quân sự của Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam và gây ra ở đó một cuộc chiến tranh dưới hình thức kháng chiến quốc gia.Do đó tôi tuyên bố rằng nước Pháp hoàn toàn tán thành những cố gắng của Campuchia nhằm đứng ngoài cuộc xung đột và vì mục đến đó, nước Pháp sẽ mở rộng sự ủng hộ và giúp đỡ. Vâng, nước Pháp đã xác định lập trường của mlnh. Nước Pháp đã bày tỏ việc đó bằng sự lên án của mình đối với các sự kiện hiện nay”.Và bài diễn văn tiếp tục, theo cùng một mạch suy nghĩ như vậy. Trong diễn văn táo bạo đó. Charles De Gaull đã xác định nguyên nhân của chiến tranh là mưu đồ của Mỹ thay Pháp ở Đông Dương; tính chất của cuộc chiến tranh là sự xâm lược của Mỹ và cuộc kháng chiến cả nước chống lại sự xâm lược đó; giải pháp của chiến tranh là đàm phán trên cơ sở rút quân Mỹ. Ông ta cũng nhấn mạnh việc nước Pháp không chịu bỏng tay để kéo Mỹ ra khỏi đám lửa Đông Dương Không có gì lạ nếu các nhà vạch chính sách Mỹ chết điếng người đi trước bài diễn văn đó.Ngày chủ nhật tiếp theo sau ngày ra đi của Charles De Gaull, Sihanouk tổ chức một bữa tiệc trưa cho các nhà báo nước ngoài còn ở lại Phnompenh. Khi bày tỏ sự hài lòng lớn của minh đối với cuộc đi thăm, nhất là đối với đoạn trong thông cáo chung nói lên rằng: “Nước Pháp, về phần mình, xác nhận sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn của các biên giới hiện tại”. Sihanouk nâng cốc với tôi và nói: “Tôi phải cảm ơn ông Burchett, người đã mang lại công thức đó của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Từ nay trở đi việc chấp nhận công thức đó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ nước nào muốn thiết lập các quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia và ngay cả cho những nước muốn duy trì những quan hệ đã được thiết lập từ trước”.Đó là một tuyên bố long trọng và trong vòng vài tháng sau đó, bắt đầu từ nước Việt nam dân chủ cộng hoà, đã có một lần sóng bảo đảm “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giói hạn của các biên giới hiện tại”.Đó là một công thức mà Washington bắt buộc phải cố nuốt trong việc lập lại các quan hệ ngoại giao 3 năm sau đó.