Từ ngày anh Võ Bẩm cùng hơn bốn trăm cán bộ, chiến sĩ nhận lệnh của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương vào Khe Hó - Vĩnh Linh, lặng lẽ bí mật xoi đường, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã có 16 năm tồn tại, phát triển. Với tôi, con đường "huyền thoại" này không phải bắt đầu phôi thai từ tháng 5 năm 1959, ngày anh Võ Bẩm và đồng đội của anh nhận nhiệm vụ trên giao, mà đã hình thành từ trong tầng sâu của lịch sử đựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, từ tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, được đúc kết bởi tuyên ngôn nổi tiếng của Bác Hồ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý dó không bao giờ thay đổi. Quyết định xây dựng tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và thực hiện thắng lợi quyết định đó là một sáng tạo chiến lược, một thành công kiệt xuất của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng, là biểu hiện ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; biểu hiện của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt, Lào, Campuchia anh em. Tầm vĩ đại, được xem như huyền thoại của đường Trường Sơn trong thời đại Hồ Chí Minh, mang tên Hồ Chí Minh là từ những lối mòn xuyên rừng rậm, men theo lũng núi, bờ khe, quân và dân ta, trực tiếp là những người lính Trường Sơn, nam nừ thanh niên xung phong, công nhân giao thông… đã phát triển thành một tuyến vận tải quân sự chiến lược, một chiến trường trọng yếu, một căn cứ chiến lược của các chiến trường nam Đông Dương. Bởi vậy, trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, các đời Tổng thống Mỹ và giới chức cầm đầu "Nhà Trắng" đều coi chặn cắt tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là một biện pháp chiến lược vô cùng quan trọng để "chẹt họng", cô lập các chiến trường nam Đông Dương, đặc biệt là miền Nam. Để thực hiện cuồng vọng đó, suốt 16 năm ròng, Trường Sơn - một dãy núi, triền rừng như bao xứ sở trên trái đất, đã trở thành chiến trường thực nghiệm các chiến lược chiến tranh xâm lược: "chiến tranh ngăn chặn", "chiến tranh điện tử", "chiến tranh hoá học"… của đế quốc Mỹ. Nhiều chiến dịch tiến công quy mô lđn với các sắc lính, binh đoàn được coi là thiện chiến nhất đã được Mỹ - nguỵ tiến hành ở Trường Sơn. Đặc biệt, đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh ngăn chặn bằng không quân, với các thủ đoạn đánh phá vô cùng nham hiểm; các loại vũ khí, khí tài tối tân, hiện đại nhất. Suốt 16 năm, Trường Sơn đã trở thành nơi đối đầu giữa ý chí gang thép, lòng quả cảm, trí tuệ của con người Việt Nam với đạn bom - sản phẩm của nền công nghiệp quân sự phi nhân tính của Hoa Kỳ. Chỉ tính tròn 10 năm, kể từ khi tổ chức vận tải cơ giới trên Trường Sơn, Mỹ đã huy động 733.000 lần chiếc máy bay, đánh phá tuyến vận tải 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường của ta gần 4 triệu tấn bom đạn, vượt xa số bom đạn mà "khối trục" phát xít sử dụng trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Từng cung đường cho tứi từng cây cầu, chiếc xe… đều trở thành mục tiêu đánh phá huỷ diệt của địch. Mỗi cửa khẩu, điểm vượt sông, đỉnh đèo… nơi địa hình phức tạp dễ bị chia cắt đều trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt. Núi đồi bị san thành bình địa. Rừng đại ngàn thứ bị bom lửa thiêu rụi, thứ bị chất độc khai quang huỷ diệt… Tất cả mọi âm mưu, thủ đoạn đánh phá vô cùng nham hiểm; quy mô, cường độ đánh phá dữ dội, tàn khốc của kẻ thù đã gây cho ta muôn vàn khó khăn, tổn thất. Nhưng tham vọng, mục tiêu cuối cùng là chặn cắt, làm tê liệt hắn tuyến chi viện chiến lược thì đối phương không thể nào thực hiện được, và thất bại hoàn toàn. Xác định mục tiêu cao cả là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang; trên cơ sớ quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, Đoàn 559- bộ đội Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, lấy tư tưởng tiến công là chủ đạo, sức mạnh tổng hợp làm nền tảng… đưa mọi hoạt động của tuyến chi viện chiến lược phát triển theo qui luật chung của chiến tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng - quy luật phát triển từ thấp lên cao, chuyển yếu thành mạnh, từ thô sơ đến hiện đại… Thực chất của cuộc chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn là cuộc đối đầu giữa chiến tranh chống ngăn chặn của quân và dân ba nước Dông Dương, chống lại chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ. Trong cuộc đối đầu với kẻ thù xảo quyệt, tàn bạo, có tiềm lực lớn về vật chất kỹ thuật, mặc dù đường đi tới thắng lợi lắm thác ghềnh, khúc khuỷu, nhưng bộ đội Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định được những vấn đề cốt lõi, định hướng và bảo đảm cho mọi hoạt động của tuyến giành thắng lợi; đó là: - Lấy vận tải cơ giới là chủ yếu, lấy xây dựng con người là chủ yếu, hàng đầu; lấv xây dựng cơ sờ hạ tầng là khâu đột phá quyết địnn; lấy vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân mà nền tảng là tư tưởng tiến công của bộ đội hợp thành là một khâu trọng yếu…; kịp thời điều chỉnh qui mô tổ chức lực lượng phù hợp yêu cầu phát triển và lấy việc giải quyết tốt các mối quan hệ là nguyên tắc sử dụng; phát huy sức mạnh tổng hợp. Từ đó, bộ đội Trường Sơn đã vượt qua mọi thử thách, hy sinh, tổ chức thành công cuộc chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp chi viện chiến lược của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường nước bạn. Suốt 16 năm không một ngày ngưng nghỉ, mặc đạn chặn, bom vùi, mặc nắng núi mưa ngàn, Binh đoàn Trường Sơn đã liên tục phối hợp với quân và dân các chiến trường của ta và bạn ở Trung - Hạ Lào, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, phát triển và bảo vệ vững chắc Đường Hồ Chí Minh đông tây Trường Sơn, mở mới được mạng đường cầu, đường ống xăng dầu, đường thông tin tải ba, đường giao liên hành quân liên hoàn, thông suốt liên tục; cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được tăng cường đã làm cho Đường Hồ Chí Minh thành một căn cứ chiến lược hùng mạnh của ba nước Đông Dương. 16 năm, toàn tuyến đã chuyển được hơn một triệu tấn vật chất, vũ khí vào giao các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường; góp sức và tiếp sức cho chiến trường đánh bại lần lượt các chiến lược chiến tranh xâm lược của địch, giành thắng lợi từng bước. Khi thời cơ chiến lược xuất hiện, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã dốc toàn lực, trực tiếp tham gia Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước hết thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hộỉ, Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng. Thắng lợi đó không tách rời sự hỗ trợ lớn lao của các bộ, các ngành, của các tổng cục, quân binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng; các chiến trường; sự chi viện của nhân dân cả nước - đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, đặc khu Vĩnh Linh; sự giúp đỡ hết lòng của quân và dân Lào, Campuchia anh em, các nước xã hội chủ nghĩa và bầu bạn trên thế giới. Thắng lợi của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn thuộc về những cống hiến lớn lao, sự hy sinh cao cả của hơn 120.000 cán bộ, chiến sĩ, nam nừ thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công hoả tuyến, văn nghệ sĩ, thuộc Đường Hồ Chí Minh đã dốc hết sức lực, máu xương và cống hiến cả một thời xuân sắc để xây dựng, duy trì sức sống, sức chiến đấu mãnh liệt của Đường Hồ Chí Minh trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù; duy trì sự sống của con đường như sự trường tồn của dân tộc. Trên tuyến đường này, hơn hai vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã anh dũng hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, và biết bao người bị chất độc của Mỹ gây nên tật nguyền cho bản thân và hậu hoạ khôn lường cho nòi giống; khoảng 14.500 lần chiếc xe - máy các loại, hơn 700 lần khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hoá bị đánh cháy… Đất nước muôn đời khắc ghi những đóng góp lớn lao, sự hy sinh vô bờ bến của những người con đã chiến đấu trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc tròn một phần tư thế kỷ. "Bụi thời gian" và sự níu kéo, chi phối của biết bao công việc không dễ dàng trong cuộc chiến đấu với đói nghèo, tụt hậu của đất nước, có thể phần nào làm lơi lạt trong tôi những ký ức buồn vui về ngày ấy ở Trường Sơn. Nhưng, chính độ lùi của thời gian cũng giúp chúng tôi, những người trong cuộc chiêm nghiệm sâu sắc hơn, ý thức đủ đầy hơn một số vấn đề được gạn lọc, đúc kết từ trong máu lửa của cuộc chiến đấu lâu dài gian khổ, nhưng rất đỗi hào hùng, từ những thành công và chưa thành công của bộ đội Trường Sơn, để từ đó khái quát thành những nhân tố có tính cốt lõi xuyên suốt, trực tiếp quyết định mọi thắng lợi của tuyến chi viện chiến lược trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những vấn đề đó là: 1. Quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng, thực hiện nghiêm chỉ thị của Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng; vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân, tư tưởng tiến công của Đảng vào tuyến vận tải quân sự chiến lược. Là tuyến vận tải quân sự chiển lược hình thành, phát triển do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, việc tổ chức, xây dựng lực lượng, mở đường, chiến đấu và vận tải… của Bộ Tư lệnh Trường Sơn, trước hết phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, quán triệt sâu sắc chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ươDg; thực hiện nghiêm, chủ động mọi chỉ thị của Chính phủ, Bộ Quốc phòng; vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sựthiến tranh nhân dân Việt Nam, tư tưởng tiến công để giành thắng lợi, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của chiến trường. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Với thiện chí hoà bình, tôn trọng pháp lý quốc tế, Đảng ta và nhân dân ta tìm mọi cách để thực hiện thống nhất nước nhà thông qua tổng tuyển cử trong cả nước. Nhưng, đi ngược với nguyện vọng chính đáng và thiện chí của ta, Mỹ - Diệm đã phá bỏ hiệp định, âm mưu độc chiếm miền Nam, đưa miền Nam vào quỹ đạo chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ. Để cứu cách mạng miền Nam khỏi "cơn nguy biến", Trung ương Đảng chủ trương tiến hành chiến tranh cách mạng, đánh đổ chính quyền Sài Gòn - tay sai thân Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Tuyến vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn - Đoàn 559 ra đời thực hiện nhiệm vụ chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng: Giữ gìn lực lượng, kìm địch và thắng địch ở miền Nam, trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, miền Bắc mới ra khỏi chiến tranh, khó khăn chồng chất, ở bước khởi đầu, mọi hoạt động của Tuyến 559 luôn đặt nguyên tắc bí mật lên hàng đầu - "Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng". Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức xoi đường giao liên hành quân, chuyển vào chiến trường một số hàng quân sự thiết yếu bằng phương thức gùi cõng, nhỏ lẻ… Đầu thập kỷ sáu mươi, Đảng ta chủ trương chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ; kết hợp với cách mạng Lào có những bước phát triển thuận lợi, Đoàn 559 đã kịp thời "lật cánh" sang tây Trường Sơn, chủ động phối hợp cùng bạn mở tuyến vận tải mới, thử nghiệm đưa vận tải cơ giới vào tuyến, đẩy nhanh nhịp độ vận chuyển chi viện chiến trường. Năm 1965, khi Mỹ tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và đánh phá bằng không quân, hải quân trên miền Bắc, các lực lượng trên tuyến được phát triển, bước đầu xác định lấy vận tải cơ giới kết hợp với gùi thồ, bảo đảm chi viện cho các chiến trường phát triển lực lượng, giữ vững và đẩy mạnh chiến lược tiến công. Tiếp đó, từ cuối năm 1966 sang năm 1967, khi quân và dân ta trên các chiến trường liên tiếp mở các cuộc tiến công chiến lược; mọi lực lượng, phương thức vận tải trên Đường Hồ Chí Minh chuyển hẳn sang lấy tư tưởng tiến công làm chủ đạo, lấy vận tải cơ giới là chính. Một bước ngoặt mới của Đường Hồ Chí Minh đã xuất hiện. Tư tưởng phòng tránh đơn thuần đã được đẩy lùi. Binh chủng hợp thành bắt đầu được xây dựng. Sĩ khí của các binh chủng được nâng cao, chi viện cũng phát triển lên quy mô mới; vừa tổ chức lực lượng thực hành vận chuyển chi viện chiến lược, vừa trực tiếp phục vụ các chiến dịch, tham gia tác chiến chiến dịch. Khi cục diện chiến trường và tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho ta, đặc biệt là từ sau khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, quy mô lớn trên tất cả các mặt, góp phần tạo thế tạo lực, tạo thời cơ mới; góp thêm một căn cứ, một nhân tố có ý nghĩa quyết định để Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh hạ quyết tâm, xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Những cố gắng nỗ lực hoàn thiện thế trận từ sau khi có Hiệp định Paris của tuyến chi viện chiến lược đảm bảo cho bộ đội Trường Sơn đủ sức phục vụ các chiến trường và cùng toàn quân, toàn dân tiến công thần tốc, nổi dậy đồng loạt giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Suốt 16 năm, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn vừa là một chiến trường trọng yếu, một chiến trường có tính đặc thù - nơi đọ sức thường xuyên, quyết liệt giữa một bên là không quân, bộ binh địch tiến hành một cuộc chiến tranh ngăn chặn vô cùng ác liệt với một bên là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, công nhân giao thông… phối hợp với các chiến trường ta, bạn liên tục chiến đấu dũng cảm, chịu đựng hy sinh vô bờ bến, nhằm thực hiện bằng được nhiệm vụ chi viện chiến trường. Trong cuộc "đấu trí, đấu lực" này, đòi hỏi bộ đội Trường Sơn phải vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo khoa học quân sự - nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân, tư tưởng tiến công vào thực tiễn chiến trường để giành chiến thắng. Nghệ thuật quân sự Việt Nam có những tư tưởng, nguyên tắc chung; nhưng chỉ trở thành lực lượng vật chất, thành vũ khí sắc bén, vô địch khi được vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo vào đặc điểm từng chiến trường, từng chiến dịch, trận chiến đấu cụ thể. Chiến trường Trường Sơn có tính đặc thù, không giống bất kỳ một chiến trường nào ở nam Đông Dương trong thời kỳ đánh Mỹ. Nhiệm vụ của bộ đội Trường Sơn là phối hợp các chiến trường ta, bạn đánh địch, giải phóng đất đai cả tây và đông Trường Sơn, phát triển và bảo vệ tuyến đường, thực hiện bằng được sự chi viện mọi mặt của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường nước bạn nhằm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đối tượng kẻ thù trên chiến trường Trường Sơn chủ yếu là không quân Mỹ có kết hợp cả bộ binh được trang bị vũ khí tối tân, tiến hành chiến tranh ngăn chặn quyết liệt, liên tục nhằm cắt đứt tuyến chi viện chiến lược, cô lập và đưa cuộc kháng chiến của quân và dân ta ở miền Nam tới chỗ khó khăn kéo dài. Cuộc giao tranh giữa các lực lượng của ta trên Trường Sơn với đối phương diễn ra trên địa bàn rừng núi thiên hiểm, không gian rộng lờn, chiều dài trên 1.000 cây số, chính diện trên 100 cây số, xa hậu phương, đặc biệt điều kiện thiên nhiên nghiệt ngã - nắng núi, mưa ngàn huỷ hoại đường sá, cản trở vận chuyển, ốm đau, bệnh tật, cũng không kém gì một kẻ thù nguy hiểm. Đối với bộ đội Trường Sơn: Đánh địch, mở đường vận chuyển, xây dựng căn cứ chiến lược là những nhiệm vụ trung tâm hàng đầu cùng tiến hành đồng thời. Do vậy, nghệ thuật quân sự đòi hỏi trước hết ở người cầm quân là phải hiểu rõ nhiệm vụ, hiểu rõ địch-ta. Để đối phó có hiệu quả và chiến thắng kẻ thù, ta phải biết tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của chúng; khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt mạnh cơ bản của ta. Để làm được việc đó, Bộ Tư lệnh Trường Sơn và cán bộ các cấp đã đi sát thực tế, nghiên cứu, phân tích một cách biện chứng khoa học âm mưu chiến lược, thủ đoạn đánh phá của địch; tính năng tác dụng của các loại vũ khí, khí tài mà địch sử dụng ở chiến trường Trường Sơn; đồng thời phân tích trình độ chính trị, tư tưởng, năng lực quân sự của bộ đội, điều kiện thời tiết, khí hậu - tổng hoà các yếu tố "thiên - địa - nhân". Từ đó đã sớm kết luận: Với tiềm năng vật chất hùng hậu; vũ khí, khí tài luôn được cải tiến, với năng lựe làm chủ trên không, không quân Mỹ đánh phá dữ dội, gây cho ta nhiều thiệt hại về người, phương tiện trang bị… Nhưng địch không thể cắt được tuyến đường, vì sức mạnh vật chất của địch không phải không có giới hạn, không quân Mỹ không thể làm chủ trên không suốt 24 giờ một ngày đêm. Địch không thể đánh toàn tuyến thường xuyên. Địch lắm bom, nhiều đạn, nhưng không phải bom đạn của chúng lúc nào cũng rơi trúng mục tiêu. Máy bay địch dù có hiện đại mấy cũng không thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết… Do đó, trong cuộc đối đầu giữa chiến tranh chống ngăn chặn, người làm chủ mặt đất là bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, dân công… có đủ. mưu lược, dũng khí, kinh nghiệm, chủ động tránh và đánh địch một cách sáng tạo để giành thắng lợi. Lý luận quân sự và thực tiễn chiến trường khẳng định ai làm chủ được mặt đất - người đó sẽ thắng. Từ đánh giá đúng địch ta, xét toàn diện các yếu tố "thiên - địa - nhân", bộ đội Trường Sơn đã dám đánh, quyết đánh và đánh thắng địch, giành quyền làm chủ tuyến đường, xoay ngược tình thế, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến trường. Học thuyết chiến tranh nhân dân và tư tưởng quân sự của Đảng ta khắng định: Lấy tư tưởng tiến công làm chủ đạo, lấy đánh tiêu diệt làm nguyên tắc cơ bản. Vận dụng tư tưởng và nguyên tắc đó vào đặc điểm tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, nếu không làm rõ nội dung cụ thể, phù hợp vời từng binh chủng thì mỗi một người lính dễ thụ động hoặc lẫn tránh khó khăn ác liệt, làm cho bộ đội thiếu một điều cơ bản là linh hồn. Tư tưởng tiến công, nguyên tắc đánh tiêu diệt được vận dụng vào Bộ đội vận tải trong thế hiệp đồng binh chủng là: Chỉ có tiến công. "Địch đánh, ta cứ đi", chạy theo đội hình có tổ chức, có nhiều thê đội kế tiếp nhau; có chỉ huy trực tiếp, có chỉ huy bộ đội hợp thành ở các trọng điểm; vượt cung tăng chuyến; chạy lấn sáng, lấn chiều; khi có điều kiện, có thời cơ, phải nhạy bén tổ chức dội hình vận tải lớn hơn, chạy cung dài hơn; thực hiện dứt điểm lần lượt từng hướng chiến trường nhanh gọn, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng… Tư tưởng tiến công, nguyên tắc đánh tiêu diệt của Bộ đội công binh là: Liên tục mở đường mới, kết hợp bám trụ trọng điểm, bám sát đội hình xe vận tải, nhanh chóng khắc phục hậu quả địch đánh phá, bảo đảm cầu đường kịp thời, có hiệu quả. Tư tưởng tiến công và nguyên tắc đánh tiêu diệt vận dụng vào Binh chủng Phòng không Trường Sơn là: "Quay nòng pháo theo bánh xe lăn"; tiêu diệt máy bay địch trên đội hình tiến công của xe vận tải, xây dựng trận địa kiên cố bám trụ ngay tại trọng điểm cầu đường, chủ động đánh địch, bảo vệ đội hình hành tiến của bộ đội xe vận tải, bảo vệ cầu đường, kho tàng… Do đặc thù của chiến trường Trường Sơn - yêu cầu chiến đấu liên tục, ngày nối ngày, tháng nối tháng, năm nối năm, đòi hỏi người cán bộ phải có tác phong chỉ huy trực tiếp, cụ thể, đánh giá đúng địch-ta và giải quyết kịp thời mọi tình huống. Bởi vậy tổ chức cơ quan chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trường Sơn và các cấp chỉ huy bộ đội hợp thành có vị trí rất quan trọng. Tổ chức một cơ quan tham mưu sẽ khó đáp ứng chỉ huy bộ đội hợp thành chiến đấu. Từ thực tiễn đó, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đề nghị Bộ Tổng tư lệnh cho thành lập cơ quan tham mưu chuyên ngành, gồm: Bộ Tham mưu tác chiến, cơ quan Tham mưu vận tải, cơ quan Tham mưu tác chiển phòng không, cơ quan Tham mưu công binh. Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh được lắp đặt một mạng thông tin khá hiện đại, đa phương tiện; được cấu trúc kiên cố, đầy đủ điều kiện làm việc, gần trục đường chính, gần trọng điểm, đủ sức bảo đảm cho các cơ quan tham mưu nắm chắc tình hình trên tuyến 24/24 giờ một ngày đêm. Đây là một yếu tố quyết định để Bộ Tư lệnh Trường Sơn và các cơ quan tham mưu chuyên ngành không những làm tốt chức năng chỉ đạo toàn diện mà còn thực sự là cơ quan chỉ huy chiến đấu. Nghệ thuật quân sự trong tổ chức vận tải chiến lược là phải nắm được quy luật thời tiết ở Trường Sơn, đặc điểm tình hình, quy luật hoạt động của địch, từ đó nỗ lực tạo thời cơ, chớp thời cơ, huy động sức mạnh tổng hợp của bộ đội hợp thành tổ chức các chiến dịch vận tải với quy mô thích hợp nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Khi điều kiện cho phép thì huy động cao mức độ sức mạnh tổng hợp tiến hành "Tổng công kích" nhằm dứt điểm chỉ tiêu kế hoạch cho các chiến trường với mức độ cao nhất. Quy mô chiến dịch vận tải trên tuyến chi viện chiến lược phát triển từ thấp đén cao. Khi bộ đội hợp thành dưới sự chỉ huy thống nhất của các binh trạm thì chiến dịch vận chuyển được tiến hành trong phạm vi địa bàn tập đoàn binh trạm có thế vững, lực mạnh. Khi bộ đội hợp thành dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất ở cấp sư đoàn khu vực thì chiến dịch vận tải được tiến hành trên địa bàn từ hai đến ba.sư đoàn có vị trí quan trọng và có điều kiện thuận lợi nhất. Khi bộ đội hợp thành nhiều sư đoàn binh chủng dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tư lệnh Trường Sơn thì chiến dịch vận tải được tiến hành quy mô toàn tuyến, và lúc đó nghệ thuật chiến dịch đã đạt tớí đỉnh cao. Việc chuyển quân, chở hàng đều thực hiện "đi thẳng", giao trực tiếp cho từng chiến trường, không hạn chế yêu cầu, địa điểm thời gian. Lúc này, tư tưởng tiến công, nguyên tắc đánh tiêu diệt của nghệ thuật quân sự được vận dụng vào tuyến chi viện chiến lược cũng đạt tới đỉnh cao, hoàn thành thắng lợi sứ mạng lịch sử, là một yếu tố góp phần quyết định thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 2. Sớm khẳng định vận tải cơ giới là phương thức chủ yếu. Trước yêu cầu vận chuyển chi viện chiến trường ngày càng lớn, sau khi "lật cánh" sang tây Trường Sơn, phát triển một bước hệ thống cầu đường, vào mùa khô 1964-1965, Đoàn 559 đã bước đầu thực nghiệm đưn vận tải cơ giới vào Trường Sơn. Do chưa có đủ điều kiện để khắc phục khó khăn về cầu đường và chưa có kinh nghiệm chống trả không quân địch đánh phá ngăn chặn, nên chúng ta gặp không ít khó khăn, tổn thất. Trước tình hình đó từ cán bộ, chiến sĩ trên tuyến tới lãnh đạo đã nảy sinh hai ý kiến. Có người cho rằng tổ chức vận tải cơ giới ở Trường Sơn, ta khó chống đỡ sự đánh phá, ngăn chặn của địch cũng như khắc phục khó khăn do thời tiết; nên quay lại phương thức gùi thổ. Loại ý kiến thứ hai vẫn khẳng định lấy vận tải cơ giới là chủ yếu mới bảo đảm cho chiến trường đánh to thắng lớn; vấn đề chính là phải tìm nguyên nhân tổn thất để có biện pháp khắc phục sự đánh phá ngăn chặn của địch. Loại ý kiến thứ hai đã được Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh nhất trí và tạo mọi điều kiện để thực hiện thắng lợi. Như vậy, xác định lấy vận tải cơ giới làm phương thức chủ yếu, bộ đội Trường Sơn đồng thời cũng quán triệt vận dụng sáng tạo tư tướng tiến công, lấy tư tưởng tiến công làm phương châm chiền đấu trên Đường Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm đó, bộ đội vận tải cơ giới trên tuyến chi viện chiến lược đã phát triển không ngừng. Từ tổ chức tiểu đoàn xe trực thuộc binh trạm đến trung đoàn xe cơ động trực thuộc Bộ Tư lệnh khu vực. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, nhằm đáp ứng yêu cầu tạo thời cơ giành thắng lợi ở chiến trường miền Nam, bộ đội Trường Sơn, đã phát triển lên hai sư đoàn ô tô và một số trung đoàn ô tô trực thuộc Bộ Tư lệnh, được trang bị trên 8.000 xe vận tải, tạo nên những "quả đấm" quyết định trong thực hiện vận chuyển chi viện chiến lược, bảo đảm cho Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, cơ động các quân đoàn chủ lực tiến công thần tốc vượt hàng nghìn cây số vào tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng. Tuy nhiên để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến lược, bộ đội vận tải cơ giới không thể "đơn thương độc mã" trên đường mà phải chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành. Bộ đội cao xạ phải đủ mạnh để đánh trả quyết liệt máy bay địch, bảo vệ trực tiếp đội hình xe vận tải hành tiến, bảo vệ cầu đường. Bộ đội công binh phải dũng cảm bám trụ mặt đường, đặc biệt là bám trụ trọng điểm kịp thời khắc phục hậu quả đánh phá của địch và sự phá hoại của thời tiết, bảo đảm cầu đường luôn thông suốt. Bộ đội xe vận tải phải được huấn luyện tốt về chiến thuật chiến đấu cá nhân và đội hình; phải hành tiến theo đội hình, mật tập vượt trọng điểm bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng. Lực lượng xếp dỡ hàng, cung cấp xăng dầu, bảo đảm kỹ thuật… phải giải phóng xe nhanh. Tạo điều kiện cho đội hình xe tranh thủ thời gian, thời cơ để xuất kích. Bộ đội thông tin luôn giữ vững đường dây, bảo đảm chỉ huy thông suốt… Trong 10 năm thực hiện vận tải cơ giới, thực chất mỗi năm chỉ vận chuyển được trong 5 tháng mùa khô, nhưng bộ đội vận tải trên Đường Hồ Chí Minh đã chuyển được một khối lượng lớn quân và vật chất hậu cần - kỹ thuật bổ sung cho các chiến trường (như đã đề cập). Điều mà ai cũng khẳng định là không có vận tải cơ giới thì không có kết quả đó và từ đó suy ra, không lấy vận tải cơ giới làm phương thức vận chuyển chủ yếu thì tuyến vận tải chiến lược không thể hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình. Trong quá trình tổ chức vận chuyển cơ giới quy mô tập trung sau này, mùa khô 1968-1969, cũng xảy ra tình trạng tắc đường, tuy không tắc hẳn như mùa khô 1965-1966. Đặc biệt là mùa khô 1969-1970, đối phương sử dụng máy bay AC.130 cải tiến thành "pháo đài" trên không, đánh vào đội hình xe vận tải gây tổn thất khá lớn cho ta về người, phương tiện, hàng hoá. Nguyên nhân chủ yếu là trong khi đối phương thay đổi chiến thuật, sử dụng vũ khí, khí tài mới để đánh phá, ngăn chặn, thì ta lại chủ quan, không kịp thời chuyển đổi chiến thuật và sử dụng vũ khí mới để chống lại. Ta đưa cao xạ có khí tài và tên lửa vào chậm; tổ chức đội hình xe tiến công cứng nhắc, thiếu sáng tạo, chậm làm đường kín để tổ chức xe chạy ban ngày ở cung dài và mở các đoạn đường kín cục bộ để đưa các loại xe nhỏ vào sử dụng vận chuyển bảo đảm cho các hướng chiến trường. 3. Xác định dúng vị trí, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, lấy xây dựng mạng đường giao thông, đường ống dẫn xăng dầu, đường thông tin đi trước một bước là vấn đề sống còn của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Ngay từ khi quyết định thành lập tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ mở đường, bảo vệ hành lang vận chuyển; đồng thời quyết định các trục đường thuộc tuyến chi viện đều xuất phát từ tỉnh Quảng Bình, chạy dọc theo hành lang đông: tây Trường Sơn sẽ nằm ở trung tâm của các chiến trường nam Đông Dương. Độ dài các trục đường được rút ngắn; chính diện rộng, địa hình có nhiều quãng bằng phẳng, có nhiều rừng già che khuất, có lợi thế xây dựng các cơ sở, căn cứ tập kết phương tiện vật chất hậu cần kỹ thuật. Từ những trục dọc có thể mở được nhiều trục ngang tiếp cận các hướng chiến trường. Xác định xây dựng cầu đường đi trước một bước cũng có nghĩa khẳng định lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, trước tiên phải là lịch sử của công cuộc khai phá, phát triển, giữ vững và phát huy tác dụng của hệ thống đường chiến lược từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Khởi đầu là những bước xoi đường lặng lẽ, tìm những tuyến giao liên len lỏi giữa rừng rậm, núi cao; tiếp đến là những cung đường gùi thồ. Khi chiến trường yêu cầu đánh to, thắng lớn và điều kiện cho phép, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã "Xẻ dọc Trường Sơn", bắc cầu, làm ngầm qua sông suối, xây dựng nên hệ thống đường vận tải, hành quân bằng cơ giới với tổng chiều dài hơn 17.000 cây số (trong đó có hơn 800 cây số đường kín và đường đông Trường Sơn đạt tiêu chuẩn quốc gia - cấp 4 miền núi), gần 3.500 cây số đường giao liên. Đường được mở gồm nhiều trục dọc - ngang nối từ miền Bắc vào các chiến trường miền Nam, Trung - Hạ Lào và Đông bắc Campuchia. Quá trình mở đường cũng là quá trình chiến đấu vô cùng quả cảm, mưu trí của các binh chủng trên tuyến; từng bước vô hiệu hoá và làm thất bại chiến lược "chiến tranh ngăn chặn", huỷ diệt bằng các loại vũ khí, khí tài tối tân hiện đại của đế quốc Mỹ; hạn chế và khắc phục sự huỷ hoại của điều kiện tự nhiên, giữ vững những con đường, xây dựng thế trận cầu đường vững chắc. Thế trận cầu đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh được một học giả phương Tây ví như "Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Xây dựng cơ sở hạ tầng, với phương châm xây dựng cầu đường đi trước một bước vừa mang tính chiến lược vừa mang tính chiến dịch, bảo đảm thắng lợi cho nhiệm vụ chi viện chiến lược và phục vụ chiến dịch. Tuy vậy, nhìn tổng thể quá trình xây dựng cầu đường phục vụ chi viện chiến trường, chúng tơi thấy còn hai hạn chế lớn là: - Chưa quán triệt thấu đáo tư tưởng cơ bản, lâu dài, nên chưa xây dựng đường để vận tải cơ giới cả hai mùa mưa - nắng. - Chưa nhạy bén, sáng tạo sử dụng lợi thế rừng già che khuất để mở những tuyến đường kín, kể cả đường sử dụng cho các xe cơ giới loại nhỏ chạy sâu vào các hướng chiến trường. Nguyên nhân của những hạn chế kể trên, phần thuộc về nhận thức, phần bởi "lực bất tòng tâm"… Còn "hệ quả" là ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực, tốc độ vận tải chi viện các chiến trường cho đến đầu năm 1971 - khi ta chủ trương hoàn chỉnh thế trận cầu đường trên tuyến chi viện chiến lược, làm chủ toàn tuyến cả đêm và ngày. Tổ chức vận tải cơ giới trong đội hình chiến đấu của bộ đội hợp thành chống chiến tranh ngăn chặn, mạng thông tin chỉ huy là một công trình cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng - là hệ thống "thần kinh" chỉ huy. Không có mạng thông tin thông suốt, không thể chỉ huy bộ đội hợp thành chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn, tổ chức vận chuyển chi viện thắng lợi. Bước đầu tổ chức vận tải cơ giới quy mô toàn tuyến chúng ta gặp không ít khó khăn trong tổ chức chỉ huy, hiệu quả vận chuyển thấp, chịu nhiều tổn thất. Một trong những nguyên nhân là do ta chưa xây dựng hoàn chỉnh mạng thông tin để kết hợp được cả chỉ đạo và chỉ huy. Từ năm 1967, Bộ Tư lệnh Trường Sơn tập trung xây dựng tuyến thông tin tải ba nối với Trạm cơ vụ A72 (tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình) của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. Đến năm 1971, hệ thống đường thông tin dây trần đã kéo dài suốt dọc tuyến chi viện chiến lược, với tổng chiều dài cả tây - đông Trường Sơn hơn 1.350 km, bảo đảm liên lạc thông suốt, vừng chắc giữa Bộ Tư lệnh tới các đơn vị trên toàn tuyến… Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, cùng với xây dựng đường đông Trường Sơn, đường thông tin tải ba được kéo xuyên qua Tây Nguyên vào tới miền Đông Nam Bộ (Bù Đăng). Đường thông tin tải ba xuyên Bắc - Nam và mạng thông tin vô tuyến đã thực hiện xuất sắc chức năng vừa phục vụ cho chỉ đạo, chỉ huy từ Trung ương tới các chiến trường, vừa bảo đảm chỉ huy thông suốt giữa Bộ Tư lệnh Trường Sơn với các lực lượng trên toàn tuyến. Cùng với hệ thống đường vận tải cơ giới và mạng thông tin, hệ thống đường ống xăng dầu qua địa bàn Trường Sơn là cơ sở hạ tầng của việc chuyển tải xăng dầu cung cấp cho các chiến trường nam Đông Dương và bảo đảm cho các lực lượng vận tải. Xây dựng tuyến đường ống xăng dầu vượt địa hình thiên hiểm Trường Sơn là một quyết định táo bạo, một sáng tạo chiến lược. Từ năm 1968 đến năm 1975, khi đối phương tiến hành chiến tranh ngăn chặn ở mức cao nhất, Quân uỷ Trung ương chỉ đạo xây dựng tuyến đường ống từ tỉnh Quảng Bình (nối với tuyến đường ống quốc gia khởi nguồn từ cảng Cái Lân - Quảng Ninh) vượt sang tây Trường Sơn, kéo thẳng xuống ngã ba biên giới; sau đó lắp đặt tuyến đường ống đông Trường Sơn qua miền tây Trị-Thiên vào Sa Thầy (Kontum) tới điểm cuối là Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước). Tuyến đường ống xăng dầu cùng với hệ thống cột xăng cấp phát, xuyên qua hàng nghìn cây số núi rừng Trường Sơn, nhiều quãng phải vượt qua địa hình vô cùng hiểm trở - núi cao 700 mét, đã tạo thêm một phương thức vận chuyển nhiên liệu lỏng hiện đại, nhanh, an toàn, tiết kiệm trên tuyến chi viện chiến lược, chuyển tải hơn 270.000 tấn xăng dầu đáp ứng yêu cầu vận tải cơ giới quy mô lớn, cơ động binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho các chiến trường và có dự trữ. Đây là một thành công to lớn của trí tuệ, ý chí, tài năng của con người Việt Nam, của những người lính Trường Sơn trong tổ chức thực hiện chi viện chiến lược. Không chỉ phục vụ cho chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cơ sở hạ tầng - đặc biệt là cầu đường mà các binh chủng trên tuyến tạo dựng được còn có ý nghĩa, tác dụng lớn lao đối với sự nghiệp quốc phòng, phát triển kinh tế - văn hoá ở các địa bàn phía tây các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sau chiến tranh. 4. Xây dựng con người về chính trị, tư tưởng và trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ chỉ huy là yếu tố hàng đầu để hoàn thành nhiệm vụ. Nghệ thuật quân sự được vận dụng vào tổ chức vận tải chiến lược với nhiều nội dung, nhiều chiều cạnh, trong đó có việc xây dựng con người - chủ thể của mọi hành động, giải quyết tốt mối quan hệ giữa yếu tố con người với phương tiện vật chất kỹ thuật để tạo sức mạnh tổng hợp… Chiến đấu trên một mặt trận vô cùng ác liệt - nơi thử thách ý chí, trí tuệ, lòng quả cảm của con người Việt Nam với vũ khí, phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại của đế quốc Mỹ; chiến đấu trên một chiến trường rừng núi, xa hậu phương, khó khăn, thử thách, thiếu thốn chồng chất…, bộ đội Trường Sơn đã đặt lên hàng đầu yếu tố con người. Xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, trên toàn tuyến; xây dựng những con người mà nòng cốt là cán bộ, đảng viên có dũng, có mưu, có năng lực, trình độ kỹ thuật chiến thuật, trình độ tổ chức chỉ huy để thực hiện thắng lợi nhiệm vú là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Đây cũng là nội dung cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu của công tác đảng, công tác chính trị. Xây dựng con người, trước hết là giác ngộ sâu sắc tinh thần yêu nước, mục tiêu và lý tường cách mạng, tình hình và nhiệm vụ cách mạng…, làm cho các lực lượng trên tuyến chi viện chiến lược củng cố ý chí, lấy chủ động tiến công, kiên quyết, liên tục tiến công làm chủ đạo; tất cả toàn tâm toàn ý, cùng chung một hướng, nhằm thẳng một mục tiêu; suy nghĩ và hành động bằng sức mạnh của khối óc con tim: "Tất cả vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, "Tất cả cho chiến trường, "Tất cả vì nghĩa vụ quốc tế cao cả" gắn độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng con người là giáo dục về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, gian khổ; tinh thần quả cảm, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, nhân ái, đoàn kết, kỷ luật… hình thành nhân cách sống, lao động và chiến đấu của mỗi thành viên trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Đây là nội dung cơ bản nhất được quán triệt sâu sắc, thống nhất tuyệt đối trong các kỳ hội nghị quân chính, sinh hoạt tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, các đợt thi đua "Đột kích", "Tổng công kích"… Để chiến thắng được kẻ thù là đế quốc Mỹ, ngoài nâng cao trình độ chính trị tư tường, tình cảm cách mạng, ý chí tiến công, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Trường Sơn rất chú trọng đến việc nâng cao năng lực trình độ khoa học kỹ thuật - chiến thuật, làm cho bộ đội nhất là đội ngũ cán bộ có khả năng đánh giá đúng địch-ta, biết bày mưu kế đánh địch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến trường. Toàn bộ nội dung và phương hướng xây dựng con người được khái quát thành phương châm chỉ đạo hoạt động của từng binh chủng để cổ vũ, khơi dậy quyết tâm, lòng tự hào của cả tập thể và cá nhân. Nhớ lại những ngày chiến đấu ác liệt, gian khổ nhất ở Trường Sơn, tôi rất đỗi xúc động và tự hào, bởi đó cũng chính là những tháng ngày đẹp đẽ nhất của những cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, trên Đường Hồ Chí Minh. Ngày qua ngày cơm muối, rau tàu bay không đủ no; hy sinh, ốm đau, sất rét, lắm khi thèm cả ánh mặt trời, một khoảng nhìn xa. Nhưng hết thảy, từ những người lính mà thời gian điểm bạc mái đầu đến những nam nữ thanh niên tóc còn vương bụi phấn học trò, đềú lạc quan, tràn đầy sức sống; không chùn bước trước thử thách, hy sinh; kết thành một khối, ngoan cường dũng cảm đọ sức với kẻ thù, đối đầu với bom đạn và mọi thủ đoạn đánh phá của không lực Hoa Kỳ. Trong gian khó, hiểm nguy, bộ đội, thanh niên xung phong… ở Trường Sơn càng bộc lộ những đức tính, phẩm chất cao đẹp của mình: Tất cả vì chiến trường, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam; vì đồng đội, đồng chí mà sẵn sàng hành động rất tự nguyện. Rét nhường áo, đau nhường thuốc, nhận cái chết về mình vì sự sống của con đường, của đồng đội… Ý chí quyết chiến, quyết thắng, những đức tính cao đẹp được tích tụ, lắng đọng trong từng cán bộ, chiến sĩ trên đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn, gilíp họ chuyển mình theo kịp mọi biến đổi của tình hình và chủ động trước thời cơ, vận hội lớn. 5. Tổ chức, phát triển bộ đội hợp thành. Nghệ thuật quân sự là một phạm trù rộng, mang tính tổng hợp. Tổ chức chỉ huy thống nhất bộ đội hợp thành là phạm trù vận dụng nghệ thuật để tạo sức mạnh tổng hợp trong các chiến dịch. Quy mô và mục đích có khác nhau, nhưng từ chiến thuật, chiến dịch, đến chiến lược đều phải hội tụ được sức mạnh tổng hợp. Khi tương quan lực lượng ta yếu hơn đối phương thì ta sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp để dần chuyển hoá từ yếu thành mạnh. Khi ta mạnh hơn đối phương thì ta sử dụng sức mạnh tổng hợp quân - binh chủng hợp thành cộng với các yếu tố cơ bản khác của nhân dân, dân tộc và thời đại để giành thắng lợi quyết định. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã sớm ý thức sâu sắc về sức mạnh tổng hợp. Từ định hướng về quy hoạch của Trung ương, từng giai đoạn, từng năm, Bộ Tư lệnh Trường Sơn căn cứ vào yêu cầu chi viện chiến trường, thực lực của ta, hoạt động đánh phá ngăn chặn của địch, mà kiên trì tổ chức, điều chỉnh và phát triển không ngừng lực lượng bộ đội hợp thành của tuyến chi viện chiến lược - Đường Hồ Chí Minh, mà đỉnh cao là sư đoàn binh chủng. Năm 1965, khi tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn chuyển sang vận tải cơ gỉới là chủ yếu, tuy dưới Bộ Tư lệnh có các ban chỉ huy phụ trách các tuyến với cung vận tải tương đối dài, sau đó là ban chỉ huy binh trạm phụ trách cung vận tải ngắn hơn. Dù tồ chức tuyến hay binh trạm, nhưng do thiếu thống nhất chỉ huy bộ đội hợp thành nên không đủ sức cản phá địch và khắc phục hậu quả do địch đánh phá. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, phân tích một cách khoa học, kết luận các nguyên nhân chủ yếu không chống trả nổi sự đánh phá của địch, tổn thất lớn, hiệu quả vận tải thấp, từ mùa khô 1966-1967, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã tổ chức các binh trạm chỉ huy thống nhất lực lượng bộ đội hợp thành (công binh, vận tải, phòng không, bộ binh, thông tin…). Ngoài các binh trạm, trực thuộc Bộ Tư lệnh còn có các trung đoàn binh chủng cơ động để tăng cường kịp thời cho những nơi, những lúc cần thiết. Từ đó, bộ đội Trường Sơn đã hội tụ được sức mạnh tổng hợp, từng bước chặn đứng được tình trạng không quân Mỹ "làm mưa, làm gió", tạo được bước nhảy vọt về chất trong xây dựng lực lượng, thực hiện chi viện chiến trường ngày càng lớn. Từ năm 1970 đến năm 1973, địa bàn tuyến chi viện chiến lược được mở rộng xấp xỉ 130.000 cây số vuông, lực lượng toàn tuyến gần 90.000 quân, có tới hơn 50 đơn vị và cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh. Được Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chấp thuận, toàn tuyến đã tổ chức thành năm sư đoàn khu vực. Mỗi sư đoàn khu vực đảm trách phục vụ một số hướng chiến trường. Dưới sư đoàn có các binh trạm và các trung đoàn binh chủng cơ động. Vị trí, nhiệm vụ, quy mô, cơ cấu, phạm vi phụ trách của từng sư đoàn được xác định rõ ngay khi thành lập là điều kiện thuận lợi để toàn tuyến thực hiện đạt hiệu quả cao hơn trên tất cả các mặt hoạt động: Mở đường, tác chiến, vận chuyển, bảo đảm hành quân… Dưới góc độ vận trù của vận tải quân sự chiến lược cũng như quy mô tổ chức bộ đội hợp thành thì tổ chức sư đoàn chưa phải là đỉnh cao, cho phép đạt hiệu quả tốt nhất. Nhưng vào giai đoạn đó, đây là hình thức, quy mô tổ chức phù hợp với không gian, thời gian và thực lực của ta. Đồng thời đây cũng là một mô hình khẳng định khả năng tổ chức vận tải chiến lược trong đội hình bộ đội hợp thành quy mô lớn. Hiệp định Paris được ký kết đã đưa tới một tình thế mới và tương quan lực lượng mới trên chiến trường Trường Sơn có lợi cho ta. Xét toàn diện yếu tố thế và lực, đồng thời dặc biệt nhạy cảm trước yêu cầu chi viện của chiến trường, thúc đẩy thời cơ mới…, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã đề nghị trên cho tổ chức các sư đoàn ô tô vận tải, sư đoàn công binh, bên cạnh các sư đoàn cao xạ, sư đoàn bộ binh. Việc thành lập các sư đoàn binh chủng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, trong đó sư đoàn vận tải, sư đoàn công binh - các sư đoàn binh chủng đầu tiên của quân đội ta, đã tạo nên những "cú đấm tập trung" cho mặt trận xây dựng cầu đường và vận tải, nhằm giải quyết dứt điểm gọn khối lượng lớn về vật chất trước mắt trên từng hướng chiến trường và có dự trữ chiến lược. Đầu năm 1974, lực lượng bộ đội hợp thành trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn gồm 9 sư đoàn binh chủng (4 sư đoàn công binh, 2 sư đoàn ô tô vận tải, 1 sư đoàn phòng không, 1 sư đoàn bộ binh, 1 đoàn chuyên gia giúp bạn), 12 trung đoàn binh chủng cơ động và một sư đoàn cao xạ, một trung đoàn tên lửa do Bộ phối thuộc. Với 2 sư đoàn và 2 trung đoàn xe vận tải, toàn tuyến đã có hơn 10.000 xe vận tải các loại, cộng với hơn 1.500 xe-máy phục vụ các binh chủng. Tổng quân số kể cả lực lượng phối thuộc và thanh niên xung phong là 120.000 người. Như vậy, sau khi có Hiệp định Paris, vận tải quân sự chiến lược đã đạt đến đỉnh cao về quy mô tổ chức binh chủng hợp thành, về vận trù và hiệu quả. Sức mạnh của hai sư đoàn ô tô vận tải hoạt động trong thế chiến đấu hiệp đồng binh chủng của các sư đoàn phòng không, công binh, bộ đội xăng dầu, thông tin…, đã có bước phát triển đột biến, bảo đảm thoả mãn binh lực và cơ sở vật chất cho chiến trường Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, đặc biệt góp phần quyết định làm nên "kỳ tích" cơ động ba quân đoàn chủ lực tiến công thần tốc vượt hàng nghìn cây số từ Bắc vào Nam tham gia trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 6. Phối hợp chặt chẽ với các chiến trường, các tuyến vận tải phía sau; đồng thời phối hợp với Quân khu Trung - Hạ Lào, quân và dân Đông bắc Campuchia xây dựng thành công tuyến chi viện chiến lược căn cứ chiến lược nam Đông Dương. Học thuyết quân sự của Đảng ta khẳng định: Căn cứ địa - hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc xã hội chủ nghĩa là căn cứ địa của cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, miền Bắc vừa dốc sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc với chức năng hậu phương lớn là chỗ dựa vững chắc để tạo nhiều hình loại, quy mô căn cứ trên các chiến trường, trong đó có căn cứ chiến lược Đường Hồ Chí Minh. Căn cứ chiến lược Đường Hồ Chí Minh cả đông và tây Trường Sơn xuyên qua địa bàn 20 tỉnh của ba nước Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia; trong đó gồm 9 tỉnh của Việt Nam là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (cả Vĩnh Linh), Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước; 7 tỉnh của Lào là: Bô Li Khăm Xay, Khăm Muộn, Savanakhet, Saravan, Xê Công, A-tô-pơ, một phần tỉnh Chăm Pa Xắc; 4 tỉnh của Campuchia là: Stung Treng, Nat Ta Ra Ki Ki, Kra chiê, Mông Đun Ki Ri (Ô Ranh). Căn cứ chiến lược được xây dựng và sử dụng khác nhau (ở Việt Nam và Lào có những nét tương đồng). Tuyến tây Trường Sơn - trên đất Lào từ Pác Pha Năng (đường 12) đến khu vực ba biên giới với chiều dài hơn 800 cây số, chiều ngang hơn 100 cây số, có ba cụm căn cứ lớn nằm trong rừng già, là: Lùm Bùm - Tha Mé, Chà Vằn, Phi Hà. Trên địa bàn Đông bắc Campuchia có căn cứ Xiêm Pạng, Stung Treng. Tuyến đông Trường Sơn, trên đất Việt Nam, gồm miền tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, địa bàn các tỉnh Tây Nguyên là Sa Thầy và Bù Gia Mập, Bù Đốp thuộc miền Đông Nam Bộ. Tất cả những căn cứ kể trên, từ năm 1972 trở đi là nơi dự trữ và cung cấp vũ khí, đạn dược, xăng dầu, lương thực; nơi trú quân, huấn luyện bộ đội, tập kết các binh chủng kỹ thuật để tiếp tục bổ sung cho chiến trường. Căn cứ cũng là nơi đặt các bệnh viện, các đội điều trị thương bệnh binh, các xưởng sửa chữa xe-pháo, là trung tâm gỉao thông rẽ ra các hướng chiến trường. Căn cứ trung tâm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có cảng biển, cảng sông, sân bay dã chiến. Suốt 16 năm xây dựng và chiến đấu thực hiện chi viện, tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chì Minh được hậu phương miền Bắc chăm lo mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi, chi viện nhân lực, lương thực, thực phẩm… Hầu hết các tỉnh đều có thanh niên xung phong, dân công chung sức cùng bộ đội xây dựng đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh; cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh; chiến đấu ngoan cường dũng cảm, mưu trí, lập công xuất sắc trên mặt trận chi viện chiến lược. Các tỉnh trực tiếp nằm trong khu căn cứ trung tâm là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (cả Vĩnh Linh) trong nhiều năm đã coi chi viện cho tuyến vận tải quân sự Trường Sơn là nhiệm vụ trọng tâm. Các tỉnh kể trên thường xuyên gắn chặt mọi hoạt động của địa phương với phục vụ bộ đội Trường Sơn. Mặc dù là địa bàn bị địch đánh phá ác liệt; hầu như không còn con đường, cây cầu, bến phà nào không bị đánh phá; gia đình nào cũng phải chịu mất mát, hy sinh, nhưng Đảng bộ, quân và dân các địa phương vừa đánh trả máy bay, tàu chiến địch có hiệu quả, vừa dồn sức người sức của chi viện chiến trường, chi viện cho tuyến đường Trường Sơn. Cũng trong 16 năm ấy, các Bộ trong Chính phủ, Ban Thống nhất Trung ương, Bộ Quốc phòng cùng chỉ đạo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ bộ đội Trường Sơn hoàn thành nhiệm vụ. - Ngành giao thông vận tải, từ Bộ đến ty (sở) giao thông vận tải các tỉnh, đặc biệt là các lực lượng trực thuộc Bộ, đều lấy việc xây dựng, bảo đảm giao thông vận tải, chi viện chiến trường là nhiệm vụ trọng tâm. Về giao thông: Ngoài việc xây dựng, bảo đảm giao thông từ biên giới Việt - Trung đến Vĩnh Linh, Bộ Giao thông vận tải thường xuyên cử các đồng chí Thứ trưởng, cán bộ thiết kế, lực lượng giao thông chủ lực như Ban 67, liên tục phối hợp giúp bộ đội Trường Sơn; đồng thời, thường xuyên tăng cường cho tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn nhiều kỹ sư cầu đường, lực lượng khảo sát thiết kế; xe-máy, xe vận tải. Về vận tải: Đã huy động các phương tiện vận tải: đường sắt, đường bộ, đường biển, đường sông, liên tục vận chuyển tạo chân hàng và chuyển quân giao cho tuyến vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn. - Bộ Quốc phòng là cơ quan trực tiếp chỉ đạo tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị… là các cơ quan giúp Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, đã chăm lo mọi mặt cho bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh; Quân khu 4, các quân - binh chủng: Phòng không - Không quân, Công binh, Thông tin, Viện Khoa học quân sự… thường xuyên phối hợp chặt chẽ và chi viện kịp thời lực lượng, khí tài, trang bị kỹ thuật cho bộ đội Trường Sơn. Quân chủng Phòng không - Không quân lúc đầu dùng máy bay thả hàng, về sau chi viện đắc lực cao xạ, tên lửa; chuẩn bị sẵn sàng để khi cần, dùng không quân chiến đấu bảo vệ các điểm vượt khẩu… Quân chủng Hải quân đã kiên cường vận tải trên biển có hiệu quả trong một thời gian dài chi viện cho chiến trường, phối hợp với Đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn… Đặc biệt, tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn là "con đẻ" của Tổng cục Hậu cần, nên từ đồng chí Chủ nhiệm, các đồng chí lãnh đạo Tổng cục, tới các cục chuyên ngành như: Vận tải, Quản lý xe, Quân y, Xăng dầu, Quân nhu… đã thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến tình hình trên tuyến. Nhiều đoàn cán bộ chủ trì Tổng cục các cục đã trực tiếp vào tuyến giải quyết kịp thời mọi đề nghị của Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Riêng Chủ nhiệm Tổng cục Đinh Đức Thiện, ngoài việc chỉ đạo thường xuyên, năm nào cũng vào công tác trên tuyến từ hai đến ba lần. Cục Vận tải, Cục Quản lý xe, các lực lượng vận tải: đường bộ, đường sông, đường biển phía sau thuộc Tổng cục Hậu cần mặc dù bị địch đánh phá ngăn chặn quyết liệt, vẫn kiên cường dũng cảm chuyển quân, chuyển hàng đầy đủ cho tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Đồng thời Cục Vận tải, Cục Quản lý xe thường xuyên chăm lo bổ sung lái xe, thợ kỹ thuật, vật tư thiết bị, đào tạo lái xe và thợ thoả mãn kịp thời cho tuyến; khi cần thì điều động cả đơn vị xe bổ sung, hoặc chạy vượt cung. Bằng tất cả mọi hành động phối hợp chi viện kể trên, các đơn vị vận tải thuộc Tổng cục Hậu cần đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của lực lượng đứng ở vị trí đầu dây chuyền vận chuyển chi viện từ hậu phương miền Bắc tới các chiến trường. Đối với chiến trường: Các tuyến, các lực lượng vận tải bằng xe, thuyền, bằng gùi thồ của các chiến trường, trong gian khổ, hy sinh đã kết hợp chặt chẽ với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, tiếp nhận quân, nhận hàng. Trên thực tế, tuyến vận tải quân sự Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là "khúc ruột" để nối tuyến vận tải trên hậu phương miền Bắc với tuyến vận tải của các chiến trường, chiến dịch, thành mọt tuyến vận tải chiến lược liên hoàn, bền vững, thông suốt liên tục làm tròn nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường nam Đông Dương, đặc biệt là là chiến trường miền Nam. Đây là một vấn đề có tính nhất quán trong đánh giá thành tựu của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hoà bình đã lập lại ở cả Việt Nam, Lào và Campuchia, tuy mức độ thắng lợi mà mỗi nước giành được có khác nhau. Với mưu đồ độc chiếm Đông Dương làm bàn đạp thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, đế quốc Mỹ đã đơn phương phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhanh chóng hất cẳng Pháp, tiến hành chiến tranh xâm lược ba quốc gia có chủ quyền trên bán đảo này. Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm, mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đối với Lào và Cam-pu chia, mỗi nước Mỹ đều áp dụng một chính sách riêng. Nhưng về chiến lược chung, đế quốc Mỹ muốn cùng một lúc xâm lược cả ba nước bằng chiến tranh, bằng chia rẽ khối đoàn kết giữa ba dân tộc; dùng lãnh thổ của nước này làm bàn đạp để uy hiếp, tiến công xâm lược nước kia; ngăn chặn sự chi viện, hỗ trợ, phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương giương cao ngọn cờ đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy truyền thống quý báu đoàn kết chiến đẩu của ba dân tộc trong thời kỳ chống thực dân Pháp, kiên trì đẩy mạnh sự nghiệp đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, bảo vệ chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc, theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc, giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ của từng nước. Ba nước Đông Dương với lợi thế chung biên giới đất liền, có dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, có nhiều rừng già liền vùng kéo dài, nhiều cao nguyên nổi tiếng như: Tây Nguyên, Bloven, Đông bắc Campuchia; đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây đã trở thành một căn cứ địa cách mạng liên hoàn, có tầm quan trọng chiến lược liên quôc gia. Trước kẻ thù mới là đế quốc Mỹ, yêu cầu tất cả ba nước phải cùng hợp sức xây dựng căn cứ chiến lược đông - tây Trường Sơn thật vững chắc, làm "điểm tựa" cho các chiến trường nam Đông Dương. Đây là một biểu hiện sinh động, cụ thể sức mạnh đoàn kết liên minh chiến đấu của ba nước và của mỗi nước. Từ chủ trương trên, Đảng ta đã đề nghị với hai Đảng bạn, cho phép ta tạm thời sử dụng một bộ phận đất đai dọc hành lang tây Trường Sơn ở Trung - Hạ Lào và đường 13, sông Mê Công - Đông bắc Campuchia để mở tuyến chi viện và xây dựng căn cứ chiến lược chung cho các chiến trường nam Đông Dương. Từ đó, Bộ Chính trị ba Đảng giao cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn thống nhất phối hợp với quân và dân bạn ở Trung - Hạ Lào đánh địch, giải phóng đất đai, mở rộng và bảo vệ vững chắc hành lang tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Quá trình làm nhiệm vụ trên tuyến, Bộ Tư lệnh Trường Sơn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các quân khu và các tỉnh của bạn có tuyến đường đi qua, thống nhất kế hoạch giúp đỡ nhau trên các mặt: Chi viện lẫn nhau, tác chiến giải phóng đất đai, xây dựng cơ sở cách mạng, bảo vệ vùng giải phớng, bảo vệ hành lang tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn. Quan hệ phối hợp, đoàn kết giữa bộ đội Trường Sơn, lực lượng chuyên gia do Bộ Tư lệnh Trường Sơn chỉ đạo trực tiếp với quân và dân bạn ở Trung - Hạ Lào là quan hệ hiếm có. Trong chỉến đấu gian khổ, hy sinh, ta và bạn vẫn một lòng một dạ chung thuỷ, son sắt, giúp đỡ nhau, chi viện lẫn nhau vô điều kiện. Những đồng chí, bạn hữu thân tình, tiêu biểu thường xuyên làm việc với nhau, mà giờ đây vẫn còn lưu đậm trong ký ức của chúng tôi là: Đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon - Chính uỷ kiêm Tư lệnh Quân khu Hạ Lào; các đồng chí Uynh Kong, Xổm Xắc - Tư lệnh Quân khu Trung Lào, đồng chí Xun-thon Thép-a-xa - Tỉnh đội trưởng tmh Chăm Pa Sắc; các đồng chí: Xa-u-la, Xi Phương - Tỉnh đội trưởng Tỉnh Xê Công, đồng chí Xồm-na-xay - Tỉnh đội trưởng tỉnh Savanakhet… cùng hàng trăm đồng chí khác, đều là những đồng chí chí cất, kiên cường, dũng cảm, đồng cam cộng khổ, trong chiến đấu đầy ác liệt hy sinh cũng như trong sinh hoạt muôn vàn khó khăn thiếu thốn… Biết bao người dân các bộ tộc Lào tự nguyện dời làng, dời bản cho bộ đội Trường Sơn mở đường; không ít lần nhân dân bạn nhường nhịn hạt gạo cuối cùng của mình để dành chi viện cho bộ đội Trường Sơn vượt qua khó khăn, thiếu thốn… là những biểu trưng sáng ngời của tình đoàn kết Việt - Lào trên tuyến chi viện chiến lược tây Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Giúp bạn là, tự giúp mình". Không những cán bộ, chiến sĩ quân đội ta thấm nhuần mà cán bộ, bộ đội và nhân dân Lào cũng nhận thức và làm theo hướng đó, nên càng trong chiến đấu ác liệt, quan hệ Việt - Lào càng gắn kết, thuỷ chung. Các tỉnh vùng Đông bắc Campuchia có liên quan đến tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, tuy có khác với quân và dân Lào, nhưng đều có quan hệ tốt đẹp với bộ đội Trường Sơn. Các tỉnh: Stung Treng, Mông Đun Ki Ri, Ra Ta Na Ki Ri, Kra Chiê và một số địa phương khác, dưới thời Quốc trưởng Sihanouk cũng như thời gian sau đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta mua lương thực, thực phẩm, cho mượn đường 13, đường sông Mê Công để vận tải chi viện cho Nam Bộ, chi viện cho bạn; đặc biệt là giúp vận chuyển vũ khí hạng nặng để bạn giải phóng Phnôm Pênh năm 1975. Cùng chung kẻ thù, cùng chung mục tiêu chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho mỗi nước, Việt Nam, Lào và Campuchia đều có trách nhiệm phối hợp, đoàn kết chi viện lẫn nhau; xây dựng các tuyến vận tải chi viện nối tiếp nhau, dựa vào nhau; tuyến sau tiếp sức cho tuyến trước. Đường tây, đông Trường Sơn nối với các tuyến vận tải ra các chiến trường, nối với các tuyến đường của hai nước bạn, hình thành một mạng giao thông vận tải chi viện chiến lược, thành một chiến trường đánh địch, một căn cứ chiến lược liên hoàn, vững bền, thống nhất và đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc đối đầu với chiến tranh ngăn chặn quyết liệt trong 16 năm của đế quốc Mỹ. Đường lối "Đoàn kết - liên minh chiến đấu" đúng đắn của ba Đảng anh em là cội nguồn tạo nên thế và lực tổng hợp, tiếp sức cho nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản để chúng ta đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với tuyến chi viện chiến lược của các chiến trường nam Đông Dương. 16 năm - gần sáu nghìn ngày đêm đương đầu với cuộc chiến tranh ngăn chặn vô cùng ác liệt, với bao hy sinh gian khổ không tả xiết các binh chủng trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn đã bện kết thành một lực lượng gang thép, một tập thể Anh hùng, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử mà Đảng, nhân dân giao phó là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện chiến lược, "Góp một nhân tố quyết định để đưa sức mạnh cả nước vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược đi đến toàn thắng". Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, con đường mang hồn của những người đi cứu nước với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do!" là một điểm sáng, một dấu son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Cuốc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, cùng cả nước, những người lính Trường Sơn bước vào thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Những năm tháng gần đây, tôi đã gặp những người lính Trường Sơn xưn trong Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, trên mọi nẻo đường; họ đang có mặt trên những "công trình thế kỷ" của đất nước thời kỳ dựng xây, đổi mới. Tôi như thấy một ATP khốc liệt thời chiến tranh tái hiện ở công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, như thấv một Xiêng Phan mới ở thuỷ điện Ya Ly, Đray Hlinh…, khi những ngườl lính Trường Sơn lại "Đổ mồ hôi, sôi nước mắt" ở các công trường này. Cũng những người lính năm nào trộn mồ hôi, máu và nước mắt cúa mình với đất đá Trường Sơn để san lấp hố bom, giành giật với địch từng mét đường trọng điểm, giờ đâý đang làm chủ biết bao phương tiện thi công hiện đại, làm giàu thêm, đẹp thêm cho đất nước bởi các tuyến đường cao tốc: Bắc Thăng Long - Nội Bài, Láng - Hoà Lạc, đường 5 Hà Nội - Hải Phòng… Và nhiều đơn vị với đầy đủ phiên hiệu những sư đoàn binh chủng thiện chiến thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn trước đây: 470, 472, 473… đã lần lược trở lại xây dựng, nâng cấp các trục đường đông Trường Sơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên bất khuất anh hùng, giàu tiề m năng, nhưng cũng không ít khó khăn trên bước đường góp sức từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Gần đây, mỗi lần vào công tác ở Tây Nguyên, tôi lại trở về thăm một vài đoạn đường Trường Sơn của thời đánh Mỹ, thăm lại bà con các dân tộc nơi tuyến đường đi qua. Biết tôi nguyên là Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Alăng Chinh - một phụ nữ người Kơ Tu nói: "Nay có nhiều quãng, cỏ đã mờ đường. Nhưng đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không bao giờ mờ đi trong lòng đồng bào dân tộc Kơ Tu!". Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử. Cuộc chiến đấu trên đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh cũng thuộc về lịch sử. Nhưng con đường vẫn còn đó với thời gian, với lòng người, với sự trường tồn của dân tộc ta và đang được sử dụng. Bởi lịch sử là một dòng chảy vĩnh hằng, liên tục từ quá khứ tới tương lai. Với ý chí độc lập, tự cường, với chiến lược cách mạng tiến công, đất nước ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, trong bối cảnh đan xen và đối chọi gay gắt giữa thời cơ và nguy cơ, giữa thuận lợi và khó khăn. Nhất định Đảng ta, dân tộc ta sẽ vượt qua những thách thức to lớn đó, giành thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa xã hội thành công. Với hoài bão của các thế hệ đi trước "xuyên qua" hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và ước mơ của đồng bào dân tộc miền núi, mong muốn thế hệ hôm nay và mai sau là Đường Hồ Chí Minh - con đường một thời men theo chân núi Trường Sơn sẽ thành một tuyến xuyên quốc gia thứ hai, xoá đi thế độc đạo xuyên Bắc - Nam, làm cho đất nước chủ động trong mọi tình huống: Chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, gắn miền núi với đồng bằng; gắn kết nước ta với hai nước bạn Lào, Campuchia. Nghĩ về đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ, nghĩ về sức sống kỳ diệu của con đường đó trong tình cảm, lý trí của những thế hệ người Việt Nam sau này; chứng kiến sự trưởng thành của những người lính kế thừa truyền thống của bộ đội Trường Sơn và suy ngẫm những đánh giá của các anh Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng… về đường Trường Sơn, trong tôi lại trào đâng những cảm xúc dữ dội. Xin được dẫn lại mấy dòng lưu bút của đồng chí Tổng Bí thư Đảng (đã quá cố) - anh Lê Duẩn ở sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, cũng là để "góỉ" lại những dòng ký ức của tôi về "Đường xuyên Trường Sơn" - con đường huyền thoại này: "Đường Hồ Chí Minh là một chiến công chói lọi trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Đường Hồ Chí Minh là con đường của ý chí quyết thắng của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam - Bắc, thống nhất nước nhà, là con đường của tương lai giàu có của Tổ quốc ta. Đó cũng là con đường đoàn kết của các dân tộc, của ba nước Đông Dương… Quang vinh thay bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến đấu và chiến thắng trên con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại. Hà Nội - Hè 1999 Kỷ niệm 40 năm đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Đồng Sĩ Nguyên ______________________ 1 Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, tập 11. Việt Nam thông tấn xã ấn hành, tr. 247. 2 Tài liệu mật... Tlđd. tr.568. 3 Oét mo-len; Một quân nhân tường trình, tập III. Thư viện Quân đội dịch, 1982. 4 Mai-cơn Mác-lia: Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1990. 5 Ngay tử khi Tuyến 559 lật cánh sang tây Trường Sơn, cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn có kế sách rất hay là "ăn củ trả cây". Bộ đội hành quân qua nương sẳn của bất cứ đơn vị nào có thể lấy củ để ăn, song phầi chặt mấy "hom" trồng lại. 6 Nghi binh thực: sử dụng một số xe hỏng, bật đèn cốt chạy, hoặc dùng đèn ắc-quy có điều khiển. 7 Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các họa sĩ ở Việt Bắc năm 1951.