NÀNG QUỲNH, NÀNG QUẾ
TIÊN PHONG PHÓ TƯỚNG

Làng Trò bên sông Thao là một làng nhỏ dân ít, có hai vợ chồng Nguyễn Diệu và Đào Thị Lộng là dân chài, hiền lành như đất, sớm chiều thả lưới buông câu, sống lần hồi với một túp lều lúp xúp và mảnh vườn nhỏ bé. Đã nghèo lại hiếm muộn về đường con cái, hai vợ chồng thường phàn nàn về nỗi ông trời sao ở bất công, với người lương thiện chỉ biết chí thú làm ăn mà bắt tội hiếm cả con lẫn của.
Tối hôm ấy, người vợ nằm mộng thấy vị thần núi hiện đến, trông như một chàng học trò xinh đẹp, mặc áo dài xanh, tay cầm hai cành hoa, cười mà nói rằng: " Có hai bông hoa đẹp nơi đỉnh núi ta vẫn để dành cho các ngươi, sao lại không hái về? Thương vợ chồng người tu nhân tích đức, ta cho hai cành hoa của ta để các ngươi được hưởng phúc lâu dài ". Nói đoạn, vị thần đặt một bông quỳnh và một bông quế lên một chiếc mâm vàng chói lọi, trao cho hai người.
Người vợ chợt tỉnh giấc, vừa mừng vừa sợ, đợi tới sáng mới đem chuyện mộng nói lại với chồng.
Sau bà Lộng sinh được hai người con gái, vợ chồng đặt tên cho là Quỳnh và Quế. Quỳnh và Quế cùng cất tiếng khóc chào đời một lúc, nên làng không biết coi ai là chị gọi ai là em. Tới khi hai con vừa đầy tuổi vợ chồng dọn đến ở xóm nhỏ dưới chân núi.
Xóm nhỏ này nằm bên dòng sông Bứa giữa vùng rừng núi bao la thăm thẳm, thuở đó không rõ tên gì, sau này được gọi là làng Quang Húc. Quỳnh và Quế lên ba tuổi bụ bẫm xinh đẹp, cả làng đều yêu quí. Khi hai em lên mười tuổi, những người đi rừng bắt đầu dạy các em ném lao. Các em đòi bắn nỏ. Mọi người đều cười, nói rằng các em chưa đủ sức giương nỏ, hãy cố mà ném cho cây lao trúng thân chuối cách ba bước chân là được. Người trùm phường săn vui vẻ đưa các em cây cung của mình. Quỳnh và Quế lần lượt nhấc dây cung của người trùm phường săn, lắp tên, bắn thử. Cây cung cong như vành nguyệt mồng ba, chiếc tên vút bay như ánh chớp! Từ đó Quỳnh và Quế được tập lao tập cung, tập tìm vết thú rừng, tìm nơi chúng uống nước. Mùa xuân, xóm núi trắng xóa hoa mận hoa ban, mùa hè quả dâu da rụng đỏ suối, tới mùa thu lá rừng trải vàng mặt đất, làng gặt lúa nếp lúa tẻ, cất rượu và làm lễ ăn cơm mới. Cụ già nhất làng nói: " Quỳnh và Quế đã lớn tuổi rồi, bắt được dấu con nai, tìm được chỗ ẩn con dũi, thế mà chưa biết ăn ở cho có thứ bực. Phải phân biệt chị em mới được. Nay ta hãy dồn con hươu cho hai đứa nó bắn, đứa nào bắn trúng đầu con hươu sẽ là chị ". Làng khen phải, hò reo dồn vây một con hươu vàng cho hai em gái bắn. Mũi tên của Quỳnh buộc dải lụa trắng, mũi tên của Quế buộc dải lụa đỏ. Con hươu vàng bị dồn chạy lao qua chỗ các em gái nấp. Hai mũi tên bay như cánh én! Con hươu bị trúng tên chạy tới khe suối, cúi đầu uống nước. Dân làng đuổi tới vây bắt cùng vui vẻ reo lên. Mũi tên buộc lụa trắng cắm giữa hai sừng hươu còn mũi tên dải đỏ cắm vào cổ hươu ngập nửa thân tên. Từ đó, Quế phải gọi Quỳnh là chị.
Khi Quỳnh và Quế tới tuổi mười lăm như trăng tới ngày rằm, vẻ đẹp rực rỡ hiện ra làm chói mắt người trẻ người già. Cụ già nhất làng lại nói: " Hai đứa nó đúng là hoa của thần núi ban cho dân ta! ". Quỳnh và Quế xinh tươi như hai bông hoa của rừng núi châu Đại Man, bắn nỏ giỏi vượt hết trai tráng trong vùng, tiếng đồn về vẻ đẹp và tài bắn nỏ của hai cô gái bay khắp châu. Hai ông bà Nguyễn Diệu và Đào Thị Lộng tuổi đã già chỉ mong cho con gái yêu sớm được gặp người vừa đôi phải lứa.
Thuở ấy giặc Hán đô hộ nước ta, chính sách bóc lột của giặc làm dân ta cơ cực trăm chiều. Giặc bắt dân châu Đại Man nộp mật ong, lông trĩ, nộp đuôi sóc và nhung hươu, nộp tắc kè và sừng dê. Giặc lại bắt nộp rượu và gạo nếp, rồi lại bắt nộp quế và trầm. Giặc còn đánh thuế rất nặng vào các lâm sản phẩm. Dân không nộp đủ, không có nộp đều bị giặc cùm kẹp đánh đập. Mỗi khi quan quân của chúng đi các làng các động thu thuế và cống phẩm, dân chúng phải trốn tránh lẩn lút góc rừng ven núi rất khổ sở.
Một ngày có tin về làng là giặc Hán sẽ bắt hai nàng Quỳnh và Quế. Cả làng căm phẫn, lo sợ. Ông bà Nguyễn Diệu lại càng lo nghĩ trăm phần, mất ăn mất ngủ. Quỳnh và Quế vẫn cười nói như không. Cụ già nhất làng nói: " Các con hãy lẩn vào rừng sâu hang kín, tránh chúng nó như tránh con cọp dữ ". Quỳnh và Quế đều nói: " Chị em chúng con không tránh cọp bao giờ, thấy cọp là bắn sao lại chịu trốn tránh mấy tên lính Hán? Nếu quan quân giặc Hán tới đây, hai chị em sẽ bắn chúng nó như bắn con chồn con nai thôi! ".
Quả nhiên giặc về vây làng. Làng nổi trống nổi mõ. Trai làng nghiến răng giương nỏ lắp tên độc tẩm nhựa cây sui. Giặc nhốn nháo hò nhau tháo chạy. Xác giặc phơi ở cửa rừng, mặt đỏ tím như quả bồ quân, quạ bay lượn kêu toáng lên rồi lảng tránh cả.
Con gái của vị chủ trưởng châu Đại Man là Nàng Xuân dựng cờ tụ nghĩa, hào kiệt trong châu mang nỏ theo về được tới vài trăm người. Các làng các động châu Đại Man rèn giáo vót tên đều rủ nhau theo về với Xuân nương.
Quỳnh và Quế muốn được gặp nàng Xuân. Nàng Xuân cũng cho người tìm gặp Quỳnh và Quế, nói rằng: " Xuân nương mưu việc lớn mong được gặp hai nàng để kết bạn! ". Quỳnh và Quế đều nói: " Quan chủ trưởng châu là dòng lạc hầu. Anh nàng Xuân mưu giết Tô Định, việc không thành, bị giặc sát hại. Nàng Xuân vì nợ nước thù nhà đứng lên cùng dân trong châu chống nhau với giặc. Hai đứa chúng tôi phải tìm đến xin làm nữ tốt dưới cờ của nàng Xuân, đâu dám nói tới chuyện kết bạn cùng nàng! ". Nói rồi cả hai cùng về gặp Xuân nương. Xuân nương mừng vui nói với hai người: " Hai người thật là những bông hoa của thần núi, đã xinh đẹp lại kiên cường. Ta không dám coi hai nàng là kẻ dưới nên muốn được kết bạn với hai nàng để cùng đuổi giặc Hán đấy thôi! ". Quỳnh và Quế cũng vu thánh, vị thần bảo hộ của dân cư các động sông Đà. Dân động họp lại suy tôn Nàng Trăng làm chúa động thay cho bố nàng. Vị pháp sư làm lễ hỏi ý Tản Viên sơn thánh và để được biết chắc chắn ý ngài, pháp sư tung hai mảnh nứa nhỏ, ba lần đều một mảnh sấp một mảnh ngửa. Đức thánh Tản đã chấp thuận rồi ; mọi người reo lên, hú dài và vỗ tay nhảy quanh ngọn lửa, quanh Đàm Thự và con gái là Đàm Ngọc Nga thường được gọi là Nàng Trăng. Chiếc da hổ xám óng ánh bóng mượt, mảnh di vật đẹp rực rỡ của chúa các loài thú ấy từ nay sẽ là ghế ngồi và giường nằm của Nàng Trăng, nữ quan lang động Đà Hoa. Đó là động lớn nhất, kiêu hùng nhất trong 36 động của châu Đà giang hạ còn có tên là châu Thanh Hoa.
Châu Thanh Hoa ít thóc gạo nhưng vẫn là châu giàu có bên sông Đà. Đầm lầy, rừng cao rừng thấp và sông Đà, đó chính là kho của vô tận với trăn, rắn, gấu, khỉ, hươu, nai, tê giác, linh dương...Tất cả đều là tiền của: mật gấu, cao khỉ, sừng hươu, sừng tê, mật và da trăn...cá sông, cá đầm, gỗ quý: lao sao, kiền kiền, vàng tâm, đinh, táu, sến, lim, chò, dồi, cây thuốc...Rừng núi sông Đà giàu không sao kể siết!
Giặc Hán chiếm giữ kho của ấy, chiếm giữ gỗ quý, thú và chim rừng. Các thú săn được, dân chỉ được phanh thịt chia nhau, còn da, mật, sừng và xương nhất thiết phải nộp lên quan không đường ẩn dấu. Lông chim cũng phải nộp. Ngoài việc thu vật phẩm còn thu thuế đánh vào chim thú săn được, vào tre hóp, giang, vầu, vào gỗ, vào cả...thuế cung nỏ, thuế mũi lao, thuế vó, thuế lưới, thuế trâu kéo...Đó là chưa kể tiền lễ lạt với những món bọn nha lại lính tráng cướp sống trước mắt. Nghề lặn rừng săn bắt và ngả cây đốn gỗ là nghề vất vả nguy hiểm với khí núi ngùn ngụt bốc mùa hè, với nước lũ mùa thu, mưa dầm lạnh ngắt mùa đông và những cuộc vật lộn với thú dữ, với vắt và muỗi độc.
Đàm Thự một hôm nói với con gái: " Bố biết lá cây nào dịt vào khỏi vết thương con hổ cày thối da nát thịt, rễ cây nào trị được cơn sốt rét làm con người run bần bật như cây sậy trước cơn dông. Bố chữa được các vết đau và bệnh tật của mỗi người nhưng không chữa được nỗi khổ của dân các động sông Đà. Giặc càng ngày càng quá quắt. Sau lụt dân đói khổ quá rồi mà vẫn cứ phải lặn lội vất vả nuôi béo lũ giặc nước. Làm thế nào bây giờ? ".
Đàm Ngọc Nga hạ được con cọp xám và con trăn tinh nhưng cũng không biết phải làm cách nào để đánh được giặc Hán. Đã có nhiều người tốt ở các động tìm gặp Nàng Trăng và hỏi: " Làm thế nào bây giờ? ". Nàng Trăng chỉ biết trả lời họ: " Hãy chờ! ".
Bấy giờ, quan lang động Thạch Lạc họ Mạnh bị viên quan Hán giữ việc thu cống phẩm đóng ở chợ Ngần bắt giam giữ để đòi của chuộc. Quan lang Thạch Lạc không chịu khuất phục. Giặc giết. Con trai quan lang tên là Mạnh Đạo cùng vài bộ hạ thân tín đón ở chợ trong ba ngày. Viên quan Hán vào chợ liền bị tên cắm trúng cổ ngã ngựa chết ngay. Mạnh Đạo bị bắt giải lên châu úy sở.
Tin dữ trên đây lan đi rất nhanh như lửa đỏ đốt lòng các lang, như gió lốc làm rung chuyển các động. Nàng Trăng nói với bố và vị pháp sư động Đà Hoa: " Ta đây là động giàu có! Sau Thạch Lạc sẽ đến ta thôi! Phải cứu Mạnh Đạo và tìm cách đứng dậy để giữ mình! ". Vị pháp sư nói: " Con nói đúng. Này người con gái thông minh và dũng cảm, con hãy nói cho chúng ta biết mọi ý nghĩ của con, và chúng ta sẽ đứng lên chống lại giặc ". Nàng Trăng nói: " Lúc này các lang đều đang hồi hộp và phẫn uất, thời cơ tốt đã đến. Phải cứu được Mạnh Đạo và liên kết được với các động rồi họp nhau lại mà cử người cầm đầu. Có được các lang cùng một lòng mới làm được việc lớn ". Vị pháp sư vui mừng mà rằng: " Con nói hay biết chừng nào! Các lang phải cùng một bụng như ta thì mới nói chuyện đuổi giặc được. Có cứu được Mạnh Đạo thì các lang mới nghe ta. Việc này tất phải có một người đứng chủ. Ta kịp hành động ngay kẻo giặc giết Mạnh Đạo mất ".
Động Đà Hoa ngày càng đông người săn tràng qua lại. Vùng rừng mênh mông châu Thanh Hoa mỗi ngày một thu hút người các động về. Mọi người bảo nhau rằng ở đó có nhiều gỗ quý, có từng bao lá nứa, giang, mai, vầu, lại tiện bến tiền đường. Giặc Hán chỉ thấy số gỗ, nứa, măng và sa nhân mỗi ngày nhận được một nhiều hơn từ vùng này. Chúng đâu có ngờ rằng những nô lệ của chúng, bọn " Nam man " như chúng thường gọi một cách khinh thị ở châu Thanh Hoa này đã nghe tiếng gọi của nữ chúa động Đà Hoa mà tìm đến với Nàng.
Mùa xuân, con trai con gái các vùng đến hát với nhau ở Đà Hoa động. Các lang đi lại chúc tết nhau và đến thăm nữ quan lang động Đà Hoa. Nàng Trăng mời những người cầm đầu các động ở lại và đưa họ đi thăm khu tụ nghĩa. Họ ngạc nhiên thấy có hang chứa đầy giáo mác và dao, có hang nuôi ngựa, có bãi nuôi trâu, có trường bắn nõ...Hàng trăm con người trai có gái có sống trong vùng hang động kín đáo đó. Vùng hang ấy đã trở thành như một thế giới riêng, thoát khỏi mọi quyền của kẻ thống trị dị tộc. Chính khi thăm vùng hang động ấy, họ được biết sức mạnh của chính họ và tài trí tuyệt vời của nữ chúa động Đà Hoa, bây giờ đã thực sự là nữ chúa cả ba mươi sáu động Đà giang hạ.
° ° °
Được tin Trưng nữ chủ dựng cờ đại nghĩa, Đàm Ngọc Nga cùng hai trăm tráng sĩ vùng sông Đà đến hội ở cửa sông Hát. Bà Trưng phong cho Đàm Ngọc Nga làm Tiền đạo tả tướng quân, phong Mạnh Đạo làm phó tướng, lại đặt hiệu cho Ngọc Nga là Nguyệt Điện, giao cho đem hai nghìn quân lên vùng đầu sông Chảy lập đồn trại phòng giữ. Nguyệt Điện và Mạnh Đạo vâng lệnh kéo quân đi chẳng bao lâu đã tới vùng núi rừng hoang vu bộ Tây Lan.
Nơi đây sớm chiều quạnh vắng, chỉ nghe tiếng hươu giác hổ gầm. Bản làng thưa thớt, mỗi bản độ mươi mười lăm túp nhà sàn. Bao la lau và cây dại. Nước sông rất độc, nước suối xanh lè. Dân trong vùng không người nào có sắc da tươi đỏ.
Quân của Nguyệt Điện tới nơi, phải phát lau ngả cây, lập trại để ở, kín nước suối về ăn, được vài ngày đều bị ốm chỉ thèm ngủ, có lúc rét run có lúc nóng bừng. Nhiều người quê ở vùng xuôi đã kêu ca chán nản chỉ những đòi về. Nguyệt Điện và Mại mừng vì biết Xuân nương là bậc hào kiệt có tài đức, có trí lớn, nhìn xa nghĩ sâu, xứng đáng là ngôi chủ trưởng đưa dắt mọi người, mới xin theo Xuân nương. Xuân nương an ủi bảo ban, dặn rằng về kết bạn với các tráng sĩ, cùng nhau hãy lên núi Bứa lập trại chống giặc. Nàng Xuân lại nói: " Muốn vào nhà phải qua cổng. Vùng núi rừng châu Đại Man ta lấy sông Bứa làm hào, núi Bứa làm cổng, hai em chớ coi thường. Các động đều ở nhà sàn, ăn cơm ống, đó chính là quê của mẹ ta. Các em giữ vững nơi cổng ngõ, chờ lệnh ta nhé! ". Từ đó núi Bứa trở thành nơi hai nàng Quỳnh và Quế thiết lập căn cứ chống giặc Hán.
Xuân nương đưa hai nàng Quỳnh và Quế cùng theo về gặp Hai Bà Trưng ở Mê Linh. Hai Bà giao cho Quỳnh và Quế năm trăm quân, lại cho về đóng giữ núi Bứa.
Khi Trưng Vương tế cờ ở Hát Môn, đem đại quân tiến đánh Luy Lâu lại có lệnh gọi Quỳnh và Quế về, phong làm Tiên phong phó tướng, thuộc dưới quyền Thiều Hoa, đi trước đến Luy Lâu vây hãm.
Dẹp xong Tô Định, Hai Bà luận công phong thưởng các tướng sĩ, hai nàng Quỳnh và Quế đều được phong công chúa (1)
Chú thích:
 
(1) Xã Quang Húc ở đầu con sông Bứa (còn có tên là sông Mỹ Giang) có miếu cây Quân thờ nàng Quỳnh và miếu cây Sấu thờ nàng Quế. Núi Bứa trong truyền thuyết trên, nay có tên là núi Nàng hời Nàng hỡi, có thuyết cho rằng vì hai nàng mất trên núi nên núi có tên như vậy, với ý nghĩa là nhân dân than khóc hai nàng.