Hồi 8
Phá quân Ngụy, Tôn Tháo dùng mưu
Lui binh Yên, Châu Hợi thừa dịp

Vị đại quan ấy chính Tôn Tháo phò mã. Tôn Tháo tâu rằng:
- Tôn Tẩn là con của hạ thần, neuá nay nó bị nạn thì hạ thần và Long,
Hổ hai anh nó phải đem binh đánh Ngụy đê đòi về. Ấy là thuận theo
thiên luân vậy.
Yên vương nói:
- Nếu đem binh sang đòi mà vua Ngụy nghe lời Bàng Quyên, không
thảTôn Tẩn về thì sao?
Tôn Tháo nói:
- Nếu không chịu thả về thì thần xin lấy đầu Bàng Quyên để trừ loạn
cho nước Ngụy.
Yên vương chuẩn tấu. Tôn Tháo lập tức lui về điểm ba muôn binh và
đem hai con kéo ra khỏi U Câu thẳng tới Nghi Lương.
Khi đai binh tới Ngụy, đóng dinh xong, Tôn Tháo bèn bảo Tôn Long
lãnh một muôn binh giả kéo cờ nước Tần mai phục một nơi, Tôn Hổ lãnh
một muôn binh giả kéo cờ nước Sở đem mai phục một nơi, chờ khi nào
mình đại chiến với Bàng Quyên đánh ụp vào cướp dinh, hễ binh Ngụy
loạn ắt binh Yên cả thắng. Dặn xong, Tôn Long, Tôn Hổ lãnh mạng đi
tồi, Tôn Tháo bèn đem một muôn binh thẳng tới cửa thành Nghi Lương
thị oai và hạ lệnh cho chúng kêu to rằng:
Quân Ngụy phải đem công tử thứ Ba của nước Yên là Tôn Tẩn ra mà
thả thì vô sự, nếu cãi một lời sẽ bị đập nát thành trì.
Quân giữ thành thấy có giặc tới bèn vào triều tâu với Ngụy vương.
Ngụy vương hỏi Bàng Quyên:
- Bây giờ binh Tôn Tháo tới đòi trả Tôn Tẩn thì khanh tính làm sao?
Bàng Quyên tâu:
- Tôn Tháo là kẻ thất phu, hạ thần đem ba muôn binh ra đánh thì lui
được ngay.
Tâu dứt kiếu từ Ngụy vương lui về, điểm ba muôn binh ra trận. Tôn
Tháo thấy Bàng Quyên đem binh ra trận bèn kêu nói rằng:
- Ta đem binh tới đây chẳng phải tranh thành đoạt đất chi. Chủ ý là ta
đòi cho được Tôn Tẩn con ta về mà thôi. Vậy ngươi nên giao trả cho ta,
hầu khỏi sự xích mích của hai nước. Bàng Quyên nói:
- Ta không trả Tôn Tẩn lại thì sao?
Tôn Tháo giận nói:
- Thì ta chém đầu ngươi.
Bàng Quyên cả giận hươi đau chém đùa. Hai đàn vừa xáp chiến,
bỗng bên tả có một đạo binh kéo tới cờ đề chữ Đại Tần Bạch Khởi và
bên hữu một đạo binh kéo tới cờ đề chữ Đại Sở Huỳnh Hiệp. Bàng
Quyên thấy có binh Yên, Tần, Sở, tự liệu không đánh xuể, bèn lui binh
chạy về thành. Cha con Tôn Tháo lùa binh rượt theo giết thẳng tay một
trận.
Bàng Quyên thua trận về triều bị Nguỵ vương mắng trách thậm tệ.
Đương lúc vua tôi còn bàn luận mưu kế lui binh Yên, bỗng có thám mã
vào báo rõ việc Tôn Tháo dùng kế hư trương thanh thế, sai con giả làm
binh Sở, quân Tần... Bàng Quyên nghe dứt căm giận Tôn Tháo nên xin
với Ngụy vương, hôm sau sẽ đánh một trận mà trả thù. Ngụy vương ưng
tấu, rồi hạ lêng bãi chầu. Các quan ra về, riêng Châu Hợi về phủ đem
việc Yên Ngụy đánh nhau mà thuật kỹ lại cho Tôn Tẩn nghe.
Sánh hôm sau, Bàng Quyên điểm binh ra trận giao chiến với Tôn
Tháo. Tôn Tẩn ở trong vườn hoa của Châu Hợi ngó lên thấy sát khí bên
Ngụy sung vượng, còn sát khí bên Yên thì suy nhược, thì biết thế của cha
và anh mình cự không lại Bàng Quyên, nên niệm linh văn thâu thần binh
âm tướng tới dạy phải ráng sức làm mưa đá sét đánh để giúp binh Yên.
Bởi đó nên lúc binh Yên và binh Nguỵ đánh nhau, trên trời bỗng nổi mây
mù rồi sa mưa đá, nổi chớp sét, binh Ngụy bị mưa sa, sét đánh chết hại
rất nhiều, còn binh Yên thì vô hại. Bàng Quyên cũng bị thương chút ít,
nhắm thế cự không lại, nên kéo binh chạy vào thành. Ngụy vương thấy
Bàng Quyên thua luôn hai trận thì trách mắng thậm tệ. Châu Hợi biết tin
ấy, lại trở về phủ mách cho Tôn Tẩn hay rồi sai gia đông bày rựơu thịt
cùng nhau ăn uống. Lúc rượu vài tuần, Châu Hợi hoiû Tôn Tẩn rằng:
- Yên, Ngụy cứ đánh nhau, ắt phải hao binh tổn tướng nhiều. Vậy
tiên sinh có biết tới khi nào mới hòa hay không?
Tôn Tẩn nói:
- Hòa được hay không là tại nơi đại nhân đó!
Châu Hợi nói:
Tôi là kẻ bất tài, võ không biết một đường tấn, nhất thời lui đâu dược
binh Yên mà mong thiết hòa!
Tôn Tẩn nói:
- Nếu đại nhân chịu đi thì không cần một tên sĩ tố nào. Chỉ càn một
phong thơ, Đại nhân cầm ra giao cho cha tôi tức thì cha tôi lui binh.
Nhưng đại nhân muốn được ra trận thì phải làm như vậy... Như vầy...!
Châu Hợi nghe Tôn Tẩn nói dứt lời cả cười gật đầu lia lịa.
Ngày sau, vua Ngụy ra triều hỏi các quan có ai lui được binh Yên hay
không? Châu Hợi cứ theo kế của Tôn Tẩn bước ra quỳ tâu:
- Hạ thần xin lãnh mạng lui binh Tôn Tháo.
Ngụy vương phán rằng:
- Khanh không biết võ nghệ thì làm sao lui được binh Yên?
Châu Hợi tâu:
- Hạ thần không dùng võ được thì dùng văn, lấy lý mà lui binh Tôn
Tháo thì dễ như chơi. Ngụy vương hỏi:
- Khanh lấy lý gì cho binh Yên lui được?
Châu Hợi tâu:
- Hạ thần nói với Tôn Tháo rằng: "Tôn Tẩn là học trò tiên, rõ thông
ngũ độn, nên khó mà dò được tích ở đâu, dầu bây giờ có ở trong nước
Ngụy cũng không thể kiếm được liền. Vậy xin binh Yên hãy lui về đợi
một năm, để cho mình kiếm Tôn Tẩn, chừng đúng hẹn mà không giao trả
thì sẽ sang đánh".
Ngụy vương phán rằng:
- Nếu khanh nói lui được binh Yên, trẫm sẽ gia tăng tước lộc.
Bàng Quyên nghe Châu Hợi dâng kế như vậy thì cười ha hả mà rằng:
- Tôn Tháo là kẻ sảo trá dị thường, dễ nào đem lời dối trá như vậy
mà gạt y được?
Châu Hợi nói:
- Nếu tôi lui không được binh Tôn Tháo, thì tôi xin dâng đầu! Còn
như lui binh được thì phò mã nghĩ sao?
Bàng Quyên nói:
- Nếu ông lui được thì tôi xin chịu thua một trăm nén vàng rồng.
Châu Hợi gật đầu rồi tâu với Ngụy vương cầu xin đảm bảo. Ngụy
vương chuẩn tấu, khiến thừa tướng Trịnh An Bình làm chứng. Trịnh An
Bình tuân lịnh bắt Bàng Quyên và Châu Hợi bắt mỗi người làm một tờ
quân lịnh trạng cho mình cầm.
Thách đố xong, Châu Hợi lui về phủ cất thơ Tôn Tẩn vào mình rồi
đem vài tên quân đi thẳng qua dinh Yên. Quân Yên trông thấy tưởng là
kẻ gian tế nên bă1t giải vào trước đại trướng. Tôn Tháo hỏi Châu Hợi
rằng:
- Mi lên tới đây có ý làm việc gì?
Châu Hợi thưa:
- Tôi là Châu Hợi, thừa tướng nước Ngụy, vâng lịnh Ngụy vương sang
thuyết hòa với đại nhân. Nghĩ vì tam công tử là bậc thần thông rành độn
pháp, không ai rõ tông tích ở đâu, công tử thấy được người, chớ người
khó thấy công tử. Nếu đại nhân đòi liền, chúng tôi tìm đâu cho ra. Vậy
đại nhân hoãn lại một năm, chúng tôi kiếm công tử đem giao trả cho,
nhưng không được chừng đó đại nhân sẽ sang đánh.
Tôn Táo nghe xong lắc đầu nói:
- Ông khéo gạt tôi à!
Châu Hợi nói:
- Tôi không gạt đại nhân. Tôi nói có bằng cớ. Đại nhân hãy lui kẻ tả
hữu ra, tôi sẽ trưng dẫn cho mà xem.
Tôn Tháo nhận lời đuổi tả hữu ra ngoài. Châu Hợi bèn móc lưng lấy
phong thơ trao ra cho Tôn Tháo mà rằng:
- Đây là thơ của công tử gởi cho đại nhân. Xin đại nhân xem kỹ.
Tôn Tháo tiếp lấy thơ, xé ra xem, thơ đại khái như vầy:
"Thưa cha,
Cha đem binh sang Ngụy quyết ý cứu con, song con đã nhờ châu Hợi
cứu và giấu trong nhà rồi. Bàng tặc vẫn tìm cách gia hại nên con chưa
tiện ra mặt. Vậy cầu cha hãy lui binh. Chẳng sớm thì muộn cha con ta sẽ
gặp nhau nơi cao đường.
Con là Tôn Tẩn kính thơ".
Tôn Tháo xem thơ xong, thấy rõ là nét bút của con nên tin thiệt, tỏ lời
cám ơn Châu Hợi rồi hạ lịnh lui binh. Châu Hợi chờ binh Yên kéo đi rồi
liền cưỡi ngựa về triều ra mắt Ngụy vương tâu rằng:
- Nhờ hồng phúc của bệ hạ, hạ thần đã lui được binh Yên rồi.
Ngụy vương cả mừng truyền ban thưởng lụa, gấm, vàng, bạc, kim
hoa, ngự tửu cho Châu Hợi. Trịnh An Bình nhân đó day qua nói với Bàng
quyên rằng:
- Thôi, phò mã cứ theo quân lịnh trạng mà tính cho xong đi.
Bàng Quyên mắc cỡ đỏ mặt, không biết nói sao, phải về phủ lấy một
trăm nén vàng mà giao cho châu Hợi.
Bãi chầu, Bàng Quyên về phủ, nghĩ lại tức giận vô cùng. Tới tối rảo
ra vườn hoa, ngước mặt xem thiên văn. Bàng Quyên thấy sao bổn mạng
của Tôn Tẩn chiếu ngay phù Châu Hợi thì cười rằng:
"Phải rồi, Châu Hợi giấu Tôn Tẩn trong nhà, nên nhờ đó mà lui được
binh Yên, tư thông nước ngoài lo phá nước Ngụy. Vậy ngày mai ta vào
triều tâu với thánh thượng xin binh vây nhà Châu Hợi thì chẳng những
tôn Tẩn không khỏi chết mà gia thuộc của Châu Hợi cũng không thoát
được tội".
Giữa lúc Bàng Quyên lập tâm như vậy, thì bên phủ nọ, Châu Hợi
đang ăn uống ngon, chợt nhảy mũi một cái. Tôn Tẩn lần tay tính quẻ rồi
nói:
- Cái sặc đó là điềm chẳng hay. Ngày mai Bàng Quyên sẽ tâu với
vua xin đem binh tới vây quý phủ đặng tìm bắt tôi đó.
Châu Hợi cả kinh nói:
- Vậy thì chúng ta tính sao cho khỏi nạn?
Tôn Tẩn nói:
- Đại nhân cứ yên lòng và dặn người trong nhà đến lúc binh Bàng
Quyên tới chớ nên bối rối xôn xao.Tôi có cách ẩn mặt rồi không sao đâu
mà ngại!
Châu Hợi nghe theo nhưng lòng vẫn không yên.
Sáng ngày, Ngụy vương ra triều. Bàng Quyên tâu rằng:
- Đêm hôm thần xem thiên tượng thấy sao bổn mạng của Tôn Tẩn
chiếu tại phủ Châu Hợi. Thần đoán chắc là Châu Hợi giấu Tôn Tẩn trong
nhà để tư thông với nước Yên. Vậy xin bệ hạ cho thần đem binh bao vây
phủ Châu Hợi mà bắt Tôn Tẩn.
Ngụy vương nói:
- Nếu quả như lời khanh nói, bắt được Tôn Tẩn trong phủ Châu Hợi
thì tội Châu Hợi đã đành. Còn như xét không có thì lại sanh mích lòng
mới sao?
Bàng Quyên tâu:
- Thần đã đoán kỹ, thế nào cũng tìm được Tôn Tẩn trong nhà Châu
Hợi chẳng sai!
Ngụy vương nghe Bàng Quyên nói chắc bèn chuẩn tấu. Bàng Quyên
được lịnh, lập tức đem binh tới bao vây bốn phía phủ Châu Hợi, rồi
xuống ngựa đi vào trong.
Châu Hợi thấy Bàng Quyên tới, bèn ra tiếp và hỏi rằng:
- Phò mã tới đây chơi hay có việc chi?
Bàng Quyên làm mặt giận nói:
- Ông giám mạng phép triều đình, giấu Tôn Tẩn trong nhà, tư thông
với nước Yên làm bộ lui binh Tôn Tháo đặng ăn gian ta một trăm nén
vàng. Nay ta vâng lệnh thánh thượng tới đây tra xét.
Châu Hợi nói:
- Nếu quả có, tôi chịu tội đã đành, còn như không có thì Phò mã tính
sao?
Bàng Quyên không đáp lời chi, cứ hạ lịnh sai quân lục lạo khắp nơi
trong nhà mà xét, nào phòng the, rương tủ, vườn tược chỗ nào cũng tìm
xốc mà không gặp. Lục xét cả ngay không được, Bàng Quyên buồn trí
đem quân trở về ra mắt Ngụy vương mà tâu lại. Ngụy vương trách mắng
Bàng Quyên sao nói giam tâu dối như vậy. Bàng Quyên không đáp, chỉ
cuối đầu làm thinh rồi tạ từ lui về phủ.
Sau khi Bàng Quyên trở về, Châu Hợi vào nhà trong nói với Lưu phu
nhân rằng:
- Chẳng rõ lúc phò mã xét nhà, Tôn tiên sinh núp ở đâu mà chúng nó
tìm không được?
Lưu phu nhân chưa kịp đáp thì nghe tiếng Tôn Tẩn cười nói rằng:
- Tôi ở đây chớ có núp trốn ở đâu?