Trong điện Quang Văn chiều hôm ấy chỉ có một mình Chính Bình vương và quan Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ. Nguyễn Huệ ngồi trên cái sập sơn son thếp vàng, một chân gác trên sập, chân kia bỏ thõng xuống nền điện. Vạt áo bào vàng che lấp bàn chân trên sập. Nhưng Trần Văn Kỷ có thể thấy bàn chân kia của Nguyễn Huệ để trần. Hai chiếc hia gấm nằm ngả nghiêng ngay dưới cái bàn thấp trên có đặt nhiều giấy tờ, một lọ sứ cao cổ để đựng bút, một cái nghiên mực son, khay trà trên sập còn bốc khói thơm.
Trần Văn Kỷ được Nguyễn Huệ vời vào có việc khẩn, lòng khá lo lắng, nhưng khi thấy thái độ ung dung thoải mái của Chính Bình vương, ông cảm thấy an tâm. Nguyễn Huệ trỏ cái ghế cạnh sập, thân ái bảo:
- Ông ngồi xuống đây. Lại có tin buồn rồi, quan Trung thư ạ.
Trần Văn Kỷ ngồi xuống ghế, ngửng lên chờ Nguyễn Huệ nói tiếp. Nguyễn Huệ cầm một tờ giấy trên bàn đưa lên nói:
- Ông cụ xứ Nghệ lại viết thư chối từ. Ông đọc đi.
Trần Văn Kỷ đưa hai tay nhận lá thư phúc đáp của La sơn phu tử. Nguyễn Huệ ân cần hỏi:
- Ông có mang kính theo không?
Trần Văn Kỷ vội đáp:
- Bẩm Vương thượng, có đây ạ.
Trong khi quan Trung thư lệnh lấy kính ra mang, Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Cô út nhà ta tên gì?
Trần Văn Kỷ không hiểu Chính Bình vương muốn hỏi gì, vừa đeo kính vào vội giở kính ra, hấp háy mắt ngập ngừng nói:
- Bẩm Vương thượng hỏi gì ạ?
Nguyễn Huệ mỉm cười, hỏi lại:
- Tôi muốn biết tên cô út của ông. Có phải ông có một cô con gái út không?
Trần Văn Kỷ vội đáp:
- Bẩm vâng. Nhưng cháu nó...
Nguyễn Huệ cười lớn:
- Thôi. Ông hãy đọc thư của La sơn phu tử đi đã.
Trần Văn Kỷ lại mang kính vào, cúi xuống đọc:
"La sơn Nguyệt ao, tiện sĩ Nguyễn Khải Xuyên cúi đầu kính cẩn viết thư dâng Đại nguyên súy Tổng quốc Chính Bình vương.
Mùa xuân năm ngoái, hai quan ở quí quốc đem thư mời và lễ vật lại, chịu khuất mình rất kính cẩn mà truyền rõ ý chỉ. Tiện sĩ không dám nhận thịnh lễ ấy và đã kính cẩn đáp thư. Những lẽ không ra được, nói đã rất đủ.
Mùa thu này lại thấy hai quan thân tín đưa thư và lễ vật tới ân cần truyền ý.
Vương thượng, anh tư tột bậc khác hẳn người thường. Lòng thành chuộng lành so với Văn Vương, Huyền Đức chẳng hề kém thua.
Trộm nghĩ, tiện sinh này thô thiển, vụng về, già nua hèn yếu, đã không có tài Gia Cát, lại không có sức Thái Công.
Vương thượng muốn hậu đãi quá cao. Đối với cái thịnh danh ấy, sự thật khó mà xứng được. Thế đạo trọng trách ấy sao đủ gánh vác được.
Gần đây, mình lại rất suy hèn, thường khi đau lưng, đau gối. Từ tiện sinh đến cả nhà, không có ngày nào là không thuốc thang. Bối rối thay! Tự mình cứu mình chưa xong, sao cứu nổi được dân?
Mong Vương thượng đừng nghe người bàn quá, và để tiện sinh được ở yên cho trọn vẹn. May ra mới di dưỡng được tâm thần, sống thêm chút đỉnh. Để ngày khác, đứng ngoài mà làm một người cố vấn dự bị, thế mới phải hơn.
Đã can phạm tới uy nghiêm, nên sợ hãi khôn xiết. Xin Vương thượng lượng cho, thứ cho. Thế là may.
Tiện sinh Khải Xuyên cúi đầu kính cẩn mà phúc thư.
Có bản riêng kể những tiền bạc, lễ vật mà tiện sinh nhất thiết không dám nhận, và xin giao cho mệnh quan nạp lại y nguyên.
Chiêu Thống năm đầu, tháng chín, ngày mồng năm" (1787) (1)
Trần Văn Kỷ đọc xong, lòng buồn rười rượi. Như vậy là một lần nữa, bậc danh sĩ số một của Bắc Hà lại từ chối lời mời cộng tác của Phú Xuân. Ông giả vờ đọc tiếp, cố trì hoãn cái lúc phải bàn luận với Chính Bình vương về thất bại này.
Nguyễn Huệ có lẽ nóng ruột vì chờ khá lâu, hỏi:
- Ông dùng trà chứ?
Trần Văn Kỷ vội ngửng lên đáp:
- Xin cảm ơn Vương thượng. La sơn phu tử lại lấy cớ tuổi già thân bệnh để tránh né. Có lẽ ta...
Nguyễn Huệ cắt lời Trần Văn Kỷ:
- Ông định nói là ta không cần phải nài nỉ thêm nữa chứ gì? Ta hạ mình như vậy là quá đáng chứ gì? Có đúng thế không?
Trần Văn Kỷ đành phải gật đầu thú nhận:
- Bẩm đúng như vậy!
- Ban đầu ta cũng bực dọc rồi nghĩ y như vậy. Phú Xuân chúng ta có quá nhiều mối lo, thì giờ đâu nhọc lòng chiều lụy một ông già xứ Nghệ già nua, ốm yếu. Nhiều người còn báo với ta là La sơn phu tử còn bị chứng bệnh cuồng nữa. Phải. Ta đã có quá nhiều mối lo rồi. Thái úy Phạm Văn Hưng vừa báo cho ta biết tình hình Gia Định rất xấu. Bọn thằng Chủng vừa ở Xiêm về là Nguyễn Văn Trương đã đem binh thuyền ra hàng. Chủng liền phong cho tên phản trắc đó chức Tiên phong chưởng cơ, rồi xui hắn tiến chiếm Trà ôn. Có lẽ Đông Định vương không chống nổi bọn thằng Chủng đâu. Trước sau gì cũng mất Gia Định. Ngoài Thăng Long Nguyễn Hữu Chỉnh đang múa gậy vườn hoang, định đòi cả Nghệ An như ông đã thấy. Còn Qui Nhơn nữa. Nhà vua có chịu để cho ta yên không? Gia Định, Qui Nhơn, Thăng Long, việc nào giải quyết trước việc nào sau? Ý ông thế nào?
Trần Văn Kỷ đáp sau một lúc do dự:
- Mối nguy lâu dài vẫn là Gia Định.
Nguyễn Huệ vỗ mạnh tay lên vế nói lớn:
- Đúng. Ta cũng thấy trước như ông. Nhưng muợc. Cho người đến thương lượng để anh chia bớt mối buôn anh không chịu. Lão tố anh, anh lại không biết tố lão hay sao. Bằng cớ thiếu gì đấy. Nào vụ gạo, nào vụ muối. Lão không ra tay làm thì Đắc Trụ con lão làm, cũng thế thôi. Lão ỷ là anh ruột hoàng hậu, nhưng Bùi Văn Nhật trong Qui Nhơn cũng là anh ruột vậy. Thời thế đảo điên bát nháo, ruột rà đó rồi thành kẻ thù không đội trời chung với nhau đó. Cái gương trước mắt lão không thấy hay sao mà còn ỷ y vào tình ruột thịt.
- Nếu thế thì còn gì phải ngại?
- Không. Lần này nguy hiểm hơn. Lần trước lão chỉ nắm được vài cái chuyện vặt vãnh. Lần này, lão có thể xé chuyện anh Kiên ra thành chuyện lớn. Chẳng hạn từ chuyện anh Kiên, lão phao truyền là cả gia đình mình đều làm nội ứng cho Gia Định.
An tức tối nói:
- Lão muốn hại ai cũng được sao! Còn có anh Huệ đó, anh ấy tin được à!
- Tin được hay không còn tùy. Chẳng hạn nếu chỉ một mình lão Tuyên và tay chân lão tâu trình, thì anh ấy... thì Vương phải tin. Còn nếu cả em, anh và Lãng đều cố tìm cách đối phó, giải bày sự thật, thì trước khi tin Vương phải ngờ, đã ngờ phải tìm cho ra sự thật. Phải làm sao tâu trình việc này trước cả lão Tuyên. Em làm được việc đó không?
An đỏ mặt nói:
- Làm sao em gặp anh ấy được.
Lợi cười, vỗ vai vợ nói:
- Gặp làm gì. Em chỉ cần đến thăm Hoàng hậu, rồi qua thăm Công chúa. Hình như Công chúa có con so nên bối rối lắm thì phải. Còn đối với Hoàng hậu thì khó hơn. Nhưng tại sao em không đem ngay chuyện Công chúa ra làm quà? Đàn bà ai không ghen tuông. Sao em xịu mặt xuống thế? Hãy nhớ đây là chuyện sống chết của cả gia đình, của các con!
*
Bùi Đắc Tuyên nhanh nhẹn hơn cả Lợi nữa!
Ngay sau khi được tin, Bùi Đắc Tuyên vội xin gặp Chính Bình vương. Nghe lính hầu bảo Vương đang tiếp quan Trung thư, Tuyên sa sầm nét mặt. Ông vẫn thường phàn nàn với Hoàng hậu là Nguyễn Huệ đã quá tin ở tên thầy đồ Thuận Hóa, đã bị chữ nghĩa văn tự làm chóa mắt đến nỗi quên hết tình xưa nghĩa cũ, lơ là với những anh em đã từng vào sinh ra tử, bẻ củ khoai chia đôi, ôm nhau ngủ để quên lạnh. Bùi Đắc Tuyên còn thêm:
- Chú ấy mê chữ từ hồi nhỏ. Không vậy thì tại sao ra sức cưu mang lũ con cái bất tài của ông đồ Hiến. Ra đây, lại có ông đồ Kỷ. Không biết bao giờ mới diệt sạch được bọn mặt trắng tay không trói nổi gà mà mồm miệng cứ xoen xoét.
Chỗ anh em ruột thịt thì nói vậy, nhưng ra chỗ công khai, Bùi Đắc Tuyên phải vờ kính nể viên Trung thư lệnh. Trong thâm tâm, Tuyên cũng nhận rằng còn có nhiều điều mình chưa am tường, như kinh sách nhà nho, đạo trị nước, kinh nghiệm bang giao giữa nước này với nước khác... Thôi, tạm nhịn vậy. Và Bùi Đắc Tuyên kiên nhẫn ngồi chờ.
Chờ mãi chờ hoài vẫn chưa thấy Trần Văn Kỷ ra. Bùi Đắc Tuyên sốt ruột, đứng ngồi cứ nhấp nhỏm. Cuối cùng, quan Trung thư lệnh bước ra khỏi văn phòng Chính Bình vương, nét mặt đăm chiêu, trầm tư khiến cho điệu bước có vẻ uể oải, chậm chạp. Trần Văn Kỷ không trông thấy Bùi Đắc Tuyên ở tiền sảnh, nên sau khi hấp háy mắt cho quen với ánh nắng bên ngoài, quan Trung thư tiến thẳng ra phía cửa lớn. Bùi Đắc Tuyên mím môi đứng bật dậy.
Ông bắt gặp Nguyễn Huệ đang chăm chú xem mấy tấm bản đồ. Trông thấy Tuyên, Chính Bình vương thân mật hỏi:
- Anh quê ở Duy Xuyên, có biết Bà Lỏa ở đâu không?
Bùi Đắc Tuyên quên cả nghi thức, hỏi lại:
- Bà nào vậy?
Nguyễn Huệ nói:
- Bà Lỏa, tên đất. Không phải tên người.
Tuyên lắc đầu, nỗi hận chưa chịu phai:
- Chịu thôi. Cả nhà tôi bỏ xứ vào Qui Nhơn làm ăn đã lâu, không nhớ được gì ngoài Quảng hết. Gọi ông Kỷ vào tra cứu sổ sách là biết ngay, vì Duy Xuyên ở phía bên này Bến Ván, thuộc đất của ta.
- Ấy, tôi vừa cùng với quan Trung thư tìm khắp mà không được.
Bùi Đắc Tuyên định tìm một câu mỉa mai để hạ nhục Trần Văn Kỷ, nhưng tìm mãi không ra. Nguyễn Huệ không chú ý thái độ khác thường của ông anh vợ, nói tiếp:
- Hai tên phản trắc đó dám kéo quân ra Bà Lỏa ở Duy Xuyên để khiêu khích.
Tuyên vội hỏi:
- Ai thế?
Nguyễn Huệ cười nhạt, chậm rãi đáp:
- Một tên là Nguyễn Văn Duệ bỏ trấn phủ Nghệ An trốn về Qui Nhơn. Một tên là viên hàng tướng bất tài Hộ bộ Bá. Chúng nó kéo quân Qui Nhơn ra khỏi ranh giới Bến Ván để mong chiếm lại đất Quảng Nam. Chúng nó không sợ chết hay sao chứ?
Mãi đến lúc đó, Tuyên mới tìm được một câu mỉa mai bọn đồ nho:
- Nguyên súy định bảo quan Trung thư thảo thư dụ hàng à?
Nguyễn Huệ không hiểu ý Tuyên, giận dữ nói lớn:
- Dụ hàng? Đánh cho chúng nó một trận, bêu đầu chúng nó ra chợ cho thiên hạ xem chứ dụ hàng! Tôi sắp giao việc này cho Võ Văn Dũng. Nhưng tụi phản trắc này không đáng ngại. Chỗ đáng ngại là Gia Định. Thái bảo Sâm không cự nổi với bọn tay chân tên Chủng đâu! Thanh thế nó đang lên. Chủng mà chiếm lại được Gia Định, thì cả Phú Xuân lẫn Qui Nhơn đều bị uy hiếp. Tôi định sai Phạm Văn Hưng đem vài trăm (1) chiến thuyền vào giúp Sâm. Chỉ sợ nhà vua thêm ngờ.
Bùi Đắc Tuyên không bỏ lỡ cơ hội tốt, vội nói:
- Vâng. Chắc chắn nhà vua phải ngờ.
Rồi vừa nói vừa dò phản ứng của Nguyễn Huệ, Tuyên tiếp:
- Không biết nhà vua có bệnh hoạn gì chăng, hay là do tuổi già. Trước kia nhà vua sáng suốt biết bao! Giặc đã phục sẵn trong kinh thành, mà nhà vua còn sai thằng Duệ đem quân ra Bà Lỏa. Hay là nhà vua bị bưng bít không biết được hết sự thực. Tôi nghi chính bọn nội ứng đã tìm cách xúi giục nhà vua chứ không ai khác.
Nguyễn Huệ đang đưa tay dò tìm gì đó trên bản đồ, vội ngửng lên nhìn Tuyên ngơ ngác. Vương do dự như chưa tin điều vừa nghe. Sau cùng, Vương hỏi:
- Bọn nội ứng ở Qui Nhơn? Anh nói gì thế?
Bùi Đắc Tuyên chỉ chờ có vậy. Ông kể thật tỉ mỉ vụ Nguyễn Phúc Liệu, không quên thêm thắt để biến Kiên thành kẻ chủ mưu kiên trì và quỉ quyệt. Nguyễn Huệ lẳng lặng ngồi nghe, lâu lâu đưa tay lên quệt đầu mũi. Tuyên nói xong, Nguyễn Huệ hỏi:
- Đã tìm được ông Kiên chưa?
- Chưa. Hắn để lại các câu sấm và một số câu hát ru em trước khi trốn đi. Không biết chừng hắn trốn ra đây rồi, vì hôm qua lúc đi ngang chợ, tôi đã nghe lũ trẻ hát mấy câu của hắn.
Nguyễn Huệ ngồi ngay dậy, tò mò hỏi:
- Câu gì vậy?
Bùi Đắc Tuyên cười nhẹ:
- Tôi đọc Nguyên súy đừng giận nhé!
Nguyễn Huệ sốt ruột:
- Sao lại giận. Anh cứ đọc tuột hết đi, không nên e ngại gì cả.
Bùi Đắc Tuyên hắng giọng, làm ra vẻ sợ sệt, rồi nói:
- Chúng hát:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng mán thằng mường nó leo.
Nguyễn Huệ cười xòa:
- Câu này thì tôi đã nghe từ lâu, nghe từ ngoài Bắc Hà. Tôi chẳng giận gì cả, vì chính tôi cũng tự xưng là mán mọi. Còn câu nào khác không?
Bùi Đắc Tuyên cố giấu thất vọng, nói:
- Vài câu hát cố ý xúi người ta đừng đi lính. Chẳng hạn câu:
Trời ơi sinh giặc làm chi
Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường.
Nguyễn Huệ lại cười lớn. Vương nói:
- Đàn bà thời nào chẳng thế. Anh biết không, chính Công chúa cũng xúi tôi học thuộc lòng Chinh phụ ngâm khúc diễn nôm. Anh đã đọc khúc đó chưa. Nhất định là chưa rồi. Thật tức cười. Làm tướng xua quân đánh nhau trăm trận mà bị vợ bắt học nào những là:
Quân trước đã gần ngoài doanh liễu
Kỵ sau còn khuất nẻo Tràng Dương
Quân đưa chàng ruổi lên đường
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
Nào những là:
Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn
Duy còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến giang tân tìm người.
Ngâm loại thơ đó lên cho quân sĩ nghe trước khi xuất quân, a ha, có lẽ không tên nào cầm nổi ngọn giáo nữa. Nhưng phải nhận thơ hay thật. Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn. Tội nghiệp quá. Lúc nào rảnh tôi sẽ đọc cho anh nghe thêm. Công chúa mang từ Bắc Hà vào đấy.
Bùi Đắc Tuyên khó chịu vì Nguyễn Huệ vô ý khen Ngọc Hân công chúa trước mặt mình. Tuyên cố lái câu chuyện sang hướng khác:
- Nhưng Nguyên súy phải coi chừng bọn tay chân của Gia Định. Nguyễn Ánh đã cho người về đây lén lút xúi giục nổi loạn, trốn lính, loan tin thất thiệt. Luận điệu bọn này với bọn bị phát giác trong Qui Nhơn hoàn toàn giống nhau. Chúng nó là bà con thân thích với nhau cả.
Nguyễn Huệ bớt mơ mộng nên nhìn thẳng vẻ lo lắng trên khuôn mặt Tuyên. Vương vội hỏi:
- Đã tìm được manh mối chúng nó chưa?
Bùi Đắc Tuyên đáp ngay, như sợ không còn dịp nói nữa:
- Đã tìm ra rồi.
- Bọn nào thế?
- Ngay gần đây thôi. Chúng mai phục ngay trong lòng thành Phú Xuân này.
- Ai vậy?
- Thằng em rể của tên Kiên trong Qui Nhơn.
Nguyễn Huệ giật mình, nhìn đăm đăm vào mắt Bùi Đắc Tuyên hồi lâu. Bùi Đắc Tuyên nhìn lại một lúc, bối rối, nhìn cao lên trần điện.
Nguyễn Huệ hỏi:
- Có bằng chứng gì mới không? Tôi nói "mới" vì trước đây bên bộ Hình cũng đã đưa lên một xấp đơn khiếu tố rồi.
Bùi Đắc Tuyên đáp:
- Lợi che chở cho bọn lái buôn Gia Định, mượn thế thần can thiệp vào việc riêng của Tàu vụ. Ai cũng biết hầu hết bọn lái buôn này là tay chân của Nguyễn Ánh. Lợi giàu có mau chóng nhờ thóc gạo Đồng Nai, và nhờ kho tiền Gia Định chu cấp.
- Còn gì nữa?
- Lợi lại là em rể Kiên.
Nguyễn Huệ gắt:
- Điều đó tôi biết rồi! Anh có dẫn ông thượng thư bộ Hình theo đấy không?
Bùi Đắc Tuyên ngơ ngác hỏi:
- Nguyên súy có cho gọi hắn đâu?
Nguyễn Huệ cười nhạt bảo:
- Hắn với anh cùng một nhóm mà!
Bùi Đắc Tuyên trở nên liều lĩnh, bạo dạn nói:
- Nếu Nguyên súy không tin, thì có đưa bao nhiêu bằng cớ cũng vô ích. Tôi nóng ruột trước đại cuộc, nên xin nhắc cho Nguyên súy rõ: bọn tay chân Nguyễn Ánh hiện có mặt tại Phú Xuân.
Nguyễn Huệ đáp cộc lốc:
- Cảm ơn. Tôi sẽ xem lại.
Bùi Đắc Tuyên thấy Nguyễn Huệ lại tiếp tục xem tấm bản đồ, tự hiểu đã đến lúc cáo từ. Ông đứng dậy chắp tay vái chào Chính Bình vương. Nguyễn Huệ gật đầu chào lại, mắt không rời tấm bản đồ.
*
Hồi đó Lãng thường đến nhà quan Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ. Ban đầu, Lãng đến vì việc công. Khoảng mùa đông năm Đinh Vị (1787) và mùa xuân Mậu Thân (1788), Phú Xuân phải đương đầu với không biết bao nhiêu cuộc thử thách, chủ yếu là nỗi khó khăn về kinh tế và niềm thao thức tìm kiếm một trật tự mới trong mọi người. Kẻ nhận rõ tầm mức của khó khăn và thao thức hơn ai hết, là Chính Bình vương. Kẻ có đủ khả năng nhận thức để chia sẻ gánh nặng của mọi thử thách vừa thực tiễn vừa trừu tượng này, kẻ có đủ điều kiện để hiểu rõ cả tốt xấu, vinh nhục của tầng lớp nho sĩ đồng thời còn có thể vượt ra khỏi ràng buộc của những câu "Khổng tử viết" không ai khác hơn là Trần Văn Kỷ. Trước sự ghen tị của các tướng lãnh, Trần Văn Kỷ mau chóng trở thành nhân vật số hai của Phú Xuân. Bùi Đắc Tuyên, Võ Văn Dũng, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết có thể phải ngồi chờ hàng buổi ngoài tiền sảnh để gặp được Nguyễn Huệ. Trần Văn Kỷ thì không. Ông có thể xin gặp Chính Bình vương bất cứ lúc nào. Ngược lại, Chính Bình vương cũng có thể vời ông vào cung bất cứ giờ nào. Nhiều hôm đã quá khuya, Lãng còn cưỡi ngựa đến mời Trần Văn Kỷ. Nhiều hôm khác, quan Trung thư lệnh phải nhờ Lãng về báo cho gia đình biết là tối hôm đó, ông phải ngủ đêm trong kinh thành để hoàn tất cho xong một việc khẩn cấp, Lãng trở nên quen thân với gia đình Trần Văn Kỷ là nhờ vậy.
Dĩ nhiên đấy chỉ là cơ may thuận lợi ban đầu. Về sau, chính Lãng chủ động tạo cơ hội để được đến nhà Trần Văn Kỷ thường xuyên hơn. Anh xin được làm học trò của "cụ đồ Kỷ" để luyện thêm thi phú, vào những buổi chiều quan Trung thư không bận việc quan. Trần Văn Kỷ vui vẻ nhận lời, nhưng dặn trước:
- Đối với anh thì tôi chả cần phải khách sáo nhún nhường, hoặc phải làm cao một cách giả dối. Tôi không mê tín như các thầy đồ khác, đến nỗi một chữ của thánh hiền viết trên giấy hẩm cũng không dám vứt đi. Anh biết đấy (vì ông cụ nhà anh cũng đã từng làm thầy đồ rồi) người ta thường phải nhai giấy có chữ rồi nuốt đi chứ không dám vứt, sợ làm bẩn nho danh. Tôi cũng không giống các ngài võ tướng, điều này ta nói nhỏ để nghe rồi bỏ qua, tôi khác với các người mê cầm gươm trong triều. Chữ nghĩa cũng có công dụng của nó chứ. Nhưng công dụng đến mức nào? Cái khó là ở đó. Ông cụ nhà anh và tôi đã khổ vì hư văn nhiều rồi, nên tôi không muốn thấy anh dẫm lại lối cũ của chúng tôi. Luyện thi phú, học kinh truyện ư? Được lắm. Muốn vậy anh phải nhớ cho tôi hai điều:
- Thứ nhất, là anh phải giả định rằng bụng anh đã no, hoặc đã lưng lửng để chữ nghĩa khỏi nhòe nhoẹt đến nỗi hóa ra hư ảo. Bụng đói mà còn rán ê a những "chi, hồ, giả, dã" thì không điên cũng là khùng.
- Thứ hai, là anh phải giả định rằng chữ nghĩa người xưa ít ra cũng ghi lại một số kinh nghiệm đáng giá. Nếu không, nếu anh cứ khăng khăng nghĩ rằng thời xưa khác bây giờ khác, hoặc thời xưa thế bây giờ không thế nữa, kẻ đi trước yếu hèn sai lầm chỉ có ta mới đúng, thì thôi, đốt hết sách vở đi. Cứ việc xăn tay áo lên để khỏi vướng cái chuôi kiếm, và đâm thẳng vào những gì mình chợt thấy ghét, giận, căm thù.
Lãng xem những lời nói này là bài học khai tâm quí giá. Rồi do thời cuộc biến chuyển quá nhanh đặt ra cho họ những vấn đề cấp bách hơn, cả Trần Văn Kỷ lẫn học trò đã dẹp chuyện thi phú sang một bên lúc nào không hay. Trong các buổi học ít ỏi, thưa thớt và thất thường còn lại, họ chỉ bàn chuyện thời cuộc. Nói cho đúng ra, không có những cuộc bàn luận thực sự. Lúc nào Trần Văn Kỷ cũng giữ phần chủ động. Ông nói say sưa bằng cái giọng Thuận Hóa khao khao hơi khó nghe, còn Lãng chỉ vâng dạ, lâu lâu đặt một câu hỏi để nhờ giải thích rõ hơn một chi tiết mù mờ. Dường như quan hệ giữa hai người không thuần túy là thầy trò. Bè bạn ư? Cũng không! Trần Văn Kỷ trở thành một vị cố vấn của Chính Bình vương, chia sẻ với Vương trách nhiệm quyết định nhiều vấn đề liên quan vận mệnh của cả nước. Cũng như Chính Bình vương, ông chưa được chuẩn bị trước để đảm nhận trách nhiệm ấy. Và cũng như Chính Bình Vương, ông có đủ sự nhạy bén và nghị lực, để can đảm nhận lãnh trách nhiệm, đủ thông minh để phán đoán, tìm phân biệt cho ra đâu là gốc đâu là ngọn, đâu giả đâu thực, và sự kiên quyết chọn lựa một giải pháp với bàn tay không run sợ. Những ý tưởng hiện ra trong óc Trần Văn Kỷ cần trải qua một quá trình hình thành, đôi lúc có những ý nghĩ độc đáo nảy sinh đột ngột ngay đoạn cuối của quá trình ấy. Những người làm thơ phú hiểu rõ điều này. Và một tư tưởng phức tạp, lộn xộn trở nên sáng sủa, nhất quán, sau khi được nói lên, hoặc viết ra. Lãng là người được chọn để nghe những phát biểu đang thành hình ấy. Anh là học trò ông đồ? Không. Là bạn tâm tình? Không. Anh chỉ là một người làm chứng lý tưởng cho ông đồ Kỷ thai nghén (trong do dự, lầm lẫn trước khi lựa chọn) một ý tưởng đúng. Lý tưởng vì cả tuổi tác lẫn địa vị xã hội, Lãng hoàn toàn vô hại đối với ông, như một đóa hoa vô hại đối với một con ve đang lột xác.
*
Trong một buổi học theo kiểu mạn-đàm-một-chiều như vậy, quan Trung thư lệnh thử đem trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh ra đối chiếu với luận thuyết "chính thống" của ông. Lúc đầu giọng ông có vẻ chán nản, rụt rè. Nhưng càng về sau, Trần Văn Kỷ càng say sưa, đến nỗi đôi câu nói trở nên cà lăm, hoặc tiếng sau chập mất tiếng trước:
- Cậu đã biết La sơn phu tử lại từ chối lời mời của Vương thượng rồi chứ? Ba lần gửi thư và mang lễ vật cầu hiền, ba lần về tay không. Nghĩ đơn giản, có thể bảo ông lão xứ Nghệ là hạng cố chấp, hoặc điên khùng. Giữa tôi với cậu không cần gì phải giấu giếm: tuy tôi luôn luôn thúc giục Vương thượng phải mời cho được phu tử, nhưng tôi biết trước là ngoài việc trải chiếu hoa trên nền "nhà quốc học" để mời cụ ngồi xơi trầu, uống trà; mời cụ đến dự lễ động thổ xây cất Văn miếu; hoặc đề chữ cho một ngôi đình mới xây, Vương thượng không thể giao cho cụ việc nào khác đâu. Vâng, vâng. Cậu định hỏi thế thì tại sao lại mất công mời mọc làm gì? Đúng thế không nào? Tôi hiểu ý cậu. Đơn giản thôi. Ta phải làm vậy vì La sơn phu tử là một người rất cần thiết cho lẽ "chính thống".
Nó là cái gì? Cậu có nghe kịp không? Tôi muốn hỏi "chính thống" là cái gì? Là cái khuôn để phân biệt trong ngoài, tốt xấu, chân ngụy. Cậu vẫn còn nghe tôi nói đấy chứ?
- Vâng ạ. Thầy đang nói đến chân ngụy.
- Không. Tôi đang nói đến cách định chân ngụy, cái khuôn mẫu phân biệt chân ngụy để định giá một người. Sao hôm nay cậu có vẻ lơ đễnh thế?
- Không ạ. Con vẫn lắng nghe lời thầy. Chỉ hơi phân tâm một chút vì vườn cải nhà thầy ra hoa đẹp quá.
Quan Trung thư nhìn ra phía vườn cải. Hoa vàng quyến rũ cả một đàn bướm trắng. Phía cuối sân, khuất sau một khóm cải giống có ngòng cao lắt lay theo gió, cô con gái út của quan Trung thư đang ngồi vun gốc rau. Trần Văn Kỷ bối rối nngoài tiền sảnh đợi ta một chút.
Chờ cho Hồ Công Thuyên ra khỏi, Chính Bình vương mới hỏi Trần Văn Kỷ:
- Chuyến này giao cho Thuyên quang hầu cầm thư ra Nghệ An, được không?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Lần trước, giao việc cho Danh phương hầu và Giác lý hầu. Một vị là lưu thủ, một vị là thị lang. Lần này cử một quan thượng thư đi, tất nhiên La sơn phu tử phải thấy rõ nhiệt tâm thiện chí của ta. Chỉ sợ Thuyên quang hầu đa đoan công việc.
Nguyễn Huệ không đáp, cúi xuống chăm chú đọc thư. Đọc một lúc, Nguyễn Huệ ngước lên hỏi:
- "Những tăng lòng cảm thấy vận hội năm trăm năm trước, năm trăm năm sau sắp tới nơi". Nghĩa lý thế nào?
Trần Văn Kỷ đáp:
- Bẩm do câu: "Sông Hoàng hà cứ năm trăm năm nước lại trong một lần. Lúc ấy trong nước có thánh nhân sinh ra".
Chính Bình vương gật gù, rồi chăm chú đọc tiếp. Trần Văn Kỷ hồi hộp thấy nét mặt Nguyễn Huệ đăm chiêu, hai lông mày nhíu lại như khó chịu, rồi băn khoăn. Vương định nói gì đó, nhưng đổi ý, tiếp tục đọc xuống đoạn dưới. Nét mặt vương tươi dần, gật gù, tỏ vẻ khoái chí. Đột nhiên Nguyễn Huệ đập tay xuống mặt sập, hớn hở nói:
- Hay lắm. Ông lão đã kể ba lẽ không ra, nay ta gán cho ba lẽ khác mà ông lão không thể nhận. Giọng thư vừa thành thực để cảm động được lòng ông lão, vừa mỉa mai để ông lão phân vân. Ta cố ý làm sao cho ông lão núng lòng, trả lời không được. Gán cho ông lão ba lẽ mà ông lão phải chối, mà chối những lẽ ấy, tức là phải nhận ra hợp tác với ta là lẽ phải. (3)
Nguyễn Huệ đọc lại một lần nữa, lâu lâu mỉm cười liếc về phía Trần Văn Kỷ để tỏ lòng hân hoan, khen ngợi. Đột nhiên, Nguyễn Huệ mím môi suy nghĩ, rồi ngước lên hỏi:
- "Anh em quả đức, nguyên chỉ trơ trọi là những người áo vải, chân đất nổi lên ở phương Tây". Ông thấy đã chỉnh chưa? "Áo vải, chân đất" đó là chúng tôi tự hãnh diện mà xưng vậy, chứ đối với sĩ phu Bắc Hà, họ thầm nghĩ anh em chúng tôi là một tụi mán mọi, một tụi ấp trưởng. Không nên né tránh, quan Trung thư ạ. Cứ viết thẳng thừng những gì họ nghĩ. Chữa lại đi. "Anh em quả đức nguyên chỉ trơ trọi là một tụi ấp trưởng nổi lên ở phương Tây". Cứ viết như vậy đi! Còn phần cuối thì điền tên quan thượng thư bộ Hình Thuyên quang hầu vào. Ngày tháng đề ngày hôm nay. Mười ba rồi phải không. Vâng, đề ngay hôm nay. Ông cho chép lại gấp đi, sẵn tiện ông báo cho Thuyên quang hầu biết, để sứ bộ khởi hành ngay sáng mai.
°
*
Hồ Công Thuyên ngồi chờ trên cái ghế gỗ đặt sát bức tường ván đánh bóng của tiền sãnh, lòng thắc thỏm không yên. Thấy tên lính hầu lâu lâu liếc về phía mình, quan thượng thư ngồi ngay người trên ghế để giữ thể diện, hai bàn tay đặt lên đầu gối, mắt nhìn thẳng tới trước. Nhưng chẳng bao lâu, quan thượng thư quên hẳn việc giữ thể diện, ngồi chồm hẳn về phía cửa vào văn phòng Chính Bình vương, bàn tay vo nhàu cả vạt áo triều. Quan Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ đi ra, nhìn về phía Hồ Công Thuyên mỉm cười. Quan Thượng thư hơi yên tâm, đã định chạy lại hỏi chuyện nhưng cuối cùng đã dằn lại được, cố ngồi yên tại chỗ đợi Trần Văn Kỷ tới.
Trần Văn Kỷ đến ngồi trên chiếc ghế sát cạnh Thuyên, vui vẻ bảo:
- Ngày mai ông phải đi sớm đấy.
Thuyên giật mình, giọng hỏi hơi run:
- Vào Qui Nhơn hay Gia Định?
Trần Văn Kỷ cười nhẹ:
- Không. Ra Nghệ An!
- Sao lại ra Nghệ?
- Ông cầm đầu sứ bộ đi cầu hiền. La sơn phu tử ở Nguyệt ao, chắc ông đã nghe Giác lý hầu Lê Tài nói chuyện rồi chứ gì?
Quan thượng thư thành thật nói:
- Dạ không. Gần đây bộ Binh với bộ Hình có nhiều chuyện hiểu lầm. Mấy cái vụ khép án các tùy tướng của quan đô đốc Tuyết trong chuyện trưng binh, ngài biết rồi chứ.
Trần Văn Kỷ không biết gì cả, nhưng không muốn cà kê, vội đáp:
- Biết. Tôi cũng đang lo âu, nên hạ thấp giọng hỏi Trần Văn Kỷ:
- Chỗ thân tình, xin hỏi riêng ngài điều này, ngài đừng phiền nhé.
Trần Văn Kỷ xua tay nói:
- Không đâu. Giữa tôi với ông... Có gì, ông cứ nói.
Hồ Công Thuyên ghé sát tai Trần Văn Kỷ, hỏi thầm:
- Thời hàn vi, Vương thượng có mắc ân nghĩa gì với ông Lợi không?
Trần Văn Kỷ vội hỏi:
- Lợi nào?
- Lợi làm bên bộ Hộ ấy. Cái anh lanh lẹ thường ra vào phủ nhiều lần lắm. Tôi có nghe nhiều người kháo nhau là chị vợ anh ta trước đây là...
- À, tôi biết rồi. Đúng. Anh ta giúp việc cho nhà vua từ lúc gia đình còn buôn trầu ở Tây Sơn. Chị vợ anh ta, bà An đấy mà, vâng, chị vợ anh ta... cũng đúng như thiên hạ đồn. Nhưng có chuyện gì vậy?
Hồ Công Thuyên hơi ngả người về phía sau, giọng giải bày đượm vẻ thành khẩn, chua xót:
- Ngài tính, anh ta lanh quá, nên đơn khiếu tố anh ta lên cả chồng cao thế này này. Nhất là Tàu vụ trong cửa Hội, và bọn lái buôn giữa Hội An với kinh đô. Bên bộ Hộ cũng có nhiều thư nặc danh tố cáo anh ta đủ điều. Tôi có nghe phong thanh liên hệ giữa anh ta và gia đình... và hoàng gia, nên làm ngơ. Nhưng Ông Tuyên (Bùi Đắc Tuyên) cứ thúc giục tôi, bảo phải báo động lên Vương thượng. Ông Tuyên là người nhà của Vương thượng, nên tôi mạnh dạn. Ai ngờ...
Trần Văn Kỷ hiểu hết chuyện, cười xòa, vỗ vai Thuyên an ủi:
- Thôi, chờ lúc khác đi. Hiện giờ Vương thượng bận biết bao nhiêu việc, mà việc nào cũng là việc sinh tử cả. Ông gắng thành công chuyến này, mọi sự khác tất dễ dàng.
Hồ Công Thuyên thắc mắc:
- Nhưng... việc gì phải cầu khẩn ông già điên ấy thế? Ông ta có phép thần thông, hay là có thuật trường sinh?
Nói xong, Thuyên mới biết mình nói hớ. Trần Văn vì vài lá cờ nhăn nheo, bằng cái giọng ngái ngủ. Viên cai cơ lo ngại quan Lễ bộ nổi giận. Nhưng không. Quan chỉ khiển trách nhẹ nhàng, giọng rủ rỉ như đang khuyên răn cấp dưới. Viên cai cơ muốn tỏ lòng biết ơn, bằng cách nhắc nhở quan Lễ bộ rằng cái mũ trên đầu quan hơi lệch sang trái, nhưng do dự hồi lâu, viên cai cơ không dám lên tiếng. Rồi lần lượt các quan ở lục bộ đến, người nào cũng mặc triều phục sặc sỡ. Quan thượng thư bộ Công hỏi quan bộ Lễ:
- Hôm nay có thiết triều không?
Quan Lại bộ cũng hỏi theo cách khác:
- Hoàng thượng đã mạnh chưa?
Quan Lễ bộ lúng túng không biết đáp thế nào, vì cho đến lúc đó, cửa Tử cấm thành vẫn đóng. Quan đáp liều:
- Có chứ. Vẫn thiết triều như thường chứ! Ai bảo các ông hôm nay không thiết triều.
Không có ai dám trả lời câu hỏi khó của quan Lễ bộ. Bỏ mặc ông già khó tính với đám cấm binh của ông, các quan khác kéo nhau ra sân điện tụ năm tụ ba xì xầm to nhỏ. Câu chuyện họ trao đổi không tiện ở chỗ công khai nên lâu lâu phải có người dáo dác nhìn quanh rồi mới chụm đầu nói tiếp:
- Hình như đêm hôm kia Hoàng thượng có gọi quan Binh bộ vào cung. Ông đi lại thân thiết với ông ấy, có nghe ông ấy nói gì không?
- Sao quan bác lo lắng vậy? Việc gì đến bộ Hộ của bác!
- Nói thế mà nghe được! Vận lương thực cho quân sĩ là phận sự ai? Của Giáo phường nhà ông à?
- Biết đâu được! Nhiều khi đưa Giáo phường ra trận quân lính lại thú hơn ăn cơm. Tôi nói đùa đấy thôi. Vâng, quả là có nhiều chuyện đáng lo. Này, tôi nói quan bác đừng nói lại với ai nhé. Hoàng thượng đang chọn người đưa quân vào tiếp viện cho Phạm Văn Sâm đấy. Bên Bộ binh than các tướng quen trận mạc đã ở lại Phú Xuân cả, nên Hoàng thượng có ý chọn người ở lục bộ. Quan bác văn võ kiêm toàn, không chừng được hân hạnh...
- Ông ấy nói thật thế à? Thôi rồi, chắc là do vụ tôi hục hặc với bộ Binh năm trước. Gớm thật, con người đâu mà tiểu tâm! Ông ấy không tâu thì làm gì Hoàng thượng biết tôi cũng có võ vẽ tí võ nghệ. Tôi phải hỏi cho ra lẽ. Ông ấy đâu rồi?
- Thôi, tôi van quan bác. Chuyện đâu còn có đó. Với lại đã chắc gì Hoàng thượng muốn tiếp viện. Vừa đem quân ra gây sự với Chính Bình vương ở Bà Lỏa xong, ông Duệ chết thảm, Hoàng thượng cũng phải đề phòng Phú Xuân thừa thắng trả đũa chứ. Còn bao lăm quân, thuyền mà gửi cho ông thái bảo (Phạm Văn Sâm).
- Biết đâu được!
- A ha, quan bác lại lây cái tật hay nói "biết đâu được" của tôi rồi. Hồi còn đóng vai hề đồng, tôi pha trò bằng cách chuyện gì cũng chêm "biết đâu được". Bây giờ từng trải việc đời, mới biết câu pha trò lúc trẻ thế mà thiêng. Quả là việc đời đảo điên, không còn biết đâu mà lần. Tôi đến chóng mặt!
ở một nhóm khác, câu chuyện xoay quanh cái chết của Nguyễn Văn Duệ.
- Chắc phải có một buổi tế đấy nhỉ!
- Chưa chắc đâu.
- Bộ Lễ của cụ phải biết chắc việc này chứ. Chết như thế mà không được một buổi tế hay sao! Ở bộ của cụ hết nhang hay thiếu người thảo văn tế. Mãi đến giờ vẫn chưa thấy động tịnh gì cả. Hay Hoàng thượng còn "bất an"?
- Để tôi vào lãnh chỉ của Hoàng thượng.
- Xin can cụ. Cụ không nhớ lần trước hay sao. Bị mắng cho một trận không kịp vuốt mặt. Từ lúc kinh thành bị vây đến giờ, Hoàng thượng không được vui. Thời trước, buổi chầu nào cũng rộn rã. Phải nhận là Hoàng thượng pha trò hay thật!
- Phần tôi, tôi biết chắc chắn sẽ không có lễ tế. Các người có biết vì sao không?
- Biết thì ông còn làm bộ làm tịch sao được. Nói quách ngay đi. Này, cửa Tử cấm thành mở rồi kìa. Cụ chạy vào hỏi để chúng ta còn về bộ. Ơn trời! Phải chờ ông cụ đi xong tôi mới dám nói. Ông cụ không ác, nhưng già rồi, nói trước quên sau. Vào chầu, ông cụ buột miệng khai hết, thì không còn chỗ đội mũ nữa. Tôi nghe nói Hoàng thượng nhất định không cho làm lễ tế ông Duệ, cũng không bằng lòng cấp lộc cho vợ con ông ấy.
- Tôi không tin. Ai nỡ thế!
- Có cái lý trong đó chứ. Này nhé. Bây giờ không ai dám tin ai nữa. Mọi sự thật giả, đen trắng, bạn thù lẫn lộn hết. Phò mã Nhậm chịu làm tướng cho Bắc Bình vương. Nguyễn Đăng Vân con nuôi của Bắc Bình vương trốn vào Gia Định. Tướng tá Qui Nhơn do Hoàng thượng cử đi bắc phạt ở lì ngoài Phú Xuân không chịu về. Phú Xuân vào vây Qui Nhơn, đặt súng lớn bắn vào đây ầm ầm. Này, hôm đó bác trốn ở đâu?
- Nói tiếp đi. Cà kê mãi không khéo lại đến giờ chầu!
- Xin vâng. Ông nghĩ xem, Hoàng thượng trải qua những kinh nghiệm đó, làm sao dám tin một người trấn thủ Nghệ An vượt đường rừng về hàng Qui Nhơn? Lỡ ông Duệ trá hàng để nội công ngoại kích thì sao? Cho nên hoàng thượng phải gửi ông ấy ra Duy xuyên, như dùng lửa thử vàng vậy mà.
- Ông nghĩ ghê gớm quá. Có thể lắm. Mà cũng nguy hiểm lắm.
- Nguy hiểm hay không là do ở miệng ông. ở đây chỉ có hai người. Tôi tin ông nên mới dám nói. Có ông cụ bộ Lễ tôi đâu dám hé răng. Ông nhìn kìa! Ông cụ bộ Lễ tươi cười, có nghĩa là Hoàng thượng lại cho bãi chầu, à quên, miễn chầu. Ông về đằng tôi nhắm rượu nhé. Hay là ông nghi tôi bỏ thuốc độc vào rượu để tranh cái chức thị lang.
Có nhiều tiếng cười thoải mái đây đó khắp sân điện. Đội cấm vệ bắt đầu dẹp cờ phướng. Lần này, bọn lính nhanh nhẹn, khác hẳn lúc treo cờ.
*
Đông Định vương phải khó nhọc lắm mới xin gặp được vua anh. Nghe các quan đại thần cho biết nhà vua miễn triều, Nguyễn Lữ đoán vua anh bị mệt, nên vào thẳng hoàng cung. Hoàng hậu lại cho biết nhà vua vừa ra Từ đường. Nguyễn Lữ trở ra cửa Nam lâu. Cửa Từ đường đóng kín, nhưng nhìn toán cấm vệ đứng nghiêm chỉnh trước Từ đường, Lữ biết chắc vua anh đang hành lễ phía trong.
Nguyễn Lữ bắt gặp nhà vua đang lầm rầm khấn vái trước bàn thờ cha mẹ. Từ đưa href="#phandau">Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
hành hạ đâu. Chị đi đâu thế?
An mếu máo:
- Chị lên chùa cầu Phật phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Khổ lắm, chị tìm em mấy hôm nay.
Lãng phát hoảng, vội hỏi:
- Nhà có việc gì thế? Lũ nhỏ đau ốm gì à?
An bắt đầu rơm rớm nước mắt:
- Không. Vẫn chuyện anh Lợi. Lần này nguy thôi, em ạ. Lão Tuyên đã tâu lên trên rồi. Lão ghép vụ anh Kiên thêm vào cho nặng tội.
Lãng không hiểu đầu đuôi gì cả, lại hỏi:
- Sao lại có anh Kiên vào đây?
- Thế em chưa biết gì à?
- Chuyện gì vậy?
- Hôm kia em có thấy Bùi Đắc Tuyên vào phủ không?
- Có.
- Sau đó... sau đó (An định nói anh Huệ, nhưng do dự, rồi tiếp) Vương thượng có nói gì với em không?
- Không. à có. Có lệnh triệu ông Dũng đến để giao việc khẩn cấp trong Duy xuyên.
An suy nghĩ, giọng rời rạc:
- Lạ nhỉ.
- Nhưng việc anh Kiên là việc gì?
An kể lại chuyện Qui Nhơn cho em nghe, cố trình bày cho Lãng thấy mối đe dọa mà cả gia đình phải đương đầu. Lãng cũng dần dần cảm thấy lo âu. Anh hỏi:
- Anh Lợi đã tính được gì chưa?
- Có. Lão Tuyên quyết tâm hại cho được anh Lợi, nên cả em lẫn chị phải cố mới hy vọng gỡ được. Chị đã xin ra mắt Hoàng hậu, nhưng hình như lão Tuyên có nói trước chuyện này với Hoàng hậu rồi. Thái độ Hoàng hậu lạ lắm. Chị vào cung biết bao lần, thế mà lần này Hoàng hậu khách sáo xem chị như khách lạ. Chị chạy qua phía Công chúa. Lính hầu không cho vào vì con trai đầu lòng của Công chúa khó ở, ngự y đang chẩn bệnh. Hình như Trời Phật không còn thương chị nữa. Chị rối trí quá. Chị thơ thẩn như người mất hồn, cuối cùng mới nghĩ phải lên cầu ở đây. Em cố gắng nói vài lời giúp chị với!
Rồi An mếu máo khóc, Lãng luống cuống an ủi:
- Được, được. Chị đừng cuống lên. Không phải đây là lần đầu anh Lợi bị người ta rắp tâm hãm hại. Bộ Hình đã tâu một lần năm trước rồi. Năm nay có tâu thêm chưa chắc đã hại được anh Lợi, vì anh Huệ càng ngờ bên trong có việc phe cánh âm mưu hãm hại lẫn nhau. Chuyện vẽ tội gán cho anh Lợi chắc không có gì mới. Ghép vụ Qui Nhơn vào đây càng vô lý hơn. Vả lại không dễ gì lừa dối được anh Huệ đâu.
An hơi yên tâm, nhưng vẫn ngập ngừng bảo em:
- Nghe em nói, chị đã vững dạ. Nhưng anh Lợi... em biết rồi...
An bỏ lửng câu nói. Lãng hỏi:
- Chị nói gì ạ?
An bối rối, do dự, rồi đập nhẹ tay em, bảo:
- Thôi, chị lên chùa đây. Em về phủ ngay, thử xem có nói chuyện được với "anh ấy" không. Rán cứu chị với. Chị van em. Lần này có vẻ gay go, vì hôm qua bộ Hình đã bắt giam các chủ ghe Đồng Nai để tìm manh mối hại anh Lợi. Cứu chị với! Nếu anh Lợi có chuyện gì, làm sao chị nuôi nổi các cháu!
An lại khóc!
Về số thuyền, các nguồn sử liệu ghi khác nhau: - Thực lục ghi ba mươi thuyền. - Letondal (RI, XIV, 1910, trang 53) viết thư ngày 7-11-1788 lại viết: Vào tháng 7-1788 viên bạo chúa ấy rất lo lắng về 300 hay 400 ghe mà ông gửi vào Đồng Nai.