Hồi 85
ĐẦU BẾN PHONG LĂNG

Dương- Qua đã trải qua bảy ngày du ngoạn. Chàng đã rõ cỏ Đoạn trường tuy độc nhưng chất độc này có thể chế ngự được chất độc Tình hoa, nên chàng hái một nhánh Đoạn trường thảo cho vào miệng nhai nuốt rồi vận khí hộ lấy tâm phế.
Một chốc, chất độc thâm nhập vào cơ thể, xua đuổi chất độc Tình hoa, hai thứ gặp nhau xung đột dữ dội, làm cho cơ thể chàng đau đớn vô cùng. Hồi lâu, chất độc từ nội tạng đưa ra ngoài miệng, làm Dương- Qua thổ ra một đống máu bầm và sự đau nhức bớt dần.
Dương- Qua đứng thẳng người lên, cử động đôi tay, co duỗi đôi chân. Trình Anh và Lục Vô Song thấy vậy mặt mày lộ vẻ hân hoan.
Dương- Qua nghĩ:
- Hai co âem gái này vẫn còn chờ đợi ta. Khổ nỗi đời ta đã có hình bóng tri kỉ rồi, giờ đây lại có thêm hai người cảm mến thì ta biết báo đáp làm sao?
Chàng lại nhủ thầm:
- Nhị muội được gặp thày lành dạy bảo, nên sở học của cô này phi phàm xuất chúng, tuy vậy cũng chưa phải là cao thủ hạng nhất giang hồ, nếu nàng chịu theo học thêm một thời gian nữa ắt là tay cao diệu võ lâm. Tam muội thì không bằng nhị muội về sự tinh tế hay võ công một phần nào.
Nghĩ như thế Dương- Qua liền cất tiếng bảo:
- Tam muội! Sư phụ ngươi và sư phụ ta là sư tỉ sư muội, tuy hai bên khác nhau nhưng do cùng một nguồn mà ra. Lúcưở Cổ Mộ phái, nhữ ng võ công tinh túy gồm cảnội công ngoại lực, đều lấy trong pho Ngọc nữ tâm kinh. Tưởng đâu bộ Tâm kinh này về tay Lý Mạc Thu rồi, không ngờ con ma đầu đó lại bị hỏa thiêu nên ta cướp lại được và coi lại không có mất mát trang nào. Hôm nay nhân tiện có nhị muội tại đây, ta tặng cho tam muội gọi là nghĩa đồng môn, vậy tam muội nghĩ sao?
Lục Vô Song vô cùng hoan hỉ đáp:
- Cảm ơn Đại ca! Tôi sẽ cho Quách Phù một bài học nữa để nó bớt tánh vô lễ đi, và tôi không sợ gì nó nữa.
Dương- Qua cười nhẹ trao cho Lục Vô Song quyển Ngọc nữ tâm kinh theo lời đã hứa, lại giảng cho Lục Vô Song những bí quyết thâm yếu của quyển kinh.
Dương- Qua nói thêm:
- Tiểu muội hãy nhớ kỹ những lời này: Trong thời gian luyện võ, cái gì không biết hãy nhờ nhị muội giải cho. Nơi Tuyệt Tình Cốc này không có người lai vãng, là nơ i luyện võ tối diệu.
Trong mấy ngày qua, Lục Vô Song chuyên tâm đọc kỹ từng trang một trong Ngọc nữ tâm kinh. Võ công của nàng cũng do môn phái Cổ Mộ mà ra nên nàng hiểu rất mau.
Nàng học dần dần, đến đoạn thâm thúy nào không hiểu thì Dương- Qua giảng rõ cho nàng từng ly từng tí, qua các môn học nuốt trâm, ngậm táo, phun ám khí v. v. Được vài ngày thìnàng đã lãnh hội hết cuốn Ngọc nữ tâm kinh.
Tuy vậy Dương- Qua vẫn cố gắng chỉ dạy cho nàng non tháng, từ đầu chí cuối toàn bộ Ngọc nữ tâm kinh.
Lục Vô Song đã hoàn toàn hiểu rõ không sót tí nào. Nàng cúi mình học tập, chịu khó nhiều bề.
Ngày sau nàng với Trình Anh nấu cơm thật sớm, chờ đợi rất lâu mà không thấy Dương- Qua đến. Cả hai liền lần đến sơn động của Dương- Qua xem chàng có việc gì không? Thấy dưới mặt đất có vẽ ra mấy chữ thật to:
" Ngày nay tạm biệt, sẽ gặp lại nhau. Anh em nghĩa nặng, biển rộng sông dài, còn ngày gặp lại"
Lục Vô Song tỏ vẻ buồn rầu nói:
- Chàng ta... chàng ta đã đi rồi!
Liền phóng mình lên ngọn núi cao, đứng trên trông xuống. Trình Anh cũng theo sau.
Hai nàng đưa mắt ngó trông, chỉ thấy cây xanh xanh, mây cuồn cuộn, mà hình bóng Dương- Qua đã mất hút nơi nào.
Lục Vô Song lấy làm chua xót, ngậm ngùi nói:
- Nhị tỉ! Tỉ tỉ có nghe chàng nói đi về đâu không? Còn mong gì ngày gặp gỡ ngày sau nữa? Chẳng biết ở đâu mà tìm.
Trình Anh cũng ngậm ngùi đáp:
- Tam muội! Muội hãy nhìn xem, kia là vầng mây trắng, họp nhau trong chốc lát, lại tan ngay, người đời ly hiệp là lẽ thường, chẳng ai tránh khỏi! Viẹc gì phải phiền não u sầu?
Trình Anh khuyên em như vậy, nhưng tâm tư nàng cũng rối bời, cổ nấc nghẹn không nói nên lời.
Lại nói lúc Dương- Qua ở Đoạn Trường Nhai trên một tháng, cốt ý là giảng giải cho Lục Vô Song hiểu trọn đạo lý trong cuón Ngọc nữ tâm kinh, còn tâm tư chàng luôn hướng về Tiểu Long nữ. Nhiệm vụ giảng giải Ngọc nữ tâm kinh đã hoàn thành, chàng còn nấn ná ở lại đây làm gì? Cho nên chàng vạch đất đề chữ, và ra đi tìm kiếm Tiểu Long nữ.
Chàng nghĩ đến Chung Nam Sơ n nơi ở cũ của chàng và Tiểu Long nữ, liền quay về đây, thấy cảnh cũ vắng người xưa, bây giờ chỉ còn một thân trơ trọi.
Một ngày nọ chàng lại đến gần thành Tương Dương, thấy nơi đây hoang tàn trơ trọi, những cánh rừng xanh nay thành con đường trắng, những gian nhà thành những túp lều mới, đua nhau mọc nhấp nhô. Tuy đã mất vẻ phồn hoa mỹ lệ, song cũng không kém náo nhiệt muôn người. Vì đã cách mấy tháng qua, đoàn quân Mông Cổ đã trở gót sắt đi về Nam hạ. Dương- Qua tuy nhớ Quách Tỉnh, nhưng lại không muốn gặp Quách Phù. Chàng thầm nghĩ:
- Ta với Điêu huynh cách biệt đã lâu, tại sao không đến thăm Điêu huynh?
Nghĩ xong chàng trở gót tìm về hang cốc. Thấm thoắt đã mấy ngày qua chàng đã đến gần nơi ẩn náu của Kiếm Ma Độc co âcầu bại năm xưa.
Dương- Qua cất tiếng kêu to, vừa kêu vừa chạy, chẳng mấy chốc chàng đã đến gần sườn núi.
Nghe tiếng kêu "Qua.. qua" cực lớn, Dương- Qua quay đầu nhìn lại thấy Thần Điêu đang đứng dưới gốc cây đại thọ, đôi mỏ ngoạm chiếc đầu con beo gấm thực to. Con beo gấm này đãã đại hán lại ngồi xuống, lấy rượu thoa và các chỗ cháy, hơi bay ra nồng nặc. Gã chẳng dám đánh lại, mà cũng không uống rượu nữa.
Cô gái đẹp thấy vậy mỉm cười quay sang người thiếu phụ nói:
- Tỉ tỉ! Người ta nói tốt cho Thần Điêu Đại hiệp đối đãi với mọi người, có gì đâu mà tỉ tỉ ghét nguời ta?
Cô gái nhỏ liền quay đầu nhìn tên đại hán mỉm cười rất có duyên, đoạn nói:
- Đại thúc! Đừng lấy chuyện này làm phiền.
Gã đại hán toàn thân xúc động vì giọng nói tiếng cười của cô gái làm cho khí giận của gã tiêu tan, há miệng cười to trở lại, muốn nói một vài câu cho bớt ngỡ ngàng nhưng nói chẳng ra lời.
Co âgái lại hỏi thêm:
- Đại thúc! Đại thúc hãy kể tiếp chuyện Thần Điêu Đại hiệp cho mọi người nghe có sao đâu?
Nói xong co âgái nhìn gã đại hán hơi dụ dự như chẳng muốn nói nữa. Suy nghĩ nhanh trong một giây, nàng nói tiếp:
- Đại thúc kể chuyện hay đấy! Nhưng đừng nói sơ hở để tỉ tỉ tôi nghe thì không nên! Tại sao Thần Điêu Đại hiệp mà thúc thúc lại biết? Tuổi tác của đại hiệp độ bao nhiêu? Và đại thúc thấy đại hiệp đẹp hay xấu?
Cô gái không đợi tên đại hán hồi đáp, quay sang thiếu phụ hỏi:
- Tỉ tỉ! Không rõ Thần Điêu của đại hiệp này có giống tí nào song điêu của nhà ta không?
Thiếu phụ nói:
- Ta chưa có dịp trông thấy Thần Điêu này! Nhưng ta nghĩ nó cũng như Song Điêu của ta chứ gì? Trong đời này không thiếu gì chim điêu, chim ưng con, nếu được nuôi dưỡng thì cũng như cặp chim điêu của ta vậy.
Cô gái đẹp lại tiếp:
- Tôi chưa ngó thấy, nhưng có một lần nghe gia gia nói: "Theo nền võ học thì biết rằng thiên ngoại hữu thiên, người giỏi còn có người giỏi hơn, cốt ý dạy ta đừng tự cao tự mãn, cuộc đời đại để như thế. Ví như chim điêu còn nhỏ, là loài cầm điểu rất tốt nếu ta biết dạy dỗ nó theo ý ta.
Thiếu phụ nói:
- Nguơi còn con nít quá mà đem lý lẽ dạy đời hay sao? Lúc ở nhà ra đi, cha mẹ đều dặn ngươi mọi việc phải nghe lời ta sai bảo, chẳng được trái ý!
Cô gái cười khì và nói:
- Tôi hãy nhìn chị nói và theo lời chị sai bảo ư? Tiểu đệ nghe lời ta bảo không? Tỉ tỉ kia?
Nàng nép mình về phía chàng thiếu niên. Chàng thiếu niên này sức vóc mạnh bạo, con người to lớn, nhưng mặt mày có vẻ ôn nhu hòa nhả. Nghe cô gái nói thế, chàng trầm ngâm trong chốc lát rồi trả lời:
- Tôi không biết nói sao cho phải. Gia gia vẫn bảo hãy nghe lời đại tỉ, mà chẳ ng nên cãi lại điều gì.
Người thiếu phụ rất đắc ý, vênh mặt ngó về cô gái nói:
- Ngươi đã nghe rõ chưa, đúng hay không?
Cô gái thấy cậu em trai đứng ra bên chị, xụ mặt cười khì, nói:
- Bây giờ tỉ tỉ muốn dạy gì đây?
Nói dứt tiếng nàng quay sang tên đại hán nói:
- Đại thúc! Hãy tiếp tục kể chuyện Thần Điêu Đại hiệp đi!
Gã đại hán điềm nhiên trả lời:
- Phải đấy! Nếu co ânương muốn nghe, ta sẽ tiếp tục kể... Trước hết hãy nghe chuyện của tôi. Tôi họ Tống, thứ năm nên người ta gọi là Tống Ngũ. Mặc dù tôi là người hán tử phiêu linh, nhưng bình sinh tôi nói một là một, không bao giờ xảo ngữ hư ngôn. Cô nương chẳng tin thì chẳng cần phải nghe lời nói của tôi nữa.
Co ânhoẻn miệng cười, với tay cầm bình rượu rót ra một chén:
- Tôi bao giờ cũng tin cả! Đại thúc hãy tiếp tục kể đi!
Và cô gái quay sang điếm tiểu nhị bảo:
- Điếm tiểu nhị! Hãy đem lên cho ta 1 0 cân rượu, 20 cân thịt bò, để chị của ta mời quý vị thúc thúc, bá bá ở đây dùng cho ấm bụng, mau lên!
Tên điếm tiểu nhị vâng dạ liền miệng, vào trong hối thúc mọi nguời phụ lực mà làm món ăn và hâm rượu.
Mọi người ngồi trong phòng khách lộ vẻ vui cười, cất tiếng cảm ơn cô gái nhỏ hào phóng.
Trong phút chốc tiểu nhị mang ra rượu thịt ê hề. Người thiếu phụ cất giọng nghiêm trang nói:
- Ta đâu dám mời khách để nghe lời truyền giáo về bát đạo hay lý thuyết hồ mị? Điếm tiểu nhị! Ta không ăn uống gì vào đây, không được hỏi tiền ta nghe chưa?
Cô gái sượng mặt vì đôi mắt của tiểu nhị nhìn nàng soi mói, lại nhìn về thiếu phụ, không biết nên nghe theo cô nào.
Cô gái cả giận đưa tay lên đầu rút ra cây trâm bằng vàng đưa cho tên tiểu nhị và nói:
- Cây trâm này bằng vàng ròng, nặng mười lượng, ta đổi món ăn thức uống với ngươi, vậy ngươi hãy đem thêm 1 0 cân rưọu và 20 cân thịt dê hầm ra đây mau để ta đãi mọi người.
Người thiếu nữ cau đôi mày liễu quát ầm lên:
- Muội muội! Ngươi muốn kình chống ta có phải không? Cây trâm trên đầu ngươi là minh châu bảo ngọc, đáng giá hai ba trăm lượng bạc, ngươi chết đi sống lại cũng không tìm ra nói để trả lại Chu Tử Liễu bá bá. Đâu phải của ngươi mà ngươi tùy tiện mang ra đổi rượu đãi người? Chừng nào trở về thành, ngươi sẽ ăn nói thế nào khi mẹ bảo ngươi giao lại kim trâm?
Cô gái mỉm cười và thè lưỡi ra chắt chắt nói:
- Tôi nói đã thất lạc lúc đi đường, không rõ mất nơi nào.
Người thiếu nữ đổi giọng xẵng:
- Thôi thôi ta đầu hàng ngươi, ta thua tài của ngươi!
Cô gái tỏ vẻ hí hởn gắp một miếng thịt bò bỏ vào miệng nhai ngồm ngòam và nói:
- ăn uống đi, đừng làm khách, mời quý vị hãy tự tiện! Mọi người thấy hai chị em đang đấu khẩu nghe cũng vui vui, lòng đều cả m mến cô em gái tuy còn nhỏ mà tính tình hào sảng vui vẻ cho nên mọi người đều ăn uống để tỏ ra bênh vực cô gái. Chén bát chạm nhau kêu loảng xoảng, hơi rượu bay ra nồng nặc.
Thiếu phụ hai tay bịt lỗ tai, đôi mắt nhắm khít rịt, tỏ ra không muốn thấy cả như này.
Cô gái liếc thấy chẳng chịu thua, cười và nói nhỏ:
- Tống đại thúc! Tỉ tỉ của ta đã ngủ rồi, đại thúc có la bể nhà chị ấy cũng không thức dậy đâu!
Thiếu phụ nghe qua càng thêm tức tối quát to:
- Ai bảo với ngươi là ta đã ngủ say?
Cô gái kêu lên:
- A! Tôi tuởng tỉ tỉ ngủ rồi, tốt quá, tốt quá. Vậy tỉ tỉ hãy dùng với chúng tôi!
Thiếu phụ nói như hét:
- Tường nhi! Không được hỗn láo! Ngươi hãy theo ta trở về, ta không muốn dắt ngươi đi đâu một bước nữa!
Cô gái nói:
- Tôi không sợ, tôi sẽ đi với tam đệ mà không cần theo tỉ tỉ!
Thiếu phụ nói:
- Tam đệ theo ta!
Cô gái nói to:
- Tam đệ! Ngươi phải thành thật mà nói, ngươi theo ta hay theo tỉ tỉ?
Chàng thanh niên không biết phải trả lời thế nào cho ổn, bênh chị lớn thi mất lòng chị nhỏ, bênh chị nhỏ thì mất lòng chị lớn, nên chàng nói:
- Tôi không theo ai hết. Lúc ra đi mẹ có dặn kỹ, ba người phải đi chung một đường, không nên thất tán.
Cô gái trề môi nói:
- Cũng vậy! Chẳng bênh ta thì ta cũng biết đường trở về thành Tương Dương. Ta và tỉ tỉ từ nay sẽ không có quan hệ gì nữa!
Thiếu phụ cả giận nói:
- Nếu ta sớm biết ngươi chẳ ng nghe lời chỉ dẫn của ta thì ta đâu có dẫn ngươi theo. Bây giờ ngươi hãy theo người ta mà đi, ta không thể dẫn ngươi trở về được vì ta còn nhièu công việc gấp rút phải đi.
Co âgái nghe lời người chị nói quá đỗi hờn trách, nên đổi ý đến bên chị nói:
- Tỉ tỉ! Xin chị đừng phiền! Mọi lỗi lầm đều do tôi cả.
Nhưng thiếu phụ vẫn lầm lì tỏ vẻ không tha thứ.
Cô gái nói tiếp:
- Tại sao tỉ tỉ không vui, để tôi giúp cho tỉ tỉ vui chơi với mọi người.
Người thiếu phụ liền quay mặt qua chỗ khác toan bước đi, đột nhiên cô gái vươn tay hữu ra, chộp ngay vào vai người chị kéo lại.
Người chị hất tay cô gái ra mà đi luôn. Cô gái chẳng nhịn, đưa tay trái ra trước bụng thiếu phụ.
Người chị đưa cánh chỏ gạt tay hữu của em gái, và bước tới. Cô gái chạy nhanh đến sau lưng, đưa đôi tay ôm chặt ngang eo ếch.
Trong khoảnh khắc, hai người đu đưa với nhau, em tiến chị lùi, em lùi chị tiến, giao đấu với nhau chín mười thế. Người ngoài tưởng đâu đôi tay em ôm chặt eo ếch ngừoi chị là giỡn chơi, họ biết đâu cô em đã dùng một thế võ cực kỳ cao diệu là "Tiểu cầm chưởng thủ pháp".
Cô gái hiển nhiên không thắng nổi người chị, nhưng người chị cũng không thoát được vòng tay của co âem.
Bỗng nghe tiếng nhè nhẹ từ nóc nhà dội xuống:
- Giỏi thực! Công phu giỏi thực!
Hai chị em gian hai tay ra, và hướng mặt nhìn lên nóc nhà, thì thấy một người nằm cuốn tròn nh một con cuốn chiếu, hai gối co lên ngang tai, đôi tay ôm chặt cặp giò và ngủ mê man.
Hai chị em liền thôi cãi cọ và đồng đi về phía lò sưởi ngồi xuống. Cả hai đều lấy làm lạ, vì sao lão này leo lên đó được và ngủ ngon như thế? Lòng của hai chị em vô cùng nghi hoặc.
Còn những người có mặt tại đây cũng đưa mắt nhìn theo chị em cô gái, và cho là họ đùa giỡn chứ biết đâu họ thi triển võ công với nhau.
Tự nhiên có tiếng nói nổi lên, nếu chẳng phải người nằm ngủ thì còn ai vào đây nữa.
Cô chị và cô em ngây người đoán chẳng ra! Phải là người thân thủ giỏi lắm mới biết thế võ của họ.
Đột nhiên người em út nói:
- Đại tỉ, nhị tỉ, gia gia thường dặn chẳng nên khinh thường mỗi việc đều đem võ công ra múa máy, lộ liễu thì nguy.
Người thiếu phụ mỉm cười nói:
- Cậu trai già! Còn nhỏ mà đã nhiều kinh nghiệm. Mọi việc đều thận trọng. Ta nghe theo lời nói của ngươi.
Người thiếu phụ tỏ vẻ ôn hòa, quay sang tên đại hán nói:
- Tống đại thúc! Tôi chịu thua, nói chuyện cãi vã chẳng lại được tiểu muội tôi, mà không chịu để ý nghe đại thúc nói chuyện. Vậy đại thúc nói tiếp câu chuyện Thần Điêu Đại hiệp đi!
Gã đại hán nói:
- Tôi nói toàn sự thực, với những điều mắt thấy tai nghe!
Cô ái lại nói:
- Đại thúc, hãy kể tiếp đi, sự thật đã cố nhiên như vậy!
Gã đại hán họ Tống uống vào một ngụm rượu, đoạn nói:
- ăn uống của cô nương rất nhiều rượu thịt, nếu chẳng nói thì khó chịu vô cùng. Nếu hôm nay tôi không tiêu hết ba hộc lúa sạch trơn, thì cũng có tiền hoàn lại cho cô nương. Tôi chỉ sợ cô nương chê kẻ thô lỗ này ăn nói vụng về. Sự thật thì tôi biết qua Thần Điêu Đại hiệp. Trường hợp của tôi cũng giống như tiểu tướng quân họ Vương, nhung tôi sai về hoàn cảnh. Thần Điêu Đại hiệp đã cứu tính mạng của tôi, người chẳng dùng tí võ lực nào, mà chỉ dùng tiền để chuộc mạng tôi ra.
Cô gái đẹp nói:
- Sao có chuyện kỳ lạ vậy? Thần Điêu Đại hiệp dùng tiền mua người? Vậy giá trị của người bao nhiêu cân bạc?
Tôi họ Tống với tấm thân ô uế, da thịt ai cũng chê, thịt heo thịt gà đem so sánh còn quý hơn của tôi nhièu. Vậy mà Thần Điêu Đại hiệp bỏ ra bốn ngàn lượng bạc để mua tôi đấy!
Câu chuyện thế này: Cách đây năm năm, tôi ở Sơn Đông, phủ Tế nam, trong cơn bất bình có đánh lộn với một người, lỡ tay giết chết một tên địa phổ. Giết người phải đền mạng, điều này chẳng nói làm chi.
Một ngày nọ sắp đem ra trảm quyết, tôi vô cùng phiền não, cùng đem ra xử chung với tôi là một tên Thổ hào ác bá, chuyên làm những điều ác độc. Tôi cũng thấy vui vui, vì đem ra pháp trường một tên sát nhân và một tên chó má, sau khi chết cũng không lẻ loi. Vì giết người là đền mạng, tôi cũng không óan trách gì.
Nào ngờ đã mấy ngày qua mà chưa đem ra xử, cũng vì người nhà của tên thổ hào đem tiền bạc ra đút lót quan huyện.
Quan huyện lại cho lính lôi tôi lên án đường để tra khảo. Tôi nghe nói tên thổ hào đã được người nhà mang bạc đến chuộc, bao gái cho lão quan huyện đi chơi, bao tiền cho cờ bạc, nó sẽ được phóng thích. Còn tôi lại bị giam giữ ở đè lao, đựoc bọn ngục tốt nói lại, tên thổ hào đã dâng hai ngàn lượng bạc cho huyện quan. Bao nhiêu tội lệ của tên thổ hào, huyện quan dồn cả cho tôi gánh chịu.
Luật lệ bấy giờ hễ phạm một điều tử tội được xử giảo, phạm mười điều tử tội bị chặt đầu. Tôi phải gánh những điều tử tội của tên thổ hào, nên bị chặt đầu.
Tôi nghe tên ngục tốt kể xong tức giận vô cùng, nên ở trong ngục hò hét, chửi mắng quan huyện bất kể...
Qua mấy ngày sau, quan huyện lại đòi tôi lên thẩm vấn và buộc tội tôi liên kết với tên thổ hào và tôi là kẻ chủ mưu. Tôi quá uất ức mắng quan huyện: "Quân chó má! Ngươi tham ô làm loạn phép nước, ngày sau ngươi chết chẳng toàn thây!"
Lão quan huyện cười hi hi nói: - Tống Ngũ! Ngươi đừng cãi lẫy vo âích. Bổn quan đã tra xét rất rõ ràng, ngươi chẳng có oan uổng gì mà kêu ca! Tên địa phổ chẳng phải do tay ngươi giết ư? Bao nhiêu tội này chưa đủ sao?
Nói xong quan huyện chỉ tay vào mặt tôi mắng nhiếc thậm tệ, đoạn sai lính bắt tôi đi về ngục.
Bấy giờ tôi hết sức rầu lo. Tên địa phổ thì đúng là do tay tôi giết, bây giờ lại gánh thêm va ïcho tên thổ hào.
Cô gái đẹp bỗng cười khúc khích và bảo:
- Huyện quan này xét việc thực là hồ đồ, không coi luật vua phép nước vào đâu!
Gã đại hán nói:
- Quan huyện xét việc không hồ đồ đâu! Khi tôi trở về gia đình, vợ tôi có nói lại rằng tội của tôi giết chết tên địa phổ đáng khép vào tử tội. Cho nên vợ tôi mỗi ngày ra vệ đường, kêu gào thống thiết, khóc rất bi thảm. Cũng may gặp lúc Thần Điêu Đại hiệp đi ngang qua, dừng lại hỏi nguyên do. Vợ tôi kể lể lại đầu đuôi. Thần Điêu Đại hiệp nghe qua một hồi đã rõ ràng mọi uẩn khúc, đại hiệp lại nói mắc công việc gấp, không thể đến tra hỏi lão cẩu quan được, nhân tiện đại hiệp giao cho vợ tôi bốn ngàn lạng bạc bảo đến quan huyện mà chuộc tôi ra.
Qua ba tháng sau trong huyện có lời đồn đãi ra ngoài nói trong huyện có nhiều ma quỷ ăn cắp.
Nguyên vì có một đêm trong huyện nha bị trộm vào ăn cắp tám ngàn lượng bạc. Tôi đoán chắc là Thần Điêu Đại hiệp chứ chẳng ai vào đây, cho nên Thần Điêu Đại hiệp qua đây mà không ở lại, nên đi thẳng đến Lâm An.
Một năm sau có người gặp tôi nói rằng: ngoài biển có một người ra vẻ võ tướng, bị mất cánh tay hữu, cùng theo người này có một con quái điểu cực lớn, mỗi ngày ngây ngất nhìn theo sóng biển. Tôi nghe nói vậy liền chạy đến nơi để tìm. Quả nhiên gặp Thần Điêu Đại hiệp và cúi đầu lạy tạ ơn.
Người thiếu phụ bỗng nói:
- Ngươi tạ ơn gì? Thần Điêu Đại hiệp đã thẩu vào tám ngàn lượng, cho ngươi bốn ngàn lượng cũng còn lời bốn ngàn lượng! Gã họ Dương đó cũng lời thập bội, công việc được như thế ai chẳng thích!
Cô ái hỏi:
- Vị Thần Điêu Đại hiệp này họ Dưg sao?
Thiếu phụ nói:
- Ta chỉ nghe người ta nói gãọ Dương, chứ ta có biết gì đâu?
Cô gái nói:
- Tôi mới nghe tỉ tỉ nói lần thứ nhất đó, mà chẳng biết rõ ràng lắm.
Thiếu phụ nói:
- Trừ phi ngươi được nghe thì mới rõ ràng.
Côgái nói:
- Tốt lắm, tôi chẳng cần nghe tỉ tỉ nói nữa đâu. Thần Điêu Đại hiệp còn lại bốn ngàn lượng bạc, số tiền này chắc cũng dùng vào việc cứu khốn phò nguy, tế bần giúp nạn. Người ta đã nổi tiếng là xuất trần đại hiệp, cái thân vô định rày đây mai đó, thì có cần gì tiền bạc nữa chứ?
Mọi người đều nhao nhao lên bênh cô gái và nói:
- Tiểu co ânương nói đúng đấy!
Cô gái liền nói:
- Tống đại thúc! Thần Điêu Đại hiệp làm gì mà mỗi ngày nhìn theo từng đợt sóng thủy triều? Chẳng lẽ cố ý chờ đợi ai hay sao?
Gã đại hán lắc đầu nói:
- Tôi thật chẳng biết điều này.
Cô gái cầm lên hai thanh củi cho vào lò sưởi, các đốm lửa bay lên như muôn ngàn sao nhỏ. Nàng nhìn khung cảnh này, bỗng cảm xúc và nói:
- Thần Điêu Đại hiệp, giúp người trong lúc nguy cấp, cứu người trong lúc khốn cùng, việc của người điều gì cũng lo được, việc gì phải ngây ngất nhìn trời nước bao la, làm gì mà phải ngày ngày chờ đón ngọn thủy triều?
Thiếu phụ lớn tuổi từ nãy giờ im lặng, ngồi tựa góc phòng, bỗng nhiên cất tiếng bảo to:
- Tôi có một co âem gái họ đã may mắn gặp Thần Điêu đại hiệp. Co âem gái này gặp Thần Điêu Đại hiệp tại bờ biển đang đứng ngây ngất nhìn từng đợt sóng triều, sắc diện rất kỳ dị. Do đó co âem gái tôi mới hỏi thăm qua, được Thần Điêu Đại hiệp trả lời:" Ta kết tóc xe duyên với một co âgái bên kia bờ biển, chẳng gặp được mặt nhau"/
Mọi người không hẹn đều kêu lên "a" như đã tìm thấy nguyên do việc này.
Cô gái đẹp nói:
- Nguyên là Thần Điêu Đại hiệp có một người vợ, không biết tại sao luân lạc bên kia bờ biển. Mà nhũng lối võ công chàng vừa thi thố giúp người công phu rất cao diệu, tại sao chàng không đi qua bờ biển bên kia để tìm nàng?
Người thiếu phụ lại nói tiếp:
- Cô em gái của tôi hỏi về việc này, thì Thần Điêu Đại hiệp đáp: "Biển rộng mênh mông, biết phương nào tìm được?"
Cô gái than nho nhỏ và nói:
- Ta liệu tưởng chỉ có một người hay có tính giúp dỡ mọi người, ít ai bì kịp.
Lại quay sang thiếu phụ hỏi:
- Em gái của bà sao được hân hạnh thế? Và làm sao cô này biết rõ Thần Điêu Đại hiệp như vậy?
Người thiếu phụ chị cô gái quay sang em bảo:
- Nhị muội! Ngươi thật là giàu tưởng tượng.
Người thiếu phụ liền nói:
- Em gái họ của tôi, tướng mạo xem ra cũng khá đẹp. Thần Điêu Đại hiệp cứu mẹ của nó, lại giết chết cha của nó, cho nên nó mới biết rõ và hoan nghênh Thần Điêu Đại hiệp như thế. Hiện tại em gái tôi đã có chồng, mà người này rất trung hậu lại khá giả! Cũng do Thần Điêu Đại hiệp giúp đỡ tiền nong, thật là ít có người như thế.
Co âgái lại hỏi:
- Thần Điêu Đại hiệp cứu mẹ và giết cha cô ta? Tại sao có chuyện la ïvậy? Tôi có nhiều điểm không tin được.
Thiếu phụ chị co âgái xen vào:
- Tôi đã nói Thần Điêu Đại hiệp tánh tình cổ quái, lúc vui thì cứu mạng người, lúc buồn thì giết người! Những lời ta nói chẳng sai đâu!
Cô gái liền nói:
- Tại sao tỉ tỉ biết rõ như vậy, và dám quyết đoán là Thần Điêu Đại hiệp việc làm đại, tiểu bất đồng?
Chị cô bảo:
- Ta biết rõ!
Co âgái cứ hỏi hoài nhưng chị cô không đáp. Cô em gái lấy làm bực tức nên nói:
- Tốt lắm! Tỉ tỉ chẳng nói và nhất định làm thinh thì tôi cũng chẳng cần nghe làm gì. Nếu tỉ tỉ có bằng lòng nói, tôi cũng không nghe nữa.
Cô gái liền quay sang người thiếu phụ trung niên hỏi:
- Đại tẩu! Đại tẩu có thể kể lại chuyện cô em gái của đại tẩu vì trường hợp nào mà hội kiến với Thần Điêu Đại hiệp cho tôi nghe chăng?
Người thiếu phụ nói:
- Tốt thay! Cô em gái này gọi tôi bằng chị bà con, tuy tuổi của tôi lớn hơn tuổi của cô ấy rất nhiều. Mẹ của cô em này là cô ruột của tôi.
Cô gái hỏi tiếp:
- Vậy cha của cô gái này là dượng rể của bà ư?
Người thiếu phụ cười nói:
- Phải đấy! Muội muội hãy coi tôi như cha mẹ, thì đừng nên thắc mắc hay phiền hà gì câu chuyện của cô em gái tôi nhé. Dượng rể của tôi là người Hà nam, vào năm quân Mông Cổ xâm lăng nội địa, đã bắ t dượng tôi làm nô lệ, cô ruột của tôi mới dắt em gái tôi đi tìm kiếm, mang cơm theo dọc đường ăn uống, xuôi ngả Hà Nam để theo quân Mông Cổ. Đoàn quân này từ Hà nam đi xuống Sơn Tây. Cô tôi cũng đi theo đến đấy để hỏi thăm tin.
Tiểu Vương tưóng quân than:
- Nghìn dặm tìm chồng! Thực muôn ngừoi ít có!
Người thiếu phụ lại tiếp lời:
- Chỉ vì cô ruột và em gái tôi nhan sắc mặn mà, tuy không sắc nước hương trời nhưng cũng vào hàng tài tử giai nhân, do đó trên đường bôn ba vạn dặm cũng là việc rất nguy hiểm. Hai mẹ con lấy bùn nhọ bôi vào mặt cho lem luốc, phòng kẻ tà tâm thấy sắc đẹp động lòng, sẽ xảy ra sự lôi thôi.
Cô gái rất ngây thơ hỏi:
- Tại sao có kẻ tà tâm thấy sắc động lòng, mà động lòng gì chứ?
Mọi người nghe cô hỏi một câu quá ngây thơ nên buột miệng cười khúc khích.
Thiếu phụ chị cô gái gọi em bảo:
- Nhị muội! Ngươi chẳ ng biết gì cả mà ham ăn nói. Đại cô nương! Nếu chẳng phải bà dạy em tôi làm trò cười cho mọi người sao?
Cô gái ong óng cãi lại:
- Việc mình chẳng biết thì hỏi, chẳng sao cả!
Người thiếu phụ nói:
- Không nghe rõ thì phải hỏi lại! Như vậy tiểu cô nương ngoan ngoãn chứ có sao! Ôi, người cô và em gái tôi đã đi tìm ròng r ãbốn năm trời, vẫn chưa tìm ra dượng rể của tôi. Cho hay lòng trời chẳng phụ người có lòng, vào năm thứ tư, họ đã gặp dưọng rể của tôi tại Hoài Bắc, đang làm nô lệ cho một tên Mông Cổ Thiên hộ hầu.
Tên Thiên hộ hầu này vô cùng hung ác, khi co âtôi vừa gặp mặt người dượng rể, thì hắn trông thấy đánh đập đuổi ra. Cô của tôi vô cùng đau khổ, đã dùng hết lời van lạy hắn, xin phóng thích người dượng rể.
Tên Thiên hộ không bằng lòng, bảo:
- Đã xuất ra một trăm lượng bạc mua duợng rể tôi, bây giờ muốn chuộc thì phải có một ngàn lượng bạc mới được, nếu chẳng có tiền chuộc thì dượng rể của tôi phải bị đánh đến chết chứ không thả ra.
Lúc ấy người cô của tôi chỉ còn mười luợng bạc, chẳng dám nói gì, phải làm sao cho có đủ một ngàn lượng đây?
Trong lòng suy nghĩ cùng cực, bấy giờ đâu có gì để cầm thế cho người? Trừ phi cô tôi và em tôi đem bán luôn cho họ thì may ra...
Cô gái nhỏ lại chẳ ng hiểu thiếu phụ này nói vậy là nghĩa gì, nhưng chẳ ng dám hỏi, sợ mọi người lại cười cho một trận nữa.
Người thiếu phụ lại nói tiếp:
- Cô tôi đành phải chịu, cho nguời dượng làm nô lệ cho lão Thiên hộ. Được vài năm qua, hai mẹ con cố gắng làm lụng và dành dụm tiền bạc cho đủ số một ngàn lượng. Điều này quả khó khăn không ít. Tuy vậy trong mấy năm, mọi người quan khách qua lại đều biết rõ mẹ con nàng làm lụng để kiếm tiền chuộc chồng, chuộc cha! Bởi vậy có nhiều người giúp đỡ và trả tiền họ rất hào phóng.
Hai mẹ con cúi đầu nhẫn nhục, cam chịu cảnh khổ đủ điều. Trong một năm dài đen tối, họ gom góp đủ số bạc một ngàn lượng.
Hai mẹ con cả mừng liền đến nhà tên Thiên hộ, để giao số bạc, những mong một nhà đoàn tụ trùng phùng, nên cả hai hoan hỉ như ngày Tết.
Cô gái nghe đến đây thở dài khoan khoái, tưởng đâu giao tiền cho tên Thiên hộ là cả nhà trùng phùng thật.
Lại nghe thiếu phụ nói:
- Tên Thiên hộ đã thu đủ số bạc ma đốt rừng, làm cho dã thú chạy tứ tán, Cửu Vĩ Linh Hồ nhờ đó mà thoát thân!
Âu cũng là duyên số! Chúng tôi dùng hết toàn lực mà chung quy vẫn không bắt được hồ ly! Cửu Vĩ Linh Hồ chạy thoát sẽ về hang của nó. Chúng tôi mà tìm về Trấn Nam thì là một việc thiên nan vạn nan, mà vết thương của Tam đệ mỗi ngày một nặng, không thể diên trì nên chúng tôi lòng nóng như lửa đốt.
Sử Trọng Mãnh nói rất bi thiết và nhìn về phía Dương Qua như cầu khẩn van lơn.
Phàn Nhất Ông nói:
- Nếu vậy thì Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ chúng tôi vô tội, và không rõ Sử thị huynh đệ đã dùng phương pháp gì dẫn dụ đuợc Linh hồ về đây? Bây giờ chúng ta lại làm lại phương pháp ấy thử xem?
Sử Trọng Mãnh đáp:
- Hồ ly này tính đa nghi, khó mà kêu nó ra ngoài đuợc! Nó chỉ thích ăn ngon! Muốn dẫn dụ nó chỉ có cách phải tốn cả ngàn con gà trống lớn, nương cho vàng, mùi thơm của con gà bay vào Hắc Long đầm, Linh hồ mới chịu rời sào huyệt ra ngoài. Mỗi ngày để cho nó ăn một con, liên tiếp trong hai tháng thì Linh hồ sẽ bớt nhút nhát và lần lần dẫn dụ nó đi sâu vào trong rừng. Nhưng bây giờ nó vừa chết hụt, lòng nó kinh sợ, đến cả trăm năm sau cũng chẳng tìm đến đây nữa.
Phàn Nhất Ông gật đầu nói:
- Cớ sự xảy ra như vậy thì chỉ còn cách đi vào Hắc Long đầm để tróc nã nó, chứ biết làm sao?
Sử Trọng Mãnh nói:
- Hắc Long đầm chu vi mấy dặm, xung quanh bao bọc hơn mười trượng sâu sình lầy, chỉ có người khinh công vào bậc thượng thừa mới lươt đi trên mặt bùn được. Còn ghe thuyền, bè cây, đều không thể lươt trên mặt sình. Cửu Vĩ Linh Hồ thân nhẹ chạy mau, cuồn cuộn như gió nên lươt nhanh được trên mặt sình.
Quách Tường sực nhớ ở nhà có cặp chim điêu mà nàng và tỉ tỉ hay cưỡi trên lưng bay khắp đó đây. Con Thần Điêu này lại lớn hơn song điêu nữa, có thể chở được hai người.
Nghĩ như vậy nàng nói:
- Thần Điêu Đại hiệp! Chỉ mong đại hiệp giúp đỡ một tay, ắt có phương pháp hay.
Thần Điêu Đại hiệp mỉm cười nói:
- Sử gia ngũ hùng gồm đủ phép chế cọp phục sư, toàn là tay siêu phàm, nếu nguyện hết sức mình thì cũng có thể làm được đấy!
Sử Trọng Mãnh nghe giọng nói của Thần Điêu Đại hiệp thì biết gã đ có ý bằng lòng giúp đỡ rồi, vì tình anh em ruột thịt, mà Sử Trọng Mãnh phải hạ mình cầu khẩn.
Nghĩ vậy chàng quỳ xuống đất, hương vào Dương Qua vừa lạy vừa nói:
- Thần Điêu Đại hiệp! Xá đệ mạng sống chỉ còn trong sớm tối, mong đại hiệp mở lòng cứu giúp!
Dương Qua ngạc nhiên, đôi mắt nhìn vào Quách Tường nói:
- Ngươi noiù ta có phương pháp hay, vậy ta xin hỏi tiểu cô nương có cao kiến gì?
Quách Tường đáp nhanh:
- Có gìđâu! đại hiệp cưỡi con Thần Điêu bay vào Hắc Long đầm là xong việc.
Dương Qua bật cười ha hả:
- Điêu huynh của ta không giống các loài chim chóc khác. Thân hình của Điêu huynh nặng lắm chẳng bay được. Đôi cánh quạt ra có thể giết cọp, beo, chứ đôi cánh trụi này làm sao bay nổi.
Năm anh em họ Sử, trừ Sử Thúc Cương còn bốn người đều quỳ cả xuống đất! Dương Qua lật đật đến đỡ từng người dậy, và cất tiếng nghiêm trang nói:
- Chẳng dám hứa chắc! Tiểu đệ sẽ gắng sức làm thử, nếu công việc bất thành, chư vị xin đừng cười nhé!
Anh em họ Sử cả mừng, vì một khi Thần Điêu Đại hiệp đã hứa, đáng giá ngàn vàng. Nếu như đại hiệp mà không thành công thì đó là số mạng rồi.
Sử bá Uy lại lạy tạ ba lạy nói:
- Như vậy là xong! Tại hạ xin thỉnh đại hiệp và Tây Sơn quý vị đến tệ trang nghỉ ngơi rồi bàn tính sau.
Phàn Nhất Ông nói:
- Chuyện này là họa phúc của huynh đệ, chúng tôi chẳng dám lạm bàn.
Sử bá Uy nói:
- Chẳng phải vậy đâu! Chúng ta có dịp đánh nhau này mới được quen biết. Nếu quý vị chẳng che âbỏ, thì chúng ta hãy kết tình bè bạn với nhau.
Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ và Sử thị huynh đệ đã giao đấu với nhau, cả hai bên đều biết qua chiêu thế và tính tình của nhau rồi. Hai bên vốn không thù oán, chẳng qua bất bình trong lời qua tiếng lại mà thôi. Bây giờ mỗi người đều nói với nhau vài câu khách sáo, và giao hòa với nhau.
Dương Qua thấy vậy cũng vui lây, liền nói:
- Bây giờ anh em đợi tôi ở đây, nhân tiện tôi đi thẳng đến Hắc Long đầm, bất luận thành hay bại tôi cũng trở về quý trang bái hầu.
Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ và anh em họ Sử không nghe Dương Qua bảo đi theo, họ đã biết tính Thần Điêu Đại hiệp muốn đi một mình, việc gì cũng tự mình làm mà không cần ai giúp đỡ cả.
Tuy tin vào sự hết lòng, nhưng nhữ ng người khác vẫn nghe nao nao trong dạ.
Dương Qua hương vào mọi người, khoát tay áo chào và đi thẳng về hương Bắc.
Quách Tường nghĩ thầm:
- Ta muốn đến đây để gặp mặt Thần Điêu Đại hiệp, thì đã thấy rồi! Con người này mặt mày tuy xấu xí nhưng võ lực thật kinh người, giúp người lúc nguy cấp, cứu người trong khốn khó, dìu người lúc hoạn nạn, thật xứng đáng hai chữ Ûđại hiệpÕ. Đúng là danh bất hư truyền.
Lại chẳ ng rõ Thần Điêu Đại hiệp đi đâu để bắt Cửu Vĩ Linh Hồ, nàng là cô gái nhỏ tâm tánh hiếu kỳ, thích chuyện mới lạnên không cần suy nghĩ gì nữa, cất bươc chạy đến sau lưng Dương Qua.
Đại Đầu Quỷ thấy hành động của nàng như thế, nghĩ thầm:
- Cô gái này mong muốn gặp Thần Điêu Đại hiệp, ắt là cần nói câu chuyện riêng tư gì đây!
Anh em họ Sử lại không biết lai lịch của Quách Tường, nên chẳng biết nói sao.
Quách Tường chạy theo Dương Qua, chỉ còn cách 1 0 trượng là đến trươc mặt chàng.
Thiếu phụ này tuổi ngoài ba mươi, mắt hạnh mày ngài, dung nhan xinh đẹp. Trên mình khoác một chiếc áo màu xanh lam, bằng da cừu.
Thiếu phụ này đi vào trước, phía sau lưng có hai người đi theo, một trai một gái. Cả hai độ chừng mười sáu, mười bảy tuổi. Cậu trai thì mày rậm mắt to, tinh thần tươi sáng. Cô gái thì đẹp đẽ yêu kiều.
Thanh niên và thiếu nữ này đều khoác áo bằng tơ màu lục, thiếu nữ có đep trên cổ một xâu chuỗi bằng ngọc minh châu, mỗi hạt minh châu cực lớn, to bằng đầu ngón tay út, phát ra ánh sáng chói lọi.
Mọi người khách đang nói chuyện ồn ào, khi thấy ba người đi vào, liền nín bặt, đưa đôi mắt nhìn về phía ba người kia.
Tên chưởng quỷ cung kính cười xã giao và nói tiếp:
- Quý bà! Mời quý bà nhìn xem! Mỗi người đang ngồi ở đây đèu chẳng có phòng nghỉ ngơi. Nếu ba vị không tị hiềm, thì chúng tôi sẽ nhường một chỗ nhỏ để ngồi sưởi ấm đỡ trong đêm nay. Bây giờ đến trưa mai, nước đặc thành băng khó mà qua sông được.
Người thiếu phụ có vẻ hào hiệp, mỉm cười, cho là chủ quán thật tình nên gật đầu.
Những người trong phòng khách, có một thiếu phụ trung niên cất tiếng bảo rằng:
- Quý bà quý cô! Hãy lại đây ngồi đỡ để sưởi ấm, và chúng ta nói chuyện cho vui!
Người thiếu phụ liền nói:
- Cảm ơn! Cảm ơn bà chị!
Rồi cùng người thiếu nữ đi lại gần người thiếu phụ trung niên, còn chàng thanh niên thì ngồi chung với nhóm người khách.
Mọi người đều nhường cho họ một chỗ ngồi rộng rãi. Ba người khách mới vào ngồi chẳng lâu thì chưởng quỷ đã bày ra cơm rau rất tươm tất, có cả thịt gà rượu trắng.
Thiếu phụ đẹp ăn uống ngon lành, lại là một tay tửu lượng rất khá. Nàng uống hết chén này sang chén khác, gã thanh niên trẻ tuổi cùng uống với thiếu phụ, chỉ có cô gái nhỏ nhu mì thì chẳng uống tí rượu nào.
Lại nghe ba người xưng hô với nhau, người thiếu phụ là chị cả, còn gã thanh niên là em trai, cô gái nhỏ là em gái.
Gã thanh niên coi tuổi lớn hơn cô gái nhỏ song lại gọi cô gái nhỏ bằng chị.
Cả ba người trà rượu cơm nước vừa xong, cũng hợp đoàn với khách lạngồi sưởi ấm, nghe ngoài cửa gió lộng ù ù, cho nên mọi người không ai có ý nghĩ ngô nghê gì cả.
Một người Sơn Tây, tuổi độ trung tuần cất tiếng nói:
- Khí trời thật lanh, mỗi lần tuyết đóng là mỗi lần thành băng, không làm thế nào giải băng tuyết được. Ông trời sao chẳng dạy con người phá băng và ủi tuyết mà đi?
Một người ở Hồ Bắc là một gã lùn tịt cất tiếng đáp:
- Ngươi đừng oán trách trời đât, như ở đây có hơi lửa ấm, đói có chỗ ăn uống, được một nơi yên lành nh vậy, ngươi còn đòi gìnữ a? Nếu ngươiưở trong vòng vây của thành Tương Dương thì ngươi còn than oán đến bực nào? Thiên hạ bị khốn đốn, đói khổ trong thành Tương Dương, còn ngươi được an lạc như vậy là quý lắm rồi.
Người thiếu phụ đẹp nghe đến câu "thành Tương Dương" bị vây hãm, hướng vào hai người em nháy mắt ngầm bảo hãy yên lặng.
Lại nghe người khách Quảng Đông nói:
- XIn lỗi lão huynh! Vậy tình cảnh mọi người trong lúc thành bị vây hãm ra sao?
Người khách Hồ Bắc nói:
- Đoàn quân Mông Cổ quả là tàn bạo, mỗi người chúng ta đều nghe biết, chúng ta cần gì phải nói nhiều. Cả năm nay mười vạn quân Mông Cổ công phá mãnh liệt thành Tương Dương, quan Thống chế thủ thành là Lữ Văn Hoán thì mờ ám bất lực, chỉ còn nhờ vào sức vợ chông Quách đại hiệp phù trì...
Người thiếu phụ nghe đến câu "vợ chồng Quách đại hiệp" vẻ mặt bỗng nhiên thay đổi. Lại nghe người Hồ Bắc tiếp tục nói:
- Trong thành Tương Dương gồm mười vạn dân quân đều thề chết giữ thành, không một người nào thay lòng đổi dạ, trẻ con cũng theo đẩy xe, lượm đá chất lên bờ thành liệng vào quân địch, còn người già cả, trung niên mang đá lấy tên chạy lên mặt thành xạ xuống như mưa vào quân Mông Cổ. Như tôi đây cũng bị quân Mông Cổ xạ tiễn trúng vậy...
Mọi người nghe qua đều quay lại nhìn lão, quả nhiên con mắt tả có một vết thương chưa lành hẳn, lớn bằng chung trà. Do đó mọi người đều tỏ ra kính trọng lão.
Người Quảng Đông nói tiếp:
- Nước Đại Tống của chúng ta đất rộng người đông, nếu mọi người đều hành động như lão huynh, dù cho quân Mông Cổ có đông bao nhiêu nữa cũng không thể xâm phạm giang sơn này cho được.
Người Hồ Bắc nói:
- Phải đấy! Tôi nhìn thấy đại quân Mông Cổ công phá thành này trên mười năm vẫn chưa lấy được, chẳng phải như chỗ khác thế mạnh như chẻ tre. Nghe người ta đồn đại đại quân này có sự ủng hộ của Tây Vực và trên 1 0 nước nhỏ nữa tham gia, mà trước sau gì thành Tương Dương vẫn yên như bàn thạch, không thể công đoạt được, thực là khí thế của nhân dân kiên cố như núi. Có Hoàng đế Mông Cổ là Hốt Tất Liệt đích thân đứng dưới thành chỉ huy cũng không làm suy giảm nhân tâm trong thành Tương Dương.
Nói đến đây người Hồ Bắc cười đắc ý. Người khách Quảng Đông lại nói:
- Những người già cả đều liều chết với quân Mông Cổ. Nếu bọn xâm lăng này mà đánh tới tỉnh Quảng Đông, tôi tin chắc mấy ông già xứ này cũng quyết liều mạng với chúng.
Người Hồ Bắc lại nói:
- Phải đấy! Quân Mông Cổ chưa phá được thành Tương Dương, thì vết chân của chúng cũng giẫm nát bên ngoài thành, làm khổ sở cho người Hán không ít. Phía dưới thành chúng căng lều vải để nghỉ tạm. Chúng bắt trẻ thơ từ sáu đến bảy tuổi, hay nhỏ hơn nữ a là bốn năm tuổi, dùng dây trói tất cả và cột dưới đuôi ngựa đánh cho ngựa chạy, thân thể của trẻ thơ bị lôi trên mặt đất. Chưa được nửa vòng thì bọn trẻ đã tắt thở, trông rất thảm thê. Tôi đứng trên bờ thành nghe tiếng khóc la của trẻ cũng như dao cắt ruột, khổ sở muôn phần. Thiệt là một hành động vô nhân đạo của bọn xâm lăng. Tôi muốn nhảy xuống mà giết tất cả, nhưng giết chúng nó một vài người chẳng ích gì, và ai ai cũng rõ nó là sài lang ác độc. Trong một năm ròng rã, thành Tương Dương lương thực khô kiệt, phải uống nước mà chịu, thậm chí phải phạt cỏ cây vắt nước mà uống. Tuy thế cùng như vậy mà quân Mông Cổ cũng không hạ được thành. Bọn xâm lăng dần dần thoái chí ngã lòng, nên chúng chỉ còn một ít phế binh.
Người Quảng Đông lại nói:
- Nếu chúng ta không kiên thủ được thành Tương Dương thì trong 1 0 năm nay, cơ đồ nhà Đại Tống phải tiêu đứt nửa mảnh giang san gấm vóc.
Mọi nguời nghe rõ tình hình ở thành Tương Dương do ngưòi Hồ Bắc kể lại đều khen vợ chồng Quách Tỉnh và Hoàng Dung, và đề cao cặp vợ chồng này như thiên thần, á thánh.
Nãy giờ người Tứ Xuyên im lặng, bỗng nhiên cất tiếng nói:
- Không hẳn tất cả quan viên trong thành mới tốt, mà mỗi nơi đều có, chỉ vì trong triều trung nịnh bất phân, cũng lắm kẻ gian thần được hưởng vinh hoa phú quý, kẻ trung thần phải chết oan. Thủa trước có Nhạc Phi gia gia chẳng phải là trung thần đấy ư? Như tôi là người Tứ Xuyên, chính mắt trông thấy triều đình đã giết chết một vị lão dân, an thổ, đại trung thần tại tỉnh của tôi ở.
Người Hồ Bắc hỏi:
- Người ấy là ai vậy? Ông có thể kể cho chúng tôi biết không?
Người Tứ Xuyên gật đầu nói tiếp:
- Bọn quân xâm lăng Mông Cổ đã đánh phá núi Tứ Xuyên trên 1 0 năm, mỗi người đều lo đánh giặc cả. Bá tánh ở đây chẳng dám phán đoán điều gì. Lúc bấy giờ đương kim Hoàng đế lại tin dùng một tên đại gian thần là Đinh Đại Toàn, tên này quá lộng quyền, dám lấn áp cả đại phu, bắt uống thuốc độc tự sát. Nhiều người cực trung cũng dám liều mình, hoặc xa lánh triều trung. ý của Đinh Đại Toàn muốn kết bè đảng dành chức Thống Soái. Đến sau có bọn Mông Cổ xâm lăng, về mạn Bắc tỉnh Tứ Xuyên, các đồn trấn thủ nơi đây chống trả chẳng lại, mới cấp báo về triều đình. Lúc bấy giờ triều đình tôi lương đống đều khuất cả, bèn đòi một vị tướng quân trung trực ra đây chống giặc. Vị tôi trung này là Vương Duy Trung tướng quân, ông tuân theo thánh ý, mang cả nhà đến Tứ Xuyên, để lo việc chống giặc. Không ngờ tên gian thần dùng kế "điệu hổ ly sơn". Vương tướng quân vừa mang gia đình đến Tứ Xuyên, đã bị tên gian thần dùng mưu gian ám hại, trảm thủ Vương tướng quân và ra lệnh giết hết cả nhà, từ già trẻ lớn bé đều chết sạch.
Người Tứ Xuyên kể đến đây, giọng nói tỏ ra bi thiết vô cùng. Mọi người nghe vậy cũng cất tiếng than dài. Người Quảng Đông lại tiếp:
- Nước nhà bại hoại, mọi việc đều do tay bọn gian thần mà ra. Tôi có nghe trong triều có ba tên "chó" mà chỉ biết có tên con chó Đinh Đại Toàn mà thôi, còn không đề cập đến hai tên kia.
Bỗng nhiên gã thanh niên nói:
- Tôi rõ vụ này! Trong triều bấy giờ có ba tên đại gian, đại ác mà làm đến đại thần là Đinh Đại Toàn, Trần Đại Phương, Hồ Đại Xương, cả ba đều dùng chữ "Đại" để lót. Nhân có dân chúng Lâm An mới lấy ba chữ "Đại" này thêm vào một dấu chấm thành ra chữ "khuyển" (chó). Do đó, họ cải ra là Đinh Khuyển Toàn, Trần Khuyển Phương, Hồ Khuyển Xương, là ba con chó dữ trong triều, theo lời lão huynh đã nói.
Mọi người nghe gã thanh niên thuật đến đây đều cười ồ, không khí vô cùng vui vẻ.
Người Tứ Xuyên nói:
- Theo lời của lão đệ, thì kinh đo âLâm An đã về tay chúng nó rồi ư?
Gã thanh niên đáp:
- Đúng vậy!
Người Tứ Xuyên lại hỏi tiếp:
- Lão đệ có nghe rõ người ta bàn về Vương Duy Trung tướng quân thế nào không?
Gã thanh niên nói:
- Tiểu đệ trông thấy tận nơi! Lúc chết Vương tướng quân sắc mặt chẳng đổi thay, thần sắc vẫn uy nghi lẫm liệt, cả mắng Đinh Đại Toàn, Trần Đại Phương là phường đã gây ra nạn dân ách nước. Song cuộc binh huyết này có xảy ra một chuyện dị thường.
Mọi người nhao nhao lên hỏi:
- Chuyện gì lạthế?
Gã thiếu niên nói tiếp:
- Vương tướng quân đã bị Trần Đại Phương mưu hại, vào giờ đem ra hành quyết ở pháp trường thì mọi người tại Lâm An đều đồn rằng: Có tiếng Vương tướng quân nói trên không trung là ông sẽ về chầu Ngọc Hoàng đại đế để cáo oan.
Sự này xảy ra hết sức lạ, sau khi Vương tướng quân chết được một hôm thì ngay hôm sau cả gia đình Trần Đại Phương đều chết sạch, cái đầu của hắ n thì không biết bị ai đem treo lên cửa Đông thành Lâm An, kế gác chuông cao vòi vọi. Lại dùng một cây sào cắm chiếc đầu bêu lên cao. Nơi đây dầu cho loài khỉ vượn cũng khó leo lên được, đừng nói là người ta. Do đó thiên ha ïđều đồn rằ ng: Có tiếng Vương tướng quân nói ở không trung thêm rằng: Nếu chẳng phải là Ngọc hoàng đại đế sai thiên thần thiên tướng xuống trần, thì chẳng ai làm ra thế được.
Mọi người vôcùng ngạc nhiên! Gã thanh niên lại nói tiếp:
- Việc này ca ûthành Lâm An đều rõ. Tôi không có bịa chuyện nói ngoa đâu! Quý vị có ghé qua Lâm An hỏi thử xem lời nói của tôi có đúng không?
Người Tứ Xuyên bảo:
- Đúng đấy! Lão đệ vừa nói những lời kể trên đều đúng cả. Duy có việc giết chết Trần Đại Phương thì không phải thiên thần thiên tướng của Ngọc hoàng phái xuống, mà là một vị anh hùng hào kiệt.
Gã thanh niên tiếp lời bảo:
- Trần Đại Phương là quan đại thần đầy uy lực trong triều, có cả gia tướng thân binh, phòng vệ vo cùng nghiêm ngặt, người thường làm sao giết nổi y? Thế mà cái đầu của lão, ai treo lơ lửng trên lầu chuông, trừ khi người nào có cánh như chim, mới đủ bản lãnh nhảy cao như vậy.
Người Tứ Xuyên nói:
- Trong thiên ha ïthiếu gì kỳ nhân quái khách. Tiểu đệ chưa được dịp thấy nên chưa tin đấy thôi.
Gã thanh niên nói:
- Chiếc thủ cấp của Trần Đại Phương, chính mắt tôi thấy tường tận, chắc rằng ông không thấy rõ hơn tôi.
Người Tứ Xuyên tỏ vẻ trầm ngâm nghĩ ngợi trong giây lát, đoạn nói:
- Vương Duy Trung tướng quân có sinh được một đứa con trai, trong lúc tướng quân bị cầm thì đứa nhỏ này trốn thóat ra ngoài. Trong triều đình bèn ra lệnh trảm thảo trừ căn, nên phái binh mã truy tầm, và đứa con của Vương tướng quân lúc này là một thanh niên dũng tướng, tuy sành về võ nghệ, nhưng sức cô thế yếu không thể địch muôn người. Trong khi chàng thiếu niên dũng tướng đang lẩn tránh, bỗng quân thám mã bắt gặp. Trong cơn chết sống hiểm nguy này, đột nhiên có một vị cứu tinh xuất hiện đã dùng hai bàn tay trắng mà quật chết trên mười tên quân mã, như hoa rụng nước trôi. Vị thanh niên dũng tướng con của Vương tướng quân, hai cha con mưu thiết kế để giải vây thành, khôi phục quốc gia, công chuyện chưa thành thì kế bại lộ, nên bị gian thần hãm hại. Thế là có vị hiệp sĩ này đang đêm đến Lâm An để giải cứu Vương tướng quân. Nhưng chàng đến trễ một hôm, vì Vương tướng quân đã bị hành quyết vào hôm trước, chàng hiệp sĩ nổi giận xung thiên, đợi đêm lẻn vào tư dinh của Trần Đại Phương giết chết cả nhà, và cắt thủ cấp của hắn treo lên cửa Đông thành Lâm an, kế gác chuông mà người bảo nơi khỉ vượn leo lên không được. Công việc xong, chàng tung mình đi mất dạng.
Người Quảng Đông nói:
- Ông có biết người hiệp sĩ ấy là ai không? Làm gì có người giỏi như vậy?
Người Tứ Xuyên đáp:
- Tôi chẳng biết chàng hiệp sĩ ấy tên gì. Mà chỉ thấy chàng ta xuất hiện lúc vừa tối ở Lâm An. Vị hiệp sĩ này mất hẳn một cánh tay, mặt mày sáng rỡ, có vẻ uy nghi lẫm liệt lắm. Chàng ta ngồi trên lưng ngựa, phía sau lưng có một con quái điểu cực lớn, đầu như trái dừa, đứng sau yên ngựa của chàng.
Người Tứ Xuyên nói chưa dứt lời, thì có một đại hán vẻ mặt khôi ngô ngắt lời:
- Đúng vậy chẳng sai! Chàng hiệp sĩ mà các hạ bảo đó, trong giới võ lâm giang hồ đều gọi là Thần Điêu Đại hiệp.
Người Tứ Xuyên hỏi lại:
- Tại sao có tên là Thần Điêu Đại hiệp, các hạ có biết không?
Gã đại hán nói tiếp:
- Chính chàng ta là người trọng nghĩa khí, hay giúp đỡ những người yếu đuối, cứu vớt kẻ khốn cùng, những hành vi này đều gọi là nghĩa hiệp nên người ta gọi là đại hiệp, còn Thần Điêu là con quái điểu có tên là chim ĐIêu, đi đâu chàng cũng mang nó đi theo. Không ai rõ chàng ta ở đâu, chỉ xuất hiện bất thần rồi thình lình biến mất, không ai rõ.
Bỗng nhiên cô gái đẹp cất tiếng xen vào câu chuyện:
- Nếu vậy cần gì có Thần Điêu mới là đại hiệp? Người cũng là đại hiệp và ta cũng là đại hiệp, nếu ta gặp trường hợp này sẽ làm nhiều chuyện hơn nữa.
Người Tứ Xuyên nói:
- XIn lỗi cô nương! Đừng nghĩ những chuyện như vậy. Trong giới giang hồ rất đông tai mắt, hãy thận trọng lời nói một tí. Và xin cô nương nghĩ lại công lao của người ta, đừng buông lời ngạo mạn. Như vị Thần Điêu Đại hiệp, sau khi cứu Vương công tử, đi từ Hà Bắc đến Lâm An bốn ngày bốn đêm không nhắm đôi mắt tí nào. Vị Thần Điêu Đại hiệp này đâu có rõ Vương tướng quân hay có quen biết gì đâu, chỉ vì nghe tiếng Vương tướng quân vì nước bị hàm oan, nên liều thân đến cứu, chẳng ngại nguy hiểm, mới cứu được Vương công tử, còn cô nương có công gì với đời chưa mà dám xưng đại hiệp?
Cô gái "hừm" một tiếng rồi bước lại gần thiếu phụ nói:
- Tỉ tỉ! Vị anh hùng này chỉ làm được bấy nhiêu chuyện mà đã được người đời tôn xưng là đại hiệp rồi!
Cô nàng này nói ra với lời nói đầy vẻ khinh ngạo, làm cho mọi người đều lộ vẻ bất mãn.
Thiếu phụ liền cất giọng nghiêm trang bảo:
- Ngươi có thể làm như vậy chăng?
Nói xong, thiếu phụ quay sang người Tứ Xuyên bảo:
- Nếu nghe lời đồn đại của mọi người, làm sao tôn ông biết tường tận như vậy? Những câu chuyện truyền khẩu trong giang hồ, mười điều chưa chắ c một. Chỉ có những người trong cuộc mới rõ như vậy!
Người Tứ Xuyên trầm ngâm nghĩ ngợi trong giây lát đoạn cất tiếng bảo:
- Không giấu gì quý vị! Tiểu nhân đây họ Vương, còn Vương duy Trung tướng quân là tiên phụ! Tiểu nhân còn sống đây chính là nhờ Thần Điêu Đại hiệp! Tiểu nhân hiện giờ là nghịch phạm của triều đình thì đâu cần kể tấm thân hèn mọn này, chỉ còn ước vọng là đi tìm ân nhân để lạy tạ, nếu chưa đền ơn được thì chẳng để ai dày xéo tâm thân, hay chỉ trích ân công