Sáng hôm sau, tôi tới bệnh viện vào lúc 9 giờ 45. Nơi đậu xe dành cho các bác sĩ đã gần kín nên tôi phải lái lên tận bậc cao nhất để tìm một chỗ trống. Một người bảo vệ mặc đồng phục cúi người dựa vào cái trụ bê tông, bị bóng râm che kín nửa người, đang hút thuốc lá. Anh ta dán chặt mắt vào tôi khi tôi ra khỏi chiếc Seville và không ngừng dõi theo cho tới khi tôi gắn phù hiệu vào ve áo.Phòng khám tư yên tĩnh như ngày hôm qua. Có mỗi một cô y tá ngồi ở bàn làm việc và trên biển có ghi McCall.Tôi đọc phác đồ điều trị của Cassie. Stephanie vừa tới khám cho con bé, thông báo rằng Cassie không có biểu hiện gì nhưng quyết định giữ con bé thêm một này nữa. Tôi tới phòng 505, gõ cửa và tiến vào.Cindy Jones và Vicki Bottomley đang ngồi trên chiếc ghế dài. Một xấp thẻ nằm trên đùi của Vicki. Hai người bọn họ cùng nhìn lên.Cindy cười:- Chào bác sĩ.- Chào chị.Vicki nói:- Thế nhé.Nói xong bà ta đứng dậy.Cái giường của Cassie đã được gấp lên thẳng đứng. Con bé đang chơi với căn nhà đồ chơi Fisher-Price. Những đồ chơi khác của con bé, gồm vài con LuvBunny bị ném lung tung trên giường. Cái mâm có chứa bát bột yến mạch vơi một nửa và chiếc cốc nhựa chứa thứ gì đó màu đỏ. Trên ti vi đang phát một bộ phim hoạt hình nhưng tiếng đã bị tắt. Cassie dường như rất thích thú với căn nhà đồ chơi. Nó chăm chú sắp xếp đồ đạc và những con số bàng nhựa. Cái cột treo bình truyền nước dã được đẩy vào góc phòng.Tôi đặt một bức vẽ xuống giường con bé. Nó liếc nhìn bức vẽ một lát rồi trở lại với đống đồ chơi.Vicki hành động rất nhanh, trao tập thẻ cho Cindy rồi nắm tay Cindy bằng cả hai bàn tay mình. Tránh ánh mắt nhìn của tôi, bà rảo bước lại giường, xoa mái tóc Cassie và nói:- Nào xem cháu nào, cô gái ngỗ ngược.Cassie ngước mắt nhìn lên tức thì. Vicki lại xoa đầu nó rồi dời đi.Cindy đứng dậy. Hôm nay chị mặc chiếc áo dài màu tím thay cho áo choàng len hôm trước, nhưng vẫn giữ nguyên quần bò và đôi dép săng đan.- Nào, xem hôm nay bác sĩ Delaware vẽ cho con thứ gì nào? - Chị cầm bức vẽ lên. Cassie chìa tay ra và đón lấy.Cindy đặt một cánh tay vòng qua vai con bé:- Một chú voi. Bác sĩ Delaware đã vẽ một chú voi xanh thật đẹp!Cassie đưa tờ giấy lại gần hơn:- Chú vo...- Giỏi quá, Cassie, con giỏi lắm. Bác sĩ có nghe thấy không? Nó nói chú voi đấy!Tôi gật đầu:- Thật tuyệt.- Tôi không biết ông đã làm gì, thưa bác sĩ, nhưng từ hôm qua tới nay, con bé đã nói được khá nhiều rồi. Cassie, con có thể nói lại "chú voi" không nào?Cassie ngậm miệng lại và vò nát tờ giấy...Cindy nói:- Ôi, con tôi.Vừa nói, chị ta vừa ôm lấy con bé và véo nhẹ vào má nó. Cả hai chúng tôi cùng nhìn Cassie đang cố gắng vuốt cho tờ giấy phẳng ra.Cuối cùng nó cũng thành công và nói:- Chú vo...Nói xong, nó lại vo tờ giấy lại, lần này chặt hơn, thành một cục tròn bằng nắm tay, mắt nhìn vào cục giấy, bối rối.Cindy nói:- Xin lỗi bác sĩ Delaware. Có vẻ như chú voi của ông hôm nay không được khoẻ lắm.- Nhưng có vẻ Cassie lại rất khoẻ.Chị cố nở nụ cười và gật đầu.Cassie lại cố gắng gỡ nắm giấy ra lần nữa. Lần này, những ngón tay như đeo thêm găng của nó đã thất bại. Cindy phải giúp nó.- Đây, con gái yêu... thế thế... chú voi đã tốt hơn rồi.- Thế việc thuốc thang khám chữa có gì trục trặc không?- Không hề có gì trục trặc cả, kể từ sáng hôm qua. Chúng tôi chỉ ngồi ở đây - có điều...- Có điều gì đó chị muốn nói hay sao? - Tôi hỏi.Chị vắt bím tóc về phía trước ngực và vuốt những lọn tóc ở rìa.- Chắc mọi người nghĩ tôi bị điên - Cindy nói.- Tại sao chị lại nói vậy?- Tôi cũng không biết nữa. Nói ra điều đó thật là ngu ngốc, phải vậy không? Vậy xin ông đừng để ý nhé.Chị ta quay mặt đi và tiếp tục vuốt bím tóc.Một lát, Cindy lại ngồi xuống. Nhặt lấy chồng bài, chị cứ chuyển từ tay bên này sang tay bên kia.- Thực ra chỉ có... - Cindy bắt đầu nói, giọng thật khẽ khàng khiến tôi phải ghé lại gần hơn - Tôi... mỗi lần tôi đưa con bé tới đây, con bé lại trở nên tốt hơn. Nhưng khi tôi đưa nó về nhà với ý nghĩ mọi thứ sẽ tốt đẹp thì chỉ được một vài hôm, chuyện lại đâu vào đó...- Tức là con bé ốm trở lại đúng không?Vẫn cúi mặt, Cindy gật đầu.Cassie lầm bầm điều gì đó với một thứ đồ chơi bằng nhựa. Cindy nói:- Ngoan nào con.Nhưng con bé dường như không nghe thấy gì.Tôi nói:- Vì con bé ốm trở lại như lúc đầu nên chị rất nản phải không?Cassie ném đồ chơi xuống đất, nhặt lấy một cái khác và lắc mạnh.Cindy nói:- Và đột nhiên con bé lại bình thường, giống như bây giờ đây này. Đó chính là điều tôi muốn nói với ông - rằng chắc mọi người nghĩ tôi điên khùng. Đôi khi chính tôi cũng nghĩ mình bị điên.Chị lắc đầu và quay trở lại cạnh giường Cassie. Luồn mấy ngón tay vào tóc con bé, chị để cho từng lọn từ từ tuột khỏi tay. Một mắt ghé nhìn vào căn nhà đồ chơi, Cindy nói:- Này xem này - bọn họ đang ăn những thứ mà con làm cho bữa tối rồi kìa!Giọng chị nghe vui vẻ tới mức khiến làn môi tôi tê buốt.Chị đứng đó, chơi đùa với mái tóc của Cassie, tay chỉ vào những con búp bê và mớm lời cho con bé nói. Cassie bắt chước mẹ, nói được gần đúng một số từ.Tôi hỏi:- Tôi mời chị xuống dưới uống chút cà phê được chứ? Hãy để Cassie ở lại chơi với bà Vicki.Cindy nhìn lên. Một tay đặt vào vai Cassie và đáp:- Không, không được, tôi xin lỗi bác sĩ Delaware nhé. Tôi không thể. Tôi không bao giờ rời khỏi con bé.- Không bao giờ ư?Chị ta lắc đầu:- Không, chừng nào con bé còn ở đây. Điều này nghe thật điên rồ, nhưng tôi không thể. Ông có nghe thấy người ta nói đến quá nhiều... sự việc?- Đó là những việc gì vậy?- Tai nạn ấy - có ai đó chẳng may đưa nhầm thuốc tới chẳng hạn. Không hẳn là tôi lo chuyện này thực sự xảy ra đâu. Đây là một bệnh viện tốt. Nhưng... tôi chỉ muốn ở đây thôi. Bỏ quá cho tôi nhé, bác sĩ.- Không vấn đề gì cả. Tôi hiểu ý chị.- Tôi chắc chắn chuyện này là vì tôi nhiều hơn vì con bé, nhưng... - Cindy cúi nhưng và ôm lấy con bé. Cassie ngọ nguậy và tiếp tục chơi với mấy con búp bê. Cindy nhìn con bé một cách bất lực.- Tôi biết mình đang bảo vệ con bé một cách quá đáng - Chị ta nói.- Không hẳn là quá đáng đâu nếu xét tất cả những gì chị đã trải qua.- Ôi... rất cảm ơn bác sĩ vì đã nói như thế.Tôi chỉ tay tới chiếc ghế đẩu.Chị cười yếu ớt và ngồi xuống đó.- Chắc chắn chị phải rất căng thẳng - Tôi nói - Tôi muốn nói tới chuyện chị phải thường xuyên tới đây ấy. Làm việc tại bệnh viện là một chuyện nhưng bị phụ thuộc mới là vấn đề đáng bàn.Chị ta tỏ vẻ bối rối:- Ông nói làm việc trong bệnh viện ư?- Chị là chuyên viên về hô hấp, phải vậy không? - Tôi đáp - Thế không phải chị làm việc đó tại bệnh viện sao?- À, vâng. Nhưng mà chuyện đã lâu lắm rồi. Mà không, thực ra tôi cũng chưa làm việc theo đúng nghĩa ông nói. Tôi còn chưa tốt nghiệp đại học.- Chị mất hứng thú à?- Đại loại là như vậy - Nhặt hộp quân bài lên, Cindy vỗ vỗ nhẹ vào một bên đầu gối - Thực ra việc theo học kỹ thuật hô hấp là ý của dì tôi. Bà là một y tá đã đăng ký. Bà nói một phụ nữ nên học lấy một nghề nào đó cho dù không sử dụng tới và tôi nên theo học thứ gì mà xã hội luôn luôn cần đến, chẳng hạn như chăm sóc sức khoẻ. Với sự tàn phá đối với không khí mà chúng ta đang gây ra, rồi việc mọi người hút thuốc rất nhiều nên bà ấy nghĩ kỹ thuật hô hấp sẽ được xã hội cần đến.- Vậy bà dì chị có vẻ là người rất uy tín?Cindy cười:- Đúng vậy đấy. Nhưng giờ, bà đã ra đi rồi - Mắt Cindy chớp nhanh - Bà ấy tuyệt vời lắm. Bố mẹ tôi trao tôi cho bà dạy dỗ từ khi tôi còn là một đứa bé và về căn bản, chính bà đã tự tay nuôi dạy tôi đấy.- Nhưng bà lại không khuyến khích chị đi theo nghề y tá phải không, mặc dù bà ấy là một y tá đã đăng ký?- Thực ra, bà ấy khuyên tôi không nên theo nghề y tá. Bà ấy nói rằng làm nghề ấy rất vất vả mà lương lại không cao, và không đủ...Chị cười ngượng nghịu.- Và không được các bác sĩ kính trọng phải không?- Đúng như ông nói đấy, thưa bác sĩ Delaware. Hầu như trong chuyện gì bà ấy cũng có những ý kiến rất xác đáng.- Bà ấy có phải là y tá của bệnh viện không?- Không, bà ấy chỉ làm việc cho một bác sĩ duy nhất suốt 25 năm và họ đã sống với nhau như cặp vợ chồng già. Nhưng ông ấy là người đàn ông đẹp trai thực sự, một bác sĩ gia đình kiểu cũ, không giỏi kiếm tiền cho lắm. Dì Harriet luôn luôn giúp đỡ ông ấy về chuyện tiền nong. Bà là người rất chu đáo, có lẽ là do từ thời còn ở trong quân ngũ - bà từng làm trong quân đội tại Triều Tiên, ra mặt trận hẳn hoi. Bà đã lên tới cấp đại uý đấy.- Thật thế ư? - Tôi thốt lên.- Vâng. Vì bà mà tôi đã cố gắng làm việc. Thưa ông, chuyện này đã làm tôi nhớ lại quá khứ mấy năm trước kia.- Chị cũng gia nhập quân đội hay sao?Chị nở nụ cười nửa miệng, như thể đã đón chờ sự ngạc nhiên của tôi.- Chuyện như thế thật kỳ lạ với một cô gái phải không? Nó đã xảy ra vào năm cuối cùng của tôi ở trường y. Người tuyển mộ tới và trình bày công việc một cách rất hấp dẫn - nào là được đào tạo nghề nghiệp, được cấp học bổng... Dì Harriet của tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt, vì thế tôi đã đồng ý ngay.- Thế chị ở trong quân đội được bao lâu?- Chỉ vài tháng - Tay Cindy vuốt bím tóc - Một vài tháng sau đó tôi bị ốm và phải xuất ngũ sớm.- Rất lấy làm tiếc khi biết điều này, thưa chị - Tôi an ủi - Chắc là ốm nặng lắm.Cindy ngước nhìn lên, mặt ửng đỏ. Tay tiếp tục vuốt tóc rất mạnh:- Đúng thế - Chị nói - Bị cúm, cúm rất nặng đã biến chứng thành bệnh viêm phổi. Viêm phổi là loại vi rút ác tính - các doanh trại đều bị lây nhiễm căn bệnh này, trở thành một đại dịch khủng khiếp. Rất nhiều cô gái đã bị ốm. Sau khi tôi khỏi bệnh, họ nói rằng phổi của tôi có thể đã bị suy yếu và không muốn tôi ở trong đội ngũ của họ nữa - Cindy nhún vai - Thế đấy. Sự nghiệp quân ngũ nổi tiếng của tôi là vậy.- Chắc chị rất thất vọng.- Không, không hẳn vậy. Mọi thứ hoá ra lại tốt hơn - Chị nhìn Cassie.- Thế chị đóng quân ở đâu?- Tại pháo đài Jackson, Nam California. Đó là một trong rất ít nơi người ta còn huấn luyện phụ nữ để phục vụ quân đội. Khi tôi ở đó, trời đang vào hè - chắc ông cho rằng mùa hè thì rất hiếm khi bị viêm phổi phải không? Nhưng vi trùng vẫn là vi trùng, đúng không nào?- Đúng thế.- Nơi đó thật ẩm ướt. Ông có thể vừa tắm xong người đã ướt đẫm mồ hôi, nhớp nháp khắp người. Tôi lại không quen với thứ đó.- Chị lớn lên ở California phải không?- Tôi là người bản xứ Cali đấy - Cindy đáp, tay như vẫy vẫy một lá cờ tưởng tượng - Dân Ventura đấy.Gia đình tôi gốc Oklahoma. Từ thời đổ xô đi tìm vàng cơ. Một trong những cụ tổ tôi là người Anh-điêng - đó là theo lời kể của dì tôi - cho nên tóc tôi bây giờ mới thế này.Chị buông bím tóc rơi xuống.- Tất nhiên, có thể điều này là không đúng - Chị vừa nói vừa cười - Giờ thì mọi người đều muốn được là người Anh-điêng. Đó là mốt - Cindy nhìn tôi - Tôi hỏi khí không phải, thưa bác sĩ Delaware. Họ tên của ông có vẻ như ông cũng có gốc gác người Anh-điêng.- Trong gia phả nhà tôi có thấy nói thế - một trong những cụ tổ tôi là người Anh-điêng. Tôi nghĩ, tôi là kẻ tạp chủng - nghĩa là mỗi thứ một tí.- Tốt quá thưa ông. Vậy ông là người toàn mỹ rồi còn gì.- Tôi cho là như vây - Tôi vừa đáp vừa cười - Thế ông Chip có bao giờ phục vụ quân đội không?- Chip ư? - Câu hỏi của tôi dường như đã làm Cindy rất ngạc nhiên - Không hề.- Thế làm sao hai người lại gặp nhau?- Chúng tôi gặp nhau tại trường đại học. Tôi học một năm tại Cao đẳng cộng động Tây Virginia, sau khi học xong trường kỹ thuật hô hấp. Tôi theo lớp học một thầy một trò và anh ấy là giáo viên của tôi.Cindy lại liếc nhìn Cassie. Con bé vẫn bận rộn với căn nhà đồ chơi của nó.- Ông có muốn thực hiện kỹ thuật của mình bây giờ không?- Vẫn còn hơi sớm - Tôi đáp - Tôi muốn con bé thực sự tin tưởng ở tôi đã.- Vậy thì... tôi nghĩ con bé đã tin tưởng ở ông nhiều lắm đấy. Nó rất thích những bức vẽ của ông - chúng tôi đã giữ lại tất cả những bức vẽ mà nó không phá hỏng.Tôi cười:- Tốt nhất là hãy cứ từ từ. Và nếu như con bé không phải điều trị gì nữa thì không cần phải vội vàng làm gì.- Đúng thế - Chị đáp - Với tình hình bây giờ, tôi nghĩ chúng tôi có thể đưa con bé về nhà ngay.- Chị muốn thế không?- Tôi luôn muốn như vậy. Nhưng điều tôi thực sự mong muốn là con bé sẽ khoẻ hơn.Cassie liếc nhìn về phía chúng tôi. Cindy hạ thấp giọng như nói thầm:- Những cơn co giật đáng sợ lắm, thưanh bác sĩ Delaware. Nó giống như là... - Cindy lắc đầu.- Giống như cái gì?- Giống như là điều gì đó ở phim ảnh ấy. Nói ra điều này thật kinh khủng, nhưng nó làm tôi nhớ tới bộ phim "The Exorcist" (Phù thuỷ) - Cindy lắc đầu - Tôi chắc bác sĩ Eves cuối cùng sẽ tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Phải vậy không? Bà ấy nói rằng chúng tôi sẽ ở đây thêm ít nhất một đêm nữa, có thể là hai để theo dõi. Có lẽ đó là cách tốt nhất. Cassie vẫn luôn khoẻ mạnh như thế này khi ở đây.Mắt Cindy đã rươm rướm nước.- Khi chị cho con bé về nhà - Tôi nói - tôi cũng muốn tới thăm nhà luôn thể.- Ôi, thế thì còn gì bằng... - Những câu chưa được hỏi tràn đầy khuôn mặt chị.- Mục đích là để tiếp tục tạo sự tin tưởng nơi con bé thôi - Tôi tiếp lời - Nếu tôi có thể làm cho Cassie hoàn toàn thoải mái khi con bé không sử dụng các liệu pháp điều trị, lúc đó tôi sẽ có điều kiện tốt hơn để giúp nó khi cần.- Thế thì tốt quá. Ông nói rất có lý. Cảm ơn lòng tốt của bác sĩ... Tôi... không biết rằng các bác sĩ vẫn còn đến tận nhà khám bệnh cho bệnh nhân đấy.- Ngày trước thôi. Bây giờ, chúng tôi gọi đó là tới thăm bệnh nhân tại nhà.- À, vâng, thật tuyệt. Tôi rất biết ơn vì ông đã dành thời gian vàng ngọc cho chúng tôi.- Tôi sẽ gọi điện cho chị sau khi mẹ con chị ra viện để chúng ta thống nhất buổi hẹn. Mà chị cho tôi xin địa chỉ và số điện thoại nhà riêng được chứ?- Tôi xé một tờ bé giấy từ cuốn lịch và đưa cho Cindy cùng với cây bút.Chị viết lên mảnh giấy ấy rồi đưa lại cho tôi.Nét chữ đẹp, tròn trịa và thanh thoát.Nhà của Cassie B.Jones19574 Dunbar CourtValley Hills, CaliforniaSố điện thoại nhà chị ta bắt đầu bằng mã vùng 818.- Nhà tôi ở đầu Bắc của đại lộ Topanga - Cindy nói - Cạnh đèo Santa Susanna.- Vậy là phải đi khá xa mới tới bệnh viện nhỉ.- Vâng - Chị lấy tay lau mắt, cắn môi và cố nở nụ cười.- Chị có chuyện gì nữa thế? - Tôi hỏi.- Tôi chỉ đang suy nghĩ thôi. Khi chúng tôi đưa cháu tới bệnh viện, luôn luôn là vào nửa đêm. Đường cao tốc vắng tanh. Đôi khi tôi rất ghét ban đêm.Tôi nắm chặt lấy tay chị, những ngón tay mềm yếu.Lát sau tôi buông tay Cindy ra và nhìn mảnh giấy rồi bỏ vào túi áo.- Cassie B à - Tôi nói - Chữ B ở đây có nghĩa là gì vậy?- Là Brooks - đó là tên thời con gái của tôi. Đó là một cách để tưởng nhớ tới dì Harriet. Nghe không nữ tính lắm, tôi nghĩ htế. Brookes mới đúng là cái tên dành cho con gái hơn, giống như Brookes Shields chẳng hạn. Nhưng tôi muốn nhớ tới Harriet. - Chị liếc ngang - Cassie, bọn họ đang làm gì trong đấy thế? Họ đang rửa bát à?- Bá...- Giỏi lắm! Bát!Chị đứng dậy. Tôi cũng đứng dậy theo.- Chị còn hỏi gì nữa trước khi tôi rời khỏi đây không?- Không... tôi nghĩ là không.- Vậy thì mai tôi sẽ ghé qua.- Vâng, Cassie, bác sĩ Delaware về này. Con chào bác sĩ đi.Cassie ngước cặp mắt lên. Mỗi tay nó nắm một con búp bê.- Chào cháu Cassie nhé - Tôi nói.- Chào bá...- Giỏi lắm - Cindy nói - Con giỏi lắm.- Chào...bá... - Hai bàn tay nó vỗ vỗ vào nhau, hai con búp bê đập vào nhau kêu tanh tách - Chào bá...Tôi bước lại bên giường. Cassie ngước mắt nhìn tôi. Đôi mắt trong sáng, không biểu lộ gì. Tôi chạm tay vào má nó, ấm áp và mềm mại.- Chào bá... - Một ngón tay nhỏ nhắn sờ vào cánh tay tôi, chỉ trong giây lát. Vết xước nó cào không gây đau đớn gì.- Chào cháu yêu.- Chào bá...Vicki đang ở phòng y tá. Tôi chào và khi thấy bà ta không đáp lời, tôi liền viết đăng ký chuyến viếng thăm của tôi vào bệnh án của Cassie rồi bước tới Five East và đi xuống theo cầu thang bộ. Rời bệnh viện, tôi lái xe tới trạm xăng ở Sunset là La Brea rồi sử dụng điện thoại trả tiền để gọi cho Milo ở Trung tâm Parker.Đường dây bạn. Tôi thử gọi thêm hai lần nữa, nhưng vẫn không được. Tôi quyết định gọi cho Milo tại nhà riêng và nghe tiếng hát của cô em gái Rick bắt chước tiếng Peggy Lee.Khi tiếng chuông lần một kêu lên, tôi liền nói nhanh:- Chào ngài Blue, không có gì khẩn cấp cả nhưng tôi có một vài thông tin có thể giúp anh tiết kiệm thời gian đấy. Ông bố con bé không ở trong quân ngũ bao giờ đâu, nhưng bà mẹ thì có đấy - vậy hãy chuyển đổi hướng đi nhé. Tên thời con gái của chị ta là Brooks. Chị ta từng có thời gian ở pháo đài Jackson, Nam California, bị thải hồi sớm vì bệnh viêm phổi. Nhưng khi nói, chị ta đỏ mặt và hơi bối rối một chút, vì vậy có thể không phải là sự thật hoàn toàn. Có lẽ, chị ta đã làm điều gì đó sai quấy và bị đá đít cũng nên. Hiện nay, chị ta 26 tuổi, khi gia nhập quân đội, chị ta đang ở năm cuối trường y. Vậy là anh đã có khoảng thời gian để mà tìm kiếm rồi đấy nhé.Trở lại xe, tôi lái hết phần đường còn lại về nhà với suy nghĩ nung nấu về căn bệnh viêm phổi, về liệu pháp hô hấp, và về đứa bé nằm chết xám xịt trong nôi. Khi tới nhà, tôi cảm thấy như hụt hơi.Tôi thay đồ, mặc quần soóc và áo sơ mi, điểm lại cuộc nói chuyện với Cindy.Chắc mọi người nghĩ tôi điên... Đôi khi tôi cũng nghĩ mình bị điên.Phải chăng đó là sự hối lỗi? Một sự thú tội được che đậy? Hay đây chỉ là cách để thu hút sự chú ý của tôi?Đúng là một vũ điệu.Chị ta đã tỏ ra hoàn toàn hợp tác cho tới khi tôi gợi ý việc rời khỏi căn phòng.Đó là bà mẹ mắc hội chứng Munchausen "săn sóc quá mức" ư? Hay đó chỉ đơn thuần là sự lo lắng có lý do của bà mẹ từng mất đi một đứa con và phải chịu nhiều áp lực khác?Tôi nhớ lại sự ngạc nhiên đến lo lắng của chị ta khi tôi thông báo sẽ tới thăm nhà.Phải chăng có điều gì đó chị ta muốn che giấu? Hay đó chỉ là sự ngạc nhiên bình thường - một phản ứng logic - bởi vì bác sĩ đã không còn đến thăm bệnh nhân tại nhà nữa?Còn một nhân tố nguy hiểm nữa: hình ảnh người mẹ của chị ta, đó là bà dì y tá. Một người phụ nữ ngay cả trong trí nhớ đầy yêu thương của Cindy cũng tỏ ra như biểu tượng duy trì kỷ luật.Một y tá đã làm việc cho một bác sĩ nhưng lại xung đột với ông ta. Một người khinh thường các bác sĩ.Bà là người đã hướng Cindy vào lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhưng lại không muốn chị ta trở thành y tá.Vừa yêu lại vừa ghét các bác sĩ ư? Hay sự xung đột tư tưởng về cơ cấu quyền lực của ngành y tế? Hoặc bị ám ảnh về bệnh tật và ốm đau?Phải chăng tất cả những điều này đã được truyền cho Cindy từ trước?Còn chuyện ốm đau của chính chị ta - bệnh cúm và viêm phổi đã phá hỏng kế hoạch nghề nghiệp.Mọi thứ hoá ra lại tốt.Rồi chị ta đỏ mặt, buông rơi bím tóc. Ra viện đúng là chủ đề nhạy cảm với chị ta.Tôi tới điện thoại đặt trong bếp, quay số 803 để nối với khu vực Nam California và quay tiếp số của trung tâm thông tin ở nơi đó. Pháo đài Jackson hoá ra ở tận Columbia. Tôi viết số điện thoại vào giấy và gọi theo số đó.Một giọng phụ nữ lè nhè trả lời máy. Tôi hỏi xin số máy của sỹ quan quân y cao cấp nhất căn cứ.- Ông muốn gặp chỉ huy bệnh viện phải không?- Vâng, xin cô giúp cho.- Vậy ông chờ một lát.Một vài giây sau:- Văn phòng của đại tá Hedgeworth đây.- Tôi là bác sĩ Delaware, gọi từ Los Angeles, California. Tôi muốn nói chuyện với ngài đại tá.- Ông vừa nói tên ông là gì vậy?- Delaware - Tôi nói thêm chức danh nghề nghiệp và quan hệ của tôi với trường đại học y.- Đại tá Hedgeworth hiện không có ở văn phòng, thưa ông. Ông có muốn nói chuyện với thiếu tá Dunlap không?- Thế cũng được.- Vậy ông chờ máy.Khoảng vài tiếng chuông, rồi lại một giọng lè nhè vang lên. Giọng này của một người đàn ông.- Thiếu tá Dunlap đây.- Chào thiếu tá, tôi là bác sĩ Delaware, từ Los Angeles - Tôi nhắc lại những mối quan hệ của tôi để tạo sự tin tưởng.- Ô vâng. Tôi có thể giúp gì được cho ông, thưa bác sĩ?- Chúng tôi đang tiến hành một vài nghiên cứu thử nghiệm - về hình thái lây nhiễm của bệnh dịch do virus gây ra, cụ thể là bệnh cúm và viêm phổi - ở những môi trưởng tương đối kín đáo như nhà tù, trường học tư thục và doanh trại quân đội. Mục đích của nghiên cứu này là muốn so sánh với nghiên cứu nhóm bệnh nhân có kiểm soát ở cộng đồng dân cư nói chung.- Nghiên cứu bệnh dịch học phải không?- Chúng tôi đang làm việc ở khoa Nhi, vẫn đang trong quá trình lắp ghép các cơ sở dữ liệu sơ bộ, pháo đài Jackson có thể là một nơi mà chúng tôi muốn nghiên cứu.- Ô vâng - Anh ta đáp. Một lát sau anh ta mới nói tiếp - Ông có nhận được tiền tài trợ cho dự án nghiên cứu này không?- Hiện vẫn chưa, tôi mới chỉ nhận được ít tiền ứng trước cho dự án sơ bộ thôi. Việc chúng tôi nhận được tài trợ đầy đủ hay không còn phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu mà chúng tôi tạo lập được. Nếu chúng ta cùng viết đề nghị thì đó sẽ là một sự hợpt ác - giữa nơi khảo sát và chúng tôi. Chúng tôi sẽ đảm nhận tất cả các chi phí, chỉ cần tiếp cận các dữ liệu và con số thôi.Anh ta tặc lưỡi:- Nghĩa là chúng tôi trao cho ông những dữ liệu của chúng tôi còn các ông sẽ đưa tên chúng tôi lên báo cáo khoa học của các ông phải không?- Có thể một phần là như thế, nhưng chúng tôi luôn mở rộng cửa cho những đóng góp khoa học.- Trường y ông đang làm tên là gì vậy?Tôi liền nói cho anh ta tên trường tôi đang giảng dạy.- Ô vâng - Anh ta lại cười - Tôi thấy có vẻ thú vị đấy, nếu như tôi vẫn còn hứng thú với công việc đó của ông. Nhưng thôi, tôi nghĩ tôi có thể chấp thuận để được có tên trong công trình nghiên cứu của các ông, nhưng hiện tại thì tôi chưa thể cam kết gì. Tôi cần phải trao đổi với ngài đại tá Hedgeworth trước khi kết luận bất cứ điều gì.- Thế khi nào thì ông ấy quay lại?Anh ta lại cười:- Ông ấy sẽ trở lại trong vài ngày tới. Ông hãy để lại cho tôi số điện thoại của ông.Tôi đọc cho anh ta số điện thoại nhà riêng của tôi và nói:- Đó là số nhà riêng, dễ gặp tôi hơn.- Thế tên ông là gì?- Là Delaware.- Giống như tên của một bang ấy nhỉ?- Đúng thế.- Và ông đang làm việc với khoa Nhi phải không?- Đúng - Tôi đáp.Về nguyên tắc thì như vậy, nhưng tôi hy vọng anh ta không đi sâu theo hướng đó vì nếu làm thế sẽ phát hiện ra ngay rằng tôi chỉ có chức danh mà không giảng bài ở đó đã nhiều năm nay rồi.- Được rồi - Anh ta đáp - Tôi sẽ gọi lại cho ông trong thời gian sớm nhất. Nếu ông không thấy tôi gọi lại trong vòng một tuần, hãy chủ động gọi lại cho tôi nhé.- Vâng, thưa thiếu tá. Cảm ơn anh.- Không có gì.- Nhưng ngay lúc này, nếu anh có thể cung cấp cho tôi một vài thông tin nhỏ thì tôi sẽ rất biết ơn.- Là gì vậy?- Anh có nhớ trận dịch cúm hay viêm phổi nào xảy ra tại căn cứ trong mười năm qua không?- Mười năm qua ư? Hừm. Chính tôi không ở đây được tới mười năm. Chúng tôi đúng là có một trận dịch viêm màng não khoảng một đến hai năm trước, nhưng đó là do vi khuẩn gây ra. Vụ này rất nghiêm trọng.- Chúng tôi chỉ hỏi về những căn bệnh đường hô hấp do vi rút gây ra thôi.- Vậy thì - Anh ta nói - tôi nghĩ thông tin ấy phải ở đâu đó - xin ông chờ cho một lát.Hai phút sau.- Đại uý Katz đây, tôi có thể giúp gì được ông?Tôi nhắc lại câu hỏi.- Lâu như thế rồi chắc là không còn lưu trên máy tính của chúng tôi - Anh ta đáp - Liệu tôi có thể tiếp tục chuyện này với ông sau được không?- Được chứ. Xin cảm ơn anh.Tôi lại đọc cho anh ta số điện thoại nhà riêng rồi đặt ống nghe xuống, lòng tràn đầy thất vọng. Tôi biết rằng thông tin đó chắc là ở đĩa cứng hay đĩa mềm của ai đó, có thể thâm nhập vào được, ngay lập tức, bằng một cú ấn nút.Mãi tận 4 giờ, Milo mới gọi lại.- Tôi vẫn đang theo dõi mấy thành viên nhà Jones mà anh giao cho đấy - Anh nói - Bên khám nghiệm tử thi đã có một mẫu đơn ghi chép về cái chết của đứa con đầu lòng nhà chị ta. Tên nó là Charles Lyman Jones Đệ tứ. Không có gì đáng nghi ngờ cả - bị hội chứng đột tử sơ sinh, do bà bạn bác sĩ Stephanie của anh chứng nhận và được bác sĩ Rita Kohler làm chứng.- Bà ấy là trưởng khoa Nhi tổng hợp, là sếp của Stephanie. Bà ấy là bác sĩ của bọn họ ngay từ đầu, nhưng không có mặt ở thành phố khi Chad mất.- Ô thế hả.Vậy là có vẻ như không có gì giả dối cả. Hiện nay, về bố mẹ đứa bé thì đây là những gì tôi tìm được. Họ đều sống ở Tây Valley và đóng thuế đất đúng hạn - rất nhiều thuế, bởi vì họ sở hữu nhiều bất động sản lắm. Tổng số tới 50 khoản.- 50 khoản cơ à? Ở những đâu thế?- Ngay chỗ họ sống thôi - toàn bộ những khu đường chung quanh nhà đều là của họ hết. Vậy là không tồi đối với một giáo viên đại học, phải vậy không?- Giáo viên đại học có một quỹ tín thác đấy.- Đúng vậy. Ngoài ra, họ dường như sống rất đạm bạc và đơn giản. Charles Lyman Đệ tam đi chiếc Volvo 240 1985 bốn cửa. Năm ngoái bị phạt một lần vì tội lái xe quá tốc độ và hai lần đậu sai chỗ, họ đều đóng đúng hạn. Cindy Brooks Jones đi chiếc xe thùng Plymouth Voyager, hỏng hóc suốt ngày. Không biết là bà y tá khó chịu mà anh nói tới có phải là Victoria June Bottomley, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, tại Sun Valley không?- CÓ vẻ là bà ấy đấy.- Hiện nay, bà ấy sống ở Beaver Cleaverland.- Chắc là anh không nhận được lời nhắn của tôi.- Không. Anh nhắn lại khi nào và ở đâu?- Khoảng 11 giờ. Tôi để lại chỗ em gái của Rick.- Tôi không nhận được cuộc điện khẩn nào cả.- Đúng thế, bởi vì tôi đã nhắn tại lần bip thứ nhất - Tôi đáp - Vì tôi muốn tôn trọng các thủ tục công việc của anh thôi.Nói đoạn tôi kể lại cho Milo nghe về những điểm nghi ngờ trong câu chuyện với Cindy và mấy cuộc điện thoại tới Nam California.- Ôi, ông thám tử - Anh nói - Không kiềm chế được mình nữa hả?- Với tiền mà anh định trả cho, tôi nghĩ bất kể những gì tôi làm sẽ đem ại món hời đấy.Anh lầm bầm:- Biết tôi đã là một món hời rồi. À, mà bệnh viêm phổi hả? Anh đã có thông tin gì nhỉ? Phổi của chị ta bị tắc à, làm cho các kế hoạch của chị ta bị vỡ, vì vậy chị ta trút hận lên phổi của đứa con mình - đại loại là như thế, anh đoán vậy phải không?- Đại loại là thế. Ngoài ra, chị ta còn được đào tạo về kỹ thuật hô hấp nữa.- Thế thì tại sao chị ta lại bỏ nghề điều trị hô hấp? Tại sao lại có vấn đề về dạ dày và co giật?- Tôi không biết, nhưng rõ ràng bệnh viêm phổi đã làm hỏng cuộc đời của chị ta. Và chính những vấn đề về phổi đã thu hút chị ta rất nhiều.- Vì thế chị ta mới đổ hết lên con cái mình nhằm tìm kiếm sự chú ý của mọi người tới chị ta. Hay chị ta đã bị điên vì ốm và chính những đứa con phải gánh chịu hậu quả?- Có thể là một trong hai giả thuyết đó. Có thể là không giả thuyết nào đúng cả. Cũng có thể là cả hai cùng đúng. Tôi không biết nữa. Có thể tôi chỉ đưa ra giả thuyết vậy thôi, chứ không hề có ý định chơi chữ đâu.- Tức là lời bình luận của anh về việc chị ta bị điên ấy à. Anh nghĩ chị ta đang nghi ngờ bị theo dõi à?- Có thể lắm. Hoặc có thể chị ta đang chơi trò với tôi. Chị ta có vẻ bồn chồn lắm, mà sao lại không chứ, khi đứa con của chị ta luôn luôn bị ốm. Đó chính là vấn đề lớn nhất - bất cứ chuyện gì tôi thấy đều có thể giải thích được theo nhiều cách khác nhau. Điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất là chuyện chị ta đỏ mặt và đùa nghịch với tóc của mình khi nói về việc từng ở trong quân đội. Tôi đang tự hỏi không biết câu chuyện về bệnh viêm phổi có thể là sự biện minh cho việc bị đuổi ra khỏi quân đội vì lý do tâm lý hay vì điều gì đó mà chị ta không muốn tiết lộ. Tôi đang mong mỏi phía quân đội có thể khẳng định được điều này, bằng cách này hay cách khác.- Thế khi nào thì bên quân đội họ gọi điện lại cho anh?- Gã mà tôi nói chuyện với không hứa hẹn điều gì. Gã nói rằng hồ sơ y tế của bọn họ thời kỳ ấy không được máy tính hoá. Liệu dữ liệu y tế có nằm trong ngân hàng dữ liệu quân đội mà Charlie đã xâm nhập được không nhỉ?- Không biết, nhưng để tôi hỏi xem.- Cảm ơn.- Thế còn đứa bé thế nào?- Đã hồi phục hoàn toàn. Không còn các vấn đề thần kinh có thể gây ra cho con bé hiện tượng co giật. Stephanie muốn theo dõi con bé thêm một hay hai ngày nữa. Bà mẹ nói muốn về nhà, nhưng không muốn ép các bác sĩ. Chị ta là người luôn vâng lời, xem bác sĩ là người biết tất cả. Chị ta còn tuyên bố Cassie đã nói chuyện được nhiều hơn kể từ khi tôi gặp con bé. Chị ta nói rằng có thể tôi đã làm cho con bé như thế này.- Trò nịnh hót cũ rích ấy à?- Những bà mẹ bị hội chứng Munchausen thường nổi tiếng về món này - các bác sĩ nói chung rất thích họ.- Vậy thì - Anh nói - anh cứ việc hưởng sự phỉnh phờ ấy đi. Anh mà làm trò bẩn thỉu với người phụ nữ này chắc lần sau gặp chị ta sẽ không còn nịnh hót anh nữa đâu.