Rạng ngày 18 tháng tám năm Bính Ngọ, khi trời vừa mới bình minh, ba chiếc thuyến buôn to lớn, từ bãi cát bờ sông, nhổ neo rời bỏ thành Thăng Long, đi xuôi xuống biển. Trong ba chiếc thuyền đó, thuyền đầu chở quan Hữu quân Ðô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh cùng các gia môn tỳ tướng, thuyền thứ nhì chở đầy khoang quần áo và đồ đạc quí giá, thuyền thứ ba chỉ chở có vào bốn hòm niêm phong khóa kín mà sáu người võ sĩ theo kèm.Quan Ðô đốc được tin công tử cấp báo quân Tây Sơn đã rút lui rồi, vội truyền lệnh cho thám tử đi dò xét thực hư của tin dữ dội ấy. Lúc đã rõ biết Nguyên soái Uy quốc công bỏ mình ở lại, Ðô đốc Chỉnh đâm ra lo sợ, luống cuống, kíp thâu đêm cho dọn đồ đạc châu báu, thuê thuyền buôn dùng đường thủy chạy theo quân sĩ Tây Sơn, Ðô đốc muốn vượt bể cho nhanh, đi chiếc thuyền nhẹ nhất, không hề đem bên mình một chút của cải nào sợ thêm bận bịu, chỉ dắt độ mười lăm viên dũng tướng để hộ vệ trong lúc hành trình. Thuyền thứ hai, rộng hơn, thì cho chứa các hành lý và những đồ quý vật, phó cho con thú là Nguyễn Anh Du và một tên người nhà tâm phúc trông coi. PHò nhị công tử Nguyễn Anh Du và tên người nhà ấy, dùng hai mươi tên quân tráng kiện.Hồi Ðô đốc theo Uy quốc công Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, diệt Trịnh, có đem thủy binh vào cửa Ðại an, cướp được kho lương trăm vạn hộc ở ven sông Vị. Rồi khi hạ thành Sơn Nam, và kéo quân vào Thăng Long đều bị tướng nhà Tây Sơn thu cả, trong lúc hỗn độn, Nguyễn Hữu Chỉnh có vơ vét được nhiều của cải, ước ra đến mấy rương vàng. Giờ đây vội vàng thuê thuyền theo cho kịp chúa Tây Sơn, Ðô đốc không dám đem hết gia tài, phải để một phàn đồ đạc và ngựa xe ở lại. Còn bao nhiêu vàng bạc, ông sợ mang kèm bên mình thì e có nhiều điều hiểm trở, nhiều nỗi gian nguy, lại sợ khi tiết lộ, bị mang tiếng là người không liêm trực. Chỉnh bèn cho tải cả bốn năm hòm vàng bạc, tiền đồng và châu báu xuống chiếc thuyền vững chãi nhứt, rồi bắt con trai là công tử Anh Tề phải giải thuyền kia đến tận bến Nghệ An. Muốn cho khỏi sự nghi ngờ, trong thuyền Nguyễn Anh Tề chỉ có năm tên quân ăn mặc giả lái buôn hộ vệ.Trong năm tên ấy, một tên còn trẻ non, lại khôi ngô tuấn tú khác thường. Tên ấy, chính là An Trinh quận chúa cải trang theo tình lang đó.Ðược dịp phụ thân trao riêng cho một thuyền của cải, công tử Anh Tề lòng mừng hồi hộp, vội vàng mật báo người yêu. Rạng sáng hôm sau, cặp tài tử giai nhân đã nghiễm nhiên nhẩy nhót, ôm ấp nhau trong khoang, dưới tầm mắt ngạc nhiên của bốn tên quân theo hầu.Thuyền đi hơn một ngày ra tới biển đông. Ðộ ấy về tiết Trung thu, nước dâng to lắm. Hai con thuyền đi trước, nhân chở hành khách và hàng hoá không lấy gì làm nặng, và lại thuận theo chiều gió, tuồn tuột chạy nhanh, không tài nào theo kịp, bỏ lại thuyền chuyên vàng lẽo đẽo theo sau.Bể đông mù thu dông tố luôn luôn không ngớt, hết trận này sang trận nọ, khiến tầu bè kinh sợ không mấy khi dám đ1nh bạo ra khơi. Duy chỉ có lũ hải tặc “Tầu Ô” giỏi nghề bơi lặn, kiếm ăn trên mặt nước đã quen, lũ đó coi phong ba bão táp như không, cho thuyền lượn trên sóng bể như ngựa phi trên cạn. Bọn khách bán người, buôn lậu, cướp của, giết lương dân đó không mùa nào không lảng vảng trên vũng Bắc Kỳ để tìm mồi kiếm lợi. Cũng là vì sự chẳng lành dun dủi, đảng Tầu Ô kia chạm trán cùng công tử Nguyễn Anh Tề.Thuyền công tử đi được bốn ngày trời thì bị bơ vơ một mình trên làn nước thẳm. Một trận bão cuồng khấu đã đưa con thuyền ra tận mãi ngoài khơi. Công tử lo sợ, hoảng kinh, nhưng cũng chả biết thế nào chóng chọi với mệnh trời, đành cho chiếc thuyền nhỏ bình bồng trôi vào nơi vô định.Bỗng, đương cơn hoạn nạn, một đoàn hải tặc bơi xuồng ra vây chặn hẳn đường. Vô phúc lũ bọn Tầu Ô gặp phải tay Anh Tề và An trinh quận chúa; một trận đánh nhau kịch liệt khiến lũ giặc kia bị một phen táng đởm tiêu hồn.Những càng chết nhiều, càng thấy số chúng nó tăng bội mãi; thì ra một đại thuyền làm sào huyệt cho bọn đó, cắm neo đậu ở phương xe. Quận chúa, công tử cùng bốn tên gia binh phải gắng sức đến quá nửa ngày, mới trừ tiệt được bốn chiếc xuồng con chỏo hai mươi tên giặc bể.Thấy thế núng, cả đại đoàn ùa lại; trên mũi thuyền sắp hàng một lũ Tầu Ô đen chũi, đầu trọc, răng trắng nhởn, da bóng nhoáng và mặt mày dữ tợn vô cùng. Công tử xét thế cô, bèn nghĩ ra một diệu kế. Chàng lấy bút viết vào mảnh hao tiên một bức thơ chữ Hán, đại khái nói rằng thuyền chàng là thuyền của quân Tây Sơn sai ra Bắc Hà thám thính, không có đem tiền bạc, chỉ tải nhiều binh khí mà thôi. Chả may bị bạt phong, lưu lạc ra khơi, không biết đường về bờ bến. Nếu thuyền khách có thể giúp chàng đưa chàng về bãi Sầm Sơn hay bờ Nghệ Tỉnh, chàng sẽ xin ngay quan trên thưởng cho một vạn quan tiền. Bằng như muốn cùng chàng thử sức hơn thua chàng sẽ liều sống mái một phen cho biết ai là hảo hán.Bọn hải tặc dáng chừng đã trông rõ bản lĩnh cao siêu của Anh Tề công tử, hoá nên đành vui lòng nhận việc đưa thuyền chàng về tới bãi Sầm Sơn. Họ bèn vứt một sợi dây to sang buộc lấy mũi thuyền con, rồi mở lái giương buồm, tuốt một mạch chạy về miền Hải ngạn. Vùn vụt ba ngày, hai chiếc thuyền tới vùng Sầm Sơn đỗ lại. bây giờ công tử sai khiêng một rương tiền sang tạ lũ Tầu Ô. Nhưng công tử cũng hơi sơ ý: quân giặc thấy hòm tiền tự trong khoang đưa lại, đoán rằng chiếc thuyền con hẳn còn chứa lắm bạc vàng.Bởi thế, không đợi cho công tử và quận chúa kịp đề phòng cẩn thận, họ trói gô ngay bốn tên kiện nhi khiêng rương tiền vào thuyền họ, rồi sắp binh kéo ùa sang cướp phá chiếc thuyền con. Công tử Anh Tề, lâm thế cô, mất cả lũ gia binh, liệu sức mình cùng An Trinh quận chúa không thể giữ nổi gia tài cho họ Nguyễn, bèn cầm tay quận chúa nhủ rằng:- Lũ hải tặc nó đang reo hò, sắp sửa sang tới đây cướp của, anh em mình khó bảo hộ được mấy rương vàng này cho thoát. Âu là em soạn lấy những đồ chậu bảo giắt c3 vào mình, rồi mình đục thuyền cho nước chẫy vào, dìm cả xuống biển. Vứt cho nước thẳm còn hơn để về tay giặc, em nghĩ thế nào?An Trinh quận chúa gật đầu; công tử bèn lật ván lên, lấy búa bổ sàn thuyền, tan nát. Hai vợ chồng dắt nhau nhảy tùm xuống nước, lặn vào bờ, nhô lên. Thuyền nặng nước to, chả mấy chốc mấy rương vàng đã chìm lĩm giữa khơi để mặc lũ Tầu Ô sửng sốt, chửi rủa líu lô một lúc rồi kéo buồm đi mất.Bốn tên gia binh bị chúng phanh gan, mổ ruột, đều thiệt mạng trong một trường hợp buồn. Thế là sự bí mật của công tử Anh Tề và quận chúa An Trinh, ngẫu nhiên, trừ hai người biết với nhau, người ngoài không ai rõ nữa.Sở dĩ câu chuyện này lọt vào tai hậu thế, là bởi cặp uyên ương kia đã chép nó vào gia sử, gởi về cho hai nhà được biết rõ nguồn gốc của sự mất kho vàng.