hững bạn của chúng tôi ở nhà chắc phải vui mừng thấy chúng tôi đã đến đích. Sự thật là, chúng tôi chưa leo lên cao nguyên, nhưng nó nằm ngay trước mặt chúng tôi và ngay cả giáo sư Summerlee cũng ở trong tâm trạng kiềm chế hơn. Không phải trong phút chốc ông đã chịu thừa nhận đối thủ của ông là đúng, nhưng ông bớt khăng khăng giữ những ý kiến chống đối liên tục của ông. Tuy nhiên, tôi phải tiếp tục bài tường thuật của tôi đang còn dở dang. Chúng tôi gửi trả lại nhà một người địa phương Anh điêng bị thương và tôi giao cho anh trách nhiệm đem bức thư này về, nhưng rất nghi ngờ không biết thư có đến tay được không. Tôi viết xong bức thư vừa rồi thì chúng tôi rời khỏi làng của người Anh điêng mà chiếc tàu Esmeralda đã chở chúng tôi tới. Tôi phải bắt đầu bản báo cáo của mình bằng một tin không mấy tốt lành. Nếu không kể việc cãi nhau vặt giữa hai Giáo sư đáng kính thì đây là trở ngại đầu tiên. Câu chuyện vừa mới xảy ra buổi tối hôm nay và suýt nữa đã có một kết thúc không hay. Tôi đã kể với độc giả về Gomez – anh chàng người lai nói được tiếng Anh – một người chăm chỉ và có cá tính dễ chịu nhưng hay phiền muộn. Tôi rất mến anh ta bởi vì tò mò và đó là thứ tình cảm thường thấy giữa những người đàn ông với nhau. Buổi tối hình như anh ta đã nấp đâu đó gần căn lều mà tất cả những thành viên của đoàn chúng tôi đang thảo luận kế hoạch. Zambo – người da đen khổng lồ có nhiệm vụ cảnh giới. Anh chàng da đen này là một người trung thành nhưng lại có ác cảm đối với những người lai – một mối ác cảm của người da đen nói chung đối với người lai. Khi bị Zambo phát hiện, Gomez rút dao găm ra nhưng vì Zambo qua to khỏe nên chốc lát Zambo đã khống chế được Gomez. Mọi chuyện đến đây là hết. Chúng tôi bắt hai người phải dàn hòa và bắt tay nhau và mọi người đều hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Nhưng đối với hai giáo sư thì mối bất hòa có lẽ ngày càng sâu sắc hơn. Phải công nhận rằng Giáo sư Challenger thì hay có lời lẽ khiêu khích nhưng Giáo sư Summerlee thì lại luôn châm biếm sâu cay vì vậy cho nên mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn. Đêm qua Giáo sư Challenger nói rằng ông không bao giờ thèm đi trên bờ sông Thames và ngắm nhìn dòng sông. Ông Summerlee vặn lại với một nụ cười mỉa mai rằng Giáo sư Challenger không muốn ngắm dòng sông là do người ta đã phá nhà tù Millbank đi rồi (Nhà tù Millbank được xây trên dòng sông Thames). Tính kiêu ngạo quá lớn của ông Challenger khiến cho ông nghĩ mình đã bị ông Summerlee xúc phạm. Ông chỉ nhếch bộ râu rậm lên một chút và luôn miệng kêu lên “thật à”! Kèm theo là tiếng chép chép giống như người ta dỗ dành một đứa con nít. Đúng là cả hai đều là những cậu bé một người thì gầy còm hay gắt gỏng còn một người thì to lớn và dữ dội nhưng cả hai đều có trí óc vượt xa người bình thường, cả hai đều là những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thực tế cuộc sống cho tôi thấy rằng trí óc, tính cách, tâm hồn không phải lúc nào cũng đi liền với nhau. Ngay ngày hôm sau chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi sâu vào rừng rậm. Tất cả hành lý mang theo vừa đủ để trong hai chiếc xuồng. Nhóm chúng tôi có mười hai người nên chúng tôi chia ra sáu người ở một xuồng và để tránh sự cãi vã của hai Giáo sư, chúng tôi để mỗi ông ở mỗi xuồng khác nhau. Cá nhân tôi đứng về Giáo sư Challenger – người luôn tỏ ra hài hước trong mọi vấn đề, ông đi đi lại lại như là một người nhập đồng và khuôn mặt luôn ngời một niềm tin vào kết quả cuộc thám hiểm. Trước đây các bạn thấy rằng tôi đã có lần chứng kiến cơn giận dữ của Giáo sư Challenger nên bây giờ tôi không còn ngạc nhiên về cách xử sự của ông mỗi lần ông nổi cơn thịnh nộ. Mất hai ngày chúng tôi mới đi đến một con sông rộng khoảng vài trăm yard. Nước sông màu sẫm nhưng rất trong, chúng tôi có thể nhìn thấy mọi vật dưới đáy sông. Những nhánh sông của dòng sông Amazon mang trong mình hai đặc tính; một giống như dòng sông này: nước trong và sẫm màu còn đặc tính kia đó là màu nước trắng đục. Sự khác nhau này do địa hình dòng nước chảy qua. Màu sẫm là do sự thối rửa của lá cây trong khi màu trắng đục l&agr; sắt đá. Tôi biết điều đó thật đáng sợ bởi vì tính khí dữ dội ấy lại được một thái độ vô cùng điềm tĩnh che khuất. Huân tước nói rất ít về những kỳ tích mà ông đã lập được ở Braxin và Peru, nhưng trong câu chuyện của ông tôi thấy thích thú nhất là đoạn ông kể về cuộc sống của ông tại các bộ tộc ven sông, ở đó người ta đã coi ông là một nhà vô địch và là thần hộ mệnh cho họ. Những chiến công của Thủ Lĩnh Đỏ (biệt hiệu mà các thổ dân đã đặt cho ông) đã trở thành huyền thoại trong lòng những người dân ở đó. Tôi được biết thêm rằng thực sự những việc mà Huân tước đã làm tại khu vực Nam Mỹ này cũng rất đáng khâm phục trong xã hội văn minh mà chúng ta đang sống chứ không riêng trong những bộ tộc rừng sâu này. Một trong những kỳ tích đó là chuyện Huân tước Roxton một lần bị lạc trong một khu vực không có người sinh sống gần biên giới giữa các nước Braxin, Peru và Colombia. Tại nơi này những cánh rừng cao su dại trải ngút mắt. Đối với những người dân Congo thì đó là một tai họa. Cây cao su gây đau khổ cho họ cũng giống như những hầm mỏ khai thác vàng bạc vùng Darien của bọn thực dân Tây Ban Nha đã gây cho đồng bào của họ. Ở đây có hàng tá bọn chủ người lai thống trị vùng đất này, chúng trang bị vũ khí cho một nhóm người da đỏ và dùng họ để đàn áp những người da đỏ khác và biến trở thành những người nô lệ. Chúng thường xuyên khủng bố người da đỏ bằng sự tra tấn dã man nhằm ép thu hoạch nhựa cây cao su để từ đó chúng chuyển về xuôi theo dòng sông Para. Huân tước Roxton – đại diện cho những thổ dân đã bị đối xử dã man đã chỉ trích gay gắt những hành động đó nhưng những gì ông nói hầu như không thu được kết quả gì ngoài những lời đe dọa và xúc phạm. Chính vì thế Huân tước Roxton đã chính thức tuyên chiến với Pedro Lopez – tên đứng đầu trong số những kẻ buôn bán và sử dụng nô lệ. Ông đã tuyển mộ được một số những nô lệ bỏ trốn khỏi tay bọn buôn người, trang bị vũ khí cho họ và tấn công bọn chủ nô. Kết quả là ông đã tự tay hạ thủ được tên Pedro Lopez và phá tan cái tập đoàn tội ác theo sau hắn ta. Không có gì ngạc nhiên khi ta thấy một người đàn ông tóc hoa râm với giọng nói ngọt ngào, phong cách tự tin phóng khoáng đang ngồi mải mê ngắm những dòng sông Nam Mỹ rộng lớn. Tuy nhiên cảm xúc của ông lại đang bởi ông luôn canh cánh một điều rằng tình yêu của mình đối với thổ dân cũng tỷ lệ thuận với sự thù hận bọn chủ nô – những kẻ chỉ muốn thu lợi từ sự khổ cực của nô lệ. Trong thời gian ở đó ông đã thu được một kinh nghiệm hiếm có đó là ông có thể giao tiếp thoải mái với người dân vùng Lingoa Geral – nơi có một phần ba người là người Bồ Đào Nha và số còn lại là người da đỏ. Có lần tôi đã nói với độc giả rằng Huân tước Roxton là một người say mê Nam Mỹ một cách cuồng nhiệt. Ông thường nói về vùng đất này với một niềm đam mê không che dấu và sự say mê của ông còn truyền sang cả tôi. Vốn tự nhận là một người dốt nát nhưng tôi cũng bị những câu chuyện của ông hấp dẫn. Giá như tôi có thể ghi lại được những gì Huân tước đã kể. Sự kết hợp một cách tài tình giữa kiến thức thực tế và óc tưởng tượng phong phú đã làm cho những câu chuyện của ông có một sức hấp dẫn đặc biệt. Thậm chí khi nghe chuyện của ông thì nụ cười khinh mạn và hoài nghi thường thấy trên khuôn mặt của Giáo sư Summerlee cũng biến mất. Huân tước kể về lịch sử của những dòng sông dũng mãnh, nơi xưa kia những người khai phá đất nước Peru đã từng gắn bó trong các chuyến hành trình xuyên lục địa của mình. Những dòng sông mà đến nay vẫn cất giấu những bí mật giữa hai bờ đắp bồi thường niên thay đổi. - Gì thế kia nhỉ? – Huân tước kêu to và chỉ tay về phía bắc – những cánh rừng già chưa có dấu chân người và đầm lầy? Ai có thể biết được ở đó ẩn chứa điều gì? Điều gì ẩn khuất trong những cánh rừng nguyên thủy hoang vu phương Nam kia, nơi chưa một người da trắng nào đặt chân tới. Đối với chúng ta sự bí ẩn của vùng đất này nằm sâu trong từng bờ cây bụi cỏ. Vượt ra ngoài những dòng sông kia là những gì? Ông già Challenger có lý lắm chứ! Đến lúc này thì nụ cười mỉa mai và khinh mạn lại xuất hiện trên gương mặt Giáo sư Summerlee. Ông ngồi trên ghế lắc lắc đầu vẻ coi thường, khuôn mặt ẩn hiện sau làn khói thổi ra từ cái tẩu làm bằng rễ cây thạch nam. Đó là những gì tôi muốn nói với độc giả về hai người bạn đồng hành da trắng của tôi. Và tôi cũng nói thêm rằng chúng tôi đã kịp thuê được mấy người giúp việc – những người đã góp phần không nhỏ cho thành công của chuyến đi. Trước hết là một người da đen to lớn tên là Zambo. Trông anh ta như một chàng Hercules da đen. Anave; do dòng sông chảy qua những vùng có đất sét. Chúng tôi đã hai lần phải vượt thác. Mỗi lần như thế chúng tôi lại phải vác xuồng lên bộ và đi mất khoảng nửa dặm rồi mới xuống sông đi tiếp được. Hai bên bờ sông là những cánh rừng nguyên sinh nhưng chúng còn thưa hơn cả những cánh rừng tái sinh nên việc mang những chiếc xuồng qua những cánh rừng như thế hoàn toàn không gặp trở ngại gì. Làm sao tôi có thể quên được điều huyền ẩn chứa trong những cánh rừng như thế. Chiều cao và độ lớn của cây cối vượt xa trí tưởng tượng của tôi – một kẻ cả đời sống ở thành thị. Những cái cây cao đến nỗi mà chúng tôi ngửa cổ lên mới chỉ thấy ngọn cây mờ mờ. Trên đó chúng vươn ra những cành cây dài tạo thành hình những mái vòm cong kiểu Gothic, và thành một mái che màu xanh khổng lồ trên đầu. Qua cái mái che đó thỉnh thoảng có một vài tia nắng màu vàng chiếu xuyên qua. Chúng tôi cùng im lặng đi qua những thảm lá cây mục dưới chân mà trong lòng cảm thấy như đang bước vào thời kỳ mông muội của loài người. Ngay cả Giáo sư Challenger – người hay nói to cũng phải thì thầm khi có ý nhắc nhở mọi người. Bản thân tôi thì hoàn toàn mù tịt về tên của những loài động thực vật trong khu rừng này nhưng đối với các nhà khoa học trong đoàn thì lại hoàn toàn khác. Họ chỉ cho tôi đâu là cây tuyết tùng, cây bông gòn dại, cây tùng gỗ đỏ… Chính sự dồi dào của hệ thực vật ở đây đã khiến cho châu Mỹ trở thành một nơi cung cấp chủ yếu các vật phẩm cần thiết cho đời sống con người nhưng châu Mỹ lại là nơi thiếu hụt những sản vật từ hệ động vật. Nhiều loài phong lan và địa y sặc sỡ bám đầy trên các thân cây. Trong môi trường thiếu thốn ánh sáng đó muôn loài phải liên tục đấu tranh để chống lại bóng tối và tìm đến ánh sáng. Mọi loài cây từ cổ thụ cho đến dây leo cũng cố mà bò hoặc vươn tới nơi có ánh mặt trời. Các loài cây dây leo ở đây cực kỳ to lớn và rậm rạp. Còn những loài cây chuyên bò dưới đất thì cũng cố tìm đến những vùng có ánh sáng qua tán rừng rậm rạp. Những cây tầm ma và thậm chí cả những cây nhài rừng cũng cố leo lên đến những cành cây cao nhất của cây tuyết tùng to lớn. Trên đường chúng tôi đi không thấy bóng dáng của một loài động vật nào, nhưng trong đầu chúng tôi luôn tưởng tượng và biết chắc chắn rằng trên những cành cây xum xuê kia là rắn rết, khỉ, chim và những con lười đang nhìn xuống chúng tôi như nhìn những sinh linh bé nhỏ uể oải đáng thương đang bước đi dưới những tán rừng. Lúc bình minh và cả những khi hoàng hôn tiếng khỉ gọi đàn và tiếng vẹt đuôi dài cãi vã vang khắp cánh rừng. Những lúc không khí nóng dần lên chỉ có tiếng côn trùng kêu như tiếng sóng vỗ bờ ầm ào khắp nơi. Thỉnh thoảng có một vài con vật chân cong – loài ăn kiến hoặc một loài gấu chậm chạp đi lại dưới những bóng râm của tán cây. Đó là dấu hiệu duy nhất của sự sống mà tôi chứng kiến tại cánh rừng Amazon vĩ đại này. Vẫn chưa thấy một dấu hiệu nào cho thấy sự tồn tại của loài động vật mà Giáo sư Challenger miêu tả trong khu rừng huyền bí này. Ngày thứ ba chúng tôi chợt nghe thấy có tiếng đập trống mạnh trong không trung, tiếng động nhịp nhàng và ấn tượng diễn ra suốt cả buổi sáng. Khi chúng tôi nghe thấy tiếng động đó thì là lúc hai chiếc thuyền mà chúng tôi thuê đang đi cách nhau không xa. Mấy người da đỏ làm công ngồi im như những pho tượng được đúc bằng đồng. Họ chăm chú lắng nghe và tỏ vẻ rất sợ hãi. - Cái gì thế? – Tôi hỏi. - Tiếng trống! – Huân tước Roxton trả lời một cách dè dặt - Tiếng trống trận. Trước đây có lần tôi đã được nghe. - Đúng là tiếng trống trận thưa ngài! – Anh chàng người lai Gomez trả lời – những người da đỏ hoang dã, những kẻ chuyên giết người đang theo sát bước đi của chúng ta và chỉ chờ cơ hội là giết phắt chúng ta ngay lập tức. - Họ theo dõi chúng ta bằng cách nào? – Tôi hỏi và đưa mắt nhìn chăm chăm vào khu rừng tối tăm im lìm. Anh chàng người lai nhún vai. - Những người da đỏ kia biết đấy! Họ có cách riêng của họ. Họ theo dõi chúng ta, họ dùng trống để nói chuyện với nhau. Họ sẽ giết chúng ta khi có thể. Buổi chiều ngày thứ ba, chúng tôi nghe có tiếng của năm bảy cái trống vang khắp mọi nơi. Tiếng trống lúc thúc giục rất rộn rã, lúc chậm rãi, lúc như tiếng hỏi và tiếng trả lời. Chúng tôi để ý thấy có tiếng trống to nhất ở bên phía Đông luôn gõ theo nhịp ngắt kỳ lạ sau đó được nối tiếp bởi một tràng dài tiếng trống vọng đến từ phía Bắc. Có một cái gì đó rất ghê sợ không thể diễn tả nổi – tiếng trống có vẻ như những gì mà anh chàng Gomez vừa nói với chúng tôi, tiếng trống lặp đi lặp lại không ng;ng trai trẻ ạ! Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống này. Chỉ có như thế chúng ta mới thấy đáng sống, khao khát sống. Chúng ta đang có một cuộc sống quá êm ả và tẻ nhạt. Hãy cho tôi những vùng đất rộng lớn chưa có người khai phá, hãy cho tôi những khoảng không gian mênh mông và cho tôi một khẩu súng để tôi có thể lao vào những cuộc viễn du tìm kiếm những điều mới mẻ. Tôi đã tham gia vào những cuộc giao đấu, những cuộc đua ngựa vượt rào, những cuộc thử nghiệm máy bay nhưng phải nói rằng cuộc săn lùng loài ác thú này giống như một giấc mơ, một cảm giác mới lạ chưa từng được biết đến – Huân tước Roxton tỏ ra hân hoan trước viễn cảnh trong đầu. Có lẽ tôi đã tốn hơi nhiều thời gian để nói về ông bạn mới quen này nhưng ông ta sẽ là người bạn đồng hành của tôi một thời gian dài. Ban đầu mới gặp tôi đã nghĩ ông ta thật đáng mến, cách nói chuyện rất thông minh và lối suy nghĩ đầy cá tính và tôi cần phải tiếp cận ông ta để có mối quan hệ tốt về sau. Tôi để mặc ông ấy ngồi đó với viễn cảnh của riêng mình, tay lau dầu chiếc cò súng của khẩu súng trường, mắt bừng lên với ý nghĩ những chuyến du hành phía trước. Tôi nhận ra rằng nếu có một sự nguy hiểm nào đó đáng kể đang đợi chúng tôi trong chuyến thám hiểm sắp tới thì sẽ không có ai trên khắp nước Anh này có cái đầu lạnh lùng và một trái tim dũng cảm hơn người đàn ông này để chia sẻ và chiến đấu. Đêm đó tôi cảm thấy người rất mệt mỏi. Tôi ngồi đối diện với Mc Ardle – biên tập viên tin tức tờ Gazette và giải thích toàn bộ sự việc tại cuộc hội thảo cho ông ta nghe. Ông Mc Ardle cho rằng đây là một thông tin quan trọng cần thông báo sớm cho tổng biên tập George Beaumont. Tôi và ông Mc Ardle cùng thống nhất với nhau sẽ viết một bản báo cáo về toàn bộ cuộc thám hiểm theo kiểu những bức thư liên tục tường trình về chuyến đi và chúng sẽ được biên tập để đăng trên tờ Gazette của tôi hoặc sẽ được giữ lại để đăng sau theo sự đồng ý hay không của giáo sư Challenger bởi vì chúng tôi cũng chưa biết được giáo sư Challenger sẽ đặt ra điều kiện gì để đổi lấy sự chỉ dẫn chi tiết cho cuộc thám hiểm này. Khi chúng tôi gọi điện hỏi về điều này thì ngay lập tức nhận được phản ứng vô cùng giận dữ của ông đối với cánh báo chí và rồi ông cũng nói thêm khi nào chúng tôi mua được thuyền thì ông ta sẽ chỉ dẫn chúng tôi chi tiết và khi đó cuộc thám hiểm của chúng tôi mới có thể bắt đầu được. Lần thứ hai chúng tôi gọi điện đến nhưng không nhận được sự trả lời ngoài tiếng than vãn của bà vợ giáo sư rằng ông ấy đang rất bực và bà mong chúng tôi sẽ không làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Cuối ngày hôm sau khi chúng tôi cố gắng liên lạc với Giáo sư Challenger lần thứ ba thì nghe thấy tiếng loảng xoảng ghê tai rồi nhận được tin báo từ tổng đại rằng chiếc nghe điện thoại nhà Giáo sư Challenger đã bị đập vỡ. Cuối cùng chúng tôi quyết định sẽ không liên lạc với Giáo sư Challenger nữa. Thưa các độc giả kiên nhẫn kính mến của tôi! Từ bây giờ tôi sẽ không thể nói chuyện trực tiếp với các bạn được nữa. Từ giờ trở đi (nếu như có độc giả nào vẫn tiếp tục theo dõi câu chuyện) tất cả sự việc sẽ diễn ra trên những trang giấy mà tôi gửi về cho ông Mc Ardle. Tôi để lại những tài liệu có liên quan đến chuyến đi độc nhất vô nhị này phòng khi nhỡ tôi không quay trở về thì mọi người vẫn có thể biết được những gì xảy ra trong chuyến đi của tôi. Tôi đang viết những dòng này trong khoang của một chiếc tàu thủy chở khách mang tên Francissa, chúng sẽ được gửi trở lại theo người hoa tiêu tới tay của ông Mc Ardle. Tôi vẽ trong cuốn vở một bức tranh, đó là ký ức còn lại của tôi về đất nước, hình ảnh mà tôi sẽ mang theo trong suốt cuộc hành trình. Đó là một buổi sáng cuối xuân sương mù ẩm ướt, làn mưa mỏng bay lất phất. Ba bóng người mặc áo mưa lấp lóa đang đi xuống cầu tàu. Đi trước họ là người phu khuân vác đẩy một chiếc xe chở đầy hòm xiểng và cả những bao đựng súng. Giáo sư Summerlee dáng người cao lớn đang buồn bã lê những bước dài, đầu cúi xuống, trông ông ta có vẻ như đang hối tiếc về quyết định của mình. Huân tước Roxton bước những bước nhanh nhẹn, khuôn mặt tràn đầy nhiệt huyết của ông như bừng sáng lên dưới chiếc mũ kiểu đi săn và trên chiếc khăn quàng cổ. Về phần tôi, tôi rất vui vì đã có một ngày chuẩn bị bận rộn và cũng hơi buồn vì vẫn còn day dứt trong lòng. Đúng lúc chúng tôi bước lên tàu thì đột nhiên có tiếng hét to phía sau lưng. Thì ra đó là Giáo sư Challenger – người trước đó đã hứa tiễn chân chúng tôi. Giáo sư chạy theo chúng tôi, miệng thở phù phù, mặt đỏ bừng vẻ rất tức giận. - Không! Cám ơn! Tôi không muốn lên trên tàu đâu! Tôi chỉ có mấy lời muốn nói với các ông ngay tại đây mà thôi. Tôi tha thiết đề nghị các ông đừng nghĩ rằng tôi đã mắc nợ các ông vì dàn xếp cuộc thám hiểm này. Tôi muốn các ông hiểu rằng đó hoàn toàn chỉ là vấn đề cáu giận nhất thời, tôi phủ nhận ý kiến cho rằng những sự việc trên là do mong muốn cá nhân của tôi. Sự thật là sự thật và không có điều gì mà các ông báo cáo có thể ảnh hưởng đến sự thật mặc dù những điều đó có thể gây nên sự thích thú và tò mò trong số những bọn người tầm thường. Các hướng dẫn cần thiết cho chuyến đi của các ông tôi đã để trong phong bì dán kín này. Các ông sẽ chỉ được mở khi đặt chân đến thị trấn thượng nguồn sông Amazon có tên Manos chứ không phải vào cái ngày được ghi ngoài phong bì đâu nhé. Các ông có nghe rõ không? Tôi trông cậy hoàn toàn vào danh dự của các ông khi thực hiện những điều kiện của tôi. Cậu Malone! Tôi hoàn toàn không hạn chế thư từ của cậu gửi về tòa soạn bởi vì sự chuyển tải những thông tin phản ánh sự thật là mục đích chính của cậu trong chuyến đi lần này. Nhưng tôi yêu cầu cậu không được nêu tên cụ thể những địa danh đó và tòa soạn của cậu cũng không được đăng tải những gì cậu gửi, trước khi cậu quay trở về. Tạm biệt nhé! Cậu đã làm được một điều gì đó khiến tôi đỡ “ghê tởm” cái nghề của cậu đấy, cái nghề mà tôi chắc rằng cậu cũng chẳng thích thú gì. Tạm biệt nhé Huân tước Roxton. Theo tôi biết thì đối với ngài khoa học giống như một cuốn sách mà các trang giấy đã được dán kín nhưng tôi tin chắc rằng ngài sẽ rất hào hứng với những chuyến đi săn thú vị đang ở phía trước. Không nghi ngờ gì nữa rằng ngài sẽ có cơ hội để kể chi tiết là làm thế nào ngài bắn hạ cái con thú lưỡng hình đó trong tạp chí Field. Tạm biệt nhé Giáo sư Summerlee. Nếu ngài vẫn còn có khả năng tự trau dồi kiến thức cho bản thân – điều mà nói thành thực là tôi cũng chẳng mấy tin tưởng lắm, thì chắc rằng khi trở về Luân Đôn, ngài sẽ trở thành một người thông minh hơn. Nói rồi Giáo sư Challenger quay gót và chỉ một phút sau tôi chỉ nhìn thấy cái bóng lùn lùn của ông mờ dần trong màn mưa. Thế là giờ đây chúng tôi đang đi xuyên qua eo biển Manche. Có tiếng chuông reo báo hiệu đã hết giờ viết thư, đến giờ tạm biệt người hoa tiêu. Từ giờ trở đi chúng tôi đã bắt đầu cuộc thám hiểm có một không hai của mình. Cầu Chúa cho chúng tôi trở về an toàn.