oại súng trái khế H+h này có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, màu xanh biếc của nòng thép tương phản một cách khả ái với màu nâu của cán gỗ. Hình thù nó tròn trịa, thường làm liên tưởng đến bộ phận tròn trịa của cô gái nhỏ nhắn mà nẩy nở. Tuy nhiên, Văn Bình không có thời giờ mơ mộng vẩn vơ vì Agong đã bóp cò, bắn nát cái ly khum được dùng rót sâm banh đặt trên bàn, sát hông chàng. Đứng cách 4 mét, bắn vỡ ly thủy tinh chưa phải là thần xạ, nhưng ít ra hắn cũng đã chứng tỏ không bết bát. Agong quay khẩu súng một vòng rồi tiếp: - Tôi biết anh có tài đoạt súng trong vòng 3 thước, về võ nghệ, anh cũng ăn đứt thiên hạ. Bởi vậy, tôi đã thận trọng tối đa, anh nên hợp tác với tôi thì hơn. Trong trường hợp anh thiếu thành thật, bắt buộc tôi phải xử sự như đối với ly sâm banh. - Anh muốn gì? - Bản họa đồ. - Theo thỏa thuận của Trung Ương C.I.A., anh phải chịu mệng lệnh của tôi. - Anh Văn Bình ơi, tôi có cảm tưởng là anh giả vờ ngây ngô... Giả sự tôi còn trung thành với C.I.A., tôi đã không uy hiếp anh bằng súng, và sẵn sàng giết anh để đạt mục đích. - Vậy anh là nhân viên của Lim Koon? - Hắn là một trong những kẻ bị tôi liệt vào sổ đen. - Nhân viên của Hsiang? - Hừ... hừ... nếu là nhân viên của Hsiang tôi chẳng cần đòi anh nộp bản họa đồ. Nói thật với anh, tôi chẳng là nhân viên của ai. Tôi chỉ phụng sự cho tôi. Có tiền mua tiên cũng được, tôi đang thèm tiền, cả chục triệu đô la Mỹ, đâu phải ít. Số lương tháng của C.I.A. chỉ đủ cho tôi mua rượu và trả tiền tích kê hộp đêm một buổi. Một tháng gồm 30 ngày, còn 29 ngày, 29 đêm.... Tôi không thể trung thành với họ được mãi. Lim Koon cũng vậy, anh đừng tưởng hắn tuyệt đối trung thành với chính phủ. Đây là cuộc chạy đua, cua rơ nào phóng nhanh là chiếm giải. Anh hãy đưa họa đồ đảo Hồng cho tôi. Tôi sẽ chia phần cho anh, chia phần sòng phẳng. - Từ khi đến đây, lần thứ ba tôi bị dí súng đòi nộp bản đồ đảo Hồng, và ai cũng hứa trả tiền hậu hĩ. Riêng Lim Koon hứa những 2 triệu. Nếu có họa đồ trong mình, tôi đã bán cho Lim Koon... - Tôi sẵn sàng trả giá cao hơn. Bao nhiêu? - 4 triệu mỹ kim. - Anh làm như tôi in được bạc Mỹ không bằng. Nhưng thôi, 4 triệu cũng được. Đâu, tờ giấy Cheng đưa cho anh đâu? - Thú thật với anh, nó không có ở đây. - Yêu cầu anh lộn ngược túi áo, túi quần và trao cái portefeuille (bót phơi). - Xin lãnh tôn ý? Nhưng trước anh, Lim Koon cũng đã lục túi và xét bót phơi. - Phải cho tôi biết nơi giấu họa đồ. Bằng không tôi sẽ giết anh. - Anh có băm nhỏ tôi ra, quẳng xuống biển cho cá ăn cũng vô ích. Tôi đã đốt cháy thành than, như tôi đã nói hồi nãy. Phiền anh chờ một lát, tôi xin vẽ lại... - Hừ... anh là thằng ngu... anh đã đốt cháy luôn một gia tài kếch xù. Họa đồ ấy chỉ có giá trị nếu được giữ nguyên vẹn. Những nét vẽ bên trong khung đỏ mới đáng kể. - Vì bên trong khung đỏ là đảo Hồng? - Không phải đảo Hồng. Mà là nơi cất thùng thép Disa trên đảo Hồng. Đảo Hồng tọa lạc ngoài khơi, đối diện đảo Changpi ở phía Đông Tân Gia Ba. Chỉ có hai người khám phá ra hang đá ngầm dưới biển, nơi cất giấu thùng thép. Hai người này là Hsiang và Cheng. Những chi tiết ly kỳ này không được phúc trình đầy đủ với tình báo Trung Hoa quốc gia và tình báo Mỹ. Tôi xin giải thích đầu đuôi cho anh nghe. Fat-yew cùng vợ và hai nhân viên MI-6 đáp tàu Li-wo tản cư khỏi Tân Gia Ba, với nhiều thùng thép gắn nắp kín mít, nhưng đó chỉ là những thùng thép được hóa chất vô thưởng vô phạt. Những thùng thép thật sự đựng chất độc Disa có tác dụng tàn sát hàng triệu nhân mạng được di chuyển từ trước đến giẫy hang ngầm dưới biển đúc bê tông tại đảo Hồng... sở dĩ Fat-yew làm vậy vì nhiều lý do. Lý do chính thức là Fat-yew sợ chất độc Disa rơi vào tay Nhật khi ấy đã có mặt trên đảo Tân Gia Ba và hầu như kiểm soát ngoài khơi. Nhưng còn lý do khác, lý do thầm kín.... Đó là vợ Fat-yew. Hẳn anh đã biết Fat-yew hơn vợ nhiều tuổi. Nàng có nhan sắc tuyệt vời. Nhan sắc siêu phàm này đi đôi với tài ba xuất chúng. Nàng là y sĩ giải phẩu nổi danh, nàng còn là điêu khắc gia nổi tiếng, bộ tranh Tàu "bát cảnh tiêu tương" gồm 8 tấm lớn nàng có thể khắc trạm trên ngà trên diện tích nhỏ bằng nửa đồng xu. Fat vẽ bản đồ Tân Gia Ba nhưng cái khung đỏ nói là đảo Hồng hoàn toàn do vợ hắn vẽ. Nàng dùng bút lông nhỏ xíu như sợi tóc dúng vào mực hóa học để vẻ, muốn đọc phải hơ giấy trên ngọn đèn nóng... - Anh chưa cắt nghĩa lý do thầm kín.... - À, đó là lý do quan trọng nhất. Theo chỗ tôi biết, nhà đương cuộc MI-6 hồi ấy yêu cầu Fat chở thùng thép Disa trên tàu Li-wo để nộp tại Sumatra, tại đó có phi cơ chở vợ chồng Fat-yew lẫn thùng thép Disa đến Tích Lan trên đường đi Anh Cát Lợi. Và Fat đã tuân lệnh MI-6 nếu vợ hắn không can thiệp. Vợ hắn đã thuyết phục hắn giấu các thùng thép để sau này Hồng bang xử dụng. - Hồng bang? - Phải, vì thế, nơi cất giấu thùng thép Disa được đặt tên là đảo Hồng. Anh từng hoạt động nhiều năm ở Á Châu tất phải biết Hồng bang, hoặc Thanh Hồng bang. Vợ Fat-yew là yếu nhân của Hồng bang, chi nhánh Phúc Kiến. Hoa kiều ở Tân Gia Ba gồm 2 sắc dân, một phần từ Lưỡng Quảng, phần khác từ Phúc Kiến tới. Hồng bang từ Phúc Kiến tới được coi là hùng hậu hơn. Vợ Fat được bang viên trên đảo kính nể vì tài ba cũng có, vì chức chưởng trong bang cũng có, song phần nào cũng vì nàng có liên hệ máu mủ với lãnh tụ Hồng bang, Hồng Tú Toàn, người sáng lập nước Thái Bình Thiên Quốc bên Tàu và trong vòng 15 năm đã phá hủy 16 tỉnh, hơn 600 thị trấn, làm hạng chục triệu người chết. (1) Vợ Fat ở trong nhóm Hồng bang chống lại Mao Trạch Đông và ủng hộ Tưởng Giới Thạch. Vợ Fat tiên liệu sau ngày đại chiến chấm dứt. Nhật bại trận, các thùng thép Disa có thể được xử dụng làm khí giới tuyệt đối để thống nhất nước Tàu dưới sự điều khiển của phe Quốc Dân Đảng, đồng thời kiếm thêm tài trợ ngoại quốc để kiến thiết Hoa lục. Nhưng, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nàng đã chết chìm với chồng trên tàu Li-wo... Trong nhiều năm liền, các cơ quan tình báọ Tây phương và Đài Loan chỉ biết mang máng là một bang viên như vợ Fat-yew thoát chết trong vụ đắm tàu. Tên hắn là... - Hsiang-pen Lih. - Vâng, Hsiang-pen Lih. Điều làm tôi ngạc nhiên là cho đến tay tôi vẫn chưa khám phá được Hsiang là ai, đàn ông hay đàn bà, chỉ biết Hsiang quen Cheng. Và trong khi gặp Hsiang, Cheng đã tìm cách đoạt đựợc bản họa đồ đảo Hồng... Thật đáng tiếc... nếu anh hỏi ý kiến tôi trong điện thoại thì đâu đến nỗi. Giờ đây tôi có mắt cũng như mù. Anh thử nhớ lại xem... tại sao Cheng lại trao họa đồ cho anh? Trước khi tắt hơi, con người thường buột miệng những lời chân thật, tôi hy vọng là hắn cảm thấy sắp chết đã cố tình dặn dò... Agong nhìn vội sang bên trái. Cách cửa ăn thông ra sau vẫn đóng chặt. Trên mặt hắn phảng phất vẽ bối rối. Chàng hỏi hắn: - Trong nhà có người? Agong đáp: - Không. Tôi đến đây một mình. Tuy nhiên tôi vừa nghe tiếng động. Chắc tôi nghe lầm. Cheng Ho trối với anh những gì? - Cheng nhắc đến tên một người đàn bà. Mặt hắn hết sức đau khổ, nước mắt trào ra như suối, miệng lắp bắp những tiếng rời rạc "giúp nàng... Lam... Lam..." Agong bàng hoàng, suýt đánh rớt khẩu súng: - Hắn nhắc đến chữ Lam? Văn Bình chưa kịp phản ứng thì một tiếng "bụp" quen thuộc từ sau lưng chàng nổ ròn. Do phản ứng tự nhiên sau nhiều năm hành động nghề nghiệp, chàng phóng nhoài xuống đất và lăn tròn vào chân tường. Tiếng "bụp" thứ hai nỗi lên. Đó là tiếng súng gắn ống hãm thanh. Chắc viên đạn thứ nhất đã được giành trọn cho Agong... Và Agong đã lãnh vào cuống họng. Hung thủ giành viên thứ hai cho chàng. Nếu không phi thân nhanh như điện xẹt, chàng khó tránh khỏi trọng thương. Khi ngã nhào chàng liếc ra cửa, nơi phát ra tiếng súng. Cáhh cửa dẫn ra phía sau được đóng chặt trước đó một phút đã mở hé. Thì ra Agong linh tính đúng. Hắn nghe tiếng động khả nghi nên thất sắc. Như trong cơn mơ, cánh cửa kiên cố được đóng lại. Agong dộng đầu vào chân bàn. Cái bàn gỗ nặng nề gẫy đỗ lỏng chỏng, cái dĩa gạt tàn thuốc lá bằng pha lê đồ sộ rớt xuống nền gạch hoa bị vỡ làm nhiều mãnh vụn bắn tóe khắp phòng. Agong không kêu được tiếng nào. Văn Bình cũng không có thời giờ xem xét vết thương trên cổ hắn, chàng phải cấp thời chặn đường tháo lui của hung thủ. Chàng bèn co chân đá cánh cửa. Rắc... Rắc... thớ gỗ bị bứt rời, ổ khóa bật tung, tuy nhiên cánh cửa chỉ mở hé rồi khựng lại. Đây là loại cửa được gắn sợi xích an toàn, thôngóc nàng thả dài óng ánh và mềm mại, chứng tỏ nàng là con nhà quý phái. Lá ngọc cành vàng mà mặc đồ đấm bóp hở hang trong phòng khách sạn với đàn ông, đó là mâu thuẫn thứ nhất. Thứ hai là mâu thuẫn giữa thân thể nàng và ngực nàng. Nàng gầy đét như con cá mắm, vâng, phải dùng tiếng "con cá mắm" mới đúng, gầy đến nỗi cánh tay trần giơ ra khẳng khiu chỉ gồm khúc xương bọc da chứ không có lớp thịt nào hết. Ấy thế bộ ngực của nàng lại căng cứng và đồ sộ ngoài sức tưởng tượng. Chàng đo bằng mắt được hơn 100 xăng ti mét. Lệ thường, vòng ngực trên một thước khó thể tìm thấy nơi phụ nữ Á đông, trừ phi ở các bà, các cô béo ụt ịt, nếu là thân hình bồ liễu thì phải bơm độn bằng chất si li côn. Nhưng nhỡn tuyến từng trải của Văn Bình khó thể lầm lẫn: ngực nàng là của thật đàng hoàng. Cô gái có bộ ngực núi lửa vắt mùng rồi ra hiệu cho Văn Bình nằm xuống. Nàng đấm bóp thành thạo, chứng tỏ nàng đã học môn tẩm quất, bàn tay nóng hồi của nàng lướt đến đâu da thịt chàng hết nhức mỏi đến đấy. Trong khi nàng đấm bóp, chàng được tự do rửa mắt vì áo bờ lu được khoét quá rộng, dường như lối áo chàng này được sáng chế để câu khách đàn ông nên thỉnh thoảng nàng lại giả vờ cúi thấp, miệng cười khúc khích. Mồ hôi của chàng vã ra như tắm, nàng dùng khăn lau khô cho chàng, cách lau của nàng cũng rất tài tình, chàng có cảm giác như vừa được chà sát bằng nước thơm. Cuộc tẩm quất được kéo dài chừng 5 phút. Gã Tàu đứng bên, ngó nhìn chăm chú, như thể hắn sợ nàng đấm bóp sai phương pháp. Xong xuôi hắn mới hỏi: - Ông hết mệt chưa? Chàng gật đầu. Không những hết mệt, chàng còn khỏe dội như được chích thuốc bổ thượng thặng. Chàng đã quen nhiều thợ đấm bóp hữu danh và riêng chàng cũng am tường nghệ thuật đấm bóp, tuy nhiên, chàng nhận thấy cô gái này có một đặc tài không ai bì kịp. Gã Tàu mập ú há miệng rộng hoét: - Ông là quý khách nên em nó mới tẩm quất 5 phút. Các vị khác, em nó chỉ dành 2 phút là nhiều nhất. Giá tiền lại đắt hơn nữa. 15 đô la một phút. Còn ông, em nó chỉ dám xin một đô tượng trưng mà thôi. Văn Bình hỏi: - Đây là đâu? Gã Tàu đáp: - Thưa, đây là tiệm tẩm quất đặc biệt gần bến tàu. Em nó có bàn tay khác thường, ai bị bong gân, trật khớp, gẫy xương hoặc mang bệnh nội thương không muốn mổ, em nó chỉ xoa bóp một vài phút là bình phục. - Ai mang tôi đến đây? - Ông không nên hỏi thì tiện hơn. Tôi chỉ có bồn phận săn sóc ông, sau khi ông tỉnh dậy cho người tẩm quất, rồi chở về khách sạn. - Bây giờ mấy giờ? - 9 giờ sáng. - Nghĩa là tôi thiếp đi 7, 8 tiếng đồng hồ. - Tôi không được rõ. - Cô gái làm nghề tẩm quất này là... gì đối với ông? - Tôi là chủ tiệm. Nó là con nuôi. - Ông cho phép nàng ngồi chơi với tôi một lát nhé? - Xin ông tự nhiên. Tôi được lệnh làm ông vừa ý. Cô gái xòe ngửa bàn tay trắng nõn, Văn Bình đặt lên trên tờ giấy một trăm. Một trăm Mã kim tương đương 30 đô la Mỹ, đó là số tiền khá xộp, cho dẫu cô gái là kỳ quan nghệ thuật đấm bóp. Người Tàu ít khi "chê" tiền. Làm chủ tiệm tẩm quất, một hình thức mua bán xác thịt sang trọng và khoa học, càng ít "chê" tiền hơn nữa. Song cô gái đã rụt tay, và gã Tàu béo có cái tên hiền lành là bác Hai vội giẫy nẩy: - Ấy, đâu được thưa ông. Chỉ xin ông một đồng. Văn Bình đáp: - Còn thừa 99 đồng, thưởng cho cô em. - Chúng tôi không dám. Lẽ ra, nếu không kiêng cữ, tôi đã dặn em nó không được lấy tiền. Chẳng giấu gì ông, nghề đấm bóp này là do cha truyền con nối, tôi là người Phước Kiến, huyện Đan Ninh, huyện lừng danh đất Tàu về bí quyết đấm bóp, giòng họ tôi từ mười mấy đời đều giỏi môn này, và chúng tôi theo phong tục thờ thần tài, dầu làm cho vợ con cha mẹ anh em trong gia đình chứ chưa nói đến bà con, bè bạn nữa cũng thu tiền tượng trưng, tôi xin ông một mã kim là vậy. Yêu cầu ông cất tờ bạc trăm vào túi, kẻo thần tài Đan Ninh nổi giận... Văn Bình lục hết túi áo, túi quần không tìm thấy tờ bạc nhỏ nào. Chàng tần ngần thì cô gái nói: - Ông đưa bạc em rồi. Cô gái mở ngăn kéo, rút ra xấp giấy bạc cuộn tròn, kiên nhẫn đếm đủ tiền nhỏ cho Văn Bình. Gã chủ Tàu cầm tờ bạc một đồng, khom lưng chào rồi nói: - Mời ông dùng bữa sáng trước khi xuống xe. Văn Bình khoác tay: - Cám ơn, tôi không đói. Thật ra chàng đói meo. Đói đến nỗi bao tử của chàng co rúm. Song bộ ngực lớn hơn một mét tây của cô gái tẩm quất đã làm chàng no ứ. Gã Tàu béo mở cửa đi ra, chàng kéo đại cô gái xuống giường như nàng đã xô chàng một cách dịu dàng mà quyết liệt: - Ông đừng làm thế. Chàng mơn man làn da láng bóng của nàng: - Bác Hai đã cho phép. - Cho phép em trò chuyện, chứ không cho phép ông ôm em hôn. - Chắc tôi xấu trai và hôi rình như nước ống cống. - Ông nói mát mẻ và hờn dỗi làm gì tội nghiệp, ông là người đàn ông khôi ngô nhất em được gặp, nghề này khiến em trở thành lạnh lùng như tảng đá, bạn bè đã gỏi em là tử thạch, nghĩa là đá chết. Nếu em không bị ràng buộc em đã mời ông đến nhà riêng. Nhưng vì... lệnh trên, em không dám. Cô gái lấm lét nhìn gã Tàu béo đi khuất ngoài hành lang. Tiếng giầy của hắn nện ình ình xuống sàn. Văn Bình biết cô gái có cảm tình với chàng. Yếu điểm cố hữu của đàn bà là khỉ mềm lòng thì mềm lòng kinh khủng, những bí mật quan trọng nhất cũng coi như pha. Nàng còn rụt rè vì sợ gã Tàu béo. Chàng bèn ghé sát tai nàng: - Bác Hai đã ra đến cầu thang, không nghe được tiếng cô đâu. Ai ra lệnh cho cô? Cô gái đáp thật nhỉ, như thì thào: - Hồng cô nương. Văn Bình hỏi lại: - Nhưng Hồng cô nương là ai? Chàng thấy mặt nàng tái mét. Nàng sợ đến nỗi bàn tay nàng run bắn. Nàng ngó quanh quất một lần nữa, và sau khi biết chắc là trong phòng chỉ có hai người, nàng và người đàn ông khôi ngô, khả ái, nàng mới giơ hai tay lên ngang mắt, các ngón trải rộng ra, thoạt đầu nàng quặp ngón cái, sau đó nàng mở ngón cái và quặp 9 ngón còn lại. Cử chỉ của nàng làm chàng kinh ngạc. Đoán được phản ứng này, nàng nói ngay: - Nhất cửu. Chàng đặt tay lên vai nàng: - Nhất cửu là 1 và 9, song nó là cái gì mới được chứ? Cô gái há miệng toan giải thích thì bên ngoài tiếng nói oang oang của "Bác Hai" vọng vào: - Nhanh lên, mày làm gì mà lâu thế? Cô gái đứng hẳn người. Mệnh lệnh của gã Tàu béo như thùng nước đá lạnh đánh thức nàng ra khỏi cơn mê. Nàng không dám nói thêm lời nào, nàng cũng không dám nhìn chàng nữa. Nàng lầm lũi cúi đầu, thoát vội ra bên ngoài. Thang gác bằng gỗ tưởng như sụp gẫy dưới sức nặng của gã Tàu béo. Tuy vậy khi Văn Bình đặt chân, nó chỉ tiếp tục rung rinh chứ không sụp gẫy. Nhà lầu 2 tầng mà cầu thang bằng gỗ kể ra kiến trúc của người Tàu cũng... liều hết chỗ nói. Bên dưới là tiệm thuốc bắc mùi thuốc tẩm rượu nướng than thơm ngạt mũi. Mấy người đàn ông bụng phệ ngồi trò chuyện bi bô, không quan tâm đến sự hiện diện của Văn Bình. Chàng cũng không buồn chào họ. Chàng đã học quen sự phớt tỉnh của người Tàu. Văn Bình trèo lên xe, một chiếc díp lùn loại minimoke đậu xéo trên vĩa hè lồi lõm. Gã Tàu xoa hai tay vào nhau, bộ điệu xum xoe: - Xin chào ông. Tài xế xả thắng tay, chiếc díp lùn tịt và mảnh mai tụt xuống đường. Tuy trời nắng to, xe cộ và người rất thưa thớt. Tài xế cũng là người Tàu, căn cứ vào lối phục sức. Văn Bình gạ chuyện, hắn gật đầu như chầy máy, song miệng vẫn câm như hến.Chàng hỏi: - Tại sao anh không chịu nói gì cả? Hắn giảm tốc độ cho tiếng máy nhẹ bớt rồi ú ớ một dây dài. Khi ấy chàng mới biết hắn câm, chàng thở dài ngồi yên trên ghế, xe hơi đậu trước khách sạn Liên Lục Địa chàng lầm lì thót xuống. Cũng may "bác Hai" đã lo liệu tươm tất, bộ com lê nhàu nát và bẩn thỉu của chàng đã được cởi bỏ trong lúc chàng ngủ, đem tẩy hấp thơm tho và ủi phẳng nên chàng có thể điềm nhiên bước qua mặt nhân viên lữ quán. Chàng vừa chỉ cái chìa khoá treo tòng teng trên táp lô, ra lệnh cho nhân viên tiếp tân lấy trao cho chàng thì một giọng nói trong trẻo cất lên sau lưng: - Thưa ông, có thư. Hừ... chàng mới đến Tân Gia Ba, ai biết chàng thuê phòng ở đây mà gửi thư. Bức thư thơm lựng, chàng đoán ngay là của đàn bà. Chàm người ăn mê man như uống rượu mạnh, rồi đòi hỏi ái tình một cách tham lam, vũ bão bền bỉ chưa từng thấy. Văn Bình lan man nghĩ đến công việc để khỏi bị mùi gà nướng ám ảnh. Nhưng hết mùi gà nướng, chàng lại ngửi thấy mùi gà chiên, và nhất là gà luộc. Chàng có cảm tưởng là trong không khí chỉ có mùi gà thơm ngon duy nhất. Đó không phải là ảo giác. Vì mùi gà béo ngậy thường là mùi cố hữu của các thị trấn có nhiều người Tàu. Tân Gia Ba là thành phố có tỉ lệ Hoa kiều đông đảo nhất, va là nơi có món gà nướng thơm ngon nhất. Nước miếng kéo ồng ộc lên miệng Văn Bình, úi chao... Chàng đã lê vẹt gót giầy khắp Viễn Đông mà chưa thấy nơi nào bán cơm gà ngon bằng Tân Gia Ba, đây là cơm gà Hải Nam, cơm hấp nóng hồi, rời từng hột, mềm nhuyễn như xôi, phụ lực với gà hấp vừa chín tới, thịt nó hồng hồng và nước trong gồm đủ vị cay chua ngọt bất hủ. Tiệm Swee Kee ở đường Trung Lộ (3) là thiên đường của gà Hải Nam, không chuyến nào ghé đảo mà Văn Bình không đến đó. Dĩ nhiên chàng hạ cố đến Swee Kee là để thưởng thức món cơm gà. Nhưng cũng vì ở gần tiệm cơm gà thần tiên này còn có một nữ lưu tuyệt sắc gần xa liên hệ đến... gà. Đúng ra nàng có liên hệ đến những món hàng đắt tiền bằng da con đại bản (4) chàng thường mua tại đường Sì Tam Phớt. Lần ấy, cũng như mọi lần khác, chàng mua một bót phơi và thắt lưng da cá sấu rồi tản bộ đến đường Trung lộ nhậu Mai Quế Lộ với cơm gà trước khi ra trường bay. Đường Trung lộ ở sau tiệm bán đồ da cá sấu 5 con đường, nhưng cũng không xa bao nhiêu, Văn Bình không thích đi xe cốt cho bao tử được nhẹ nhõm thêm, để cặp mắt đa tình của chàng có điều kiện ngắm những đôi chân và bờ mông tròn rắn ẩn hiện sau làn áo Tàu sườn sám may chật. Khi đến gần tiệm cơm gà, chàng phải dừng bước vì thấy sau tủ gương một cửa hàng nhỏ xíu bầy bán những cái ví thật đẹp. Và cũng là bót phơi bằng da đại bản thuộc. Da đại bản cái không đẹp bằng da đại bản đực, có nhiều mắt, lại bóng và mềm. Chỉ riêng những cái ví da đặc biệt này đủ níu chân Văn Bình, huống hồ trong cửa hàng nhỏ xíu kia có thêm một cô bán hàng khoe tấm thân nhỏ xíu... Nàng không còn trẻ nữa, song Văn Bình biết chắc nàng còn sống cảnh chăn đơn gối chiếc. Con gái đẹp trên ba mươi thường thuộc hai thành phần: hoặc mang bệnh lãnh cảm, hoặc đa tình kinh khủng nhưng chưa gặp tri âm. Như thường lệ, Văn Bình giả vờ mặc cả, kỳ kèo bớt một thêm hai để được nán lại thật lâu trong quầy hàng chật chội với cô gái Tàu. Mùi cơm gà bay thoảng vàọ mũi chàng. Chàng lân la trò chuyện với nàng, và nhờ chàng nói tiếng Quảng Đông trơn tru như người Tàu chính cống, chàng lại có nhiều duyên dáng trên vẻ mặt khôi ngô nên nữ lưu đã tiết lộ nàng là con gái, nàng lại cầm tinh con gà... Văn Bình vốn có cảm tình đặc biệt (pha lẫn kính nể) đối với phụ nữ tuồi Tý, tuồi Thân và tuồi Dậu, nghĩa là cầm tinh con chuột, con khỉ và con gà. Chuột cái, khỉ cái thường được liệt vào đẳng cấp đa tình nhất trong giống vật, loài người chỉ đến phân nửa, hoặc nhiều lắm hai phần ba cuộc đời, là hết xí quách, đàn bà lại hết xí quách sớm hơn đàn ông, trong khi ấy nữ chuột và nữ khỉ lại dồi dào sức khỏe mọi mặt đến khi thở hơi cuối cùng... Bởi vậy phụ nữ cầm tinh con chuột và con khỉ luôn luôn giữ vai vế đàn chị trong phòng the. (5) Văn Bình có biệt nhỡn nhiều hơn với phụ nữ tuổi Dậu, vì so sánh với chuột và khỉ thì các bà gà mái chứa đựng sinh lực vô cùng phong phú. Sự thật đã được chứng minh hùng hồn: gà mái già khọm khẹm vẫn tiếp tục đẻ trứng đều đều, và khả năng bền bỉ của gà mái già thường đánh bại không còn manh giáp những ông gà trống vô địch. Cô gái Tàu ở gần tiệm cơm gà trên đường Trung lộ có cái tên rất... gà mái là Dậu nương. Nàng bán những bót phơi bằng da cá sấu đực cho Văn Bình với giá rẻ mạt. Rẻ chưa bằng nửa tiền ở tiệm khác. Nàng bỏ vào hộp cạt tông, gói giấy hoa và buộc ngay ngắn xong xuôi mà chàng còn tần ngần chưa dám trả tiền. Sợ Dậu nương tính lầm, chàng nhắc lại, song nàng đã cười ròn tan, hàm răng trắng ngà lấp lánh dưới đèn ống: - Thưa ông, em không tính lầm đâu, ông đừng ngại, em đã nhường lại cho ông dưới giá vốn để lấy hên. Chàng hỏi Dậu nương, giọng hơi bối rối: - Tại sao bán lỗ lại hên, hả cô? Dậu nương tiếp tục cười quyến rũ: - Hôm nay là ngày kỵ tuồi Dậu, theo phong tục em phải bán rẻ mới tốt. Ông là khách mở hàng đầu tiên em phải bán dưới giá vốn để được nhiều hên. - Hên nghĩa là cô sẽ phát tài? - Phát tài, phát lộc chỉ là cần đối với người có vợ, có chồng, ông đã biết em còn kén chọn. Em không đến nỗi xấu xí, gìa đình thuộc hạng bát ăn bát để, em học khá, em quá ba mươi vẫn chưa chồng là vì... em sợ... - Cô sợ đàn ông? - Vâng, em sợ đàn ông kém tế nhị, kém lịch thiệp. Người Pháp có chữ ga lăng. Chữ này đúng với tâm trạng đàn b0 con gái băn khoăn ngày nay. Em sinh trưởng trong một dòng họ chuyên nghề lột da đại bản, đem thuộc rồi cắt chế thành đồ gia dụng nên khá nhiều mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan của con gái trong gia đình em là sợ không kiếm được tấm chồng. Biết Văn Bình tỏ vẻ kinh ngạc vì lần thứ nhất trong đời giang hồ, nếm cơm cũng như nếm tình khập nơi trên trái đất chàng mới được nghe nói đến đức tính ga lăng của các chàng cá sấu. Chàng hỏi gặng nàng cá sấu đực ga lăng như thế nào thì nàng đỏ mặt không nói và quay ra chỗ khác. Một người khách mua hàng đã xuất hiện đúng lúc để cứu nàng khỏi cơn bối rối ngượng ngập, Văn Bình đành cầm gói đồ cáo từ. Hôm ấy chàng ăn cơm gà ở tiệm Swee Kee không biết ngon. Rồi chàng lỡ máy bay. Hôm sau chàng vẫn lỡ máy bay. Chàng quên phức lệnh triệu hồi của ông Hoàng, Ở liền tu tì một tuần lễ trên đảo để khám phá kỳ được bí mật về tài nịnh đầm của cá sấu đực. Không ai đủ thẩm quyền giúp chàng vén màn bí mật bằng Dậu nương nên Văn Bình đã tìm trăm phương ngàn kế bắt bồ với nàng và chàng đã thành công. Trong những phút đầu gối tay ấp say sưa, Dậu nương thỏ thẻ cắt nghĩa và khi ấy chàng mới bổ ngửa. Té ra cá sấu đực ga lăng như vậy mà chàng không biết. Có thể nói cá sấu đực ga lăng hơn hết trong loài vật, và còn ga lăng hơn cả đàn ông trong thế kỷ 20 nữa. Điều làm đàn bà chán ghét ở đàn ông là sau mỗi lần yêu đương đàn ông thường quay mặt vào tường ngủ ngay và ngáy vang như sấm, bỏ mặc giai nhân đang lâng lâng trong giấc mộng dài. Cá sấu đực khác hẳn, trước khi làm tình, chàng âu yếm đỡ nàng nằm ngay ngắn, và sau phút truy hoan chàng không tàn nhẫn chuồn đi, hoặc mắt lim dim, cúi đầu xuống ca bài tẩu mã như các chú ngựa. Chàng cá sấu không quên ở lại bên người yêu, nhẹ nhàng dìu nàng cá sấu ngồi dậy, vuốt ve nàng một lát rồi chia tay. (6) Đại bản đực ga lăng nên từ ngày xửa ngày xưa, khi làn gió văn minh chưa thổi đến các hòn đảo ở vùng biển Thái Bình Dương, một số phụ nữ ăn lông ở lỗ đã biết cắt da nó, phơi khô, đeo luôn ở bên mình để lấy hên về tình ái. Tập quán thú vị này còn sót lại trên vài vùng bờ biển Nam dương và tiêm nhiễm vào nếp sống của cô gái bán đồ gia dụng bằng da cá sấu trên đường Trung lộ... Văn Bình mê mải với những kỷ niệm nóng bỏng ngày xưa nên tắc xi đến đường Sì Mít trong khu Hoa kiều chàng mới sực nhớ công việc. Sì-mít... lại Sì-mít... Sì-mít là bí danh của mọi ông tổng giám đốc C.I.A., chàng cố quên mà thực tế vẫn bắt nhớ. Chàng hấp tấp xuống xe, lắc đầu lia lịa trước đám hành khất dai như đỉa đói. Chàng không phải là kẻ keo kiệt (vả lại, đâu phải là tiền của chàng mà vấn đề bủn xỉn được đặt ra), chàng không dám bố thí cho ăn mày vì một lẽ giản dị. Chàng không có tiền lẻ. Bố thí bằng bạc lớn thì khác nào vỗ ngực khoe chàng là Văn Bình z.28... Đám hành khất ngoan cố đến nỗi chàng phải hất ngã cả chùm họ mới chịu buông tha. Chàng bước nhanh như chạy đua, quẹo gấp vào hẻm. Đúng theo lời Cheng Ho, chàng quẹo thêm hai lần trước khi nhìn thấy một ngôi nhà xây gạch, lợp tôn kẽm ọp ẹp án ngữ đầu ngõ cụt. Căn nhà được ngăn đôi, một bên là tiệm tạp hóa, bán đủ thứ thượng vàng hạ cám, từ áo thun lá, giấy bút, mì miến đến những bao tròn giấy vàng, giấy bạc óng ánh đẹp mắt, bóc ra thấy lớp áo cao su dai dẽo được dùng để chống bệnh sinh lý, người Anh Anh gọi là con đọm, bên kia được kê cái bàn nhỏ trên đặt giãy ly cốc đậy nắp ny lông đựng gần đầy nước đục lờ đờ, nước sâm nhị hồng. Hai đứa trẻ lên 5, 6 đang líu la líu lo sau bàn. Chúng đang bàn cãi về vai chính của phim chưởng vừa chiếu, đứa thì nói phun kiếm từ lỗ mũi ra dễ ợt, đứa thì nói quá khó. Mới ngần ấy tuồi đầu đã thành thạo phim kiếm hiệp, chi tiết này đủ chứng tỏ chúng là con nít bụi đời. Một tên ngó thấy chàng vội ngưng thảo luận, chõ miệng qua đống ly thủy tinh: - Nị uống nước sâm. Văn Bình mỉm cười, ném xuống bàn tờ giấy bạc và nói: - Cho các em. Sue có nhà không? Nghe chàng hỏi, hai đứa trẻ nhảy thót ra thềm. Lối nhảy củlúc hắn lúi húi Văn Bình lại tìm ra thêm một chi tiết thú vị khác: ngón tay hắn nuôi móng dài ngoằng, khá sạch sẽ, gọt rũa khá công phu, và tô vét ni trắng bóng. Điều này chứng tỏ hắn là khách quen thường trực của thẩm mỹ viện. Hạng đàn ông bết bát như Lim Koon chưa phải là đối thủ của chàng. Lim Koon xốc ngược cho xấp ảnh đựng trong phong bì rớt xuống mặt bàn, miệng gia giảm: - Bằng cớ đây, mời ông xem. Sợ ông nhìn không rõ tôi đã cho chụp gần trăm tấm và phóng đại những tấm trọng yếu. Chàng thấy trước mặt đủ cỡ hình, từ nhỏ như hình dán trên căn cước đến lớn gấp đôi gấp ba hình cát pốt tan, đen trắng có, mầu có, tuy nhiên cảnh trí trong hình không thay đồi, chung quy cũng chỉ một người đàn ông nằm sóng sựợt trên mặt đường. Chắc nạn nhân đã chết, mắt trợn trừng, miệng há hốc, tay chân dang ra như hình chữ thập. Hắn mặc đồ sẫm, cổ áo to bành và nhọn hoắc bỏ thỏng ra ngoài vét tông. Mặt hắn dài nhưng gẫy ở giữa do hai má hóp và mũi tẹt. Văn Bình không cần nghiên cứu lâu lắt nữa. Chàng quan sát một bức hình cũng đủ. Nạn nhân trong ảnh là một trong hai nhân viên Phản Gián rình rập trước cửa hàng kỷ vật của Cheng Ho trên đường Nam Kiều, và bị chàng đánh ngã. Chỉ có vậy thôi. Một tên bị té lăn cù. Tên còn lại vắt giò lên cồ, chạy tóe khói. Nhưng tại sao trên trán nạn nhân trong hình lại có một lỗ nhỏ. Vì là hình mầu nên chung quanh lỗ tròn có máu. Máu đỏ lòm. Nghĩa là nạn nhân bị bắn lủng trán. Ách giữa đàng bỗng quàng vào cồ, chàng biết ăn làm sao nói làm sao để gây niềm tin cho Lim Koon chàng không phải là hung thủ... Giọng nói của Lim Koon khản đặc: - Ông có thấy ngôi đền phía sau xác chết không? - Thấy. Nhưng ông hỏi như vậy với mục đích gì? - Hừ... ngôi đền này này là đền kỷ niệm trung tướng Lim Bo Seng, một vị anh hùng dân tộc. Tướng Lim bị người Nhật bắt giữ, tra tấn tàn bạo và hạ sát trong thế chiến thứ hai. ông đến viếng đền lần nào chưa? (3) Chắc có. - Tôi vốn kính trọng danh nhân, tướng Lim Bo Seng lại là danh nhân nước bạn đồng cảnh ngộ, nên tôi càng kính trọng hơn, tuy nhiên tôi nghĩ rằng tướng Sang không ăn nhập đến người trong hình. - Rất ăn nhập vì thuộc giòng họ Lim. Căn nhà của Cheng cách đền kỷ niệm một quãng đường ngắn, ông đã nhẫn tâm giết người. Giết xong chưa hả, ông còn nhẫn tâm chở xác chết vứt bỏ gần đền. Ông quá tay lắm. Tôi ở trong nghề đã lâu, chưa thấy ai tàn bạo bằng ông. - Tôi đã giết người đàn ông này? Lim Koon dằn từng tiếng: - Phải. Ông giết nó vì nó là nhân viên của tôi. Tôi sai hai anh em nó đến túc trực trước cửa nhà Cheng vì tôi sợ bọn Hsiang-pen Lih ám hại ông. Ai ngờ lòng tôi trong sáng như mặt nguyệt đêm rằm thì lòng ông lại tối thui, ông rắp tâm ăn mảnh một mình nên lừa nhân viên của tôi vào hẻm để hạ sát. May một đứa chạy thoát, ông đã ngông ngạo chở xác chết đến gần đền kỷ niệm của giòng họ Lim để trêu người tôi. Ông Văn Bình, ông đừng tưởng ông giỏi võ, ông làm gì cũng được... Dầu sao ông cũng là khách, tôi là chủ, bằng hành động man rợ này rõ ràng ông đã tuyên chiến với tôi, tuyên chiến với sở Phản Gián Tân Gia Ba. Văn Bình nhìn giữa mắt Lim Koon: - Ai bảo với ông tôi là thủ phạm? Lim Koon đập nắm tay xuống bàn: - Thằng anh của nó. Chúng nó là anh em ruột, ông giết thằng em. Thằng anh chạy thoát về báo cáo. - Người anh đâu? - Anh muốn đối chất hả? Tôi sẽ làm ông vừa ý. Nhưng hiện nay nó đang liệt giường. Cái chết tức tưởi của em nó đã làm nó như điên như dại. - Người anh thấy tôi hạ sát người em rồi chở đến đền kỷ niệm? - Không. Khi ấy nó đã chạy bán chết. Nó chỉ thấy ông quất em nó ngã. Nhân viên đến hẻm mang nạn nhân đi thì chẳng thấy đâu. Mãi đến rạng sáng mới tìm ra thi thể gần đền kỷ niệm. - Tôi lấy danh dự xác nhận là không giết nhân viên của ông. Đánh thì có. Thật ra, khi đánh họ tôi cũng không ngờ họ là nhân viên Phản Gián. Tôi có cảm tưởng là đối phương thâm hiểm chơi đòn ly gián giữa ông và tôi. Tôi bị buộc tội hạ sát nhân viên Phản Gián tất chính quyền địa phương sẽ tống tôi lên chuyến bay sớm nhất rời đảo, công việc quan trọng sẽ bị gián đoạn... - Người khác sẽ thay thế ông. Ông là người tài giỏi, song chúng tôi cũng không thiếu những người tài giỏi, sở dĩ chúng tôị chấp nhận sự hiện diện cua ông trên đảo là để biểu dương tinh thần hợp tác nghề nghiệp quốc tế. Chúng tôi rất hiếu khách nhưng cũng rất nghiệt ngã đối với khách xấu chơi. Vì vậy ông đừng vội nghĩ sau vụ ám sát nhơ nhớp này ông sẽ được thảnh thơi trèo lên phi cơ trở về Sàigòn. - Nghĩa là ông dọa bắt tôi? - Chúng tôi chỉ bắt gián điệp, về vấn đề tư pháp đã có cơ quan thuần túy tư pháp đảm trách. Tôi đã cho lập hồ sơ giao cho tòa án thụ lý. Tuy nhiên... - Mạn phép ngắt lời ông. Ông đang rơi vào cảm bẫy ly gián của đối phương. - Tôi lớn tuồi hơn ông và có nhiều kinh nghiệm trường đời hơn ông, ông miễn cho việc giảng luân lý. - Hỏi thật ông Lim Koon, ông tin tôi là hung thủ không? - Đó là nhiệm vụ của tòa án. - Ông đừng tìm cách né tránh. Sự tố cáo của ông chỉ đặt trên một mớ giả thuyết. Người anh của nạn nhân, chứng nhân độc nhất của vụ hạ sát, không thấy tôi giết em hắn. Không ai thấy tôi chở xác nạn nhân đến đền tướng Lim Bo Seng. Quan tòa sẽ không thể truy tố và kết tội tôi trên những phỏng đoán hồ đồ. Dầu sao nước ông cũng thừa hưởng truyền thống tư pháp độc lập của Anh Cát Lợi. ông muốn lam gì, xin cứ nói. Chúng ta sẽ điều đình với nhau. - Ông biện luận thật trôi chảy. Nhưng ông Văn Bình ơi, ông đùa bỡn đấy chứ, trước khi đưa ông ra tòa tôi đã biết quan tòa xét xử ra sao... tôi chẳng có gì phải điều đình với ông. Nào, yêu cầu ông giơ tay... - Giơ tay? Giơ tay để làm gì? - Để nhân viên của tôi lục soát. - Tìm võ khí? - Dĩ nhiên. Nạn nhân bị bắn hai phát, một phát vào hông, gãy xương sườn, phát thứ nhì lũng trán, gây tử thương tức thời. Chúng tôi cần kiểm soát xem loại đạn được dùng để giết nạn nhân có phải là loại đạn trong súng của ông không. Văn Bình nhìn hai bên. Bọn nhân viên Phản Gián gồm trên dưới nửa tá, tên nào tên nấy cao lớn, vạm vỡ, tay chân khuỳnh khuỳnh, nếu không là đai đen nhu đạo trung cấp thì cũng là võ sĩ siêu đẳng Thiếu Lâm quyền. Lim Koon tổng động viên sở Phản Gián, điều này chứng tỏ hắn đã biết thực lực của chàng, và hắn quyết tâm không cho chàng sống thoát. Chàng cười nhạt với Lim Koon: - Ông định lấy thịt đè người hả? Lim Koon đáp: - Nếu tôi đến đây một mình hoặc với vài cận vệ, ông đã ăn gỏi. Bắt buộc tôi phải lấy thịt đè người. Vì tôi không còn cách nào khác. Xin ông thông cảm. Hắn lừ mắt ra hiệu cho nhân viên. Một tên bước lại, đứng nghiêm trong tư thế đề phòng khôn ngoan, bàn tay vươn ra, vuốt dọc thân thể Văn Bình. Chắc hắn là chuyên viên lục soát bên bàn tay chỉ lướt nhẹ, thật nhẹ, và chỉ trong loáng mắt đã xong. Hắn quay lại trình: - Không có gì hết. Mặt Lim Koon đỏ tía: - Ông Văn Bình, súng của ông cất đâu? Tiếng của z.28 to hơn: - Nếu tôi quả là hung thủ, tôi chẳng dại gì mang súng trong mình. Vứt khẩu súng xuống cống trong khi Hoa kiều hoặc thuê đò máy ra khơi... thưa ông, đến thế kỷ thứ 25 ông cũng không có hy vọng tìm thấy võ khí giết người, sau đó, tôi sẽ kiếm một khẩu khác, trời ơi, mua súng ở Tân Gia Ba cũng dễ như mua vợ một đêm, mua đâu chẳng có. - Ông ghê gớm hết chỗ nói. Té ra ông đã thủ tiêu súng tang vật. - Trừ phi ông lười đọc hồ sơ về tôi. Hồ sơ này được gửi từ nhiều ngày trước đến văn phòng ông, hoặc ông đã đọc kỹ từng dấu chấm phết song vì lý do chỉ riêng ông biết, ông cố tình quên.... Thưa ông Lim Koon, hồ sơ z.28 được ghi rõ là z.28 ghét dùng súng kềnh càng, ngày xửa ngày xưa, khi mới vào nghề còn mang khẩu Luger hoặc Beretta nhưng từ hơn 10 năm nay, đã chuyển qua dùng hai bàn tay.... ông cố tình quên vì nếu ông không cố tình quên, ông phải biết tôi chỉ búng nhẹ là nhân viên của ông ngã rụp. Và tròng trường hợp ông chưa tin, tôi xin phép biểu diễn ngay tại đây với đám cận vệ của ông. Bọn cận vệ lực lưỡng dạt ra hai bên, vẻ mặt gườm gườm. Chàng nhận thấy chúng nể sợ chàng. Lim Koon dằn cả hai nắm tay xuống bàn làm đống hình bắn văng tung tóe: - Ông Văn Bình, yêu cầu ông thận trọng ngôn ngữ. Văn Bình ung dung đứng dậy: - Nếu đó là lời nói xúc phạm thì tôi thành thật tạ lỗi. Nhưng ngược lại ông cũng phải tạ lỗi tôi. Hơn ai hết, ông đã biết thủ phạm không phải tôi. Chẳng qua ông muốn nắm quyền điều khiển nội vụ. Tôi không quá cay nghiệt, quá ích kỷ như người ta đã báo cáo với ông. Tôi sẵn sàng đặt dưới sự chi phối của ông, ông nghĩ sao? Mắt Lim Koon hơi chớp. Hắn ngẫm nghĩ một lát rồi quay lại ra lệnh cho bọn cận vệ: - Các em ra ngoài đợi tôi. Trong phòng chỉ còn lại Lim Koon và Văn Bình. Thời gian đòn phép đã qua. Lim Koon đi đi lại lại tay chắp sau đít. Lát sau, hắn đứng lại: - Giữa ông và tôi không hề có sự ganh ghét chứ đừng nói là thù oán nữa. Nhưng tôi không thể cho phép ông hoạt động ở đây. Ông nên rời đảo thì hơn. - Tôi xin lĩnh ý. - Có chuyến bay Boeing 737 đi Vọng Các trong vòng một giờ. Văn phòng tôi sẽ lo liệu hết. Lim Koon ngưng nói vì cửa phòng được xô vàọ rồi một nhân viên ló đầu. Hắn trình Lim Koon một cái phong bì dán băng keo. Lim Koon xé thư, bên trong là tờ giấy nhỏ đánh máy. Lim đọc liếc qua rồi gương mặt sa sầm. Hắc chắc lưỡi: - Ông chưa đi được, ông phải ở lại. Văn Bình nhún vai: - Tôi rất muốn ở lại. Chẳng qua tôi bị ông trục xuất nên phải ra phi trường. - Ông phải ở lại để trả lời một số câu hỏi. Nhân viên của tôi vừa đến khám xét nhà Cheng Ho. - Đó là quyền của ông. - Ông không nên đánh trống lãng. Cheng Ho ở đâu? - Hắn không phải là điếu thuốc để tôi có thể giấu được trên vành tai. - Lúc ông đến, hắn đang đau nặng. Dường như hắn bị nhiễm độc. Sáng nay hắn đã biến mất. Tôi yêu cầu ông giải thích. Nếu ông giải thích thiếu suông sẻ tôi sẽ phải yêu cầu ông khai rõ từng giờ, từng phút hoạt động của ông từ tối qua, sau khi ông đến đảo cho đến 9 giờ sáng nay, khi ông trở về khách sạn. - Không khéo tôi bị gán tội hạ sát Cheng Ho cũng nên. - Hắn là thuộc viên của ông, ông không thể hạ sát hắn. - Cheng cũng là thuộc viên của ông. - Nói nhảm. - Ông Lim Koon ơi, tôi đã nhận được tiếng của ông trong điện thoại. Và có lẽ ông cũng nhận được tiếng tôi. Cheng Ho đã chết. Chết vì chất độc Disa. Trước khi tắt thở, hắn đã trò chuyện với tôi. Trò chuyện khá nhiều. Cheng đòi ông bao nhiêu? - Một triệu. - Tiền Mã? - Không, một triệu đô la Mỹ. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau về thể thức trao đổi. Nhưng vào giờ chót, hắn thay đồi ý kiến. Chắc hắn sợ ông, hắn sợ ông phăng ra sự liên hệ giữa hắn và tôi. - Hắn đòi một triệu mỹ kim về khoản bán họa đồ đảo Hồng cho ông? - Hừ... hừ... - Hồi nãy, ông sai bọn đàn em khám người tôi, chẳng phải để tìm võ khí. Mà là tìm họa đồ đảo Hồng. Nếu tìm thấy, ông sẽ tống tôi lên sân bay Payar Lebar bằng xe bít bùng có mô tô cảnh sát thét còi hộ tống. Vì không tìm thấy, ông đành dấu dịu, chuyển sang chiến thuật điều đình... Bản báo cáo ông vừa đọc cho biết nhân viên ông không tìm thấy gì trong nhà Cheng Ho, cho nên ông càng phải tận dụng chiến thuật điều đình... - Vâng... ông đã đọc thấu ruột gan tôi. - Tại sao một mảnh giấy nhỏ lại đắt tiền đến thế, thưa ông? - Rất dễ hiểu. Vì Hsiang quá tham lam, hắn đòi những 20 triệu mỹ kim. Nhờ họa đồ của Cheng Ho tôi có nhiều hy vọng khám phá ra nơi giấu các thùng thép đựng chất độc. Giữa 10 triệu và 1 triệu, dĩ nhiên 1 triệu rẽ hơn, vì vậy mảnh giấy nhỏ này đắt mà không đắt. - Cheng Ho lầm lẫn thì mất toi 1 triệu. - Hắn không thể lầm lẫn. Đối với hắn, Hsiang không phải là người lạ. Họ đã quen biết nhau từ nhiều năm nay, đúng hơn, vào thời kỳ Tân Gia Ba bị quân đội Nhật bao vây, tấn công và chiếm đóng. Do sự quen biết này Hsiang mới chọn Cheng làm gạch nối với các cơ quan điệp báo Tây phương. - Họ quen biết nhau như thế nào? - Tôi không rõ lắm. Hsiang-pen Lih không phải tên thật mà là tên giả. Có lẽ Hsiang tòng sự tại bệnh viện toàn khoa nơi bà vợ của Fat-yew làm y sĩ giải phẫu, ông nhớ Fat-yew chứ? - Nhớ. Fat-yew là cha đẻ chất độc Disa. Fat-yew và vợ và hai phái viên tình báo Anh Quốc MI-6 rời đảo trên tàu Li-wo, mới ra khỏi cảng thì bị chặn đánh, thủy thủ đoàn và hành khách đều chết chìm, gia đình Fat-yew cũng chết chìm, trừ 10 người sống sót. Dường như Hsiang-pen Lih là một trong số những nạn nhân sống sót. - Ông có hình của Hsiang không? - Không. Nếu có hình, công việc của tôi đã nhẹ được 2 phần 3. Người Anh để lại một thư khố khá đầy đủ, những kẻ phạm pháp hoặc tình nghi phạm pháp đều có hình chụp và hồ sơ cá nhân. Nhưng về Hsiang thì chẳng có gì. Thậm chí tôi còn mù tịt về tướng mạo của Hsiang nữa. - Cheng khôn
Đoàn Vũ Khỏa Thân
Hận Vàng Ấn Độ
http://eTruyen.com